Kế hoạch 05/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 05/KH-UBND 2023 giáo dục pháp luật người đang chấp hành hình phạt tù Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2027

Thực hiện Luật Ph biến, giáo dục pháp luật; nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trên, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ; đồng thời, thhiện tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật khi triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng trên.

2. Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành của Thành phố; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, các đơn vị được giao nhiệm vụ phát huy vai trò chủ động, tăng cường các mối quan hệ phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các cơ quan, đoàn thtrên địa bàn Thành phố; phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, chú trọng việc lồng ghép, kết hợp với các chương trình, đề án có liên quan để sử dụng nguồn lực tiết kiệm.

3. Các nội dung và giải pháp đề ra để triển khai thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi, đúng tiến độ, có trọng tâm, trọng điểm và có chiều sâu, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa bàn Thủ đô.

II. NỘI DUNG

1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các đơn vị trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch

a) Lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị s32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đưa nội dung tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch thành nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong chương trình công tác hàng năm.

b) Nhận thức đúng vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong tổ chức thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống nói chung và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong phòng ngừa tội phạm, tái phạm và các vi phạm pháp luật khác đối với các đối tượng của Kế hoạch nói riêng; quan tâm, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Kế hoạch.

c) Đ cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của chủ thể chủ trì thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Kế hoạch.

d) Tích cực huy động, khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hành nghề pháp luật, nhà trường, cộng đồng dân cư, tổ hòa giải cơ sở, trưởng thôn, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng và gia đình. Đặc biệt chú trọng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn, thành lập các quỹ hoàn lương trong phạm vi của Kế hoạch; các tổ chức hành nghề luật, luật sư, luật gia tham gia tư vấn pháp luật, phổ biến pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch.

2. Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng

Công an Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm điều tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý để xây dựng nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp và lựa chọn những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại, những trọng tâm, trọng điểm cn ưu tiên thực hiện đtạo bước đột phá.

Hình thức điều tra, khảo sát: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng, phát phiếu điều tra tại một số đơn vị; thông qua báo cáo của các cơ quan, đơn vị...

3. Tăng cường phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng của Kế hoạch; gn việc thực hiện Kế hoạch với các hoạt động, chương trình, kế hoạch có liên quan về phổ biến, giáo dục pháp luật để đảm bảo sự thống nhất, tiết kiệm về nguồn lực thực hiện và đạt hiệu quả cao

a) Công an Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan phân công, thống nhất nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện, xác định lực lượng trung tâm thực hiện Kế hoạch và các lực lượng phối hợp, cơ chế phối hợp để huy động sự vào cuộc của cả hệ thng chính trị và tránh trùng lặp, bảo đảm các mối quan hệ phối hợp được duy trì và đi vào nề nếp. Trong đó, xác định vai trò nòng cốt và chủ trì, điều hành của Công an Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và sự tham gia của các cơ quan phối hợp như: Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức đoàn thể (Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Hà Nội, Hội Nông dân Thành phố...), cơ quan hành nghề pháp luật, thòa giải cơ sở...

b) Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với theo dõi, quản lý đối tượng, hạn chế tình trạng một số đối tượng đi khỏi nơi cư trú; đồng thời giáo dục, cảm hóa, btrí việc làm giúp đối tượng tránh mặc cảm và tự tin trong tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện tt công tác phòng ngừa để đạt mục tiêu về hạn chế tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

c) Các sở, ban, ngành, đoàn th, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lồng ghép các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch với các chương trình, kế hoạch có liên quan mà sở, ban, ngành, đoàn thể đang thực hiện như: Tăng cường công tác phbiến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên, nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường... để tránh chồng chéo và đảm bảo thống nhất, tiết kiệm nguồn lực thực hiện và đạt hiệu quả cao.

4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nhóm đối tượng nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch

Về nội dung: Lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, gắn với nhu cầu tìm hiu pháp luật, quyn và nghĩa vụ thiết thực của đối tượng, tránh chung chung, dàn trải, nhằm thu hút sự quan tâm của đối tượng để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, đặc biệt phải bám sát nội dung các quy định của pháp luật để tuyên truyền đúng định hướng.

Về hình thức: Tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm đặc thù của đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất, tranh thủ sự tham gia của những người từng vi phạm đã cải tạo, học tập tốt tạo ra dư luận tốt để giáo dục, thuyết phục đối tượng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng đối với nhng nhóm đối tượng phù hợp.

Cụ thể với từng nhóm đối tượng như sau:

a) Nội dung, hình thức phbiến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù (phạm nhân), người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc:

- Về nội dung:

Trong thời gian phạm nhân chp hành án phạt tù tại các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ tổ chức giáo dục pháp luật cho các đối tượng này theo các chương trình riêng biệt với những nội dung phù hợp, gồm: chương trình dành cho số phạm nhân mới đến chấp hành án phạt tù, chương trình cho sphạm nhân đang chấp hành án phạt tù và chương trình cho số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.

Đối với học sinh trong trường giáo dưỡng, trại viên trong các cơ sở giáo dục bt buộc, tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền công dân, nhng hành vi bị nghiêm cấm, hậu quả khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (đặc biệt là tội phạm), kỹ năng sống và bảo vệ bản thân trước nhng tệ nạn xã hội, các chuẩn mực đạo đức xã hội và ý chí phấn đấu vươn lên... Đối với học sinh trong trường giáo dưng, do đặc thù lứa tuổi thanh thiếu niên nên tập trung phổ biến, giáo dục những nội dung dễ hiểu và mang tính định hướng bằng những phương pháp trực quan sinh động để học sinh dễ tiếp thu, giúp hình thành thói quen tuân thủ pháp luật và góp phần định hình nhân cách.

- Những hình thức đặc thù, phù hợp với đối tượng cần chú trọng triển khai thực hiện, gồm:

+ Tổ chức thành các lớp học tập trung tại hội trường và cho viết thu hoạch để đối tượng hiu sâu sắc hơn về nội dung pháp luật được truyền đạt.

+ Cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật: Cung cấp sách, báo, tài liệu pháp luật tại thư viện, ghi âm, ghi hình các chương trình phổ biến pháp luật, bài giảng, xây dựng các tiểu phẩm, phóng sự để phát trên hệ thống truyền thanh, truyền hình nội bộ đến từng buồng giam, phòng ở. Đối với phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và trại viên, học sinh sp chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có thể tổ chức cấp phát sách sổ tay, cm nang pháp luật, trong đó có các nội dung quy định về xóa án tích, cấp lại căn cước công dân, đăng ký hộ khẩu, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, vay vốn...

+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, sinh hoạt tổ, đội. Có thể tổ chức sân khấu hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua việc dàn dựng các tiu phm sân khu, kịch nói...

+ Giáo dục pháp luật cá biệt, tư vấn pháp luật riêng cho từng đối tượng: Cần có kế hoạch cụ thể gặp griêng những phạm nhân, học sinh, trại viên thường xuyên vi phạm nội quy, xếp loại cải tạo kém nhằm răn đe, uốn nn đồng thời giải thích, động viên, khích lệ tinh thần nếu họ có thái độ tự ti, mặc cảm, thiếu hòa nhập trong sinh hoạt; trao đi, tìm hiu, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mc hoặc gợi mở, giúp họ tìm ra biện pháp đúng đắn đgiải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.

+ Các hình thức khác như: Niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin của phân trại quản lý phạm nhân và bung giam, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cđộng; tổ chức cho phạm nhân, học sinh, trại viên thi tìm hiểu pháp luật.

b) Nội dung, hình thức ph biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn, tạm đình chỉ chp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.

- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù tập trung vào: Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đối tượng; pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.

Đối với người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào: Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng đặc biệt là những quy định về xóa án tích, cấp lại căn cước công dân, đăng ký hộ khu, vay vốn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm; quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù được quy định trong Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chuẩn mực đạo đức xã hội trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, gia đình, xã hội, sự tự tin và các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết trong thời gian tái hòa nhập cộng đồng, các quy định về xử lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhưng vi phạm.

- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, cần chú trọng thực hiện đối với nhóm đối tượng này gồm:

+ Ph biến, giáo dục pháp luật trực tiếp thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề do chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức để phổ biến, giới thiệu những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc các quy định có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các đối tượng, các quy định về việc làm... đáp ng nhu cầu tìm hiu pháp luật của họ.

+ Sinh hoạt câu lạc bộ với sự định hướng của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm.

+ Giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt được áp dụng với những đối tượng có nhận thức lệch lạc, quá tự ti, mặc cảm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.

+ Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh ở địa phương để nhanh chóng phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến đông đảo các đối tượng, đồng thời còn nâng cao hiu biết, nhận thức của toàn thcộng đồng về việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.

c) Nội dung, hình thức ph biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bt buộc.

- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung vào: Tác hại và các biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy; chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người sau cai nghiện; những tấm gương cai nghiện thành công, vượt khó ổn định cuộc sng...

- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp gồm:

+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, th thao, giao lưu, trao đi kinh nghiệm...

+ Giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt cho từng đối tượng giúp họ giải tỏa tâm lý, có động lực để cai nghiện thành công.

+ Các hình thức khác như: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức thành các lớp học tập trung; xây dựng và khai thác thư viện, tủ sách pháp luật; niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin cơ sở cai nghiện bt buộc, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

d, Nội dung, hình thức ph biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nội dung ph biến, giáo dục pháp luật đi với nhóm đối tượng này tập trung vào: Các quyền và nghĩa vụ của thanh thiếu niên; tác hại và hậu quả của việc vi phạm pháp luật; kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, không bị lôi kéo tham gia thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; ý thc tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân, đạo đức, văn hóa, lối sống, lý tưởng cho thanh thiếu niên...

- Hình thc ph biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng này cn gắn với đặc điểm lứa tui đáp dụng phù hợp, gm:

+ Lng ghép vào các chương trình dạy văn hóa, dạy nghề, hoạt động văn nghệ, th thao đcác em dễ tiếp thu những quy định pháp luật cn thiết.

+ Tổ chức các bui nói chuyện đ ph biến các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Trẻ em; tư vấn kỹ năng, nếp sống văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội.

+ Gặp g, giáo dục đi với nhng trường hợp cá biệt có tâm lý, thái độ và hoàn cảnh đặc biệt để nm bt tư tưởng, kịp thời động viên, un nn giúp các em học tập, chấp hành tốt.

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật s đ nâng cao kiến thức pháp luật cho chủ thể, đối tượng của Kế hoạch (đặc biệt là nhóm đối tượng được quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trn, thanh thiếu niên lang thang, cơ nh) và nhân dân thông qua hình thức hỏi đáp, tư vn pháp luật với chuyên gia, xây dựng và phát hành phim, phóng sự, tiu phẩm có lồng ghép nội dung cần tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiu pháp luật trực tuyến, gương người tt, việc tốt..., được cập nhật, phổ biến trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử, cng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là các đài phát thanh, truyền hình, các báo, tạp chí chuyên ngành.

6. Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm; hướng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ s

Lựa chọn một số cơ sở giam giữ, trường giáo dưng, cơ sở giáo dục bt buộc, cơ sở cai nghiện bt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội, một số xã, phường, thị trn có những khó khăn, bất cập về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch để xây dựng mô hình điểm. Tổ chức đánh giá hiệu quả của các mô hình và triển khai, nhân rộng nhng mô hình mang lại hiệu quthiết thực.

7. Đảm bảo các nguồn lc đáp ứng yêu cu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Nâng cao cht lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác ph biến, giáo dục pháp luật của Kế hoạch.

Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đủ về slượng, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiu pháp luật, knăng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ph biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân trực tiếp được giao quản lý, giáo dục, giúp đcác đối tượng đthực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phbiến, giáo dục pháp luật được phân công. Tổ chức tập hun, bi dưng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, các kiến thức chuyên ngành tâm lý, giáo dục, sư phạm, dạy nghề cho chủ thcủa Kế hoạch, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đcác đối tượng, đáp ứng yêu cầu công tác ph biến, giáo dục pháp luật.

b) Rà soát, chuẩn hóa tài liệu ph biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch.

- Rà soát chương trình dạy và học pháp luật trong các cơ sở giam giữ, trường giáo dưng, cơ sở giáo dục bt buộc... đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đi mới phương pháp giảng dạy pháp luật theo hướng thiết thực, sinh động, phát huy vai trò chủ động và khơi dậy nhu cầu tìm hiu pháp luật của người học.

- Tổ chức biên soạn tài liệu cho chủ ththực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hình thức các tài liệu gồm: Sách hỏi - đáp, cm nang, những điều cần biết, báo pháp luật, tờ rơi, tờ gấp pháp luật, chú trọng biên soạn, đa dạng hóa tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng dưới nhiều hình thức như: video, tiểu phẩm, bài giảng trực tuyến, ấn phẩm tuyên truyền về từng lĩnh vực pháp luật có liên quan đến từng nhóm đối tượng.

Nội dung của các tài liệu dành cho đối tượng của Kế hoạch cn được biên soạn ngn gọn, dhiểu, theo đặc điểm đặc thù, phù hợp với nhu cầu tìm hiu pháp luật của từng nhóm đối tượng cụ thể ở từng địa bàn khác nhau.

c) Đáp ng các nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật cht, kinh phí đtăng cường công tác ph biến, giáo dục pháp luật của Kế hoạch.

8. Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch

Định kỳ tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch bằng các hình thức phù hợp; xác định, lựa chọn vn đ, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cn ưu tiên thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, tn tại đtạo bước đột phá; đánh giá tác động của Kế hoạch đến chất lượng ci tạo, chp hành, học tập và tái hòa nhập cộng đồng của các đối tượng thuộc Kế hoạch từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Có chế độ khen thưởng, kịp thời động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiu thành tích trong thực hiện Kế hoạch.

III. KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị từ nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách, nguồn vn hp pháp khác theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công an Thành phố

- Là cơ quan chtrì triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ sơ kết, tổng kết, có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập th, cá nhân có thành tích xuất sc trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Xây dựng Quy chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn Thành phố để huy động sức mạnh tng hp của hệ thống chính trị trong ph biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu ph biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Kế hoạch.

- Tổ chức các hình thức ph biến, giáo dục pháp luật đa dạng cho các đối tượng của Kế hoạch.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch.

- Biên tập, biên soạn, in, cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Kế hoạch và tài liệu để phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là người đang chp hành hình phạt tù tại các Trại tạm giam.

- Lựa chọn một số cơ sở giam giđể xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Kế hoạch.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bi dưng, tập hun cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật và cán bộ đang công tác tại các Trại tạm giam, Nhà tạm gicủa Công an Thành phố.

- Chỉ đạo Công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng giam gitại các Nhà tạm giữ.

2. Sở Tư pháp

- Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phối hợp với Công an Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn Thành phố; lồng ghép triển khai Kế hoạch với các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật khác có liên quan.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng các hình thức phù hợp.

- Phối hợp với Báo Kinh tế và Đô thị (n phẩm Pháp luật & Xã hội) tuyên truyền về người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, tấm gương phấn đấu vươn lên của những thanh thiếu niên đã vi phạm pháp luật.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

- Phối hợp với Công an Thành phố, Sở Tư pháp, các ban ngành, đoàn thể tổ chức xác định, lựa chọn địa bàn trọng điểm hoặc Cơ sở cai nghiện ma túy để xây dựng mô hình điểm về phổ biến giáo dục pháp luật.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Kế hoạch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi quản lý ngành mình.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, ph biến pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức tại trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng Kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thực hiện các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, thi tìm hiểu pháp luật, phát video, xây dựng Tủ sách pháp luật... cho người bị áp dụng các biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhđã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện Kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, các Trung tâm dịch việc làm ưu tiên trong tổ chức dạy nghề, tuyển dụng lao động và tư vấn hỗ trợ tạo việc làm trong và ngoài nước đối với các đối tượng của Kế hoạch.

- Đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội tham gia triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi tổ chức mình và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi Kế hoạch, đồng thời giám sát việc triển khai thực hiện của các cơ quan tổ chức thực hiện Kế hoạch.

5. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kim sát nhân dân Thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp lồng ghép nội dung ph biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch thông qua hoạt động chuyên môn.

6. Sở Tài chính trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.

7. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Công an Thành phố, các cơ quan báo chí và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, kết quả triển khai, thực hiện Kế hoạch này.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong Đề án Ph biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

9. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã

- Căn cứ nội dung của Kế hoạch và điều kiện thực tế tại quận, huyện, thị xã ban hành Kế hoạch thực hiện trong giai đoạn và hàng năm; tổ chức sơ kết, tng kết việc thực hiện Kế hoạch.

- Lựa chọn xã, phường, thị trấn để xây dựng mô hình điểm về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng của Kế hoạch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; quản chế; người bị phạt tù được hưởng án treo; người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người được đặc xá; người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.

- Tổ chức bi dưỡng, tập hun kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, ph biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ các đối tượng của Kế hoạch.

- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp nhà nước hiện hành.

- Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp nhận, giúp đỡ việc làm cho các đối tượng thuộc phạm vi của Kế hoạch, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả.

10. Đề nghị Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật Thành phố có kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành tích cực tổ chức tư vấn, phổ biến pháp luật cho các đối tượng của Kế hoạch theo quy định.

Trên cơ sở nội dung Kế hoạch, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Giao Công an Thành phố chủ trì theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp, báo cáo theo quy định./.


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCTTT UBND TP Lê Hồng Sơn;
-
Ủy ban MTTQ TP;
- Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố;
- Đoàn TNCSHCM Thành phố;
- Các Sở, ngành: Tư pháp, GD&ĐT, LĐTB&XH, Tài chính, TTTT, Công an TP, Tòa án TP, VKS TP;
- Đoàn Luật sư Thành phố;
- Hội luật gia Thành phố;
- VPUBTP; Các phòng: NC, KGVX,

- Lưu: VT, CAHN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hng Sơn

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu05/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/01/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục, Trách nhiệm hình sự
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 05/KH-UBND 2023 giáo dục pháp luật người đang chấp hành hình phạt tù Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 05/KH-UBND 2023 giáo dục pháp luật người đang chấp hành hình phạt tù Hà Nội
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu05/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýLê Hồng Sơn
                Ngày ban hành05/01/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục, Trách nhiệm hình sự
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 05/KH-UBND 2023 giáo dục pháp luật người đang chấp hành hình phạt tù Hà Nội

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 05/KH-UBND 2023 giáo dục pháp luật người đang chấp hành hình phạt tù Hà Nội

                            • 05/01/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực