Văn bản khác 05/KHLT-SLĐTBXH

Kế hoạch 05/KHLT-SLĐTBXH thực hiện chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng đối với người có công với cách mạng theo Thông tư 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 05/KHLT-SLĐTBXH thực hiện chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp


UBND TỈNH THÁI BÌNH
LIÊN TỊCH: SỞ LAO ĐỘNG – TBXH, SỞ TÀI CHÍNH, SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/KHLT-SLĐTBXH

Thái Bình, ngày 07 tháng 03 năm 2007

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CẤP TIỀN MUA PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG THEO THÔNG TƯ 17/2006/TTLT NGÀY 21/11/2006 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ TÀI CHÍNH, BỘ Y TẾ

Thực hiện Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT ngày 21/11/2006 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, liên tịch Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Y tế thống nhất hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và thực hiện chế độ phục hồi chức năng đối với người có công với cách mạng như sau:

Phần I

CHẾ ĐỘ CẤP TIỀN MUA PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP VÀ DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP TIỀN MUA PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP VÀ DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH:

1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.

2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945.

3. Thân nhân của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

5. Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến.

6. Thương binh.

7. Bệnh binh.

8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

9. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được Nhà nước tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến.

10. Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”.

11. Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

II. CHẾ ĐỘ CẤP TIỀN MUA PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH:

1. Đối với các đối tượng nêu tại mục I (trong đó có Thương binh, Bệnh binh)

a) Chế độ đối với người bị cụt chân, cụt tay:

- Người bị cụt một chân: Được cấp tiền để mua chân giả sử dụng trong 3 năm. Mỗi năm được cấp thêm 170.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.

- Người bị cụt tay: Được cấp tiền để mua tay giả sử dụng trong 3 năm. Mỗi năm được cấp thêm 60.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.

- Người bị mất cả bàn chân hoặc nửa bàn chân không có khả năng lắp chân giả hoặc bị ngắn chân, bàn chân bị lệch vẹo: Được cấp tiền để mua một đôi giầy chỉnh hình hoặc một đôi dép chỉnh hình sử dụng trong một năm.

b) Chế độ đối với người bị liệt:

- Người bị liệt nửa người, liệt 2 chi dưới, liệt hoàn toàn, người bị cụt 2 chân không còn khả năng tự di chuyển: Được cấp tiền để mua xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế sử dụng trong 4 năm; ngoài ra còn được cấp thêm 300.000đ/năm để bảo trì phương tiện.

Riêng thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn: Được cấp thêm 1.000.000 đồng/năm để mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt.

- Người bị liệt chân nhưng vẫn còn khả năng tự di chuyển: Được cấp tiền mua nẹp atten để sử dụng trong 2 năm, mỗi năm được cấp tiền mua 01 đôi giầy chỉnh hình hoặc 01 đôi dép chỉnh hình và cấp thêm 60.000 đồng/năm để mua các vật phẩm phụ.

c) Người bị cứng khớp gối: Mỗi năm được cấp 60.000 đồng để mua nạng và vật phẩm phụ.

2. Riêng đối với Thương binh, bệnh binh:

a) Thương binh, bệnh binh bị điếc do thương tật, bệnh tật (căn cứ Biên bản giám định y khoa và chỉ định của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên): Mỗi năm được cấp 200.000 đồng để mua máy trợ thính.

b) Thương binh bị gãy răng, hỏng hàm do thương tật (căn cứ Biên bản giám định y khoa và chỉ định của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên): Được cấp tiền 5 năm một lần để làm răng giả, hàm giả với mức 1.000.000 đồng/1 răng.

c) Thương binh, bệnh binh bị hỏng mất do thương tật, bệnh tật (căn cứ Biên bản giám định y khoa và chỉ định của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên): Được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán tiền lắp mắt giả theo chứng từ thực tế của cơ sở y tế nơi điều trị. Ngoài ra còn được cấp 100.000 đồng/năm để mua kính râm, gậy dò đường.

d) Thương binh, bệnh binh bị thể tâm thần kích động: Được cấp thêm một khoản tiền là 1.000.000 đồng/năm để mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt (không trùng cấp khoản tiền này nếu đồng thời là thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người, liệt hoàn toàn).

III. CHẾ ĐỘ THANH TOÁN TIỀN LƯU TRÚ, TIỀN TÀU XE KHI ĐI LÀM DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH:

Người có công với cách mạng quy định tại mục 1 khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày chỉnh hình, dép chỉnh hình và Thương binh, bệnh binh khi đi làm răng giả, mắt giả (gọi tắt là dụng cụ chỉnh hình) được hỗ trợ kinh phí mỗi niên hạn 2 lần (lần đi đo và lần đến nhận), cụ thể như sau:

1. Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như: xe ô tô khách, tàu hỏa, tàu thủy từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình.

Cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình ở Thái Bình là:

+ Trung tâm chỉnh hình và Phục hồi chức năng (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) cung cấp các dụng cụ chỉnh hình sau: chân giả, tay giả, giày (dép) chỉnh hình, xe lăn, xe lắc, nẹp átten, nạng.

+ Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng (Sở Y tế).

+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Răng giả, hàm giả, mắt giả, máy trợ thính.

2. Hỗ trợ tiền lưu trú mức 30.000đ/ngày (tối đa không quá 05 ngày cho một lần kể cả thời gian đi và về) khi đi làm dụng cụ chỉnh hình.

Việc thanh toán tiền tàu, xe, hỗ trợ lưu trú được thực hiện đồng thời trong một lần thanh toán (phải có vé tàu, xe, xác nhận của cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình).

IV. THỦ TỤC, QUY TRÌNH, TRÁCH NHIỆM CẤP GIẤY CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH (sau đây gọi tắt là Giấy chỉ định).

1. Người có công với cách mạng thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình làm đơn đề nghị (theo mẫu) được UBND cấp xã (nếu đối tượng ở gia đình) hoặc Giám đốc đơn vị nuôi dưỡng (nếu đối tượng ở cơ sở nuôi dưỡng tập trung) xác nhận và đề nghị.

2. UBND cấp xã hoặc đơn vị nuôi dưỡng tập hợp đơn đề nghị (kèm theo bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng nhận người có công như Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh…) kiểm tra và lập danh sách (theo mẫu) chuyển về Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố. Riêng các đơn vị nuôi dưỡng tập trung thì chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố tập hợp danh sách của các xã và lập danh sách của toàn huyện, thành phố để chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy giới thiệu cho từng người (chuyển cho Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố và đơn vị để chuyển về UBND cấp xã giao cho đối tượng) đến khám tại Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh để xác định các loại dụng cụ chỉnh hình được hỗ trợ.

5. Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh cấp Giấy chỉ định sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (theo mẫu). Mỗi đối tượng được cấp 02 giấy chỉ định.

V. THỦ TỤC, QUY TRÌNH, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CẤP SỔ THEO DÕI TRỢ CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ SỔ THEO DÕI).

1. Người có công với cách mạng thuộc diện được chỉ định sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình làm Tờ khai (theo mẫu số 03-CSSK) kèm theo Giấy chỉ định của Hội đồng Giám định Y khoa.

Tờ khai phải có xác nhận của UBND xã hoặc Giám đốc đơn vị nuôi dưỡng.

2. UBND xã hoặc Giám đốc đơn vị nuôi dưỡng tập hợp Tờ khai (kèm 01 Giấy chỉ định) của các đối tượng và lập danh sách (theo mẫu) chuyển về Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố. Riêng các đơn vị nuôi dưỡng thì chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố và đơn vị nuôi dưỡng:

- Kiểm tra đối chiếu với danh sách chi trả trợ cấp và lập danh sách người có công với cách mạng được trợ cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 04-CSSK) kèm theo Tờ khai và Giấy chỉ định gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Giao Sổ theo dõi do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển về cho người được hưởng chế độ.

- Lập Sổ quản lý người có công với cách mạng được trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 05-CSSK) (sau đây gọi tắt là Sổ quản lý).

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Kiểm tra đối chiếu hồ sơ đối tượng đang quản lý và danh sách (kèm theo Tờ khai, Giấy chỉ định) của huyện, thành phố và đơn vị nuôi dưỡng chuyển đến để xét duyệt danh sách.

- Ra Quyết định trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 06a, 06b – CSSK), cấp Sổ theo dõi (theo mẫu 07-CSSK) gửi về Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội và đơn vị nuôi dưỡng.

- Mở Sổ quản lý (mẫu số 05-CSSK).

Riêng đối với thương binh, bệnh binh đã được hưởng chế độ trang cấp theo Thông tư 07/1999/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị nuôi dưỡng rà soát để xác định đúng niên hạn các đối tượng này được trợ cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình, từ đó cấp Sổ theo dõi được chính xác.

VI. QUY TRÌNH, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, CẤP PHÁT KINH PHÍ:

1. Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố và các đơn vị nuôi dưỡng (thuộc Sở) hàng năm lập danh sách (mẫu số 04-CSSK) cùng với dự toán kinh phí ưu đãi người có công gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập bảng tổng hợp dự toán (mẫu số 07-CSSK) cùng với dự toán kinh phí ưu đãi người có công, thực hiện cấp phát, quản lý, thanh quyết toán theo quy định tại Thông tư số 84/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 23/9/2005 của liên Bộ Tài chính – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Các khoản chi phục vụ cho việc cấp sổ và đổi sổ theo dõi, cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình do Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố và đơn vị nuôi dưỡng chi theo quy định hiện hành.

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình do Ngân sách Trung ương đảm bảo từ nguồn kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công.

Việc cấp phát trợ cấp mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và tiền mua vật phẩm phụ cho cả niên hạn sử dụng được thực hiện cùng một lần.

Riêng việc thanh toán tiền tàu xe và hỗ trợ lưu trú (nếu có) cho đối tượng khi đi làm chân, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày chỉnh hình, dép chỉnh hình, răng giả, mắt giả (gọi tắt là dụng cụ chỉnh hình), các Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố và các đơn vị nuôi dưỡng chỉ thanh toán khi có vé tàu xe và xác nhận của cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình và theo đúng niên hạn của từng loại dụng cụ chỉnh hình.

4. Mức trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình theo phụ lục đính kèm Thông tư 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế.

Trong quá trình thực hiện, nếu có biến động giá cả thì mức trợ cấp này sẽ được điều chỉnh phù hợp thực tế theo văn bản của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

VII. TỔ CHỨC SỰ KIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức hội nghị triển khai đến các Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố, các đơn vị nuôi dưỡng người có công và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Tổ chức xét duyệt và cấp sổ theo dõi.

2. Sở Y tế:

- Chỉ đạo và hướng dẫn Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh khám và cấp Giấy chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình.

- Chỉ đạo cơ sở cung cấp dịch vụ dụng cụ chỉnh hình cho những người đã có Giấy chỉ định sử dụng và có nhu cầu được cấp dụng cụ chỉnh hình theo Giấy giới thiệu của Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố (hoặc đơn vị nuôi dưỡng).

3. Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo về kinh phí để thực hiện trợ cấp cho đối tượng.

4. Thời gian thực hiện:

a) Quý I/2007:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội in xong Sổ theo dõi và phối hợp các ngành liên quan, các Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố và đơn vị nuôi dưỡng người có công cấp xong Sổ theo dõi cho những đối tượng đã được trang cấp dụng cụ chỉnh hình theo Thông tư 07/1999/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Các Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố và đơn vị nuôi dưỡng người có công lập xong danh sách những người có công mới đề nghị hưởng chế độ trang cấp dụng cụ chỉnh hình chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để Sở giới thiệu đến Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh khám cấp Giấy chỉ định.

b) Quý II/2007:

+ Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tiền trợ cấp cho những người có công đã được cấp Sổ theo dõi.

+ Ngành Y tế khám và cấp xong Giấy chỉ định cho những người có công được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu khám chỉ định.

c) Quý III/2007:

+ Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xong Sổ theo dõi cho những người có công mới được cấp Giấy chỉ định quý II/2007.

+ Cơ sở y tế cung cấp dụng cụ chỉnh hình cho những người có công có nhu cầu được cung cấp.

d) Quý IV/2007:

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tiền trợ cấp cho người có công còn lại đã được cấp Sổ theo dõi song chưa được hỗ trợ kinh phí và thanh toán tiền tàu, xe, lưu trú (nếu có) cho những người phải chi phí khi đến cơ sở y tế để đo, nhận dụng cụ chỉnh hình.

Phần II

CHẾ ĐỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG:

1. Thương binh

2. Bệnh binh

3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

II. CHẾ ĐỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG:

Người có công với cách mạng nêu tại mục I trên đây khi đi đến điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của các cơ sở y tế được:

1. Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước đối với phương tiện thông thường như: xe khách, tàu hỏa, tàu thủy từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật. Ở Thái Bình là các cơ sở sau:

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Sở Y tế).

- Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng (Sở Y tế).

2. Hỗ trợ tiền ăn mức 30.000đ/ngày trong thời gian điều trị, tập luyện tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng.

Việc thanh toán tiền tàu xe, hỗ trợ tiền ăn chỉ được thực hiện nếu có đủ vé tàu xe, giấy ra viện và xác nhận của cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng vào Sổ theo dõi.

III. THỦ TỤC, QUY TRÌNH, TRÁCH NHIỆM CẤP SỔ THEO DÕI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG:

1. Người có công với cách mạng thuộc diện đối tượng được phục hồi chức năng khi đi điều trị có nhu cầu phải phục hồi chức năng theo chỉ định của Bác sỹ điều trị (từ Bệnh viện cấp tỉnh trở lên) thì thân nhân phải làm đơn đề nghị Bệnh viện cấp Giấy chỉ định điều trị phục hồi chức năng có chữ ký của lãnh đạo Bệnh viện (không ký thừa lệnh).

Thân nhân đối tượng làm Tờ khai (theo mẫu) kèm Giấy chỉ định phục hồi chức năng (của Bệnh viện cấp). Tờ khai phải được UBND xã xác nhận, sau đó chuyển Tờ khai và Giấy chỉ định đến Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố.

2. Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố đối chiếu danh sách chi trả với hồ sơ đề nghị; lập Danh sách người có công đề nghị cấp Sổ theo dõi phục hồi chức năng chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Lập Sổ quản lý đối tượng phục hồi chức năng của huyện sau khi đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội duyệt cấp Sổ theo dõi phục hồi chức năng cho đối tượng.

- Thực hiện thanh toán tiền tàu, xe (nếu có) và hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng phục hồi chức năng sau khi đợt điều trị phục hồi chức năng kết thúc và đối tượng có đủ vé tàu, xe (nếu có) giấy ra viện và xác nhận của Bệnh viện đã được điều trị phục hồi chức năng cho đối tượng.

- Hàng năm lập dự toán kinh phí phục hồi chức năng cùng với dự toán kinh phí ưu đãi người có công gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đối tượng đang quản lý để xét duyệt và quyết định cấp Sổ theo dõi, sau đó chuyển Sổ theo dõi về Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội để giao cho đối tượng.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập Sổ quản lý đối tượng phục hồi chức năng để theo dõi.

- Hàng năm lập bảng tổng hợp dự toán kinh phí phục hồi chức năng và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

Quá trình thực hiện kế hoạch này, nếu các huyện, thành phố, các đơn vị nuôi dưỡng người có công, các cơ sở y tế thực hiện khám và điều trị cho những người có công thuộc đối tượng cấp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Y tế để phối hợp giải quyết./.

 

SỞ TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC





Đoàn Hồng Kỳ

SỞ Y TẾ
KT. GIÁM ĐỐC SỞ
PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ




Nguyễn Trọng Bình

SỞ LAO ĐỘNG – TBXH
K/T.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Đỗ Trọng Khoa

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động – TBXH;
- Bộ Tài chính, Bộ Y tế (để b/cáo)
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh (để b/cáo)
- Ban Tuyên giáo TU, Đài PT-TH, Báo TB (để Phối hợp)
- Sở Lao động – TBXH, Sở Tài chính, Sở Y tế;
- UBND huyện, thành phố
- Phòng Nội vụ LĐ - TBXH huyện, thành phố;
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh,
- Bệnh viện ĐD PHCN (Sở Y tế)
- Trung tâm CH-PHCN (Sở Lao động – TBXH)
- Lưu: VT, P.TBLSNCC (Sở Lao động – TBXH)

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/KHLT-SLĐTBXH

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu05/KHLT-SLĐTBXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/03/2007
Ngày hiệu lực07/03/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/KHLT-SLĐTBXH

Lược đồ Kế hoạch 05/KHLT-SLĐTBXH thực hiện chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 05/KHLT-SLĐTBXH thực hiện chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu05/KHLT-SLĐTBXH
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thái Bình, ***
                Người kýĐoàn Hồng Kỳ, Đỗ Trọng Khoa, Nguyễn Trọng Bình
                Ngày ban hành07/03/2007
                Ngày hiệu lực07/03/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 05/KHLT-SLĐTBXH thực hiện chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 05/KHLT-SLĐTBXH thực hiện chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp

                      • 07/03/2007

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 07/03/2007

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực