Nội dung toàn văn Kế hoạch 07/KH-UBND 2021 Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững tỉnh Đồng Tháp 2021 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 11 tháng 01 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình với các nội dung cụ thể sau:
I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai có hiệu quả Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó, đã hỗ trợ xây dựng 15 mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (điện mặt trời áp mái, trạm bơm điện an toàn và hiệu quả) và hỗ trợ 11 cơ sở áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn….
Kết quả, cơ bản đã giảm khoảng 5,2% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu năng lượng của Tỉnh; giúp các cơ sở sản xuất nâng cao được ý thức sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất. Đồng thời, dự báo tiềm năng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn có thể tiếp tục giảm từ 8% đến 13% trong thời gian tới.
Ngoài ra, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015, tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành khảo sát và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về năng lượng cho 05 ngành sản xuất trên địa bàn. Kết quả cho thấy, tiềm năng tiết kiệm nguyên nhiên liệu của các ngành sản xuất trên địa bàn Tỉnh còn rất lớn, cụ thể như sau:
- Ngành chế biến thủy sản: tiềm năng tiết kiệm từ 8 đến 14%.
- Ngành chế biến thức ăn thủy sản: tiềm năng tiết kiệm từ 6 đến 12%.
- Ngành chế biến lương thực: tiềm năng tiết kiệm từ 10 đến 15%.
- Ngành sản xuất nước đá: tiềm năng tiết kiệm từ 15 đến 30%.
- Ngành sản xuất gạch: tiềm năng tiết kiệm khoảng trên 40%.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 và Lễ phát động Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 tổ chức vào tháng 11/2020 tại Đà Nẵng (kết quả thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 7/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ), đến nay, cả nước đã có 68,5% doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn, tăng 20,5% so với năm 2010; 46,9% cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, tăng 35,9% so với năm 2010, 12% trong số đó đã đạt mức tiết kiệm 8% trở lên trong giảm năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, đã có 21% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về hoạt động sản xuất sạch hơn….
II. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Phát triển kinh tế hiệu quả; bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và tái cơ cấu nền kinh tế;
- Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững được triển khai đồng bộ, tập trung vào các hành động có tính đột phá;
- Đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ; chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì, tái sử dụng và tái chế trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm;
- Coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm được sản xuất trong nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025
- Triển khai, hướng dẫn các quy định, chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; về mua sắm công xanh;
- Hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các chính sách thúc đẩy sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần;
- Giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, chế biến trên địa bàn Tỉnh.
- Hàng năm hỗ trợ xây dựng từ 02 - 03 mô hình về áp dụng sản xuất sạch hơn, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững để phổ biến và nhân rộng trên địa bàn Tỉnh;
- Xây dựng ít nhất 03 chuỗi liên kết cho ngành hàng chủ lực; thúc đẩy chuỗi cung ứng theo theo hướng phát triển bền vững.
- 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Ít nhất 85% các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy.
- Giảm thiểu ít nhất 60% túi nhựa khó phân hủy được sử dụng đối với các chợ đạt chuẩn văn minh và 40% đối với các chợ nông thôn mới.
- 100% các huyện, thành phố hàng năm có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững.
- 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế sản phẩm bao bì khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
b) Đến năm 2030
- Giảm 7-10% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, chế biến trên địa bàn Tỉnh;
- 100% các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Tỉnh sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy.
- Giảm thiểu ít nhất 90% túi nhựa khó phân hủy được sử dụng đối với các chợ đạt chuẩn văn minh và 80% đối với các chợ nông thôn mới.
- Phổ biến các mô hình về áp dụng sản xuất sạch, kinh tế tuần hoàn và sản xuất và tiêu dùng bền vững.
2. Nội dung thực hiện: Chi tiết theo Phụ lục đính kèm.
3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn huy động xã hội hóa hợp pháp khác.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao hàng năm, chủ động lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Công Thương làm đầu mối tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cho ý kiến để bố trí vào dự toán hàng năm.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Sở Công Thương:
Làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan:
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này;
- Tổng hợp đề xuất thực hiện nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cho ý kiến để bố trí vào dự toán hàng năm.
- Tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân liên quan về các vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh cho ý kiến đối với các phản ánh, kiến nghị vượt thẩm quyền.
- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh và Bộ Công Thương về kết quả, tình hình triển khai thực hiện định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu.
4.2. Sở Tài chính
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định kinh phí, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện theo quy định và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.
- Không bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị mua sắm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
4.3. Các sở, ban, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép các nhiệm vụ thực hiện vào đề án, chương trình, kế hoạch hàng năm hoặc 5 năm của đơn vị, địa phương;
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Phụ lục của Kế hoạch.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.
- Chủ động triển khai các chính sách, tuyên truyền, hướng dẫn về sản xuất và tiêu dùng bền vững của Bộ, ngành Trung ương.
- Định kỳ hàng năm (trước ngày 10/12) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh, Bộ Công Thương hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, đề nghị kịp thời thông tin về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
STT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
I | Triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn về sản xuất và tiêu dùng bền vững | ||||
1.1 | - Tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các chính sách, kiến thức; các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị liên quan. - Giới thiệu và nhân rộng các mô hình thực hành tiêu dùng và sản xuất bền vững trong cộng đồng. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|
1.2 | - Tuyên truyền việc sử dụng các sản phẩm khác thay thế các sản phẩm nhựa và túi ni lông. - Phổ biến và nhân rộng các mô hình, các biện pháp thu gom, giảm thiểu, tái sử dụng chất thải có hiệu quả. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|
1.3 | Phổ biến, tuyên truyền, định hướng về phát triển loại hình du lịch sinh thái theo hướng bền vững. | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|
1.4 | Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trong tỉnh và hệ thống truyền thanh cơ sở thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|
1.5 | Phổ biến các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững để các tổ chức, cá nhân biết áp dụng. | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|
1.6 | Hướng dẫn, triển khai chính sách, quy định ưu đãi về mua sắm công xanh. | Sở Tài Chính | Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và UBND cấp huyện | 2021 - 2030 | Khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính |
1.7 | - Nghiên cứu lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào chương trình đào tạo, giảng dạy tại các trường, trung tâm đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. - Tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong cơ sở giáo dục, đào tạo sử dụng các bao bì thân thiện môi trường thay thế dần túi ni lông, các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần. | Sở Giáo dục và đào tạo | Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và UBND cấp huyện | 2021 - 2030 |
|
1.8 | Tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong cơ sở y tế và các nhà thuốc đóng trên địa bàn Tỉnh sử dụng các bao bì thân thiện môi trường thay thế túi ni lông, các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần. | Sở Y tế | Các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội | 2021 - 2030 |
|
1.9 | Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tại các chợ và người tiêu dùng trên địa bàn. | UBND cấp huyện | Các sở, ban, ngành và UBND cấp xã | 2021 - 2030 |
|
II | Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, xây dựng mạng lưới liên kết sản xuất, hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm | ||||
2.1 | - Hỗ trợ nhân rộng các mô hình, giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn, các mô hình sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và các mô hình tái chế chất thải. - Đánh giá hiện trạng phát triển, năng lực cung ứng và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường; đề xuất danh mục các sản phẩm thân thiện với môi trường được ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2025 |
|
2.2 | Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nuôi trồng bền vững thân thiện với môi trường. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2025 |
|
2.3 | Nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp thực hiện nhằm khuyến khích hình thành các mạng lưới liên kết sản xuất, hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2025 |
|
2.4 | - Phổ biến, triển khai xây dựng các mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm. - Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiêu liệu, nguyên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|
2.5 | Xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái. | Ban Quản lý Khu kinh tế | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021-2030 | Khi có hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan |
2.6 | Xây dựng mô hình cụm công nghiệp sinh thái bền vững. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021-2030 | |
2.7 | Xây dựng mô hình làng nghề sinh thái bền vững. | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021-2030 | |
2.8 | Xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững gắn với giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống, thân thiện môi trường. | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|
III | Xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững, giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung cấp sản phẩm thân thiện môi trường | ||||
3.1 | Khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải thân thiện môi trường, ít phát thải khí nhà kính; sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động hậu cần, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ. | Sở Giao thông vận tải | Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|
3.2 | Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành. - Triển khai áp dụng các giải pháp thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn Tỉnh. - Khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống sử dụng các bao bì thân thiện môi trường, thay thế dần túi ni lông, các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần. - Phát triển mô hình chuỗi liên kết các ngành hàng chủ lực theo hướng bền vững. | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2030 |
|