Kế hoạch 108/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 108/KH-UBND 2023 ứng phó sự cố tràn dầu Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Yên Bái, ngày 26 tháng 4 năm 2023

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TỈNH YÊN BÁI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đảm bảo sẵn sàng và ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường sinh thái, các ngành kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách, lực lượng cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết, bảo đảm cho hoạt động ứng phó các sự cố xảy ra.

- Phân định trách nhiệm, xây dựng lực lượng chuyên trách làm nòng cốt trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh, cung cấp thông tin cần thiết để các cá nhân, tổ chức và đơn vị liên quan có thông tin, hướng dẫn đảm bảo công tác ứng phó nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn diễn tập nâng cao năng lực cho các cấp và các lực lượng, sẵn sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Thiết lập được quy trình phản ứng kịp thời, cơ chế phối hợp kịp thời, hiệu quả khi có sự cố xảy ra.

2. Yêu cầu

- Xây dựng Kế hoạch theo khung hướng dẫn của Phụ lục I Quyết định 12/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 03 năm 2021 ban hành về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

- Bảo đảm sẵn sàng ứng phó hiệu quả tại các khu vực dự kiến có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra trên đất liền, trên sông và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp với thực tế và đặc thù của địa phương.

- Phân công nhiệm vụ phù hợp với chức năng của từng cơ quan, đơn vị trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

- Bảo đảm thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó, công tác hậu cần, y tế... cho các lực lượng tham gia ứng phó.

- Tuyên truyền và triển khai thực hiện đồng bộ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chú trọng lấy công tác phòng ngừa là chính, ứng phó nhanh, kịp thời sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm địa lý, địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn

1.1. Đặc điểm địa lý, địa hình, địa chất

1.1.1. Địa lý

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Bộ có diện tích tự nhiên là 688.745ha, có tọa độ địa lý: 21°41'35'' vĩ độ Bắc và 104°52'22'' kinh độ Đông; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã); 173 đơn vị hành chính cấp xã (150 xã và 23 phường, thị trấn), dân số 842.700 người (thống kê năm 2021), mật độ dân số 122 người/km2. Vị trí địa lý của tỉnh:

- Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai và Lai Châu.

- Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

1.1.2. Địa hình

Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc-Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn-Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

1.1.3. Địa chất thủy văn

Qua khảo sát sơ bộ cho thấy trữ nước dưới đất ở địa bàn Yên Bái khá phong phú, kết quả điều tra khảo sát ban đầu toàn tỉnh có trữ lượng khai thác nước cấp công nghiệp từ 71.000 - 87.600 m3/ngày đêm. Độ khoáng hóa của nước ở cả 3 mức độ siêu nhạt (0,1 g/Iít), nhạt (0,1 - 1g/lít) và lợ( 1 - 3 g/l). Đây là nguồn nước có thể dùng bổ sung cho nơi thiếu các nguồn nước mặt, tuy nhiên hiện còn gặp khó khăn về giải pháp và kinh phí đầu tư khi khai thác nguồn nước này.

1.1.4. Điều kiện thổ nhưỡng

Nhóm đất phù sa: Chiếm 1,33% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở khu vực sông, ngòi, suối lớn. Loại đất này thích hợp cho sự phát triển của các cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm.

Nhóm đất Glây: Chiếm 0,61% diện tích toàn tỉnh, phân bố trên các địa hình trũng thấp, thung lũng thích hợp với việc trồng lúa nước.

Nhóm đất đen: Chiếm 0,13% diện tích toàn tỉnh, phân bố trên các thung lũng và ven chân núi đá vôi, thích hợp với trồng các loại cây màu và cây công nghiệp hàng năm.

Nhóm đất xám: Chiếm 82,37% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở độ cao dưới 1.800 m, tập trung nhiều nhất ở Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Ở độ dốc dưới 25° rất thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, nơi có độ dốc trên 25° thích hợp với việc trồng rừng nguyên liệu.

Nhóm đất mùn Alít: Chiếm 8% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở vùng cao trên 1.800 m thuộc các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, thích hợp cho việc trồng rừng.

Nhóm đất tầng mỏng: Chiếm 0,2% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở vùng đá lộ đầu thuộc các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, chỉ thích hợp với một số cây chống xói mòn như muồng, keo.

Các loại đất khác như sông, suối, núi đá chiếm 5,54% diện tích toàn tỉnh. Loại đất này ít khai thác vào phát triển kinh tế, chủ yếu là phải bảo vệ để đảm bảo môi trường sinh thái.

1.2. Đặc điểm khí hậu

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa (Nóng ẩm) từ tháng 4 tới tháng 10: Nhiệt độ trung bình: 25°C, tháng nóng nhất là tháng 7 có ngày nhiệt độ lên tới 37°C - 38°C. Lượng mưa mùa này chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, số ngày mưa nhiều, cường độ lớn, đặc biệt trong các tháng 6, 7, 8 thường có mưa lớn kèm theo gió xoáy, mưa đá, gây lũ quét, ngập lụt ở các triền sông, suối, làm hư hỏng các công trình thủy lợi, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống.

- Mùa khô (Lạnh) từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau: Nhiệt độ trung bình: 18°C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất 1°C. Lượng mưa mùa này quá ít không đủ cung cấp nước cho sản xuất, đời sống nên hay xảy ra hạn hán, có năm vụ Đông Xuân có tới hàng nghìn ha bị thiếu nước. Bên cạnh đó tình trạng sương muối, sương mù, ít ánh sáng mặt trời cũng gây ảnh hưởng lớn đến thâm canh tăng năng suất của cây trồng, đặc biệt là ở 2 huyện vùng cao: Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

Lượng mưa ở Yên Bái tương đối lớn, bình quân nhiều năm biến đổi từ 1.500 mm đến 2.200 mm, tùy theo từng vùng khác nhau. Những tâm mưa có lượng mưa lớn hơn 2.000 mm nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sông Chảy và khu vực phía Đông Nam lưu vực sông Thao. Khu vực có lượng mưa nhỏ là vùng nằm khuất gió như vùng trung lưu ngòi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng mưa hàng năm trung bình dưới 1.600 mm; khu vực dọc theo thung lũng dòng chính sông Thao từ ngòi Hút trở lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600 mm. Mưa cũng phân bố theo mùa, mùa mưa trên các lưu vực sông của Yên Bái thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 80-85% lượng mưa của cả năm. Đặc biệt 3 tháng có cường độ mưa cũng như lượng mưa lớn nhất là các tháng 6,7,8 chiếm từ 45-55% lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa lũ, với những trận mưa kéo dài và cường độ mưa lớn kèm theo gió xoáy và đôi khi có cả mưa đá, gây lũ lụt, úng ngập, nhiều khi gây lũ cuốn, lũ ống phá hại mùa màng, tính mạng, tài sản của nhân dân ở các vùng ven sông suối. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), lượng mưa chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm. Các tháng 12,1,2 là những tháng khô hạn nhất, các loại cây trồng thường thiếu nước trong thời gian này.

Độ ẩm: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm bình quân toàn tỉnh tương đối cao, do điều kiện địa hình phức tạp, đặc trưng khí hậu được chia làm nhiều vùng khác nhau vì vậy độ ẩm cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Qua số liệu thực đo ở một số trạm điển hình cho thấy độ ẩm lớn nhất là 94% vào tháng 3 ở vùng Yên Bái, độ ẩm nhỏ nhất là 79% vào tháng 7 ở vùng Thác Bà, độ ẩm bình quân toàn tỉnh 86 - 88%.

Chế độ gió, bão: Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình của tỉnh có nhiều ảnh hưởng đến chế độ gió trong tỉnh Yên Bái. Về mùa đông gió mùa Đông Bắc thổi theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam gặp các núi thuộc vòng cung Lô - Gâm bị chuyển hướng về đồng bằng rồi thổi ngược trở lại Yên Bái theo các thung lũng sông Thao và sông Chảy nên tốc độ gió bị giảm và bứt lạnh. Về mùa hè gió Đông Nam nóng ẩm thổi theo hướng Đông Nam - Tây Bắc dọc theo các thung lũng sông Thao và sông Chảy lên phía Bắc tỉnh gặp những dãy núi cao chắn lại gây mưa lớn ở những vùng trước núi. Đối với vùng phía tây dãy Hoàng Liên Sơn có gió Tây Nam (gió lào) khô và nóng thổi tới làm cho khí hậu vùng này có sự khác biệt với vùng phía Đông. Điều đáng lưu ý là gió trong địa bàn tỉnh Yên Bái thịnh hành hướng gió Đông nam - Tây Bắc với tốc độ trung bình là 3,6 m/s và lớn nhất là 6 m/s. Những thung lũng thường hay xuất hiện gió xoáy là Văn Chấn và Lục Yên. Các cơn bão từ Biển Đông rất ít ảnh hưởng tới Yên Bái.

1.3. Đặc điểm thủy văn

Hệ thống sông ở Yên Bái: Gồm 2 sông lớn

- Sông Thao là dòng chảy chính của sông Hồng, bắt nguồn từ Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam/Trung Quốc vào Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sông Thao chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái với chiều dài 100 km, bắt đầu từ Văn Yên đến Trấn Yên, diện tích lưu vực là 2.700 km2, có 48 ngòi và các phụ lưu trong đó có 4 phụ lưu lớn là: Ngòi Thia, ngòi hút, ngòi Lao và ngòi Lâu. Sông Thao chảy qua Yên Bái đến ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thì hợp lưu với sông Lô.

- Sông Chảy bắt nguồn từ Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang, cao 2.419 m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài 95 km, bắt đầu từ xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên đến xã Hán Đà, huyện Yên Bình rồi nhập vào sông Lô. Các chi lưu chính nằm ở phía tả ngạn như: Ngòi Biệc, ngòi Đại Cại. Diện tích lưu vực là 2.200 km2, uốn khúc quanh co, lòng sông hẹp, sâu, chảy xiết Phụ lưu của sông Chảy có 32 con suối, vùng hạ lưu là hồ Thủy điện Thác Bà.

- Hệ thống ao, hồ lớn chủ yếu tập trung ở các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên; các đầm lớn phân bố ở các xã Giới Phiên, Hợp Minh (TP Yên Bái), Minh Quân (huyện Trấn Yên). Bên cạnh đó còn có các hồ nhân tạo hình thành thủy điện Thác Bà do ngăn dòng sông Chảy lại, hồ có diện tích 23.400 ha, chiều dài 80 km, chỗ rộng nhất 15 km, độ sâu 15-34 m, tổng lượng nước trong hồ lên tới 2,9 tỷ m3.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng trăm suối nhỏ khác hình thành tại đây một hệ sinh thái lòng hồ vô cùng đa dạng; đặc điểm hệ thống sông và suối của tỉnh Yên Bái là chảy quanh co, chia cắt theo địa hình, có chiều dài nhưng chiều rộng rất nhỏ, độ dốc lớn, mùa khô thường ít nước, hoặc không có nước, do đó giao thông đường thủy không phát triển. Nhưng khi mùa mưa đến nước dâng cao và nhanh, tạo thành các dòng nước lớn, gây ra lũ lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đá, đây là những nguyên nhân gây mất an toàn cho các kho, trạm và cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, gây ra sự cố tràn dầu.

1.4. Hệ thống đường giao thông

- Yên Bái có mạng lưới giao thông đường bộ với tổng chiều dài trên 8.914 km được hình thành và phân bổ tương đối hợp lý so với địa hình, gồm có 01 tuyến đường cao tốc, 05 tuyến Quốc lộ, 11 tuyến đường tỉnh lộ và các tuyến đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn, bản:

+ Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai kết nối liên vùng đi qua 05 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai) với tổng chiều dài 264km; trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 80,5km.

+ Quốc lộ 37, dài 470 km là tuyến đường nối 8 tỉnh: Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, đoạn qua tỉnh Yên Bái có chiều dài 94,1km.

+ Quốc lộ 70: Dài 185 km là tuyến đường giao thông đường bộ cấp quốc gia nối các tỉnh Tây Bắc là: Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai; đoạn qua tỉnh Yên Bái có chiều dài 85km.

+ Quốc lộ 32: Dài khoảng 384 km là tuyến đường nối 7 tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái và Lai Châu; đoạn qua tỉnh Yên Bái có chiều dài 175km.

+ Quốc lộ 32 C: Dài 97 km, đi từ điểm giao với quốc lộ 2, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái chiều dài 17,5km.

+ Tuyến Quốc lộ 2D: Điểm đầu giao với QL.2, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; điểm cuối giao với QL.2, thuộc địa phận xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 27,61km.

Ngoài ra còn có 11 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 434,4km và trên 8.000 km đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn, bản tạo thành hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã.

- Yên Bái có 02 tuyến đường thủy: Tuyến sông Hồng dài 115 km (trong đó có 10 km đoạn Văn Phú - Yên Bái do Trung ương quản lý, còn lại 105 km chưa được khai thông luồng lạch và xây dựng bến cảng, kho, bãi); tuyến hồ Thác Bà dài 83 km, hiện đã có hệ thống biển báo hiệu đường thủy trên một số tuyến chính, các phương tiện đi lại dễ dàng, quanh năm và các bến tàu khách bảo đảm vận chuyển hành khách đi lại và tham quan du lịch.

- Yên Bái có 01 tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 88,2 km.

Trong những năm qua các tuyến đường trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa và mở rộng. Nhưng do điều kiện địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, tầm nhìn bị hạn chế nên các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người và phương tiện, đặc biệt phương tiện vận chuyển, kinh doanh xăng dầu. Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

2. Hoạt động tàng trữ, vận chuyển, chế biến và kinh doanh xăng dầu

- Trên địa bàn tỉnh không có hoạt động khai thác dầu khí, nhà máy, kho chứa xăng, dầu, đường ống dẫn dầu.

- Các hoạt động kinh doanh xăng dầu chủ yếu do các phương tiện tham gia vận chuyển xăng dầu bằng đường bộ từ kho, cảng xăng dầu ở các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang.... về cửa hàng để phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh và phục vụ dân sinh.

- Theo kết quả điều tra khảo sát đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, hiện có 122 cửa hàng; 13 công ty, đơn vị kinh doanh, vận chuyển xăng dầu; 02 kho xăng dầu (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh 01 kho với trữ lượng 50 m3; 01 kho thuộc Quân khu 2 với trữ lượng 975m3). Các cửa hàng, công ty, đơn vị kinh doanh, vận chuyển xăng, dầu và các kho trạm xăng, dầu đều có nguy cơ gây sự cố tràn dầu (Chi tiết tại phụ lục 02, 03 kèm theo).

3. Thực trạng lực lượng, phương tiện ứng phó tràn dầu

3.1. Lực lượng, phương tiện chuyên trách

Tỉnh Yên Bái không có lực lượng chuyên trách, để chủ động trong công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả khi sự cố tràn dầu xảy ra. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu, như: Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS), phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội; các Đội Ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh như: Công ty xăng dầu Yên Bái, Công ty TNHH xăng dầu Đắc Thiên... hoặc báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ để xử lý tình huống vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

(Phụ lục 01 kèm theo)

3.2. Lực lượng, phương tiện kiêm nhiệm

3.2.1. Lực lượng

- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

- Công an tỉnh;

- Sở Y tế;

- Sở Giao thông vận tải;

- Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT);

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT);

- Sở Công Thương;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Sở Tài chính;

- 09 Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

3.2.2. Phương tiện, trang thiết bị

- Khi sự cố tràn dầu xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các trang, thiết bị, phương tiện, vật tư ứng phó sự cố của các đơn vị, như: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh....để tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.

- Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh còn có thể huy động các trang, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu của các đơn vị hợp đồng với tỉnh, lực lượng chuyên trách ở các tỉnh lân cận vả các kho xăng dầu, cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

(Phụ lục 02, 03 kèm theo)

3.3. Lực lượng, phương tiện tăng cường, phối hợp

3.3.1. Lực lượng, phương tiện phối hợp (trên huy động): Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc.

(Phụ lục 04 kèm theo)

3.3.2. Lực lượng, phương tiện tăng cường: Các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh (Quân khu 2 là lực lượng nòng cốt).

(Phụ lục 05 kèm theo)

* Kết luận: Trên cơ sở lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ của tỉnh; lực lượng, phương tiện hợp đồng của tỉnh; lực lượng, phương tiện tăng cường, phối hợp của cấp trên. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái có khả năng ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu có quy mô cấp trung bình.

4. Dự kiến các khu vực có nguy cơ cao

4.1. Trên đất liền

- Cửa hàng xăng dầu Petrolimex Cửa hàng 12, Công ty xăng dầu Yên Bái, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 100 m3.

- Cửa hàng xăng dầu Petrolimex Cửa hàng 32, Công ty xăng dầu Yên Bái, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 100 m3.

- Cửa hàng xăng dầu số 7, Trung tâm xăng dầu Chiến Thắng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 200 m3.

- Cửa hàng xăng dầu Cương Anh, Chi nhánh Công ty TNHH TMTH Cương Anh, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 100 m3.

- Cửa hàng xăng dầu số 52, Công ty xăng dầu Phú Thọ, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 100 m3.

4.2. Trên sông

- Phương tiện hoạt động trên tuyến Hồng (sông Thao) dài 115 km.

- Phương tiện hoạt động trên tuyến hồ Thác Bà dài 83 km.

III. TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

1. Tư tưởng chỉ đạo: Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

2. Nguyên tắc ứng phó

- Tiếp nhận thông tin nhanh, đánh giá đúng tình hình, kết luận cụ thể, rõ ràng, xác định phương án ứng phó kịp thời, vận dụng tốt phương châm “4 tại chỗ”.

- Thiết lập Sở Chỉ huy tại hiện trường để điều hành toàn bộ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả.

- Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời (ưu tiên cứu người, ngăn chặn nguồn tràn dầu, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường).

- Đảm bảo an toàn cho người và trang bị, phương tiện ứng phó, khắc phục hậu quả.

- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia ứng phó.

3. Biện pháp ứng phó

Khi nhận được thông tin về sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ; lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu sự cố tràn dầu xảy ra với số lượng dầu tràn ra lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ); các lực lượng tham gia ứng phó được tổ chức thành các bộ phận sau:

3.1. Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn, dập cháy

Ngay sau khi nhận được thông báo về sự cố tràn dầu xảy ra. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh lệnh cho chủ cơ sở, sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ nhanh chóng ngăn chặn nguồn dầu tràn (đóng van, khắc phục các vết dò, thủng của bể, téc, các phương tiện chứa dầu) và dập cháy (nếu có).

3.2. Khoanh vùng khu vực dầu tràn

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ của tỉnh; lực lượng hợp đồng của tỉnh sử dụng phương tiện (máy xúc, máy ủi...), vật tư kết hợp với nhân lực đắp bờ đất, đào rãnh khoanh vùng, bể chứa... triển khai phao quây chặn dầu, tấm thấm dầu... để ngăn chặn không cho dầu tràn ra môi trường; phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo, cảnh báo, sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.

3.3. Thu hồi dầu tràn

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ, lực lượng hợp đồng của tỉnh, sử dụng thiết bị bơm hút dầu, phao quây dầu, gối thấm dầu, tầm thấm dầu....để thu hồi dầu. Căn cứ tình hình thực tế có thể sử dụng chất phân hủy sinh học để xử lý lượng dầu tràn; thu gom rác nhiễm dầu đưa vào các vật chứa chuyên dụng, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định (Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử lý theo quy định).

3.4. Tổ chức khắc phục hậu quả và môi trường

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ cơ sở và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định biện pháp và tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn, sức khỏe, đời sống an sinh cho nhân dân, an toàn vệ sinh cho cộng đồng và môi trường khu vực sự cố.

4. Tổ chức sử dụng lực lượng

4.1. Ứng phó trên đất liền

Khi nhận được thông tin về sự cố tràn dầu xảy ra trên đất liền. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ của tỉnh, gồm: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; các sở, ban ngành của tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh cơ động đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó (nếu sự cố tràn dầu xảy ra với số lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó), lực lượng tham gia ứng phó được tổ chức thành các bộ phận sau:

- Bộ phận thông báo, báo động: Khi phát hiện sự cố tràn dầu xảy ra, cơ sở xảy ra sự cố tràn dầu có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên của mình và các cơ quan chức năng của tỉnh. Các cơ quan tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu gồm:

+ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

+ Công an tỉnh.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Sở Công Thương.

+ Sở Giao thông vận tải.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

+ Kênh thông tin Đài phát thanh và Truyền hình.

Trong đó Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh là cơ quan chủ trì về tiếp nhận thông tin, các cơ quan tiếp nhận thông tin khác, khi nhận được thông tin về sự cố tràn dầu phải báo về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án tổ chức ứng phó có hiệu quả.

- Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra sự cố tràn dầu quyết liệt ngăn chặn dầu tràn, đồng thời chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố, không cho người dân và các phương tiện ra vào khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận tuyên truyền: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo cơ sở có sự cố tràn dầu phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng và nhân dân trong khu vực xảy ra sự cố, ổn định tinh thần, có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc phục sự cố, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn về người, phương tiện trong khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận sơ tán phương tiện và nhân dân: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân, nơi xảy ra sự cố nhanh chóng sơ tán nhân dân và phương tiện ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.

- Lực lượng tăng cường: Khi sự cố tràn dầu xảy ra với số lượng dầu tràn lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện của trên, lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội và lực lượng, phương tiện của các tỉnh lân cận cùng tham gia ứng phó.

- Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu

Nhận được thông tin về sự cố tràn dầu. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông báo cho các đơn vị thuộc quyền, nhanh chóng đóng các công trình thủy lợi của các khu vực bị ảnh hưởng, thông báo cho các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (trên sông, trong các ao, hồ) trong khu vực bị ảnh hưởng, để có biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng phương tiện tại chỗ của tỉnh; lực lượng hợp đồng của tỉnh sử dụng phương tiện (máy xúc, máy ủi....), vật tư kết hợp với nhân lực, triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa... để ngăn chặn, khống chế, không để dầu lan rộng ra môi trường; sử dụng phao quây chặn dầu, thiết bị bơm hút dầu, tấm thấm dầu... để khoanh vùng nguồn dầu tràn, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường; sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu..., để thu hồi dầu hoặc chuyển hướng di chuyển của dầu về bể chứa, rãnh ngăn...

- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ của tỉnh; lực lượng hợp đồng của tỉnh, phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, vận động học sinh, sinh viên tình nguyện và nhân dân trong khu vực, cùng các phương tiện chuyên dụng, tiến hành thu gom dầu ô nhiễm, rác thải nhiễm dầu, đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý theo quy định (Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết rác thải nhiễm dầu để xử lý theo quy định).

- Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ cơ sở gây ra sự cố và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó và nhân dân trong khu vực xảy ra sự cố; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình trong quá trình ứng phó.

- Lực lượng khắc phục hậu quả: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; các cơ quan chức năng, chủ cơ sở gây ra sự cố phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị có năng lực về xử lý rác nhiễm dầu, để xử lý theo quy định, bảo đảm sức khỏe, đời sống, an toàn vệ sinh cho cộng đồng và môi trường.

- Công tác bảo đảm an ninh: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan, đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội khu vực xảy ra sự cố.

- Công tác phòng cháy, chữa cháy: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa cháy.

- Công tác y tế: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh viện trên địa bàn, lực lượng quân y của các đơn vị tham gia ứng phó, thiết lập Bệnh viện dã chiến tại nơi xảy ra sự cố (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, vật tư, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

- Vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, chủ cơ sở gây ra sự cố và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân, học sinh, sinh viên tình nguyện, tổ chức vệ sinh và xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định, bảo đảm sức khỏe, an toàn vệ sinh cho người dân và môi trường khu vực xảy ra sự cố.

4.2. Ứng phó trên sông

Khi phát hiện vệt dầu trôi dạt trên sông, hồ hoặc sự cố đâm va tàu, thuyền, phương tiện tai nạn trên sông, hồ gây ra sự cố tràn dầu thuộc địa bàn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các lực lượng, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh để tham gia ứng phó, đồng thời đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; các lực lượng tham gia ứng phó tổ chức thành các bộ phận sau:

- Bộ phận thông báo, báo động: Khi phát hiện có dấu hiệu của sự cố tràn dầu hoặc sự cố tràn dầu xảy ra, cơ sở có sự cố tràn dầu có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên của mình và các cơ quan chức năng của tỉnh. Cơ quan tiếp nhận thông tin, gồm:

+ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

+ Công an tỉnh.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Sở Công Thương.

+ Sở Giao thông vận tải.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Kênh thông tin Đài phát thanh và truyền hình.

+ Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

- Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, quyết liệt ngăn chặn dầu tràn, đồng thời chỉ đạo lực lượng, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh tỉnh tổ chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố, không cho người dân, các phương tiện ra vào khu vực sự cố và thiết lập hành lang bảo đảm an ninh, an toàn giao thông đường thủy khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận tuyên truyền: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra sự cố tràn dầu phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức tuyên truyền cho chủ tàu, thuyền và người dân trong khu vực xảy ra sự cố, ổn định tinh thần, có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc phục sự cố, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn về người, phương tiện trong khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận sơ tán tàu thuyền và người dân: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các tàu, thuyền hoạt động xung quanh khu vực sự cố, nhanh chóng sơ tán tàu, thuyền và người dân ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận tăng cường: Khi sự cố tràn dầu xảy ra với khối lượng dầu tràn ra lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện của trên; lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội và các tỉnh lân cận cùng tham gia ứng phó.

- Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu

Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành trưng dụng các phương tiện, trang thiết bị của các lực lượng, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; lực lượng hợp đồng của tỉnh; lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc (do trên huy động); cơ động đến hiện trường tham gia ứng phó (trong khoảng thời gian Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc, các lực lượng hợp đồng của tỉnh cơ động đến hiện trường, khoảng 06 - 08 giờ). Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức lực lượng, phương tiện ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các lực lượng tham gia ứng phó nhanh chóng sử dụng phao quây chặn dầu, thiết bị bơm hút dầu, gối hút dầu, tấm thấm dầu để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn, thu hồi dầu tràn, không để lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời xác định và dự đoán hướng dầu tràn, có phương án di chuyển vệt dầu tràn vào vùng có độ nhạy cảm thấp, hạn chế dầu vào khu vực cần ưu tiên bảo vệ như vùng nuôi trồng thủy sản (trên sông hoặc trong các ao, hồ lân cận), vùng sinh thái tự nhiên, rừng phòng hộ... để giảm thiệt hại về nông nghiệp, hộ sinh thái và môi trường.

- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ của tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh, phối hợp với Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc, kết hợp với các tàu thuyền hoạt động trong khu vực, cùng các phương tiện chuyên dụng, tiến hành thu gom dầu ô nhiễm, rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử lý theo quy định).

- Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ cơ sở gây ra sự cố và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình.

- Lực lượng khắc phục hậu quả môi trường: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ cơ sở gây ra sự cố và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị có năng lực về xử lý rác nhiễm dầu, xử lý theo quy định, bảo đảm sức khỏe, đời sống an toàn, vệ sinh cho cộng đồng và môi trường.

- Công tác bảo đảm an ninh: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các cơ quan, đơn vị liên quan, đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội và thiết lập hành lang bảo đảm an toàn giao thông trên sông.

- Công tác phòng cháy chữa cháy: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa cháy.

- Công tác y tế: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh viện trên địa bàn của tỉnh, lực lượng y tế của các đơn vị tham gia ứng phó, cử y, bác sỹ, nhân viên y tế cùng trang thiết bị, vật tư, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị cho người dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

- Vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh, chủ cơ sở gây ra sự cố, chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân, nhân dân trong khu vực tổ chức vệ sinh và xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Trên đất liền

1.1. Tình huống: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa lớn kéo dài gây ngập lụt và sạt lở đất đá ở nhiều nơi. Tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex số 1 thuộc Công ty xăng dầu Yên Bái, tổ 11, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Nhân viên cửa hàng xăng dầu Petrolimex, phát hiện phía sau bể chứa xăng dầu số 2 và số 3 bị sạt lở đất đá, làm vỡ ống dẫn dầu vào 2 bể chứa, làm tràn dầu ra ngoài, trữ lượng khoảng 60 m3 dầu DO, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ xảy ra cháy nổ, sự cố vượt quá khả năng ứng phó của Công ty. Lãnh đạo Công ty báo cáo Sở Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức ứng phó sự cố.

1.2. Biện pháp xử lý

1.2.1. Tiếp nhận thông tin: Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin, lệnh cho Công ty xăng dầu Yên Bái quyết liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố. Đồng thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.2.2. Vận hành cơ chế: Nhận được thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đồng thời thông báo cho các lực lượng của tỉnh (kể cả lực lượng hợp đồng với tỉnh) chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó.

1.2.3. Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:

- Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo;

- Phó Chỉ huy trưởng: Do Chỉ huy trưởng chỉ định, giúp chỉ huy trưởng chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

- Các thành viên gồm: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái.

1.2.4. Tổ chức ứng phó sự cố: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu, cụ thể như sau:

- Bộ phận thông báo, báo động

Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho lực lượng tại chỗ của tỉnh (kể cả lực lượng theo hợp đồng với tỉnh), chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó.

Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo đến cơ quan chức năng của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan chức năng các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về tình hình sự cố để theo dõi và chỉ đạo.

Các cơ quan, đơn vị nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức báo động đến toàn bộ đơn vị mình và cơ động lực lượng, phương tiện đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó. Các lực lượng làm công tác an ninh, triển khai các phương án khẩn cấp, để bảo vệ an ninh, an toàn hiện trường sự cố.

- Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tại chỗ của Công ty xăng dầu Yên Bái phối hợp với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố không cho người và phương tiện ra vào khu vực hiện trường.

- Bộ phận sơ tán đơn vị và nhân dân: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tại chỗ, lực lượng Công ty xăng dầu Yên Bái nhanh chóng sơ tán nhân dân, phương tiện, cơ sở vật chất ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu

Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho các đơn vị thuộc quyền đóng các công trình thủy lợi trong khu vực bị ảnh hưởng và thông báo cho các tổ chức, các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (trên sông, trong các ao, hồ) trong khu vực bị ảnh hưởng để có phương án bảo vệ, ứng phó và khắc phục.

Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ của tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu sự cố tràn dầu với lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ), các lực lượng tham gia ứng phó nhanh chóng triển khai các nội dung sau:

+ Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng của Công ty xăng dầu Yên Bái nhanh chóng đóng khóa van, khắc phục vị trí bục vỡ của ống dẫn dầu từ bể chứa dầu, không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra ngoài.

+ Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng phương tiện (máy xúc, máy ủi...) kết hợp với nhân lực đào rãnh, đắp bờ.... để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn hoặc di chuyển dầu vào rãnh ngăn, bể chứa, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

+ Thu hồi dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu để thu hồi dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của dầu về bể chứa, rãnh ngăn.... không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái huy động học sinh, sinh viên tình nguyện và nhân dân địa phương cùng các phương tiện chuyên dụng, tiến hành thu gom dầu ô nhiễm, rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý theo quy định.

- Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, Công ty xăng dầu Yên Bái và Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố, tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình trong quá trình ứng phó.

- Bộ phận khắc phục hậu quả môi trường: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định. Tổ chức làm sạch môi trường vệ sinh sạch sẽ khu vực nhiễm dầu, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân khu vực xảy ra sự cố. Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm để làm căn cứ ra quyết định kết thúc việc xử lý sự cố.

- Bộ phận bảo đảm an ninh: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội và thành lập hành lang an toàn giao thông.

- Bộ phận phòng cháy chữa cháy: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy chữa cháy.

- Bộ phận y tế: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh viện trên địa bàn, lực lượng y tế của các đơn vị tham gia ứng phó thiết lập Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm thành phố Yên Bái (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang, thiết bị, vật chất, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

1.2.5. Tổng hợp báo cáo theo quy định.

2. Trên sông

2.1. Tình huống

Xe chở dầu của Công ty xăng dầu Yên Bái vận chuyển dầu từ Hà Nội lên thành phố Yên Bái đến địa phận thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái va chạm với xe chở dầu của Công ty TNHHTM tổng hợp Cương Anh, hậu quả cả 02 xe bị rơi xuống sông Thao, làm dầu tràn ra sông Thao, trữ lượng dầu tràn khoảng 40 m3 dầu DO, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ cháy nổ cao, sự cố vượt quá khả năng ứng phó của Công ty. Lãnh đạo Công ty báo cáo Sở Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức ứng phó sự cố.

2.2. Biện pháp ứng phó

2.2.1. Tiếp nhận thông tin: Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin, lệnh cho Công ty xăng dầu Yên Bái và Công ty TNHH TM tổng hợp Cương Anh quyết liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời thông báo với các tàu thuyền hoạt động xung quanh khu vực đến hỗ trợ và tổ chức bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.2.2. Vận hành cơ chế: Nhận được thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban Chỉ huy ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; đồng thời thông báo cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh cơ động lực lượng, phương tiện ra ứng cứu và thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó khi có lệnh.

2.2.3. Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:

- Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo.

- Phó Chỉ huy trưởng: Do Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp chỉ huy trưởng chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

- Các thành viên gồm: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái.

2.2.4. Tổ chức ứng phó: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo đồng thời các lực lượng tổ chức thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu thành các bộ phận sau sau:

- Bộ phận thông báo, báo động

Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh cơ động lực lượng, phương tiện nhanh chóng ra hiện trường ứng cứu, đồng thời thông báo cho lực lượng tại chỗ của tỉnh (kể cả lực lượng hợp đồng với tỉnh) cơ động lực lượng, phương tiện tới hiện tham gia ứng phó.

Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho các cơ quan chức năng của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan chức năng các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về tình hình sự cố để theo dõi và chỉ đạo.

Các cơ quan, đơn vị nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức báo động đến toàn bộ lực lượng đơn vị mình và cơ động đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó. Các lực lượng làm công tác an ninh triển khai các phương án khẩn cấp để bảo vệ an ninh, an toàn hiện trường.

- Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường: Nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp với lực lượng Công ty xăng dầu Yên Bái và Công ty TNHH TMTH Cương Anh tổ chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường không cho người, phương tiện đi vào khu vực xảy ra sự cố tràn dầu.

- Bộ phận sơ tán tàu thuyền và người dân: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Công ty xăng dầu Yên Bái và Công ty TNHH TMTH Cương Anh phối hợp với các tàu, thuyền hoạt động xung quanh nhanh chóng sơ tán người dân và phương tiện ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.

- Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu

Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho các đơn vị thuộc quyền đóng các công trình thủy lợi, các khu vực bị ảnh hưởng và thông báo cho các tổ chức, hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (tại các sông, trong các ao, hồ) trong khu vực bị ảnh hưởng có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.

Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó của tỉnh phối hợp với Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc (nếu cần trên huy động), trong thời gian Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc cơ động đến hiện trường (khoảng 6-8 giờ). Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường tổ chức lực lượng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; các lực lượng, nhanh chóng triển khai các nội dung sau.

+ Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường lệnh cho lực lượng tại chỗ nhanh chóng đóng khóa van, nắp téc bồn chứa xăng dầu, khắc phục các vết rò, thủng của bồn chứa nhiên liệu không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra ngoài.

+ Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sử dụng phao quây chặn dầu, tấm thấm dầu, gối thấm dầu... để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của vệt dầu... hạn chế tối đa việc lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

+ Thu hồi dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu... để thu hồi dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của vệt dầu... hạn chế tối đa việc lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

- Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với lực lượng tham gia ứng phó, lực lượng của Công ty xăng dầu Yên Bái, Công ty TNHH TMTH Cương Anh và Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái cùng các phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để xử lý theo quy định.

- Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan, Công ty xăng dầu Yên Bái, Công ty TNHH TMTH Cương Anh và Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình.

- Bộ phận khắc phục hậu quả môi trường: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Công ty xăng dầu Yên Bái và Công ty TNHH TMTH Cương Anh tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định. Xử lý triệt để dầu nhiễm vào bờ, ngấm vào đất. Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm để làm căn cứ ra quyết định kết thúc việc xử lý sự cố.

- Bộ phận bảo đảm an ninh: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội khu vực xảy ra sự cố và thiết lập hành lang bảo đảm an toàn giao thông trên sông.

- Bộ phận phòng cháy chữa cháy: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa cháy.

- Bộ phận y tế: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh viện trên địa bàn, lực lượng y tế các đơn vị tham gia ứng phó, cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, vật chất, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho người dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

2.3. Triển khai các hoạt động thu gom ven sông

- Tổ chức lực lượng tại địa phương (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, huyện, lực lượng dân quân tự vệ, người dân...), lực lượng Công ty xăng dầu Yên Bái và Công ty TNHH TMTH Cương Anh tổ chức thành các đội, nhóm nhỏ, sử dụng những dụng cụ thô sơ (cuốc, xẻng, xô...) thu gom dầu trên bờ, không cho lan rộng; Dùng các vật liệu có khả năng thấm hút như: Tấm thấm hút dầu, xơ dừa, rơm rạ thấm hút tại các bẫy dầu..., thu gom bằng phương pháp cuốn chiếu từ ngoài mép nước vào trong bờ, tập kết lên những vị trí có địa hình cao, sau đó gom lại chứa vào các thiết bị, vật dụng chứa chất thải nguy hại để đem đi xử lý theo quy định.

- Tổ chức phun rửa các bờ kè, đường bờ bị dầu bám dính.

- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái huy động phương tiện vận chuyển dầu ô nhiễm thu gom được về các vị trí tập kết dầu gần nhất và tiến hành xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

2.4. Tổng hợp báo cáo theo quy định.

V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Xây dựng kế hoạch ứng phó thảm họa tràn dầu của đơn vị mình. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.

1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu.

1.3. Duy trì nghiêm chế độ ứng trực 24/24, kịp thời ứng phó các tình huống sự cố tràn dầu xảy ra.

1.4. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia theo Kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố tràn.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh là đơn vị chủ trì chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu theo kế hoạch khẩn cấp ứng phó của tỉnh để huy động lực lượng, phương tiện của địa phương và của các bộ, ngành đóng quân trên địa bàn tỉnh tham gia ứng phó.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ sở, dự án xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở và dự án trên địa bàn quản lý.

- Hàng năm, tổ chức tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu tại tỉnh và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa phương.

- Hàng năm sơ, tổng kết đánh giá công tác ứng phó sự cố tràn dầu, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Chấp hành nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, nhân dân, các tổ chức, cá nhân phối hợp triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu đạt kết quả.

- Tổ chức Sở Chỉ huy hiện trường với thành phần gồm: Thành viên Ban chỉ huy cấp tỉnh, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Chỉ huy trực tiếp công tác ứng phó và tham gia đề xuất các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu.

- Chỉ đạo chủ cơ sở, cá nhân, đơn vị gây ra sự cố tràn dầu liên hệ với các sở, ban, ngành và các đơn vị có năng lực ứng phó sự cố tràn dầu nhanh chóng triển khai lực lượng và phương tiện, trang bị, dùng mọi biện pháp ngăn chặn và thu dầu không cho tràn dầu ra ngoài môi trường, đồng thời triển khai xây dựng phương án ứng phó sự cố tràn dầu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.

- Huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị chuyên nghiệp, nhân dân phối hợp với các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn ở khu vực xảy ra sự cố đồng thời tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

- Triển khai lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức chốt chặn bảo vệ hiện trường không cho người và phương tiện vào khu vực xảy ra sự cố, phối hợp với các lực lượng triển khai các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn khu vực sơ tán, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; điều tiết giao thông thông suốt không để bị ùn tắc; chỉ đạo các đơn vị phối hợp với cảnh sát giao thông đường thủy phân luồng hàng hải bảo đảm an toàn.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị tham gia ứng phó sự cố để phục vụ lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời.

- Tổ chức và triển khai tổ y tế cơ động đến hiện trường để sơ cấp cứu cho những người bị nạn và chuyển những bệnh nhân nặng lên tuyến trên.

- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu xét nghiệm đánh giá ô nhiễm đất và nguồn nước, không khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố; khuyến cáo người dân ở xung quanh có các biện pháp ứng phó kịp thời bảo đảm sức khỏe của người dân, tài sản và lực lượng tham gia ứng phó sự cố có hiệu quả; triển khai thu gom rác thải nhiễm dầu vào khu vực tập kết và xử lý theo quy định hiện hành.

- Phối hợp Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Miền Bắc, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên đất liền, trên sông, trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo cơ sở, chủ tàu phối hợp với các lực lượng trục vớt tàu, di chuyển hàng hóa, giải phóng giao thông, luồng lạch cho các phương tiện qua lại bảo đảm an toàn; bảo đảm kinh phí chi trả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng điều tra, đánh giá xác định thiệt hại và lập hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về môi trường; phối hợp với Sở Công Thương để truy tìm, xác minh nguyên nhân tràn dầu không rõ nguồn gốc, tổ chức ứng phó kịp thời giảm thiểu thiệt hại về môi trường.

- Tổng hợp kết quả ứng phó sự cố báo cáo về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng.

2.2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái là cơ quan thường trực ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

- Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy điều hành của chỉ huy các cấp và hành động phối hợp, hiệp đồng của bộ đội trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra.

- Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn cho các lực lượng tuần tra, xung kích, ứng cứu khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

- Tham mưu điều động lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thành lập Sở Chỉ huy hiện trường để Ban chỉ huy cấp tỉnh chỉ đạo, điều hành trực tiếp công tác ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

- Phối hợp hiệp đồng với các đơn vị của Bộ, Quân khu đứng chân trên địa bàn và triển khai lực lượng, phương tiện tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ và ứng phó khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên đất liền.

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các thành phố, huyện, thị xã triển khai lực lượng Dân quân phối hợp với Công an tỉnh chốt chặn bảo vệ hiện trường, bảo đảm an ninh trật tự.

2.3. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan triển khai lực lượng, phương tiện kịp thời dập tắt đám cháy hoặc đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

- Tổ chức lực lượng ngăn chặn bảo vệ hiện trường không cho người và các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố; phối hợp địa phương tổ chức di tản người và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền nắm chắc tình hình, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, hướng dẫn phân luồng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa tại khu vực xảy ra sự cố tràn dầu, cháy nổ.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân tràn dầu và cháy nổ; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế (nếu cần thiết) bên gây ra sự cố tràn dầu hoàn thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái và cơ sở, dự án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đôn đốc các cơ sở hoạt động, kinh doanh xăng dầu, cơ sở có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên địa bàn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, các quy định liên quan về công các phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn.

- Tổ chức tập huấn, huấn luyện, đào tạo cho lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách, kiêm nhiệm ở cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ sở tham gia công tác ứng phó, khắc phục giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu và triển khai lực lượng, phương tiện tham gia diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu; tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để chủ động phòng tránh, ứng phó.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường trong khắc phục và làm sạch đường bờ, quản lý chất thải sau thu gom; điều tra, đánh giá thiệt hại về môi trường và xây dựng các chương trình phục hồi môi trường sau tràn dầu. Phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế (nếu cần thiết) bên gây ra sự cố tràn dầu bồi hoàn thành trách nhiệm thường thiệt hại.

- Tổ chức đánh giá ô nhiễm đất và nguồn nước, không khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố; khuyến cáo người dân ở xung quanh có các biện pháp ứng phó kịp thời bảo đảm sức khỏe của người dân, tải sản và lực lượng tham gia ứng phó sự cố có hiệu quả; triển khai thu gom rác thải nhiễm dầu vào khu vực tập kết và xử lý theo quy định hiện hành.

- Hướng dẫn các cơ quan, địa phương, đơn vị sử dụng danh mục chất phân tán được phép sử dụng để ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

2.5. Sở Công Thương

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

- Phụ trách công tác điều động vật tư, nhiên liệu, hàng hóa, nhu yếu phẩm để ứng cứu cho địa phương nơi xảy ra sự cố tràn dầu.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tại tỉnh chỉ đạo các đơn vị hoạt động kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, lưu chứa và sử dụng xăng dầu thuộc quyền có biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu và bảo vệ môi trường.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu khi có tình huống xảy ra.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với cơ sở, dự án để ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.

2.6. Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tham mưu phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong quá trình huy động tàu, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trong khu vực.

- Phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng chuyên nghiệp, các tàu vận chuyển dầu... tham gia bơm hút, quây chặn thu gom dầu và khắc phục môi trường.

- Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng giao thông, chống va trôi, va đập của các phương tiện khi lưu thông qua khu vực xảy ra sự cố nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình cứu hộ, cứu nạn.

- Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam điều tiết giao thông đường thủy qua khu vực xảy ra sự cố. Thiết lập các biển cảnh báo, thông báo hàng hải không cho các đối tượng khác xâm nhập vào khu vực sự cố. Khẩn trương điều động tàu, phương tiện do đơn vị mình quản lý tham gia cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu trên sông, hồ.

2.7. Sở Tài chính

- Đảm bảo kinh phí, ngân sách cho mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ hoạt động ứng phó (thực hiện tạm ứng các khoản chi phục vụ cho công tác ứng phó được thực hiện nhanh chóng và đúng quy định) phòng ngừa và khắc phục hậu quả tràn dầu.

- Tham gia quản lý tài chính trong quá trình mua sắm vật tư, thiết bị ứng cứu; quyết toán các khoản chi phí và nguồn lực tiêu hao cho hoạt động ứng phó, phòng ngừa và khắc phục hậu quả tràn dầu từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Phối hợp giải quyết các vấn đề tài chính liên quan đến quá trình ứng cứu sự cố và công tác bồi thường thiệt hại. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ pháp lý, yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế (nếu cần thiết) bên gây ra sự cố tràn dầu hoàn thành trách nhiệm thường bồi thiệt hại.

2.8. Sở Y tế

- Chỉ đạo các cơ sở y tế tham gia cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị nạn.

- Cử cán bộ chuyên môn túc trực tại hiện trường xảy ra sự cố tràn dầu để đảm bảo sức khỏe cho lực lượng tham gia ứng phó và các nạn nhân sự cố (nếu có).

- Tư vấn cho các cơ quan, đơn vị liên quan về những ảnh hưởng của dầu đối với sức khỏe con người, các phương án đảm bảo sức khỏe cho lực lượng tham gia ứng cứu.

2.9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

- Truyền đạt kịp thời mọi Mệnh lệnh, Công điện của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đảm bảo đầy đủ, chính xác để các sở, ngành, địa phương và người dân biết để phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan để lập hệ thống vô tuyến dự phòng đảm bảo thông tin liên lạc khi cần thiết ở những vùng thường hay mất liên lạc (vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt...).

- Chuẩn bị phương án thông tin liên lạc lưu động để phục vụ cho Ban chỉ huy cấp tỉnh và các cấp chỉ huy, chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu.

- Chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình và cơ quan thông tấn báo chí liên tục thông báo, cập nhật tình hình khi có sự cố xảy ra.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình ứng phó, khắc phục sự cố.

2.10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Rà soát, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sở thực hiện các quy định về ứng phó sự cố tràn dầu như: xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; đảm bảo nguồn lực về nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở... Chỉ đạo, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp chính quyền, địa phương thông báo cho người dân di dời lồng bè và tránh đánh bắt tại các khu vực có vệt dầu loang để không ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản.

- Tư vấn cho các đơn vị liên quan về các khu vực có hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản và khu vực nhạy cảm cần được bảo vệ.

- Hỗ trợ các cơ quan liên quan thực hiện công tác giám sát môi trường và đánh giá thiệt hại (khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ...) sau sự cố.

2.11. Các sở, ngành liên quan khác

- Phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị triển khai lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu ngay sau khi nhận được thông báo bằng công văn hoặc điện thoại trực tiếp của Ban Chỉ huy cấp tỉnh.

- Thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy cấp tỉnh giao.

2.12. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó tại địa phương.

- Tổ chức xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho địa phương theo hướng dẫn tại Phụ lục II, Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg. Triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện đã được phê duyệt.

- Chủ động rà soát, đôn đốc các cơ sở hoạt động, kinh doanh xăng dầu, cơ sở có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên địa bàn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền, trên sông, (dưới 20 tấn) trên địa bàn huyện; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở tại địa phương.

- Đối với các sự cố tràn dầu xảy ra trên đất liền trên địa bàn huyện, khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, sự cố không rõ nguyên nhân hoặc chưa xác định được đối tượng gây ra sự cố, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có sự cố xảy ra chủ trì, chủ động huy động nguồn lực trên địa bàn ứng phó sự cố với sự hỗ trợ chuyên môn từ các cơ quan liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, cảnh sát PCCC, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh.... Lúc này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cụ thể như sau:

+ Chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện tại địa phương từ các đơn vị trực thuộc như Ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, Cảnh sát PCCC cấp huyện...; các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn; các cơ sở có khả năng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn huyện; các đơn vị chuyên nghiệp tham gia ứng phó. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm đảm bảo chi trả các chi phí liên quan phục vụ quá trình ứng phó sự cố cho các đơn vị được huy động bằng chi phí từ ngân sách cấp huyện hoặc chi phí bồi thường thiệt hại từ bên gây ra sự cố theo quy định, trong vòng 45 ngày kể từ ngày đơn vị được huy động kết thúc các hoạt động ứng phó và hoàn thiện hồ sơ thanh toán.

+ Chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra tràn dầu tại địa phương bồi thường thiệt hại.

+ Trường hợp nhận thấy, sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố kịp thời báo cáo để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, huy động các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó.

- Đối với các sự cố tràn dầu xảy ra trên sông, suối, hồ chứa: Khi sự cố tràn dầu xảy ra chưa rõ nguyên nhân, chưa xác định được đối tượng gây ra sự cố hoặc vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở thì Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó. Lúc này, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp, tham gia ứng phó, giám sát việc ứng phó theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

2.13. Các cơ sở, dự án có hoạt động xăng dầu

- Các cơ sở, dự án có hoạt động xăng dầu (Phụ lục số 06 kèm theo), có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu bao gồm: (1) Các kho, cửa hàng kinh doanh xăng dầu (bao gồm cả phương tiện vận chuyển dầu và cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên cạn), khu chuyển tải xăng dầu; (2) Các doanh nghiệp/tổ chức có liên quan đến xăng dầu khác như chủ sở hữu/quản lý: cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, cảng chuyên dụng, cảng tổng hợp; khu chuyển tải hàng hóa trên mặt nước, khu neo đậu tàu thuyền; sân bay, nhà máy thủy điện, xi măng, sản xuất thuốc nổ, dệt may, giầy da, sản xuất lốp xe; cơ sở sản xuất/sửa chữa/lưu chứa/vận hành máy biến áp, thiết bị điện; các dự án nạo vét, xây dựng công trình thủy, đê, xây dựng công trình có sử dụng thiết bị thi công hạng nặng; doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức khác có lưu chứa, sử dụng xăng dầu... phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả sau khi được phê duyệt.

- Sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của cơ quan có thẩm quyền.

- Hàng năm phải xây dựng Kế hoạch, tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường.

- Có phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cơ sở theo quy định; trong trường hợp cơ sở chưa đủ khả năng tự ứng phó phải ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị có trang thiết bị, nhân lực ứng phó để triển khai xử lý khi có tình huống.

- Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu.

- Thông báo, báo cáo đến Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy cấp tỉnh, các cơ quan chức năng có liên quan biết để giám sát hoặc phối hợp thực hiện.

- Hiệp đồng với các đơn vị có năng lực ứng phó sự cố tràn dầu phối hợp xử lý kịp thời bảo đảm an toàn.

- Bảo đảm kinh phí chi trả cho lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu, đồng thời bồi thường thiệt hại về môi trường, tài sản của Nhà nước và nhân dân do cơ sở, dự án, chủ tàu gây ra theo quy định của pháp luật.

VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm thông tin liên lạc

- Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy, chỉ đạo: Sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện, mạng thông tin vệ tinh VSAT truyền hình trực tiếp và mạng thông tin di động, thành lập Trung tâm thông tin ngay tại hiện trường để tiếp nhận và xử lý thông tin.

- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:

+ Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan sử dụng hệ thống thông tin hiện hành, kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền tin, hệ thống thông báo, báo động để nắm và truyền tin kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó sự cố. Công bố số điện thoại liên lạc của cơ quan thường trực, đơn vị trực để tất cả các cơ sở, phương tiện vận tải được biết.

+ Trang bị máy bộ đàm cho đơn vị ứng phó sự cố tại hiện trường và người chỉ huy hiện trường để đảm bảo thông tin liên lạc.

2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng, trang thiết bị hiện có của các cơ quan, đơn vị tham gia ứng phó và đầu tư mua sắm trang thiết bị để bảo đảm cho dự phòng.

Khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tăng cường nguồn lực, cấp bổ sung trang thiết bị để tham gia ứng phó có hiệu quả.

3. Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó và nhân dân trong khu vực xảy ra sự cố; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình.

4. Bảo đảm y tế

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh, lực lượng y tế của các đơn vị tham gia ứng phó thiết lập Bệnh viện dã chiến (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

5. Bảo đảm an ninh - trật tự an toàn xã hội

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải và cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội và bảo đảm an toàn giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông trong khu vực xảy ra sự cố.

6. Bảo đảm tài chính

- Chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây sự cố tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường, chi phí ứng phó và các thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường. Bên chịu trách nhiệm bồi thường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố để giải quyết việc chi phí, bồi thường thiệt hại cho con người và môi trường do sự cố tràn dầu gây ra.

- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí tham gia ứng phó sự cố tràn dầu cho các tổ chức, cá nhân được huy động, đồng thời yêu cầu bên chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường lại các chi phí đã thanh toán.

- Trường hợp chưa xác định được đối tượng gây ra sự cố tràn dầu thì ngân sách thanh toán cho các hoạt động ứng phó được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập Sở Chỉ huy, gồm:

1. Sở Chỉ huy thường xuyên

- Trụ sở: Tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.

- Thành phần

+ Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.

+ Phó Trưởng ban: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

+ Các thành viên: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Tài chính, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh.

- Nhiệm vụ

+ Chỉ huy, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về kết quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

+ Đánh giá, nhận định tình hình, khả năng diễn biến sự cố xảy ra, đề ra phương án, biện pháp ứng phó, điều động bổ sung nguồn lực nếu cần thiết. Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cơ quan chức năng của các Bộ, ngành để theo dõi, tổng hợp.

+ Theo dõi, tổ chức việc ứng phó, khắc phục sự cố theo phương án đã được xác định.

+ Bổ sung lực lượng, phương tiện cho lực lượng tham gia ứng phó.

2. Sở Chỉ huy tại hiện trường

- Trụ sở: Tại khu vực xảy ra sự cố, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.

- Thành phần

+ Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo.

+ Phó Chỉ huy hiện trường: Do Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

+ Các thành viên: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Tài chính; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh.

- Nhiệm vụ

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức, cá nhân huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tham gia ứng phó, khắc phục sự cố.

+ Chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu có hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia ứng phó.

+ Chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý ô nhiễm môi trường sau sự cố theo quy định.

+ Thường xuyên báo cáo kết quả ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hoặc sự cố phát sinh về Sở chỉ huy thường xuyên.

Trên đây là Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở hoạt động liên quan đến xăng dầu tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch này./.


Nơi nhận:
- UBQG Ứng phó SC, TT&TKCN;
- Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc;
- TT. Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh, Phó CVP (NLN) UBND tỉnh;
- Báo Yên Bái; Đài PTTH tỉnh.
- Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh;
- Các đơn vị, cơ sở KD xăng, dầu trong tỉnh;
- Lưu: VT, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Phước

PHỤ LỤC 01

DANH SÁCH LIÊN LẠC

(Các đơn vị có thể tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại Yên Bái)

TT

Tên cơ quan

Địa chỉ

Số điện thoại

1

Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái

Tổ 01, phường Đồng Tâm, Tp. Yên Bái, tỉnh Yên Bái

02163852708

2

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Số 6, đường Sân Gôn, tổ 15, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Tp. Hà Nội

02437333664

3

Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc - Trạm ứng trực tại Hải Phòng

Đường đi Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp. Hải Phòng

02253614178

4

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam

P203 tòa nhà A5, làng Quốc tế Thăng Long, đường Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

02473000239

Hotline 18006558

5

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái

Phường Nguyễn Thái Học, Tp. Yên Bái, tỉnh Yên Bái

02613867858

6

Công an tỉnh Yên Bái

Đường Điện Biên, phường Yên Ninh, Tp. Yên Bái

0692506112

7

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái

165, Lý Thường Kiệt, phường Yên Ninh, Tp. Yên Bái

02163817146

8

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái

Đường Nguyễn Văn Cừ, phường Đồng Tâm, Tp. Yên Bái, tỉnh Yên Bái

0888734898

PHỤ LỤC 02

THỰC TRẠNG TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

STT

Tên Phương tiện

Đơn vị tính

Thực trạng

Tổng số

Tốt

Trung bình

Xấu

I

Phương tiện do công an tỉnh quản lý

1

Xe chữa cháy

Chiếc

12

2

10

2

Xe cứu nạn, cứu hộ

Chiếc

1

1

3

Xe thang

Chiếc

1

4

Vòi chữa cháy Φ51

Cuộn

141

100

17

24

5

Vòi chữa cháy Φ66

Cuộn

135

92

18

25

6

Vòi chữa cháy Φ77

Cuộn

85

68

17

7

Lăng A

Cái

27

22

5

8

Lăng B

Cái

60

52

6

2

9

Lăng giá di động

Cái

1

1

10

Chất tạo bọt chữa cháy

Lít

1800

1400

400

11

Mặt nạ phòng độc cách ly

Cái

26

20

2

4

12

Thiết bị phá dỡ thủy lực, búa, rìu...

Bộ

9

6

3

13

Quạt thổi khói

Chiếc

1

1

14

Máy nén khí sạch

Chiếc

3

2

1

15

Quần áo chữa cháy

Bộ

91

41

42

8

16

Ủng chữa cháy

Đôi

78

25

38

15

17

Găng tay chữa cháy

Đôi

18

18

18

Mũ chữa cháy

Chiếc

110

10

42

58

19

Quần áo amiăng cách nhiệt

Bộ

24

24

II

Phương tiện do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh quản lý

1

Xe vận tải

Chiếc

6

6

2

Xe 29 chỗ

Chiếc

2

2

3

Xe cứu thương

Chiếc

1

1

4

Xuồng các loại

Chiếc

23

23

5

Thuyền các loại

Chiếc

2

2

6

Bộ vượt sông nhẹ

Bộ

1

1

7

Quần áo phòng da, phòng độc

Bộ

160

160

8

Bình cứu hỏa

Chiếc

88

88

PHỤ LỤC 03

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG

Số

Đơn vị

Xe

Tàu, xuồng các loại (chiếc)

Trang bị khác (chiếc)

Ô tô các loại

Xe cứu thương

Máy xúc, ủi

VSN-1500

Xuồng E15 AMH- 15 CV

ST-750

ST-660

ST-450

Thuyền máy

Thuyền tôn

Bè phao cứu sinh

Loại khác

Nhà bạt các loại

Máy phát điện

Máy bơm các loại

Máy bộ đàm

Cưa máy các loại

Phao tròn cứu sinh

Áo phao

Đèn chiếu sáng HT88

Loa cầm tay

Cuốc, xẻng, xà beng

Ky, cảng, bao tải

Dụng cụ đo mưa

Trạm đo mưa tự động

Bản đồ theo dõi áp thấp

Hệ thống máy Ecom

Tổng cộng

1.204

21

275

1

3

1

8

18

134

161

15

270

296

145

81

13

374

4.315

3.010

84

471

15.434

47.056

87

22

12

1

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

6

1

1

1

4

11

2

5

23

67

3

5

1

489

289

46

1

2

TP Yên Bái

4

3

4

6

12

12

11

17

2

3

1350

877

30

700

426

3

1

1

3

Trấn Yên

160

3

52

16

73

144

61

90

52

5

267

764

527

1

170

2.050

13.000

12

3

7

4

Trạm Tấu

42

2

28

60

90

14

1.050

1.500

13

5

5

Văn Yên

70

3

30

3

15

10

91

26

25

30

219

325

75

520

4

6

Lục Yên

224

2

35

3

44

77

21

1

10

4

1

88

112

82

2

4.000

4.000

0

2

7

Yên Bình

390

1

51

4

51

6

1

2

1

73

995

470

1

27

530

12.350

3

1

8

Mù Cang Chải

62

2

38

4

1

30

100

2.240

24

3

9

Văn Chấn

232

1

31

18

1

3

1

190

180

25

2.300

12.500

21

3

2

10

10

TX Nghĩa Lộ

14

3

10

22

7

7

190

140

28

2.000

3.280

10

2

PHỤ LỤC 04

LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN TRUNG TÂM ỨNG PHÓ TRÀN DẦU KHU VỰC MIỀN BẮC

TT

TRANG THIẾT BỊ

ĐVT

SỐ LƯỢNG

Tổng cộng

Cơ sở Hải Phòng

Cơ sở Nghệ An

I

Quân số

Người

87

77

10

II

Trang thiết bị

1

Tàu đa năng ứng phó SCTD

Chiếc

1

1

2

Ca nô

Chiếc

6

5

1

3

Tàu ƯPSCTD trên sông

Chiếc

1

1

4

Tàu hỗ trợ ứng phó

Chiếc

3

3

5

Phao quây dầu trên biển

m

2.500

2.000

500

6

Phao quây dầu trên sông

m

1.000

800

200

7

Phao quây dầu chịu lửa

m

150

150

8

Phao thấm dầu

m

1.000

9

Tấm thấm dầu

Kiện

920

620

300

10

Máy hút dầu Skimer CS nhỏ

Bộ

3

3

11

Máy hút dầu Skimer CS lớn

Bộ

2

2

12

Máy bơm chìm

Bộ

4

4

13

Máy phân ly dầu nước

Chiếc

2

2

14

Bồn chứa dầu tạm thời

Chiếc

5

5

15

Hệ thống làm sạch dầu bằng thủy lực

Bộ

4

4

16

Hệ thống phun chất phân tán

Bộ

1

1

17

Chất phân tán

Lít

4.000

4.000

18

Chất hấp thụ dầu

Kg

4.500

4.500

19

Chất phân hủy sinh học dầu

Kg

5.900

5.900

19

Máy nén khí

Chiếc

1

1

20

Xe cẩu

Chiếc

2

1

1

21

Xe nâng

Chiếc

2

2

22

Xe tải

Chiếc

2

1

1

23

Lò đốt rác thải

Chiếc

1

1

PHỤ LỤC 05

LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG

STT

Lực lượng

Huyện

Xã, phường, thị trấn

Tổng cộng

TỔNG CÁC LỰC LƯỢNG

5.120

44.106

49.226

I

THÀNH PHỐ YÊN BÁI

560

2.187

2.747

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

409

465

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

235

38

273

5

Cơ động

150

150

6

Đội xung kích PCTT

819

819

7

Phụ nữ

25

25

8

Đoàn thành niên

186

186

9

Y tế

57

57

10

Hội chữ thập đỏ

20

20

11

Mặt trận tổ quốc

32

32

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

325

325

13

Các trường học

276

276

II

HUYỆN TRẤN YÊN

429

2.945

3.374

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

592

648

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

158

190

348

5

Cơ động

30

30

6

Đội xung kích PCTT

1.806

1.806

7

Phụ nữ

2

42

44

8

Đoàn thành niên

2

210

212

9

Y tế

5

42

47

10

Hội chữ thập đỏ

21

21

11

Mặt trận tổ quốc

2

42

44

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

5

5

13

Các trường học

50

50

III

HUYỆN TRẠM TẤU

636

4.289

4.925

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

171

227

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

95

57

152

5

Cơ động

5

372

377

6

Đội xung kích PCTT

884

884

7

Phụ nữ

2

200

202

8

Đoàn thành niên

100

1.404

1.504

9

Y tế

5

36

41

10

Hội chữ thập đỏ

1

12

13

11

Mặt trận tổ quốc

3

793

796

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

150

150

13

Các trường học

100

300

400

14

Lực lượng khác (nếu có)

60

60

IV

HUYỆN MÙ CANG CHẢI

297

4.386

4.683

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

294

350

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

112

98

210

5

Cơ động

6

Đội xung kích PCTT

786

786

7

Phụ nữ

224

224

8

Đoàn thành niên

956

956

9

Y tế

6

56

62

10

Hội chữ thập đỏ

1

14

15

11

Mặt trận tổ quốc

3

28

31

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

30

30

13

Các trường học

14

Lực lượng khác (nếu có)

1.900

1.900

V

THỊ XÃ NGHĨA LỘ

301

12.879

13.180

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

415

471

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

126

87

213

5

Cơ động

0

6

Đội xung kích PCTT

1.322

1.322

7

Phụ nữ

6.640

6.640

8

Đoàn thành niên

1.499

1.499

9

Y tế

285

285

10

Hội chữ thập đỏ

2.041

2.041

11

Mặt trận tổ quốc

0

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

80

80

13

Các trường học

0

14

Lực lượng khác (nếu có)

510

510

VI

HUYỆN YÊN BÌNH

780

4.470

5.250

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

559

615

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

175

176

351

5

Cơ động

62

62

6

Đội xung kích PCTT

2.019

2.019

7

Phụ nữ

2

48

50

8

Đoàn thành niên

2

48

50

9

Y tế

10

48

58

10

Hội chữ thập đỏ

1

24

25

11

Mặt trận tổ quốc

3

48

51

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

0

13

Các trường học

1.500

1.500

14

Lực lượng khác (nếu có)

350

350

VII

HUYỆN LỤC YÊN

721

5.305

6.026

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

585

641

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

169

195

364

5

Cơ động

0

6

Đội xung kích PCTT

2.710

2.710

7

Phụ nữ

3

278

281

8

Đoàn thành niên

3

285

288

9

Y tế

15

80

95

10

Hội chữ thập đỏ

1

24

25

11

Mặt trận tổ quốc

5

48

53

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

250

600

850

13

Các trường học

100

500

600

VIII

HUYỆN VĂN YÊN

394

4.077

4.471

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

516

572

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

178

172

350

5

Cơ động

0

6

Đội xung kích PCTT

2.150

2.150

7

Phụ nữ

2

250

252

8

Đoàn thành niên

2

250

252

9

Y tế

15

100

115

10

Hội chữ thập đỏ

1

25

26

11

Mặt trận tổ quốc

3

50

53

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

18

500

518

13

Các trường học

64

64

IX

HUYỆN VĂN CHẤN

1.002

3.568

4.570

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

667

723

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

170

211

381

5

Cơ động

0

6

Đội xung kích PCTT

1.729

1.729

7

Phụ nữ

0

8

Đoàn thành niên

100

200

300

9

Y tế

5

80

85

10

Hội chữ thập đỏ

2

31

33

11

Mặt trận tổ quốc

0

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

150

150

13

Các trường học

0

14

Lực lượng khác (nếu có)

400

650

1.050

PHỤ LỤC 06

DANH SÁCH CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

STT

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Số bể

Dung tích (m3)

Tổng số dung tích (m3)

Diện tích CH (m2)

Cấp cửa hàng

I

TP Yên Bái: 22 CH

1

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 04 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Tổ dân phố Hồng Tiến, phường Hồng Hà

3 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

540,2

Cấp III

2

CHXD Thủy Bộ - Công ty Cổ phần Vận tải Thủy Bộ Yên Bái

Tổ 7, đại lộ Nguyễn Thái Học

04 bể

25m3/01 bể x 03 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

85

7.593,7

Cấp III

3

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 03 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Tổ 5, phường Nguyễn Thái Học

3 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

487,2

Cấp III

4

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 02 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Tổ 4, phường Yên Ninh

3 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

1.353,5

Cấp III

5

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 19 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Tổ 8, phường Yên Ninh

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

480,7

Cấp III

6

CHXD Hải Bình Phát - Công ty TNHH Thương mại Hải Bình Phát

Tổ 14, phường Yên Ninh

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

668,6

Cấp III

7

CHXD số 1 - Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng

Tổ 7, phường Minh Tân

03 bể

25m3/01 bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 02 bể

55

280

Cấp III

8

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 01 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Tổ 11, phường Đồng Tâm

05 bể

25m3/01 bể x 05 bể

125

1.095,3

Cấp III

9

CHXD số 3 - Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng Yên Bái

Thôn Đông Thịnh, xã Giới Phiên

04 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 10m3/01 bể x 02 bể

70

413

Cấp III

10

CHXD Thái Bình Dương - Công ty TNHH Thái Bình Dương

Thôn 5 xã Giới Phiên

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

431

Cấp III

11

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 28 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Tổ 1, phường Hợp Minh

3 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

409,5

Cấp III

12

CHXD Hợp Minh - CN Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội tại Yên Bái

Thôn 9, phường Hợp Minh

03 bể

10m3/01 bể x 03 bể

30

400,8

Cấp III

13

CHXD Hồng Yên - DNTN Hồng Yên

Thôn Nước Mát, xã Âu lâu

04 bể

10m3/01 bể x 04 bể

40

400

Cấp III

14

CHXD số 4 Âu Lâu - Công ty TNHH Tự Đức

Thôn Nước Mát, xã Âu Lâu

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

1000

Cấp III

15

CHXD Yên Bái - Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Hiền Nga

Thôn 1, Lương Thịnh, xã Tân Thịnh

04 bể

25 m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 02 bể

80

1.350

Cấp III

16

CHXD số 8-Công ty TNHH Hải Linh Yên Bái

Tổ 34, phường Yên Thịnh

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

300

Cấp III

17

CHXD Ngọc Khánh QĐ - Công ty TNHH xăng dầu Ngọc Khánh QĐ

Thôn Bình Lục, xã Văn Tiến

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

1020

Cấp III

18

CHXD số 7 - Công ty TNHH thương mại xăng dầu Thiên Lộc

Thôn 5, xã Văn Phú

03 bể

23,3m3/01 bể x 03 bể

70

1760

Cấp III

06 bể

23,3m3/01 bể x 06 bể (HD kho XD Chiến Thắng)

140

Cấp II

19

CHXD số 6 - Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng Yên Bái

Thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú

05 bể

30m3/1 bể x 02 bể; 25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

125

2563

Cấp II

20

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 33 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Tổ 2, phường Yên Ninh

04 bể

25m3/01 bể x 04 bể

100

1,456

Cấp III

21

CHXD Thiên Lộc - Công ty TNHHTM Thiên Lộc

Thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc

02 bể

30m3/01 bể x 02 bể

60

522,5

Cấp III

22

CHXD 1194 Yên Ninh - Chi nhánh cửa hàng xăng dầu số 3 Cát Thịnh - Công ty TNHH Tự Đức

Tổ 13, phường Yên Ninh

03 bể

20m3/01 bể x 03 bể

60

949,8

Cấp III

II

Huyện Trấn Yên: 15 CH

23

CHXD số 2 - Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng Yên Bái

Thôn Ninh Phúc, Xã Nga Quán

03 bể

10m3/01 bể x 03 bể

30

460

Cấp III

24

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 07 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Tổ 8, thị trấn Cổ Phúc

3 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

461,0

Cấp III

25

CHXD Sơn Tươi - DNTN Sơn Tươi

Thôn phố Hóp, xã Báo Đáp

03 bể

10m3/01 bể x 03 bể

30

230

Cấp III

26

CHXD Báo Đáp - HTX dịch vụ tổng hợp xã Báo Đáp

Thôn 3, xã Báo Đáp

02 bể

15m3/01 bể x 02 bể

30

1.500

Cấp III

27

CHXD Điền Oanh - DNTN Điền Oanh

Thôn Yên Định, Xã Hưng Thịnh

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

177,5

Cấp III

28

CHXD Quý Trọng - DNTN Quý Trọng

Thôn 8, xã Hưng Khánh

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

330

Cấp III

29

CHXD Thái Lửng - DNTN Thái Lửng

Thôn 4, xã Hưng Khánh

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

322

Cấp III

30

CHXD số 52 - Công ty xăng dầu Phú Thọ

Thôn Đồng Quýt, xã Bảo Hưng

04 bể

25m3/01 bể x 04 bể

100

1650

Cấp III

31

CHXD số 54 - Công ty xăng dầu Phú Thọ

Thôn Chiến Thắng, xã Bảo Hưng

04 bể

25m3/01 bể x 04 bể

100

1650

Cấp III

32

CHXD Liêm Thúy - Công ty TNHH xăng dầu Liêm Thúy

Thôn Tân Việt, xã Quy Mông

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

1.102

Cấp III

33

CHXD Cương Anh - CN Công ty TNHHTM tổng hợp Cương Anh

Thôn Bình Trà, xã Bảo Hưng

04 bể

25m3/01 bể x 04 bể

100

2.077

Cấp III

34

CHXD Minh Quân - Công ty cổ phần hệ sinh thái Công nghệ YoYo

Thôn Tiền Phong, xã Minh Quân

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

1022

Cấp III

35

CHXD Petrolimex 37 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Thôn Ngọc Đông, xã Hưng Khánh

04 bể

25m3/1 bể x 04 bể

100

1.108,2

Cấp III

36

CHXD Xuất Huệ-CTTNHH XD Trường Nam

Thôn Lương Thiện, xã Lương Thịnh

03 bể

25m3/1 bể x 03 bể

70

764,5

Cấp III

37

CHXD Khương Lắm-Cty TNHH TM Khương Lắm

Xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên

03 bể

15m3/1 bể x 03 bể

45

1.207,9

Cấp III

III

Thị xã Nghĩa Lộ: 7 CH

38

CHXD Nghĩa Hằng - DNTN Nghĩa Hằng

Tổ 19, phường Tân An

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

560

Cấp III

39

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 17 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Ả Thượng, xã Nghĩa Phúc

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

1.391,2

Cấp III

40

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 06 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Tổ Cang Nà, phường Trung Tâm

04 bể

25m3/01 bể x 04 bể

100

1.417,0

Cấp III

41

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 32 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Bản Nà Làng, xã Nghĩa Lợi

04 bể

25m3/01 bể x 04 bể

100

1.196,3

Cấp III

42

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 13 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Cầu Thia, xã Phù Nham

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

566,5

Cấp III

43

CHXD Quân Đội - Cục Hậu Cần QK II

TTNT Nghĩa Lộ

03 bể

25 m3/01 bể x 03 bể

75

2.500

Cấp III

44

CHXD Đắc Thiên 3 - Công ty TNHHXD Đắc Thiên

Bản Co Cọi, xã Sơn A

02 bể

25 m3/01 bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

40

1.101

Cấp III

IV

Huyện Văn Yên: 25 CH

45

CHXD Đại Lâm - Cty cổ phần Đại Lâm

Khu 3, thị trấn Mậu A

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

530,2

Cấp III

46

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 11 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Khu phố 5, thị Trấn Mậu A

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

495,5

Cấp III

47

CHXD Xuân Hòa - DNTN Xuân Hòa

Thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

1.167,7

Cấp III

48

CHXD Đại Phú An - Công ty TNHH Đại Phú An

Thôn Cổng Trào, xã An Thịnh

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

686

Cấp III

49

CHXD Khải Quốc Lâm - DNTN Khải Quốc Lâm

Thôn Trung Tâm, xã An Thịnh

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

1061,8

Cấp III

50

CHXD Trần Phương - DNTN xăng dầu Trần Phương

Thôn Tân Tiến 1, Xã Xuân Ái

02 bể

15m3/01 bể x 02 bể

30

382

Cấp III

51

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 20 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Gốc Đa, xã Đông Cuông

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

750

Cấp III

52

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 23 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Đức An, xã Đông An

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

960,3

Cấp III

53

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 27 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Thôn Gốc Đa, xã Đông An

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

660

Cấp III

54

CHXD Lê Khôi - DNTN Lê Khôi

Khu phố Trái Hút, xã An Bình

04 bể

15m3/01 bể x 03 bể; 25m3/01 bể x 01 bể

70

400

Cấp III

55

CHXD Trường An - DNTN xăng dầu Trường An

Thôn 6, xã Lâm Giang

02 bể

15m3/01 bể x 02 bể

30

750

Cấp III

56

CHXD Đại Sơn - DNTN Thăng Bình

Thôn 2, xã Đại Sơn

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

325

Cấp III

57

CHXD Hồng Quân - DNTN Xăng dầu Hồng Quân

Thôn Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

216

Cấp III

58

CHXD Số 2 - Công ty cổ phần Đại Lâm

Thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ

03 bể

10m3/01 bể x 03 bể

30

563,3

Cấp III

59

CHXD An Khang - Công ty TNHH vật tư chuyên dùng xăng dầu An Khang

Thôn Liên Kết, xã Lang Thíp

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

922,8

Cấp III

60

CHXD - CN Công ty CPXD Tự Lực I tại Yên Bái

Thôn Pha, xã Châu Quế Hạ

03 bể

25m3/01 bể x 2 bể; 15m3 x 1 bể

65

1.000

Cấp II

61

CHXD Tân Hợp - DNTN Trịnh Đức Huy

Thôn 7, xã Tân Hợp

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

1027

Cấp III

62

CHXD số 2 - DNTN Trịnh Đức Huy

Thôn 7, xã Mậu Đông

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

756

Cấp III

63

CHXD km171+500 - CN Công ty CPXD Tự Lực tại Yên Bái

Thôn Pha, xã Châu Quế Hạ

05 bể

25m3/01 bể x 04 bể

125

1.000

Cấp II

64

CHXD Tuấn Khải số 1 - Hợp tác xã dịch vụ Tuấn Khải

Thôn Tân Thịnh, xã Yên Phú

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

750

Cấp III

65

CHXD số 01 Trần Anh - Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Trần Anh

Thôn 4, xã Yên Hưng

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể

75

900

Cấp III

66

CHXD Tuấn Khải số 2 - Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Khải

Thôn 4, xã Quế Thượng

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

593.3

Cấp III

67

CHXD Tuấn Khải số 4 - Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Khải

Thôn 1, xã Phong Dụ Thượng

3 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

880

Cấp III

68

CHXD Tuấn Khải số 3 - Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Khải

Thôn T\họ Lâm, xã Lâm Giang

3 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

437

Cấp III

69

CHXD Yên Hợp - Công ty TNHH xăng dầu Yên Hợp

Thôn Yên Thành, xã Yên Hợp

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

644

Cấp III

V

Huyện Yên Bình: 18 CH

70

CHXD số 16 - Công ty TNHH Hải Linh YB

Thôn Liên Hiệp, xã Thịnh Hưng

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

1.025,4

Cấp III

71

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 10 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn 7, xã Thịnh Hưng

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

1.482,4

Cấp III

72

CHXD số 5 - Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng Yên Bái

Tổ 10, thị trấn Yên Bình

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

296

Cấp III

73

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 30 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Tổ 8, thị Trấn Yên Bình

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

509

Cấp III

74

CHXD Km11 - Công ty CPTMDL&ĐT Yên Bái

Tổ 7, thị Trấn Yên Bình

02 bể

25m3/01 bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

40

2,775

Cấp III

75

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 05 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Tổ 2, thị trấn Yên Bình

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

517,4

Cấp III

76

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 22 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Ngòi Cát, xã Cảm Ân

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

750

Cấp III

77

CHXD Hoàng Lâm - DNTN Hoàng Lâm

Thôn Ngòi Bang, xã Bảo Ái

02 bể

16,5m3/01 bể x 02 bể

33

291,1

Cấp III

78

CHXD Tân Nguyên - Công ty TNHH HCM Yên Ninh

Thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên

03 bể

25m/01 bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 01 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

50

720

Cấp III

79

CHXD số 2 - Công ty TNHH xăng dầu Ngọc Khánh QĐ

Thôn Lem, xã Phú Thịnh

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

307,5

Cấp III

80

CHXD Tân Mai - DNTN Tân Mai

Khu 1, thị trấn Thác Bà

03 bể

15m3/01 bể x 02 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

40

700

Cấp III

81

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 18 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Làng Cạn, xã Mông Sơn

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

900

Cấp III

82

CHXD Yên Thư - DNTN Yên Thư

Thôn Trung Tâm, xã Xuân Lai

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

510

Cấp III

83

CHXD số 3 - Công ty TNHH Vật tư TM Thiên Thảo

Thôn Làng Ngần, xã Vũ Linh

02 bể

15 m3/01 bể x 02 bể

30

300

Cấp III

84

CHXD số 2 - Công ty TNHH Vật tư TM Thiên Thảo

Thôn Làng Lạnh 2, xã Cẩm Nhân

02 bể

25 m3/01 bể x 02 bể

50

350

Cấp III

85

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 35 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Thôn Tân Lập 7, xã Hán Đà

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

930,3

Cấp III

86

CHXD Hoàng Anh - Công ty TNHH TM xăng dầu Hoàng Anh

Thôn Ngòi Cát, xã Cảm Ân

03 bể

14,5m3/01 bể x 02 bể; 25m3/01 bể x 01 bể

54

384,3

Cấp III

87

CHXD Vĩnh Kiên - Chi nhánh Yên Bái - Công ty cổ phần dầu khí Sơn Hải

Thôn Ba Chãng, xã Vĩnh Kiên

03 bể

15m3/01 bể x 02 bể; 25m3/01 bể x 01 bể

55

704,4

Cấp III

VI

Huyện Lục Yên: 13

88

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 16 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Làng Thiu, xã Trung Tâm

03 bể

25 m3/01 bể x 03 bể

75

556,8

Cấp III

89

CHXD Động Quan - Công ty TNHH HCM Yên Ninh

Thôn 2, xã Động Quan

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

1.065

Cấp III

90

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 08 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Tát Riêu, xã Khánh Hòa

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

600

Cấp III

91

CHXD Việt Hùng - Công ty TNHH TM Việt Hùng

Thôn Trung Tâm, xã Tân Lĩnh

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

417

Cấp III

92

CHXD Tân Lĩnh - Cty CP thương mại Long Thịnh YB

Thôn Trung Tâm, xã Tân Lĩnh

03 bế

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

660

Cấp III

93

CHXD Yên Thắng - Cty TNHH Thái Thịnh

Thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng

04 bể

25m3/01 bể x 03 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

90

466

Cấp III

94

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 09 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Khu phố 3, thị trấn Yên Thế

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

640,6

Cấp III

95

CHXD Yên Thế - Công ty CPTMDL&ĐT Yên Bái

Tổ 4, thị trấn Yên Thế

02 bể

12m3/01 bể x 02 bể

24

195

Cấp III

96

CHXD Thái Thịnh - Cty TNHH Thái Thịnh

Thôn Trần Phú, xã Minh Xuân

05 bể

15m3/01 bể x 04 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

70

654

Cấp III

97

CHXD Mai Sơn - Cty CPTM Trung Hòa

Thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 20m3/01 bể x 01 bể

70

482

Cấp III

98

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 21 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Thôn Đồng Tâm, xã Liễu Đô

04 bể

25m3/01 bể x 04 bể

100

903,5

Cấp III

99

CHXD Kiên Lâm - Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Kiên Lâm

Thôn Nè Bè, xã Lâm Thượng

03 bể

20m3/01 bể x 03 bể

60

851

Cấp III

100

CHXD Petrolimex - Cửa hàng số 34 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Thôn Khuân Pục, xã Minh Tiến

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

429,5

Cấp III

VII

Huyện Văn Chấn: 21 CH

101

CHXD Hùng Anh - DNTN Hùng Anh

Thôn Trung Tâm, xã Tân Thịnh

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

400

Cấp III

102

CHXD Đỗ Nhuận - DNTN Đỗ Nhuận

Thôn 13, xã Tân Thịnh

03 bể

10m3/01 bể x 03 bể

30

228

Cấp III

103

CHXD Kiên Tuyết - Công ty TNHH xăng dầu Kiên Tuyết

Thôn Chùa, xã Chấn Thịnh

02 bể

10m3/01 bể x 02 bể

20

460

Cấp III

104

CHXD Đắc Thiên - Công ty TNHH XD Đắc Thiên

Thôn Trung Tâm, xã Bình Thuận

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

306

Cấp III

105

CHXD Trường Thoan - DNTN Trường Thoan

Thôn 11B, xã Nghĩa Tâm

03 bể

15m3/01 bể x 02 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

40

524

Cấp III

106

CHXD Phúc Thịnh - DNTN Phúc Thịnh

Khu I, thị tứ Ngã Ba, xã Cát Thịnh

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

225

Cấp III

107

CHXD số 3 Cát Thịnh - Công ty TNHH Tự Đức

Thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

850

Cấp III

108

CHXD Xuân Phương - DNTN Xuân Phương

Thôn Trung Tâm, xã Thượng Bằng La

03 bể

10m3/1 bể x 03 bể

30

367

Cấp III

109

CHXD Thanh Tâm - Công ty TNHH Thanh Tâm

Thôn Cườm, xã Thượng Bằng La

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

450

Cấp III

110

CHXD Trung Hiếu - Công ty TNHH vận tải xăng dầu Trung Hiếu

Khu 10B, TTNT Trần Phú

03 bể

25m3/01 bể x 01 bể; 10m3/01 bể x 02 bể

45

350

Cấp III

111

CHXD Minh Phương - Công ty TNHH Minh Phương

Khu 9, TTNT Trần Phú

03 bể

15m3/01 bể x 02 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

40

791

Cấp III

112

CHXD Dũng Nhung - DNTN XD Phú Quân

Tổ dân phố trung tâm, TTNT Trần Phú

02 bể

25m3/01 bể x 01 bể; 10m3/01 bể x 02 bể

35

403,7

Cấp III

113

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 12 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Nà Trạm, xã Đồng Khê

04 bể

25m3/01 bể x 04 bể

100

625,0

Cấp III

114

CHXD Sơn Thịnh - Công ty TNHH TM Sơn Thịnh

Bản Phiên 1, xã Sơn Thịnh

03 bể

03 bể 25m3/01 bể x 02 bể; 15 m3/01 bể x 01 bể

65

569,7

Cấp III

115

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 15 - Công ty Xăng dầu Yên Bái

Thôn Hồng Sơn, xã Sơn Thịnh

03 bể

25 m3/01 bể x 03 bể

75

420,8

Cấp III

116

CHXD Liên Sơn - DNTN TM Tấn Dung

Khu 8, TTNT Liên Sơn

03 bể

25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

902,6

Cấp III

117

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 25 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Tổ 10, TTNT Liên Sơn

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

594

Cấp III

118

CHXD Nậm Búng - Công ty TNHH Trường Thành

Thôn Nậm Cưởm, xã Nậm Búng

03 bể

28m3/01 bể x 02 bể

84

5.574

Cấp III

119

CHXD Tú Lệ - HTX Đoàn Kết

Thôn Bản Mạ, xã Tú Lệ

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

1.000

Cấp III

120

CHXD Sử Duyến - DNTN Sử Duyến

Thôn Thanh Bồng, xã Đại Lịch

03 bể

30m3/01 bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

45

700

Cấp III

121

CHXD Đắc Thiên 2 - Cty TNHH XD Đắc Thiên

Thôn Bản Van, xã Gia Hội

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

458,3

Cấp III

VIII

Huyện Trạm Tấu: 1 CH

122

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 31 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Tổ 1, thị trấn Trạm Tấu

02 bể

25m3/01 bể x 02 bể

50

781

Cấp III

IX

Huyện MCC: 5 CH

123

CHXD La Pán Tẩn - Cty TNHH Hồng Hoan

Bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn

03 bể

10m3/01 bể x 03 bể

30

700

Cấp III

124

CHXD Petrolimex - CH 36- Công ty xăng dầu Yên Bái

Tổ 4, thị trấn Mù Cang Chải

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

1.106

Cấp III

125

CHXD Petrolimex - Cửa hàng 24 - Công ty xăng dầu Yên Bái

Tổ 1, Thị trấn Mù Cang Chải

03 bể

25m3/01 bể x 03 bể

75

700

Cấp III

126

CHXD Tinh Minh cơ sở 2 - Công ty TNHH Tinh Minh

Xã Nậm Khắt

03 bể

15m3/01 bể x 03 bể

45

1.700

Cấp III

127

CHXD Tinh Minh - Cty TNHH Tinh Minh

Thị tứ Khao Mang, xã Khao Mang

02 bể

15m3/01 bể x 02 bể

30

467

Cấp III

TỔNG CỘNG

8.035

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 108/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu108/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/04/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật12 tháng trước
(08/05/2023)
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 108/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 108/KH-UBND 2023 ứng phó sự cố tràn dầu Yên Bái


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 108/KH-UBND 2023 ứng phó sự cố tràn dầu Yên Bái
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu108/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Yên Bái
                Người kýNguyễn Thế Phước
                Ngày ban hành26/04/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật12 tháng trước
                (08/05/2023)

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 108/KH-UBND 2023 ứng phó sự cố tràn dầu Yên Bái

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 108/KH-UBND 2023 ứng phó sự cố tràn dầu Yên Bái

                            • 26/04/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực