Văn bản khác 124/KH-UBND

Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Nội dung toàn văn Kế hoạch 124/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững Kiên Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 124/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 25 tháng 07 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Triển khai kịp thời Kế hoạch hành động tỉnh Kiên Giang thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

- Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức đoàn thể và các bên liên quan khác trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Yêu cầu

- Quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thống nhất hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp từ tỉnh đến các đơn vị trong tỉnh để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo sự thống nhất, điều hành tập trung của UBND các cấp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững, bảo đảm cho tỉnh Kiên Giang phát triển hài hòa giữa ngắn hạn với dài hạn, bao trùm và bền vững, giàu hơn về mặt kinh tế, đẹp hơn về mặt xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng mọi thành quả của phát triển; góp phần cùng cả nước xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.

2. Các mục tiêu chung phát triển bền vững đến năm 2030

- Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

- Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

- Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

- Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

- Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

- Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

- Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

- Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

- Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

- Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

- Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

- Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững.

- Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.

- Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp.

- Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

3. Các mc tiêu cthể

Các mục tiêu phát triển bền vững của Kiên Giang bao gồm 110 mục tiêu cụ thể (có phụ lục đính kèm), tương ứng với 17 mục tiêu của Kế hoạch hành động Quốc gia 2030 đã được phê chuẩn tại Quyết định số 622/QĐ-TTg , trong đó:

- Mục tiêu 1: có 4 mục tiêu cụ thể, từ 1.1-1.4

- Mục tiêu 2: có 4 mục tiêu cụ thể, từ 2.1-2.4

- Mục tiêu 3: có 9 mục tiêu cụ thể, từ 3.1-3.9

- Mục tiêu 4: có 8 mục tiêu cụ thể, từ 4.1-4.8

- Mục tiêu 5: có 8 mục tiêu cụ thể, từ 5.1-5.8

- Mục tiêu 6: có 6 mục tiêu cụ thể, từ 6.1-6.6

- Mục tiêu 7: có 4 mục tiêu cụ thể, từ 7.1-7.4

- Mục tiêu 8: có 10 mục tiêu cụ thể, từ 8.1-8.10

- Mục tiêu 9: có 5 mục tiêu cụ thể, từ 9.1-9.5

- Mục tiêu 10: có 5 mục tiêu cụ thể, từ 10.1-10.4, 10.6

- Mục tiêu 11: có 9 mục tiêu cụ thể, từ 11.1-11.9

- Mục tiêu 12: có 8 mục tiêu cụ thể, từ 12.1-12.8

- Mục tiêu 13: có 3 mục tiêu cụ thể, từ 13.1-13.3

- Mục tiêu 14: có 6 mục tiêu cụ thể, từ 14.1-14.6

- Mục tiêu 15: có 8 mục tiêu cụ thể, từ 15.1-15.8

- Mục tiêu 16: có 9 mục tiêu cụ thể, từ 16.1-16.9

- Mục tiêu 17: có 4 mục tiêu cụ thể, từ 17.2- 17.5

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chủ yếu

1.1. Các nhiệm vụ chủ yếu thực hiện trong giai đoạn 2017-2020

(1). Đối với Nghquyết đại hội tỉnh Đảng bộ, các quy hoạch, kế hoạch xây dựng mới

- Quan điểm và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Kế hoạch hành động phải được chú trọng, xem xét, cân nhắc ngay từ khi hình thành ý tưởng, định hướng phát triển và quán triệt xuyên suốt trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành/lĩnh vực.

- Lựa chọn các chỉ tiêu giám sát, đánh giá mục tiêu chương trình nghị sự 2030 đã được ban hành để đưa vào Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành/lĩnh vực đang xây dựng:

+ Đối với Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh: Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá mục tiêu chương trình nghị sự 2030 tỉnh đã được ban hành phải được đưa vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường của Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ, quy hoạch, kế hoạch;

+ Đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực: Lựa chọn các chỉ tiêu giám sát, đánh giá mục tiêu chương trình nghị sự 2030 tỉnh đã được ban hành phù hợp với ngành/lĩnh vực để đưa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.

+ Trường hợp trong bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá mục tiêu chương trình nghị sự 2030 tỉnh đã được ban hành không có chỉ tiêu liên quan đến ngành/lĩnh vực, cần xác định các chỉ tiêu phát triển bền vững đặc thù của ngành/lĩnh vực trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững để đưa vào hệ thống các chỉ tiêu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.

(2). Đối với Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành/lĩnh vực đã ban hành:

- Trong quá trình triển khai thực hiện, cần rà soát, đánh giá tính bền vững của các định hướng phát triển kinh tế - xã hội để đề xuất những điều chỉnh, bổ sung cần thiết.

- Khi rà soát cần tiến hành đánh giá tính bền vững của các quy hoạch, kế hoạch trong mối tương quan với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu của Kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 đã được ban hành;

- Nghiên cứu các nội dung của Kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 đã được ban hành để điều chỉnh các quan điểm, mục tiêu, nội dung của quy hoạch, kế hoạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững;

- Bổ sung các chỉ tiêu giám sát, đánh giá của Kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 tỉnh phù hợp vào các quy hoạch, kế hoạch:

+ Đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Bổ sung các chỉ tiêu giám sát, đánh giá của Kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 tỉnh chưa có trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường của quy hoạch, kế hoạch;

+ Đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực: Lựa chọn chỉ tiêu phù hợp của Kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 tỉnh để bổ sung vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.

+ Trong trường hợp chỉ tiêu giám sát, đánh giá mục tiêu chương trình nghị sự 2030 tỉnh đã được ban hành không có chỉ tiêu liên quan đến ngành/lĩnh vực, cần xác định các chỉ tiêu phát triển bền vững đặc thù của ngành/lĩnh vực trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững để đưa vào hệ thống các chỉ tiêu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.

(3). Thực hiện thu thập thông tin dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Bồi dưỡng, tăng cường năng lực cán bộ làm công tác thống kê ngành và lĩnh vực để đảm bảo việc giám sát, đánh giá, báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững hiệu quả.

(4). Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về các mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với sự phát triển chung của tỉnh.

1.2. Các nhiệm vụ chủ yếu thực hiện trong giai đoạn 2021-2030

(1). Tiếp tục thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch hành động để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

(2). Tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tập trung nguồn lực nhằm giải quyết những vướng mắc, các lĩnh vực gặp khó khăn trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động.

(3). Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ở mọi lĩnh vực đphục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh theo các mục tiêu phát triển bền vững, chú trọng đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách.

(4). Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ để thực hiện các mục tiêu phát triển bn vững. Chú trọng phát triển công nghệ môi trường, công nghệ sạch, công nghệ năng lượng mới.

(5). Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu các mục tiêu phát triển bền vững, thu thập thông tin dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững; công khai thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để chia sẻ với các bên liên quan nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác hoạch định các chính sách của tỉnh.

(6). Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác giám sát, đánh giá báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bn vững.

1.3. Các nhiệm vụ cụ thể: (Phụ lục I và II đính kèm)

(1). Nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và nhân dân về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững.

(2). Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

(3). Tăng cường vai trò của Đoàn đại biểu quốc hội địa phương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát thực hiện và phản biện xã hội trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

(4). Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp, giữa tỉnh và trung ương trong triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để bảo đảm tính tích hợp và lồng ghép của các mục tiêu.

(5). Tăng cường công tác đối ngoại và xúc tiến đầu tư; tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

(6). Các sở, các ngành trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp vào kế hoạch phát triển ngành, địa phương hàng năm; xây dựng các chương trình, đề án, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh đến năm 2030.

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tiễn của ngành, lĩnh vực quản lý, các sở, ban ngành trong tỉnh cần kịp thời nghiên cứu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao cho đơn vị tại phụ lục I đính kèm theo Kế hoạch này.

(7) Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động của tỉnh thực hiện Quyết định 622 (Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững). Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ từng bước đưa nội dung giáo dục phát triển bền vững, các mục tiêu phát triển bền vững vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo các cấp trên địa bàn tỉnh.

(8). Kịp thời cập nhật, thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 theo lộ trình của Tỉnh được giao cho đơn vị tại phụ lục I đính kèm theo Kế hoạch này. Tăng cường năng lực cho cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác thống kê của các Sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện, lồng ghép, giám sát, đánh giá, báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững.

(9). Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; các chính sách, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Lồng ghép đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh vào nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, các quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021 - 2030.

(10). Phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh theo các mục tiêu phát triển bền vững ở mọi lĩnh vực, chú trọng đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ hoạch định chính sách.

(11). Giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững:

- Chậm nhất ngày 30/11 hàng năm, các sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện xây dựng Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Chính phủ.

- Đến năm 2020, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2017-2020 Kế hoạch hành động thực hiện Kế hoạch quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của tỉnh.

- Đến năm 2025, đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2021-2030 kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Đến năm 2030, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và chuẩn bị xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ tiếp theo.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Tuyên truyền

- Mục đích: Nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và nhân dân về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững.

- Nội dung, chủ thể và phương tiện tuyên truyền:

(1) Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

(2) Xây dựng các chuyên đề giáo dục, chương trình phát thanh truyền hình về phát triển bền vững, định kỳ phát sóng trên phương tiện thông tin đại chúng và lồng ghép vào các chương trình giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức quản lý các cấp; đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá và nhân rộng các mô hình điển hình của doanh nghiệp, khu dân cư và cá nhân có đóng góp tích cực cho phát triển bền vững.

(3) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp, giữa tỉnh và trung ương trong triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để bảo đảm tính tích hợp và lồng ghép của các mục tiêu.

(4) Tăng cường vai trò của ĐĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể trong việc giám sát thực hiện và phản biện xã hội trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

2.2. Lồng ghép mục tiêu cụ thể phát triển bền vững vào quy hoạch và kế hoạch

Thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững đối với các ngành, lĩnh vực là lồng ghép/đưa các cân nhắc môi trường hoặc chỉ tiêu PTBV vào các bước của quá trình quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, sau đó là giám sát, đánh giá thực hiện. Trên thực tiễn lồng ghép là việc thay mục tiêu chưa có hệ thống bằng mục tiêu cụ thể của Quyết định 622/QĐ-TTg .

2.3. Huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của tỉnh cho phát triển bền vững. Trong số các nguồn lực thì quan trọng nhất là huy động được sức mạnh của toàn dân. Thứ hai là huy động vốn đầu tư.

Đhuy động được toàn dân thì công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, tiếp đến cần minh bạch, cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo hướng Chính phủ kiến tạo, đồng thời phải hoàn thiện các cơ chế chính sách.

Để huy động vốn đầu tư cần:

- Huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách. Khai thác các nguồn vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ.

- Tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh xây dựng các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, điện lưới, kết cấu hạ tầng xã hội khác.

- Đối với vốn của doanh nghiệp và của dân. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

- Xúc tiến đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Tỉnh đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Phối hợp với các Bộ ngành, tỉnh thành (Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội...) xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và quy chế thực hiện. Đồng thời cần đảm bảo tính minh bạch, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới. Tiếp tục cải tiến và công khai hoá các quy trình, thủ tục hành chính để đơn giản hóa thủ tục đầu tư.

2.4. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng cứng

Tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các ngành và lĩnh vực đáp ứng yêu cầu cho phát triển bền vững. Nhất là xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng-Tập trung các dự án hạ tầng đô thị: Nâng cấp lên hạng đô thị. Chú trọng xây dựng đô thị tỉnh lỵ, đô thị chuyên ngành theo hướng xanh, sạch đẹp, cảnh quan sông nước, đô thị thông minh. Tập trung các dự án thích ứng biến đổi khí hậu - nước biển dâng và phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Dự án phát triển nông thôn tổng hợp nhằm tăng sinh kế, cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu - nước biển dâng; đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp vùng Tứ giác Long xuyên; đầu tư mở rộng hệ thống thủy lợi, đê biển kiểm soát mặn, cấp nước ngọt (các hồ chứa nước).

2.5. Nâng cao chất lượng nhân lực

Đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục nghề nghiệp là nội dung quan trọng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Gồm các hoạt động như đào tạo và phát triển nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cho phát triển bền vững. Đnâng cao được chất lượng nhân lực cần sự hợp tác của người dạy, người học và người sử dụng.

Về người dạy, cần có kế hoạch và đầu tư phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, nhất là nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn; đầu tư trường nghề chất lượng cao; tăng cường đào tạo nghề cho lao động phổ thông đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là phục vụ các khu cụm công nghiệp, khu du lịch; gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động.

Về người học cần nâng cao trách nhiệm đối với chính bản thân mình. Đi học không chỉ vì bằng cấp thuần túy, mà đi học để nâng cao nhận thức và nghề nghiệp.

Về người sử dụng, cần có chính sách thu hút lao động chất lượng cao, có trình độ đại học, sau đại học, chuyên môn sâu ở các lĩnh vực quan trọng, mũi nhọn như nông nghiệp, thủy sản, kinh tế biển, công nghiệp chế biến, du lịch, y tế, giáo dục.

2.6. Hoàn thin thể chế

Nâng cao chất lượng tham mưu, xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch hành động và cơ chế, chính sách trên địa bàn tỉnh. Từng bước hoàn thiện các quy định, thực hiện các chế tài minh bạch và tuân thủ, tổ chức gọn nhẹ rõ người rõ việc.

2.7. Áp dụng khoa học kỹ thuật

Gồm các hoạt động nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; Hiện đại hóa hệ thống thông tin điện tử; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng điều hành và chất lượng thực thi công vụ của bộ máy chính quyền các cấp; Đa dạng hóa các loại hình xúc tiến đầu tư.

2.8. Liên kết vùng

Với vị thế địa chính trị quan trọng, Kiên Giang là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Tây đng bng sông Cửu Long và phía Tây của các tỉnh vùng Đông nam bộ. Nên tỉnh có điều kiện liên kết với các tỉnh trong vùng để phát triển bền vững.

a. Tăng cường hợp tác liên tỉnh

Tỉnh Kiên Giang phối hợp với các Bộ ngành Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong Quyết định 622. Sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tránh đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp, xác lập sự cân đối giữa cung và cầu, nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo môi trường sinh thái là giải pháp cần thiết trong thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 622 của Chính phủ.

Đthực hiện những hợp tác và phối hợp nêu trên, cần xây dựng và thực hiện các cơ chế phối hợp dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích, hợp tác giữa tỉnh với các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng theo hướng rõ lĩnh vực, rõ việc, tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Trong đó xác định mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và có tổ chức giám sát thực hiện chương trình hợp tác giữa tỉnh với các tỉnh, ngành ở Trung ương.

Với mục đích liên kết vùng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, trách nhiệm và bình đẳng; góp phần khẳng định vai trò, vị trí của vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Xây dựng chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Các tỉnh chia sẻ thông tin với nhau, trong đó tập trung vào các thông tin cơ chế chính sách, dự báo thị trường, tiến bộ công nghệ, các dự án có quy mô lớn, các chỉ tiêu về xã hội và môi trường, thông tin về công tác quy hoạch/điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.

Hợp tác, liên kết phát triển giữa Kiên Giang và các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở vừa kinh doanh, vừa hỗ trợ hợp tác; kết hợp hài hoà lợi ích của mỗi địa phương; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hình thành các hành lang kinh tế; phối hợp bảo vệ môi trường, kinh tế biển, công nghiệp chế biến, các khu, cụm công nghiệp; phát triển du lịch, dịch vụ; nông nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và các lĩnh vực xã hội.

Phối hợp với các địa phương trong vùng đối với các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch. Giới thiệu sản phẩm, liên doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp như khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, hợp tác trong xây dựng các nhà máy điện mặt trời...

b. Đối với thị trường ngoài nước

- Tăng cường mối quan hệ với Đại sứ quán nước ta tại các nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện nghiên cứu thị trường nước ngoài, giới thiệu sản phẩm sạch, quy trình sạch, liên doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các công ty nước ngoài, nhất là khai thác tài nguyên mà tỉnh có lợi thế, cụ thể như hợp tác trong quy hoạch đô thị xanh, phát triển điện mặt trời, chế biến thủy hải sản.

- Với mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tìm thị trường mới, tỉnh xem xét thành lập văn phòng đại diện tại các thành phố lớn trong nước và tại một số nước có quan hệ ngoại thương để làm đầu mối giao dịch thương mại cho các doanh nghiệp.

- Tiếp tục tuyên truyền phổ biến về Chương trình nghị sự phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế đối với cán bộ, công nhân viên chức trong ngành, doanh nghiệp, thương nhân và các thành phần kinh tế để nhận thức rõ Chương trình nghị sự 2030 và các hiệp định thương mại, ưu đãi thuế quan, các thỏa thuận hợp tác kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước có chung biên giới đặc biệt là với các tỉnh của Campuchia; tổ chức các hội thảo, hội nghị, hội đàm xúc tiến về bảo tồn, chất thải, bảo đảm môi trường trong sạch, ký kết hợp tác bảo vệ môi trường định kỳ theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang với đơn vị tương ứng của Campuchia.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu. Tập trung đầu tư phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như xi măng, và một số mặt hàng chế biến thủy hải sản.

- Tăng cường các mới quan hệ hữu nghị, phối hợp điều hành hoạt động buôn bán biên mậu và giới thiệu chế độ chính sách đầu tư phát triển.

- Tăng cường công tác đối ngoại và xúc tiến đầu tư; tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm thực hiện

a. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động này.

b. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Sở, ban, ngành, địa phương; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, bao gồm cả các nguồn lực txã hội, khu vực tư nhân, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn quốc tế khác; tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn lực ưu tiên cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện Kế hoạch hành động này.

c. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.

d. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chịu trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển bền vững, Kế hoạch hành động và tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

đ. Cục Thống kê tỉnh căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của quốc gia, tham mưu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của tỉnh; phục vụ giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

e. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện:

- Tăng cường thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; thu hút các nhà đầu tư đến tìm hiểu về môi trường đầu tư.

- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư và thị trường, triển khai dự án nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tổ chức lớp tập huấn về nâng cao kỹ năng xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho cán bộ và doanh nghiệp.

g. Các sở còn lại, ban, ngành cấp tỉnh:

- Xây dựng các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân tham gia đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thuộc ngành, lĩnh vực mình theo dõi.

- Chủ động tham gia phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công.

- Lồng ghép và triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm của ngành, lĩnh vực mình.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của tỉnh theo lĩnh vực được phân công.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức về phát triển bền vững và Kế hoạch hành động.

- Giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững được phân công chủ trì và phối hợp; xây dựng báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững được phân công chủ trì gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

h. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh chủ động tham gia triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bn vững và Kế hoạch hành động trong phạm vi chức năng, tôn chỉ hoạt động của mình và theo sự phân công trong Kế hoạch hành động; báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hành động gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

i. UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền đến các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư về phát triển bền vững; chủ động phối hợp thực hiện với các đơn vị được giao chủ trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển bền vững.

k. Dự thảo chi tiết nội dung các nhiệm vụ để thực hiện, phân công các sở, ban, ngành chủ trì thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể trong phụ lục I, đính kèm theo.

l. Phân công các sở, ban, ngành chủ trì thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể (theo phụ lục đính kèm):

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì các mục tiêu: 1.1, 1.2, 4.3.a, 4.4, 4.5b, 5.1, 5.2, 5.4, 5.7d, 8.2d, 8.3, 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 10.1, 10.3, 16.2a;

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì các mục tiêu: 3.8a, 6.4b, 6.5, 6.6, 12.2a 12.4.b, 12.5.a, 13.1, 13.3.a, 14.1, 14.3, 15.5, 15.8;

- Sở Y tế chủ trì các mục tiêu: 2.1.a, 2.2, 3.1, 3.2, 3.3a, 3.4, 3.6, 3.7, 3.8c, 3.9, 5.6, 16.6a;

- Sở Công Thương chủ trì các mục tiêu: 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 8.1, 8.2c, 8.4, 9.2, 9.3b, 12.1, 12.2b 12.3.b, 12.4.a, 17.2;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì các mục tiêu: 1.4, 2.1.b, 2.3, 2.4, 6.1.b, 6.3b, 8.2đ, 11.5, 11.9, 12.3.a, 13.3c, 14.2, 14.4, 14.5, 14,6, 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.7;

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì các mục tiêu: 4.1, 4.2, 4.3.b, 4.5a, 4.6, 4.7, 4.8, 13.3.b;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì các mục tiêu: 8.1, 8.2a, 11.8, 12.6, 13.2.a, 17.3, 17.4, 17.5;

- Sở Tài chính chủ trì các mục tiêu: 6.1.c, 10.4, 12.7.a;

- Sở Giao thông vận tải chủ trì các mục tiêu: 9.1, 11.2, 13.2.b;

- Sở Xây dựng chủ trì các mục tiêu: 6.1.a, 6.2, 6.3a, 6.4a, 11.1, 11.3, 11.6, 11.7, 12.5.b;

- Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì các mục tiêu: 3.3b, 11.4;

- Sở Du lịch chủ trì các mục tiêu: 8.9;

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì các mục tiêu: 5.8, 9.5; 12.8, 16.9;

- Sở Tư pháp chủ trì các mục tiêu: 1.3, 5.3, 5.7a, 16.3, 16.6b, 16.8;

- Công an tỉnh chủ trì các mục tiêu: 3.5.b, 10.6, 16.1, 16.2b, 16.4;

- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì mục tiêu: 8.2b, 9.4, 15.6;

- Sở Nội vụ chủ trì các mục tiêu: 10.2, 16.5.b;

- Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì các mục tiêu: 6.3c;

- Thanh tra tỉnh chủ trì các mục tiêu: 16.5.a;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì các mục tiêu: 5.7.c;

- Ban an toàn giao thông tỉnh chủ trì các mục tiêu: 3.5a;

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì các mục tiêu: 5.7b;

- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chủ trì các mục tiêu: 8.10, 9.3a;

- Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì các mục tiêu: 1.3b, 3.8b, 5.5, 16.5c, 16.7a, 16.7c;

- Đnghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì các mục tiêu: 16.7b.

Chi tiết nội dung các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu cụ thể được nêu tại phụ lục I ban hành kèm theo Kế hoạch.

2. Giám sát, đánh giá, báo cáo.

UBND tỉnh tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch, nội dung giám sát bao gồm:

a. Giám sát, đánh giá việc lồng ghép các quan điểm, mục tiêu, nội dung kế hoạch vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành/lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

b. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu đã được ban hành trong kế hoạch.

c. Các chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện mục tiêu chương trình nghị sự 2030 tnh (theo phụ lục đính kèm).

3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

a. Kinh phí thực hiện kế hoạch được sử dụng từ ngân sách nhà nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, bố trí hàng năm từ nguồn chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp, đồng thời được sử dụng từ các nguồn huy động khác, bao gồm: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ chức quốc tế song phương và đa phương, các tổ chức phi Chính phủ; nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Tỉnh Kiên Giang chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật đthực hiện.

b. Căn cứ nhiệm vụ được giao, tỉnh xây dựng dự toán chi thực hiện kế hoạch hành động, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để xem xét, tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

c. Các nhiệm vụ được sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước theo Thông tư số 02/2013/TT-BKHĐT ngày 07/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và các văn bản khác có liên quan.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thy cn thiết bổ sung, điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch hành động, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, CVNC;
- Lưu: VT, btkien.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Phạm Vũ Hồng

 

PHỤ LỤC I

CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
(ban hành kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 25/07/2018)

Nhiệm vụ

Phân công trách nhiệm

Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi (trên địa bàn tỉnh Kiên Giang).

(1) Mục tiêu 1.1 (mc tiêu ưu tiên (MTƯT)): Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1,25 đô la Mỹ sức mua tương đương (giá 2005)/ngày; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia.

- Hướng dẫn các cấp, các ngành đưa các chỉ tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội vào nghị quyết của cấp ủy các cấp, kế hoạch của ngành, đoàn thể, địa phương.

- Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển. Phấn đấu, giảm tỷ lệ hộ nghèo xã đặc biệt khó khăn 2%/năm. Khảo sát và tập trung hỗ trợ hoạt động cải thiện sinh kế, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho từng hộ.

- Giải quyết việc làm từ 35.000 - 40.000 lượt lao động/năm (Nghị quyết số: 158/2015/NQ-HĐND ngày 9/12/2015), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Giám sát mọi nguồn lực đầu tư vào các chương trình và chính sách xóa nghèo.

- Ưu tiên đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt.

- Xây dựng và cập nhật thông tin đy đủ, kịp thời vào hệ thng dữ liệu theo dõi giảm nghèo đa chiều của Tỉnh.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Ban Dân tộc, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.

(2) Mc tiêu 1.2 (MTƯT): Triển khai các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương.

- Tiếp tục vận động sự trợ giúp của xã hội cho các đối tượng yếu thế, phát động phong trào hội viên các đoàn thể thi đua thoát nghèo, vươn lên khá giàu.

- Huy động các doanh nghiệp đóng góp cho hệ thống an sinh xã hội

- Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2011 - 2020.

- Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội và các đối tượng dễ bị tổn thương.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ban Dân tộc, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(3) Mục tiêu 1.3 (mục tiêu khuyến khích (MTKK)): Đến năm 2020, bảo đảm tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tổn thương, có quyền ngang nhau đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới và dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô.

a.

- Tuyên truyền về quyền bình đẳng của mọi người dân, nhất là đối tượng nữ, người nghèo, người dễ bị tổn thương, đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của mọi người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

b.

- Tuyên truyền về quyền bình đẳng của người dân trong tiếp cận đối với nguồn lực kinh tế và các dịch vụ cơ bản, quyn sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác theo quy định của Hiến pháp.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông vào tuyên truyền; Tăng cường giám sát các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, cộng đồng về thực thi pháp luật và xử lý vi phạm có liên quan.

Chủ trì: y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang

Phối hợp: Sở Thông tin và truyền thông; các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các đơn vị liên quan

(4) Mục tiêu 1.4 (MTƯT): Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đồng thời giảm rủi ro và tổn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sc và thảm họa về môi trường, kinh tế, xã hội.

Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định của trung ương về ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời rà soát tham mưu cấp có thm quyền bổ sung, hoàn thiện các chính sách của địa phương nhằm tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và người dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đy phát triển nông nghiệp bền vững

(5) Mục tiêu 2.1 (MTƯT): Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm.

a.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho tổ chức, cá nhân về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, nâng cao năng lực cán bộ y tế tư vấn dinh dưỡng tại nhà và tại cơ sở y tế.

- Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP, công bố hợp quy.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

b.

 

- Thực hiện Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 16/02/2017 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng các dự án ưu tiên phát triển ngành trồng trọt và ngành thủy sản ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phối hợp: Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(6) Mục tiêu 2.2 (MTƯT): Đến năm 2030 giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về dinh dưỡng đối với bà mẹ, trẻ em thông qua hệ thống giáo dục phổ thông y tế, thông tin truyền thông.

- Hướng dẫn, tư vấn người cao tuổi về chế độ dinh dưỡng, tập thể dục dưỡng sinh, sinh hoạt đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe và thể chất.

- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, nhất là chính sách dinh dưỡng đối với trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi.

Chủ trì: Sở Y tế.

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(7) Mục tiêu 2.3 (MTKK): Đến năm 2030, tăng gấp 1,7-1,8 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp.

- Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

- Tăng cường triển khai đầy đủ hệ thống các cơ chế, chính sách hỗ trợ các chương trình giống nông nghiệp, chương trình phát trin sản phẩm chủ lực, chương trình ứng dụng khoa học - công nghệ và chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất tt (VietGAP, GlobalGAP.), phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

- Tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với phát triển sản phẩm chủ lực.

- Chọn tạo, sản xuất và cung ứng đủ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao. Phấn đấu lựa chọn được 2-3 giống lúa đặc trưng của tỉnh có năng sut, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu kháng mặn, hạn, chịu ngập.

- Tăng cường hỗ trợ thông tin nông nghiệp và các dịch vụ khuyến nông, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, phát triển công nghệ kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến nhằm tăng cường năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phối hợp: Sở Lao động, Thương binh và xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(8) Mc tiêu 2.4 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chng chịu giúp tăng giá trị sản xuất, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai.

- Tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp về sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Tăng cường đầu tư và trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cho các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả

- Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn do nước bin dâng.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin thị trường và dự báo để kịp thời cung cấp thông tin về cung - cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng khả năng chống chịu.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

Mục tiêu 3: Bảo đm cuộc sng khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người mọi lứa tui

(9) Mục tiêu 3.1 (MTƯT): Đến năm 2030, giảm tỷ stử vong mẹ, tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tử vong trẻ dưới 5 tuổi.

Chỉ tiêu: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống” và “Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe, chú trọng vào truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về lợi ích của việc khám thai định kỳ và sinh đẻ tại cơ sở y tế.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến xã về dự phòng, phát hiện, xử trí tai biến sản khoa và một số bệnh thường gặp ở trẻ em như viêm phổi, tiêu chảy; phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em.

- Tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng. Tăng cường năng lực và các chính sách hỗ trợ phù hợp cho lực lượng cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng.

- Tăng cường mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, bất hợp pháp; triển khai công tác khám sàng lọc trước sinh nhằm hạ thấp tỷ lệ sơ sinh dị tật; đẩy mạnh công tác giám định tử vong mẹ, từng bước triển khai giám định tử vong sơ sinh.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành sản, nhi cho các bệnh viện tuyến huyện.

- Nhân rộng các mô hình can thiệp đã được đánh giá có hiệu quả trong việc giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em của Bộ Y tế (như mô hình “chuyển tuyến dựa vào cộng đồng”, mô hình “chăm sóc bà mẹ - trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế”, mô hình “ngôi nhà an toàn, lớp học an toàn, cộng đồng an toàn cho trẻ em”.

Chủ trì: Sở Y tế.

Phối hợp: Các đơn vị có liên quan

(10) Mục tiêu 3.2 (MTKK): Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chng bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.

- Tổ chức thông tin, giáo dục, tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác tới mọi đối tượng.

- Huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng, người dân, các tổ chức xã hội trong quá trình tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.

- Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa nhiễm HIV/AIDS, lao, sốt rét, và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(11) Mục tiêu 3.3 (MTKK): Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tui do các bệnh không lây nhim thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thn và thchất.

a.

 

- Thực hiện tốt Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10/4/2018 Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó:

+ Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

+ Nâng cao nhận thức của người dân về lối sống an toàn khỏe mạnh để nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các bệnh không lây nhiễm.

+ Triển khai chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Thực hiện tốt kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 02/02/2017 về phát triển ngành dược trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

b.

 

- Thực hiện tốt Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10/4/2018 Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó:

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại;

- Tăng cường hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên của người dân để phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

- Rà soát, tích hợp quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Kiên Giang đến năm 2030; đề án phát triển thể dục, thể thao trường học đến năm 2030 vào quy hoạch tỉnh.

Chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao

Phối hợp: Các sở, ban, ngành; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

(12) Mục tiêu 3.4 (MTƯT): Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ ung có cồn ở mức gây hại.

- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống việc lạm dụng các chất gây nghiện và việc sử dụng các đồ uống có cồn gây hại.

- Xây dựng và thực hiện Chương trình, kế hoạch phòng chống và điều trị việc lạm dụng các chất gây nghiện (kể cả ma túy) và sử dụng đồ uống có cồn gây hại giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(13) Mục tiêu 3.5 (MTƯT): Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kim chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương.

a.

 

- Tăng cường công tác quản lý các công trình giao thông theo phân cấp, kiểm tra tải trọng và việc chấp hành các quy định điều kiện kinh doanh vận tải;

- Huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông.

- Phát triển mạnh mạng lưới giao thông công cộng;

- Tăng cường duy tu, sửa chữa, quản lý các tuyến đường và biển báo hiệu giao thông.

- Lắp đặt hệ thống camera trên các đường phố chính tại các đô thị của tỉnh.

Chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh

Phối hợp: Sở Giao thông Vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Kiên Giang, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố

b.

 

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đi đối với xử lý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông nhằm kiềm chế, từng bước giảm số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ giai đoạn 2016 - 2020.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh -Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(14) Mục tiêu 3.6 (MTKK): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình của tỉnh có liên quan.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giới trẻ, tiến tới giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên. Kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số; tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại trong công tác tuyên truyền.

- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình.

- Nâng cao trình độ của cán bộ y tế xã;

- Nâng cao vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện chính sách, pháp luật.

- Tư vấn và có chính sách giảm mạnh tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh để đạt được tỷ lệ phụ nữ được ít nhất 4 lần chăm sóc sức khỏe trước sinh.

- Xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi, tích cực thực hiện biệt phái bác sỹ giỏi về vùng sâu, xa; nâng cao chất lượng của các mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Xây dựng lộ trình nghiên cứu mrộng đối tượng thụ hưởng chế độ thai sản đối với phụ nữ nông thôn khi sinh con đúng chính sách dân số.

- Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục; tăng cường hỗ trợ cho tuyến xã bằng nhiều hình thức, đặc biệt ở những vùng khó khăn;

- Lồng ghép nội dung về sức khỏe sinh sản vào các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(15) Mục tiêu 3.7 (MTƯT): Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế và huy động sự tham gia của người dân trong việc mua bảo hiểm y tế

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm bảo đảm tăng đáng kể khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả.

- Tăng cường công tác quản lý giá thuc, công khai, minh bạch trong công tác đu thầu thuốc. Quản lý chặt chẽ quy chế kê đơn, bán thuốc tại các quầy thuốc, nhất là các quầy thuốc tư nhân, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

- Tăng đáng kể nguồn tài chính cho y tế và đảm bảo nguồn nhân lực y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

- Xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ tỉnh đến cơ sở.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(16) Mục tiêu 3.8 (MTKK): Đến năm 2030, giảm đáng ksố ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất

a.

- Thực hiện các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, kiểm soát việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và quy định của pháp luật về kiểm soát xả thải các hóa chất độc hại gây ô nhiễm không khí, đất và nước.

- Hỗ trợ phát triển các mô hình thu gom, xử lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại;

- Tăng cường thực thi pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

- Điều tra phân vùng xả thải phục vụ áp dụng quy chuẩn kthuật quốc gia về môi trường trên địa bàn.

- Xây dựng mô hình xử lý nước thải cho loại hình chế biến thực phẩm quy mô hộ gia đình.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b

 

Tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội, cộng đồng trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang

Phối hợp: các đơn vị có liên quan

c.

- Tăng cường công tác truyền thông về nguy cơ và hướng dẫn tư vấn phòng tránh nhiễm độc do ô nhiễm hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, nước và đất.

- Nâng cao năng lực giám sát ô nhiễm hóa chất độc hại.

- Xây dựng đề án giảm tác động của ô nhiễm hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, nước và đất tới sức khỏe con người giai đoạn 2021 - 2030.

- Phân tích tác động của hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(17) Mục tiêu 3.9 (MTKK): Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020.

- Triển khai thực hiện tốt các chính sách về phòng chống tác hại của thuốc lá, văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuc lá.

- Kiểm soát hoạt động kinh doanh thuốc lá và tăng cường thực hiện các biện pháp về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

(18) Mục tiêu 4.1 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các em gái và trai đều hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng.

- Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở và tăng cường công tác quản lý chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

- Thực hiện tốt chính sách về miễn, giảm học phí cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; huy động và hỗ trợ người dân đưa con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tiếp tục rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường mầm non, phổ thông phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Đảm bảo ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội.

- Thực hiện hiệu quả giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật.

- Gia đình có trách nhiệm chăm lo cho con em của mình được hoàn thành việc học tiểu học và trung học cơ sở.

- Vận động các gia đình có trách nhiệm chăm lo cho con em của mình được hoàn thành việc học tiểu học và trung học cơ sở.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(19) Mục tiêu 4.2 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các bé gái và bé trai được tiếp cận với sự phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cp tiểu học.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số, hộ nghèo về sự cần thiết đối với phát triển toàn diện sức khỏe và trí tuệ của trẻ từ giai đoạn trẻ thơ.

- Thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 (Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/06/2016).

- Xây dựng cơ chế, chính sách tuyển dụng giáo viên các cấp phù hợp, tránh thừa, thiếu cục bộ;

- Phối hợp với các trường sư phạm có kế hoạch linh hoạt về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng bảo đảm đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới.

- Đẩy mạnh xã hội hóa và phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non; Huy động các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống nhà trẻ, trường mầm non.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Đài Phát thanh Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(20) Mục tiêu 4.3 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam và nữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chất lượng và trong khả năng chi trả.

Chỉ tiêu: Phn đu tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 52% % năm 2015 lên 67% và 80% vào các năm 2020 và 2030.

a.

- Tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ, bảo đảm tất cả nam và nữ thanh niên và người trưởng thành, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học theo nhu cầu.

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn nâng cao chất lượng thông qua đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng gắn với thị trường lao động, định hướng phát triển nguồn nhân lực, kinh tế -xã hội của tỉnh và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học trong khu vực và thế giới

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

- Thực hiện hiệu quả Luật Giáo dục nghề nghiệp và Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, bảo đảm tất cả nam và nữ thanh niên và người trưởng thành có nhu cầu đều có thể tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp phù hợp.

- Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội và đóng góp của doanh nghiệp đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, của cộng đồng và xã hội.

- Nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở này theo hưng gn với thị trường lao động. Tổng kết, đánh giá, nâng cao hiệu quả các mô hình đào tạo như liên kết Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, mô hình tự chủ kinh phí trong hoạt động đào tạo nghề - giới thiệu việc làm cho lao đng, mô hình dạy nghề trong doanh nghiệp.

- Tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo, người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, người khuyết tật có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh phối hợp tham gia đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn ngay tại doanh nghiệp.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(21) Mục tiêu 4.4 (MTKK): Đến năm 2030, tăng đáng kể slao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cầu thtrường lao động để có việc làm tốt và làm chủ doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh liên kết và huy động khu vực doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nghề nghiệp nhằm nâng cao thực tiễn và thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội, nhu cầu thị trường lao động của doanh nghiệp.

- Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực và huy động các nguồn vốn cho phát triển đào tạo nhân lực.

- Rà soát quy hoạch, sp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới, hình thành đội ngũ lao động lành nghề.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án đi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đáp ứng nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ngành công thương.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

(22) Mục tiêu 4.5 (MTKK): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề nghiệp cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật, người dân tộc và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương.

a.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo nghề.

- Triển khai, xây dựng và đề xuất các chính sách phù hợp, bảo đảm hỗ trợ những người dễ bị tổn thương có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo.

- Tăng cường, ưu tiên đào tạo nhân lực cho các dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn bằng các hình thức phù hợp (tiếp tục chính sách cử tuyển, lồng ghép đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số trong Đề án đào tạo cán bộ, công chức cấp cơ sở, đào tạo cán bộ y tế cho tuyến xã, các dự án đào tạo của Chương trình xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, đào tạo lao động nông thôn,...).

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

- Tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách và giải pháp phù hợp đảm hỗ trợ những người dễ bị tổn thương có điều kiện tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề.

- Xây dựng các chính sách phù hợp bảo đảm hỗ trợ những người dễ bị tổn thương có điều kiện tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề.

- Mở rộng giáo dục nghề cho các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo và quan tâm giáo dục nghề phù hợp cho những người khuyết tật.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, STài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

(23) Mục tiêu 4.6 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới, biết đọc, viết.

- Tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” của tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” tỉnh Kiên Giang; Đề án phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch triển khai đại trà các mô hình học tập ở các cơ sở giai đoạn 2016 - 2020 và thí điểm mô hình “Cộng đồng học tập cấp xã” trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục củng cố, phát triển mô hình hoạt động của các cơ sở Giáo dục thường xuyên. Giữ vững và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh. Phát triển các trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao xã hoạt động có hiệu quả.

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức xã hội, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(24) Mục tiêu 4.7 (MTKK): Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả những người học được trang bnhững kiến thức và kỹ năng cn thiết đ thúc đy phát triển bền vững.

- Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn nhất là tạo nguồn bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; quan tâm đến việc trang bị kỹ năng đặc biệt là kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch triển khai nhiệm vụ Đề án Ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2025 trên địa bàn.

- Giữ vững kỷ cương nền nếp trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường;

- Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh, giáo dục toàn diện học sinh.

- Tăng cường nội dung có tính thực tiễn, tình huống và sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, có sự tham gia của người học.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội, đoàn thể, các đơn vị có liên quan

(25) Mục tiêu 4.8 (MTKK): Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người.

- Ngành nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.

- Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục, đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới; quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, bảo đm các cơ sở giáo dục xây mới đáp ứng các tiêu chí thân thiện với trẻ em, bao gồm cả trẻ khuyết tật; đng thời sửa chữa, nâng cấp các cơ sở giáo dục đang hoạt động để đáp ứng tiêu chí đề ra.

- Lồng ghép mục tiêu về cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em vào quy hoạch, kế hoạch của ngành giáo dục.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

(26) Mục tiêu 5.1 (MTƯT): Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020 (Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 03/3/2016); Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 26/4/2017).

- Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới (Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020).

- Xây dựng chương trình, kế hoạch truyền thông về vai trò của phụ nữ, bình đẳng giới giai đoạn 2017 - 2030. Đưa nội dung phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới vào chương trình học của tất cả các bậc học.

- Xây dựng, thực hiện Chương trình phòng ngừa, giáo dục và phục hồi cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt; thực hiện chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp.

- Nghiên cứu xây dựng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nâng cao năng lực cho nữ lao động, nữ cán bộ, nữ công chức, nữ viên chức.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: STư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(27) Mục tiêu 5.2 (MTKK): Giảm đáng kmọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác.

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật nhằm ngăn chặn và hạn chế bạo lực xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em, bao gm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác. Xây dựng chương trình truyền thông về phòng, chống bạo lực; phòng, chống mua bán người tại cộng đồng đến năm 2030.

- Vận động xã hội thực hiện phong trào “phòng, chống tội ác xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái”.

- Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch thực hiện Chương trình phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020; thực hiện pháp luật phòng, chống mua bán người; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em theo hướng xử phạt nghiêm minh và mang tính răn đe, có hình phạt kịp thời, nặng đối với các hành vi vi phạm.

- Đưa kiến thức về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác vào chương trình giáo dục tại các cấp học.

- Tăng cường nhiệm vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan công an xử lý các vụ việc bạo lực gia đình.

- Tư vn, hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái giải quyết khó khăn của bản thân, gia đình và những vấn đề liên quan khác vốn là những khía cạnh tiềm ẩn khả năng bị bạo lực, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác.

- Nghiên cứu, xây dựng và vận hành các mô hình “thành phố không bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” (dành cho khu vực đô thị); “làng quê không bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” (dành cho khu vực nông thôn) và “gia đình không bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” (dành cho mọi khu vực).

- Triển khai thực hiện Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: STư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên và các đơn vị có liên quan

(28) Mục tiêu 5.3: (MTƯT) Hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc

- Tăng cường các hoạt động tư vấn, giáo dục tiền hôn nhân; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về tác hại, hậu quả và hệ lụy do tảo hôn và hôn nhân cận huyết gây nên.

- Xây dựng đề án/chương trình giáo dục tuyên truyền về xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm, cưỡng ép kết hôn, cưỡng ép ly hôn cho thời kỳ 2016 - 2030.

- Nghiên cứu, kịp thời triển khai theo các hướng dẫn của trung ương đối với việc vận hành mô hình “người mẹ mẫu mực” dành cho trẻ em gái để xóa bỏ tảo hôn, kết hôn sớm khi chưa đủ khả năng làm mẹ an toàn và bảo đảm tương lai cho con; mô hình “gia đình tôi yêu” dành cho nam, nữ đã thành niên để xóa bỏ hôn nhân ép buộc có nhiều nguy cơ bạo lực.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao (CV 246/SVHTT-GĐ ngày 29/3/2018), Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan

(29) Mục tiêu 5.4 (MTKK): Bảo đảm bình đng trong việc nội trợ và chăm sóc gia đình; Công nhận việc nội trợ và chăm các chăm sóc không được trả phí; tăng cường các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và chính sách bảo trợ xã hội, các dịch vụ hỗ trợ gia đình, chăm sóc trẻ em.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về quyền bình đẳng trong công việc chăm sóc không được trả phí và công việc nhà giữa các thành viên trong gia đình.

- Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò và tầm quan trọng của công việc chăm sóc không được trả phí và công việc nhà; nâng cao nhận thức về bình đẳng chia sẻ trách nhiệm trong từng hộ gia đình.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình cụ thể hóa nguyên tc “Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình” đã được quy định tại Luật Bình đẳng giới để tăng cơ hội gắn bó, hỗ trợ nhau, bảo đảm sức khỏe và thời gian cho các thành viên trong gia đình để cùng tồn tại và phát triển hài hòa.

- Xây dựng và vận hành mô hình “Bàn tay yêu thương của cha” (tăng cường sự tham gia của nam giới trong chia sẻ việc nhà, thúc đẩy, động viên nam giới tham gia các lớp học tiền sản, chăm sóc, nuôi dưỡng con...).

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên và các đơn vị có liên quan

(30) Mục tiêu 5.5 (MTƯT): Đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.

- Truyền thông thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và của toàn xã hội về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong tham chính.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành trong tuyển chọn, đề bạt cán bộ lãnh đạo các cấp theo hướng đảm bảo bình đẳng giới.

- Đưa tiêu chí về công tác cán bộ nữ trong đánh giá, kiểm điểm hàng năm của các cơ quan.

- Phát triển, kết nối mạng lưới cán bộ nữ, giới thiệu cán bộ nữ tiềm năng, tổ chức các hoạt động hướng dẫn kèm cặp giữa cán bộ nữ có kinh nghiệm và cán bộ nữ trẻ.

- Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị tham mưu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo ở tất cả các cấp (sau khi Bộ Nội vụ ban hành Đề án nêu trên).

Đề xuất sửa đổi các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Không phân biệt về độ tuổi giữa nam và nữ trong quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, nghỉ hưu...

- Thúc đẩy các mô hình vườn ươm lãnh đạo nữ trẻ đtạo nguồn lãnh đạo nữ.

Chủ trì: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp Phụ nữ, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban MTTQ Việt nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị có liên quan

(31) Mục tiêu 5.6 (MTKK): Đảm bảo tiếp cận phcập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về dân svà Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Cương trình và Cương lĩnh này.

- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi về việc tự quyết định trong quan hệ tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động của tỉnh Kiên Giang thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và kế hoạch hóa gia đình; tư vấn, giáo dục giới tính trong và ngoài nhà trường cho nam/nữ vị thành niên và thanh niên.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp Phụ nữ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(32) Mục tiêu 5.7 (MTƯT): Đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu scó quyền bình đẳng với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam.

a.

- Tăng cường thực thi chính sách, theo dõi thực hiện chính sách trên thực tế.

- Đ cao vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong quá trình giám sát thực thi luật pháp chính sách.

- Rà soát, kiến nghị cấp có thm quyền điều chỉnh các văn bản QPPL, chính sách hiện hành theo hướng bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực kinh tế.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

Triển khai thực hiện Đề án xóa bỏ bất bình đẳng trong dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025

Chủ trì: Ban Dân tộc

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

c.

 

- Triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025.

- Xây dựng, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn trong việc tiếp cận vốn vay để phát triển kinh tế gia đình và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ phụ nữ làm doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, các loại hình kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết...) của phụ nữ.

Chủ trì: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Phối hợp: Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

d.

 

- Xây dựng các chương trình đào tạo phương thức làm kinh tế cho phụ nữ, chú trọng đào tạo ứng dụng công nghệ cung cấp thông tin (chính sách, pháp luật, công nghệ mới...) như tăng cường thực hiện các Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2015 - 2020, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, gắn với tạo việc làm cho lao động nữ; Thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo có chất lượng, tạo việc làm cho lao động nữ, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, mở ra nhiều cơ hội học tập, việc làm hơn nữa cho phụ nữ. Hội LHPN tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho học viên, khai thác các nguồn vốn trong nước và quốc tế cho chị em vay đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi. [Quyết định 295/QĐ-TTg “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015; Quyết định 1956/QĐ-TTg “Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn đến năm 2020”].

- Đào tạo nghề trình độ cao, đặc biệt 8 lĩnh vực - ngành nghề có khả năng dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN như nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch [Chinhphu.vn, 25/12/2015].

- Đào tạo về đổi mới, sáng tạo; kỹ năng khởi nghiệp, khởi sự và quản lý kinh doanh cho phụ nữ như tháo gỡ khó khăn khi phụ nữ tiếp cận tài chính, đồng thời tuyên truyền để phụ nữ có ham muốn khởi nghiệp hay vốn phi tài chính. Hỗ trợ phụ nữ đổi mới sáng tạo, lựa chọn các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, khi sự kinh doanh khả thi. Duy trì chuyên mục về phụ nữ khởi nghiệp trên trang thông tin điện tử của tỉnh.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Hội Liên hiệp Phụ nữ VN tỉnh; các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.

(33) Mục tiêu 5.8 (MTKK): Nâng cao việc sử dụng các công nghệ thuận lợi, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ. Tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Nâng cao năng lực cho phụ nữ trong tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.

- Từng bước đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị.

- Xây chương trình đào tạo phù hợp với phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số.

- Thúc đẩy các sáng kiến nhằm phát huy tính sáng tạo của các nữ sinh; phổ cập sử dụng tin học tại các trường phổ thông.

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

(34) Mục tiêu 6.1 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

a. Chỉ tiêu: Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% - 95% đến năm 2020 trở đi.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát trin nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước nông thôn.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách cấp nước nông thôn, đảm bảo tất cả mọi người dân được tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và nước sinh hoạt.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách về giá đối với nước sạch và chính sách thuế phù hợp với tài nguyên nước, đảm bảo khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý nước sạch, nước mặn cho người nghèo, người dân tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng ven biển, hải đảo.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b. Chỉ tiêu: Tỷ lệ dân cư nông thôn được nâng cấp nước hợp vệ sinh đạt 95% - 100%, trong đó: dân cư được sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT đạt trên 50% đến năm 2020 trở đi

- Thực hiện đầy đủ các cơ chế chính sách, cơ chế quản lý, đầu tư, hỗ trợ cung ứng dịch vụ nước sạch, nước hợp vệ sinh vùng nông thôn, đảm bảo người dân được tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và và nước sinh hoạt an toàn, hợp vệ sinh.

- Tăng cường quản lý, đầu tư mở rộng, vận hành hiệu quả các trạm cấp nước sạch tập trung và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch nông thôn. Cải thiện chính sách và môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn, chú trọng cơ chế về tài chính, cơ cấu giá thành hợp lý.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

c.

- Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch tại các khu vực đô thị, khu, cụm, tuyến công nghiệp, khu vực nông thôn cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch phù hợp đối với tài nguyên nước, đảm bảo khả năng chi trả cho tt cả mọi người.

Chủ trì: Sở Tài chính

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(35) Mục tiêu 6.2 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tổn thương; chm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 80% shộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Thực hiện xã hội hóa, có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào vệ sinh công cộng.

- Htrợ và tăng cường tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương nhằm cải thiện quản lý vệ sinh. Thúc đẩy cải thiện các điều kiện vệ sinh công cộng phục vụ phụ nữ, trẻ em gái và người khuyết tật.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(36) Mc tiêu 6.3 (MTƯT): Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn.

Chỉ tiêu: Phn đấu tăng tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý từ 0% năm 2015 lên 15%: 25%: 35% vào các năm 2020, 2025 và 2030.

a.

- Lập quy hoạch, từng bước xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các đô thị loại IV trở lên. Gắn quy hoạch chỉnh trang đô thị, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung với kế hoạch, chương trình, dự án cải tạo, phục hồi các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư.

- Thực hiện lộ trình, quy định về giá dịch vụ thoát nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đảm bảo chi trả cho việc duy trì công tác vận hành, tiến tới bù đắp chi phí đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp với các giai đoạn và hoàn thiện hệ thống thoát nước.

- Đưa chỉ tiêu diện tích đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chỉnh trang, phát triển các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

- Xã hội hóa đầu tư thực hiện các chương trình, dự án cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư.

- Áp dụng chế độ quan trắc tự động, liên tục và giám sát chặt chẽ nước thải từ các khu, tuyến, cụm công nghiệp, bệnh viện.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

c.

 

- Khảo sát, rà soát và đôn đốc các chủ dự án trong khu công nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong khuôn viên dự án.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.

Chủ trì: Ban Quản lý Khu Kinh tế.

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(37) Mục tiêu 6.4 (MTKK): Đến năm 2030, tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch bền vững nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước, giảm đáng kể số người chịu cảnh khan hiếm nước. Bảo đảm khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước.

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đng về bảo vệ nguồn nước.

- Đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác.

- Thực hiện tốt công tác cấp phép khai thác nguồn nước. Điều tra, lập kế hoạch bảo vệ, khai thác các nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có để có đánh giá cụ thể về tài nguyên, trữ lượng nước.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, bảo đảm chất lượng nguồn nước đáp ứng các nhu cầu cấp nước khác nhau.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác nước mặt, khoan thăm dò nước dưới đất và các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt và tăng cường bảo vệ nguồn nước dự trữ.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

- Thực hiện tốt công tác cấp phép khai thác nguồn nước; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác nước mặt, khoan thăm dò nước dưới đất và các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương.

 

(38) Mục tiêu 6.5 (MTƯT): Đến năm 2030, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bao gồm cả nguồn nước xuyên biên giới thông qua hợp tác quốc tế.

- Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh.

- Thực hiện tốt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông.

- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái.

- Tăng cường nguồn lực tài chính cho bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan

(39) Mục tiêu 6.6 (MTƯT): Đến năm 2030, bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái liên quan đến nước.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh; các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông, ven biển.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến nước, trong việc thu hút các nguồn tài chính cho bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và và các đơn vị có liên quan

Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

(40) Mục tiêu 7.1 (MTƯT): Đến năm 2020, về cơ bản các hộ gia đình được tiếp cận với điện; đến năm 2025 đạt 100%; đến năm 2030 đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại.

Chỉ tiêu: Phấn đu tăng tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận điện từ 98% năm 2015 lên 99% năm 2020 và lên 100% từ năm 2025 trở đi.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 (Quy hoạch đã được phê duyệt).

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho người nghèo trong tiếp cận và sử dụng năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt (chính sách do cp Bộ ban hành theo Quyết định 622/QĐ-TTg).

- Triển khai có hiệu quả các dự án cấp điện cho nông thôn theo Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 2081).

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố

(41) Mục tiêu 7.2 (MTƯT): Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của tỉnh.

- Triển khai xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển điện mặt trời trên tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2020, có xét đến 2030 (Đang xin chủ trương lập quy hoạch theo quy định tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam).

- Kêu gọi và hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai xây dựng các nhà máy điện năng lượng tái tạo đấu ni vào lưới điện Quốc gia trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn và hỗ trợ người dân đầu tư năng lượng mặt trời trên mái nhà (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam).

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyn, th, tnh phố

(42) Mục tiêu 7.3 (MTKK): Đến năm 2030, tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm suất tiêu thụ điện đi 10% so với kịch bản cơ sở.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt (theo Quyết định số 622/QĐ-TTg).

- Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát các cơ sở sử dụng năng lượng lớn ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng cho từng ngành theo quy định; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm toán năng lượng đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; Khuyến khích các cơ sở sử dụng năng lượng thực hiện kiểm toán không bắt buộc. (Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả).

- Tăng cường phối hợp với các Sở, ngành trong việc giám sát, đánh giá hiu quả sử dụng năng lượng của sở, ngành quản lý.

- Thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận nguồn lực đầu tư dự án sử dụng hiệu quả năng lượng và thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn. (Chính sách do cấp bộ ban hành theo Quyết định 622/QĐ-TTg).

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch 53/KH-UBND ngày 19/4/2016 của UBND tỉnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020.

- Hỗ trợ, khuyến khích việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong sử dụng điện, giảm thiểu tối đa điện năng tiêu thụ, phấn đấu năng lưng đin tiêu thgiảm qua các năm (theo Quyết đnh 622/QĐ-TTg).

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan

(43) Mục tiêu 7.4 (MTKK): Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tt cả mọi người, đặc biệt là vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

- Triển khai có hiệu quả các dự án cấp điện cho nông theo theo Chương trình mục tiêu cấp điện cho nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 2081).

- Tranh thủ các nguồn vốn trung ương để đầu tư cho các dự án năng lượng tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực này. Khuyến khích việc phát triển các nhà máy điện mới từ nguồn điện tái tạo ở những khu vực chưa có điện lưới ((theo Quyết định 622/QĐ-TTg).

- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, xa, hải đảo. Thực hiện tốt cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này. (chính sách do cấp bộ ban hành theo Quyết định 622/QĐ-TTg).

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan

Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

(44) Mục tiêu 8.1 (MTƯT): Duy trì tăng trưởng GRDP bình quân đầu người và tăng GRDP.

- Tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển mnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ.

- Triển khai đầy đủ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu

Phối hợp: Sở Xây dựng, SGiao thông Vận tải, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(45) Mục tiêu 8.2 (MTƯT): Tăng năng suất lao động thông qua chuyn dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp và đi mới công nghệ, tập trung vào các ngành tạo giá trị tăng cao và sử dụng nhiều lao động.

a.

- Thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của tỉnh

Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

c.

 

- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chú trọng đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

- Khuyến khích các hoạt động sáng tạo; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và triển khai; Hướng trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ trì: Sở Công thương

Phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

d.

 

- Đy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn (nơi đang tập trung tới gần 85% lực lượng lao động) gn với vn đđào tạo, dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng lao động công nghiệp.

Chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và xã hội

Phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

đ

 

- Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển kinh tế trang trại, sản xuất hàng hóa lớn; củng c, phát triển ngành nghề dịch vụ, thủ công truyền thống

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phối hợp: Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

(46) Mục tiêu 8.3 (MTKK): Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thức hóa và tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính.

- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp gắn với mô hình quản trị doanh nghiệp và lập nghiệp trong học sinh, sinh viên.

- Triển khai tốt chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó tiếp tục nghiên cứu tích hợp, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ thị trường phù hợp đặc điểm, tiềm năng của địa phương nhằm thu hút doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Kết hợp tín dụng ưu đãi với chính sách khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

- Sớm triển khai các hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tư vấn trợ giúp các hộ kinh doanh, cơ sở kinh tế (bao gồm các cơ sở công nghiệp nông thôn) về việc chuyển đổi hoặc thành lập doanh nghiệp, đầu tư, sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

Chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(47) Mục tiêu 8.4 (MTKK): Đến năm 2030, tăng dần hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất và tiêu thụ, giảm tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường, phù hợp với Khung Chương trình 10 năm về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững của Việt Nam.

- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững;

- Thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng;

- Phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường;

- Thực hiện lối sống xanh, lối sống bền vững theo hướng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Triển khai đầy đủ, kịp thời các quy định, cơ chế, chính sách thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững;

- Hạn chế những dự án phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(48) Mục tiêu 8.5 (MTƯT): Đến năm 2030, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam, nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau.

- Tăng cường tuyên truyền bảo đảm thực thi hiệu quả Luật Việc làm.

- Tăng nguồn vốn cho vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách của tỉnh đtạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động.

- Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án của tỉnh về giải quyết việc làm, giảm nghèo, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, phòng chống mại dâm, đề án trợ giúp người khuyết tật,...

- Tăng cường hỗ trợ xuất khẩu lao động, hỗ trợ đào tạo nghề, thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, nhất là việc làm ở nông thôn.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp ở nông thôn nhằm tạo việc làm.

- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về thị trường lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: SKế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(49) Mục tiêu 8.6 (MTKK): Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo. Chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước Việc làm Toàn cu của ILO.

- Nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên, gia đình trẻ.

- Đy mnh thực hiện có hiệu quả các đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình khởi sự doanh nghiệp đến năm 2020 của tỉnh.

- Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động từ tỉnh đến cơ sở đđảm bảo cho các hoạt động của hệ thống dạy nghề hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho thanh niên.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp ở nông thôn nhằm tạo việc làm, nhất là việc làm cho thanh niên.

- Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật và bài trừ tệ nạn xã hội trong thanh niên.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(50) Mục tiêu 8.7 (MTKK): Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp đxóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em; Kế hoạch thực hiện Chương trình ngăn ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, trẻ em nhằm ngăn chặn và xử lý hiệu quả các hành vi sử dụng lao động ép buộc, buôn người và nô lệ hiện đại và lao động trẻ em dưới mọi hình thức.

- Tăng cường và huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong công tác tuyên truyền, giáo dục về luật pháp, chính sách và nâng cao nhận thức xã hội liên quan tới lao động trẻ em, nạn buôn người và nô lệ hiện đại, lao động ép buộc.

- Triển khai các biện pháp hỗ trợ kịp thời về y tế, nghề nghiệp, pháp lý,... cho các nạn nhân bị mua bán trở về.

- Tạo điều kiện tốt nhất để tất cả trẻ em của tỉnh Kiên Giang đều được bảo vệ, chăm sóc, được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em, được vui chơi, giải trí và phát triển toàn diện về thchất và tinh thần, nhân cách và trí tuệ.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(51) Mục tiêu 8.8 (MTKK): Bảo vệ quyền lao động; đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư và lao động làm trong khu vực phi chính thức.

- Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền tại doanh nghiệp và nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động về bảo đảm an toàn cho người lao động. Tổ chức huấn luyện công tác an toàn lao động cho người lao động và người sử dụng lao động theo chương trình; huấn luyện công tác an toàn lao động cho người lao động không có quan hệ lao động.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Công an tnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(52) Mục tiêu 8.9 (MTƯT): Đến năm 2030, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, tạo sản phẩm dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; thúc đẩy kinh tế và sản phẩm địa phương.

Thực hiện tốt Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 16/11/2017 về phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch;

- Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững;

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch;

- Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng KCHT và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch;

- Nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch;

- Phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch;

- Tăng cường năng lực và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

- Tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16/11/2017 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang đến 2020 và định hướng đến năm 2030. (Theo PTBV, kế hoạch đã đạt được mục tiêu hiệu quả, nâng cao trách nhiệm và đoàn kết về mặt xã hội).

- Tập trung lập điều chỉnh quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, cá nhân và cộng đồng đối với việc giám sát đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững.

- Phối hợp thực hiện tốt, chất lượng, hiệu quả chương trình liên kết phát triển du lịch vùng Kinh tế trọng điểm ĐBSCL;

- Tăng cường sự phối hợp với các ngành, các cấp và địa phương trong xúc tiến, quảng bá du lịch, quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của du lịch đối với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, du lịch Homestay, sáng tạo, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm du lịch mới đặc trưng của tỉnh dựa trên thế mạnh biển đảo, đặc khu Phú Quốc, nông nghiệp, làng nghề, từng bước hình thành hệ thng khu, tuyến, điểm du lịch trên tuyến biển đảo, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế.

- Tham mưu UBND tỉnh và HĐND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư du lịch chất lượng cao, hỗ trợ doanh nghiệp trong thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Kiên Giang.

- Tăng cường các hoạt động liên kết với các tỉnh thành vùng ĐBSCL trong đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

- Đến năm 2030, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, tạo sản phẩm du lịch dịch vụ có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; thúc đẩy kinh tế và sản phẩm du lịch

Chủ trì: Sở Du lịch

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(53) Mục tiêu 8.10 (MTKK): Tăng cường năng lực các chi nhánh tài chính trong tỉnh nhằm khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo him cho mọi người

Chỉ tiêu: Phấn đấu tăng tín dụng bình quân 13%/năm, nợ xấu duy trì ở mức <3%/tng dư n, tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để tăng trưởng tín dụng hiệu quả;

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có thủ tục đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư ở nông thôn, hỗ trợ tích cực công tác xóa đói, giảm nghèo, công tác xây dựng nông thôn mới. Kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu.

- Chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát trin mạng lưới giao dịch, ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng.

- Tăng cường năng lực các tổ chức tín dụng trong tỉnh nhằm khuyến khích và mở rộng khả năng cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm cho con người.

Chủ trì: Chi nhánh Ngân hàng tỉnh Kiên Giang chủ trì

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đi mới

(54) Mục tiêu 9.1 (MTƯT): Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, có khả năng chng chịu và bền vững, bao gồm cả cơ sở hạ tầng liên vùng và biên giới để hỗ trợ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sng của người dân với mục tiêu tiếp cận công bằng và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

- Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch đường đấu nối với Quốc lộ; quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa; đề án đường liên ấp;...

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh. Nâng cao năng lực vận tải đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn.

Chủ trì: Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(55) Mục tiêu 9.2 (MTƯT): Đến năm 2030, thúc đy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững; nâng cấp kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ hướng tới sự bền vững, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tăng đáng kể tỷ lệ việc làm và tổng sản phẩm quốc nội của các ngành công nghiệp.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại;

- Củng cố, phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp chế biến, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, có lợi thế của tỉnh, đồng thời thu hút phát triển ngành, sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp, làng nghề.

- Tăng cường công tác khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp.

- Khuyến khích doanh nghiệp đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá về công nghệ trong sản xuất đối với ngành công nghiệp chủ lực, nhất là ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp thâm dụng lao động.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(56) Mục tiêu 9.3 (MTKK): Tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với các dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả dịch vụ tín dụng trong khả năng chi trả; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào thị trường và chuỗi giá trị.

a. Chỉ tiêu: Phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa có vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tối thiểu 15%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, phấn đấu đạt 20% vào năm 2030.

- Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, nguồn vốn cho tác doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả dịch vụ tín dụng trong khả năng chi trả, thanh toán; Tăng cường tham gia của doanh nghiệp vào thị trường và chuỗi giá trị.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng;

- Nâng cao năng lực thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.

- Ưu tiên tập trung vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, triển khai kịp thời các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Kiên Giang

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

- Tiếp tục hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

- Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực xuất khẩu của tỉnh đến năm 2020.

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa giữa doanh nghiệp trong tỉnh với doanh nghiệp ngoài tỉnh.

- Tạo điều kiện, cầu nối cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tiếp cận các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và tham gia hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa

(57) Mục tiêu 9.4 (MTƯT): Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp; khuyến khích sáng chế phát minh; đến năm 2030 tăng đáng kể tỷ lệ người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai; tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai.

- Tăng cường hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KH&CN. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN, đảm bảo thực hiện tốt vai trò KH&CN làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020;

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D); ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, quan tâm phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm cạnh tranh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Hình thành đội ngũ cán bộ KH&CN có đủ trình độ, đủ sức tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ KH&CN; phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo khả năng tự lực công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, ngành sản xuất, kinh doanh chủ yếu của tỉnh.

- Khuyến khích mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tăng cường hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ nhằm thúc đẩy đổi mới, ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

- Ưu tiên khuyến khích phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ sạch, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới.

- Đề xuất các công nghệ tiên tiến cần triển khai để phát triển bền vững.

- Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá về công nghệ trong sản xuất, nhất là đối với ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.”

Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(58) Mục tiêu 9.5 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đến từng địa bàn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đảm bảo 100% hộ gia đình có khả năng tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông.

- Thực hiện tốt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng thông tin truyền thông trên địa bàn.

- Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về điều kiện tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông.

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban Dân tộc, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội

(59) Mục tiêu 10.1 (MTƯT): Đến năm 2030, dần đạt được và duy trì tốc độ tăng thu nhập của nhóm 40% dân số dân số thu nhập thấp nhất cao hơn tốc độ tăng bình quân chung cả tỉnh.

Xây dựng và thực hiện các chính sách dành riêng cho nhóm dân số có thu nhập thấp nhất bao gồm tạo việc làm, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công, tiếp cận tín dụng ưu đãi, tăng cường chính sách an sinh xã hội.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(60) Mục tiêu 10.2 (MTƯT): Đến năm 2030, trao quyn và đẩy mạnh sự tham gia chính trị, kinh tế và xã hội của tất cả mọi người, không kể tuổi tác, giới tính, khuyết tật, sc tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc điều kiện khác.

- Triển khai thực hiện đầy đủ, kp thời các chính sách khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người vào chính trị, kinh tế và xã hội, đảm bảo bình đẳng về tuổi tác, giới tính, sắc tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc điều kiện khác.

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã/phường, phải bàn bạc với dân và phải tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền quyết định trực tiếp đối với các vấn đề như: (i) Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng; (ii) Xây dựng hương ước, quy ước cộng đồng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội; (iii) Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ trì: Sở Nội vụ

Phối hợp: Thanh tra tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, Ban Tuyên giáo, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(61) Mục tiêu 10.3 (MTKK): Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm bất bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người.

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách tạo cơ hội bình đẳng trong hưởng lợi ở các lĩnh vực như việc làm, y tế, giáo dục, bảo hiểm, trợ cấp;

- Lồng ghép vấn đề “bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người” vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Tham mưu cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách có sự phân biệt đi xử về giới.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(62) Mục tiêu 10.4 (MTKK): Xây dựng và thực thi các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền lương và an sinh xã hội ngày càng đạt được bình đẳng cao hơn.

- Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong thực hiện các chính sách tiền lương và an sinh xã hội, các chính sách tài khóa nhất là các chính sách đối với người nghèo, người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương.

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách, quy định của pháp luật hiện hành về tài khóa theo hướng bao trùm, bảo đảm mọi người được bình đẳng trong tiếp cận các chương trình hỗ trợ từ ngân sách.

Chủ trì: Sở Tài chính

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(63) Mục tiêu 10.6 (MTKK): Tạo thuận lợi cho việc di cư và di chuyn của người dân một cách có trật tự, an toàn, thường xuyên và trách nhiệm, bao gồm cả việc thực hiện các chính sách di cư có kế hoạch và được quản lý tốt.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28/12/2016 của Bộ Công an.

- Hoàn thành đề án hệ thống thông tin chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức quản lý, kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chng chịu; đảm bo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

(64) Mục tiêu 11.1 (MTKK): Đến năm 2030, đảm bảo cho tất cả mọi người được tiếp cận với dịch vụ cơ bản và dịch vụ nhà ở phù hợp, an toàn, trong khả năng chi trả; xóa bỏ các khu chuột, xây mới, nâng cấp, cải tạo các khu nhà ở không đảm bảo chất lượng.

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, cho thuê;

- Khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho phát triển nhà ở;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở theo quy định do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Hỗ trợ phát triển nhà ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(65) Mục tiêu 11.2 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thuận tiện và bền vững; cải thiện an toàn giao thông, mở rộng giao thông công cộng với chú ý đặc biệt tới nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi.

- Tuyên truyền cho đội ngũ lái xe, phụ xe về việc hỗ trợ hành khách là người khuyết tật.

- Thực hiện chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng đối với người khuyết tật, trẻ em theo quy định.

- Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông tiếp cận;

- Bảo đảm tất cả các công trình, dự án giao thông công cộng tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn tiếp cận cho người khuyết tật.

- Phát triển hệ thống giao thông có chú ý đến điều kiện của người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em;

- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông, cải tạo và nâng cấp sửa chữa các đường dẫn, bến xe, bến đỗ, công trình vệ sinh, phương tiện giao thông để người khuyết tật tiếp cận.

Chủ trì: Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(66) Mục tiêu 11.3 (MTƯT): Đến năm 2030, tăng cường năng lực lập quy hoạch và phát triển đô thị bao trùm và bền vững, có sự tham gia của cộng đồng.

- Thực hiện tốt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch đô thị đảm bảo tính thng nhất, hiệu quả trong việc phối hợp với thực hiện quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý phát triển đô thị bền vững. Tăng cường tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các đồ án quy hoạch, các dự án phát triển đô thị; công tác quản lý đô thị.

- Khuyến khích sử dụng các vật liệu xây dựng mới tiên tiến, thân thiện môi trường; công nghệ mới trong xây dựng nhà ở đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hạ.

- Thực hiện các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các công trình nhà ở, công sở, dịch vụ, các giải pháp phát triển đô thị xanh đảm bảo đô thị hóa nhanh, bền vững.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(67) Mục tiêu 11.4 (MTƯT): Tăng cường bảo vệ và bảo đảm, bảo tồn và khai thác phát triển bền vững các di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới trên địa bàn và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các di sản văn hóa.

- Lập danh mục di tích đề nghị cấp thẩm quyền xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia. Kiểm kê, lựa chọn văn hóa phi vật thể trên địa bàn đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Tu bổ các di tích đã xuống cấp.

- Bảo vệ di sản danh lam thắng cảnh Kiên Giang.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa trên địa bàn.

- Tăng cường nguồn lực để nâng cao chất lượng đời sống và hưởng thụ văn hóa, tinh thần, phát huy giá trị nền tảng đạo đức truyền thống để làm động lực phát triển đời sống xã hội.

Chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố

(68) Mục tiêu 11.5 (MTKK): Đến năm 2030, giảm đáng kể số người chết và bị ảnh hưởng và giảm đáng kể thiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra so với GRDP, chú trọng bảo vệ người nghèo và người dễ bị tổn thương.

- Đẩy mạnh tuyên truyền các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động phòng, chng thiên tai. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai. Huy động các nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị sạt lở, bão lũ, hạn mặn; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai;

- Hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên nơi thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(69) Mục tiêu 11.6 (MTƯT): Giảm tác động có hại của môi trường tới con người tại đô thị, tăng cường quản lý chất lượng không khí, chất thải đô thị và các nguồn chất thải khác.

- Tăng cường quản lý, vận hành tốt hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn;

- Xử lý nước thải tập trung tại các đô thị loại IV trở lên đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường;

- Áp dụng chế độ kiểm tra, quan trc nước thải sau xử lý theo các Quy định hiện hành.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(70) Mục tiêu 11.7 (MTKK): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phcập với không gian công cộng xanh, an toàn và thân thiện cho toàn dân, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật.

- Rà soát quy hoạch chung các đô thị nhìn từ góc độ đô thị bền vững (đô thị xanh, sinh thái và kinh tế).

- Khuyến khích đầu tư, tăng cường huy động các nguồn lực trong xã hội để phát triển các không gian xanh trong các dự án đô thị, khu dân cư.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Hội người cao tuổi tỉnh Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(71) Mc tiêu 11.8 (MTƯT): Hỗ trợ việc kết nối thông suốt về kinh tế, xã hội và môi trường giữa nội, ngoại thành và nông thôn thông qua việc tăng cường công tác quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và vùng.

- Lồng ghép yêu cầu “hỗ trợ kết nối tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường giữa các khu vực thành thị, ngoại thành và nông thôn” vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời gắn kết các nội dung của phát triển nông thôn bền vững trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

(72) Mục tiêu 11.9 (MTƯT): Đến năm 2030, phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo hài hòa các khía cạnh phát triển kinh tế; đô thị hóa; bao trùm; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng cuộc sng của người dân nông thôn xét trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và dân chủ (Mục tiêu 11.9 và 11.10 của QĐ 622).

- Tiếp tục thực hiện tốt đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường.

- Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị.

- Khuyến khích đô thị hóa nông thôn một cách hợp lý, nhằm tạo sự phát triển bền vững ở cả nông thôn và đô thị.

- Cải thiện đời sống vật chất ở nông thôn theo hướng ngày càng đầy đủ tiện nghi và đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng văn minh, tiến bộ;

- Giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và đô thị.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững

(73) Mục tiêu 12.1 (MTƯT): Thực hiện Khung chương trình 10 năm về sản xuất và tiêu dùng bền vững theo cam kết quốc tế.

- Tuyên truyền, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách và quy định của pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm giúp người dân thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh theo hướng bền vững;

- Tăng cường thu hút, phát triển hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, trong đó ưu tiên sản phẩm, hàng hóa do các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, cung ứng.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(74) Mc tiêu 12.2 (MTKK): Đến năm 2030, đạt được sự quản lý bền vững và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.

a.

- Thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khai thác các tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030; khoanh định khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng, xu hướng diễn biến khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, cát.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

b.

 

- Tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở sử dụng năng lượng áp dụng các công nghệ sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

(75) Mục tiêu 12.3 (MTƯT): Đến năm 2030, giảm một nửa chất thải lương thực tính theo đầu người và giảm tổn thất lương thực trong chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả những tn tht sau thu hoạch

a.

- Tăng cường áp dụng công nghệ sau thu hoạch, phát triển các dự án ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm nông sản.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện tiêu dùng bền vững, góp phần cùng cả nước tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(76) Mục tiêu 12.4 (MTƯT): Đến năm 2020, đạt được quản lý tốt vòng đời của các loại hóa chất và chất thải theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường.

a.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, kết hợp với kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

- Cải tạo, phục hi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm; cải thiện môi trường sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân.

- Tăng cường nạo vét các kênh, rạch, khai thông dòng chảy, đặc biệt tại khu vực đô thị, hạn chế ô nhiễm kênh rạch do rác thải sinh hoạt.

- Tăng cường quản lý hoạt động xả thải, đặc biệt đối với hoạt động xả thải hóa chất độc hại ra môi trường nhằm đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(77) Mục tiêu 12.5 (MTƯT): Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải.

a.

 

- Triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các cơ sở có khả năng gây ô nhiễm cao, quy mô xả thải lớn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động phát sinh chất thải; giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

- Tổ chức triển khai tốt quy hoạch quản lý chất thải rắn.

- Tăng cường công tác thu gom và xử lý chất thải rắn và thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

(78) Mục tiêu 12.6 (MTKK): Khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp áp dụng các thông lệ bền vững, bao gồm công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; thực hiện trách nhiệm xã hội đi với người nghèo và nhóm dân cư yếu thế; tích hợp các thông tin về tính bền vững vào báo cáo định kỳ của ngành mình.

- Thực hiện đánh giá, xếp hạng thường niên các doanh nghiệp phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp về thực hiện tái cơ cấu trong doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn phát triển bền vng doanh nghiệp.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan

(79) Mc tiêu 12.7 (MTƯT): Bảo đảm các hoạt động mua sắm công bền vững

- Ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

- Thực hiện quy định các công trình, dự án đầu tư công phải áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế xanh (tiêu chuẩn sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hp điều kiện sinh thái, tính đến tác động của biến đổi khí hậu).

Chủ trì: Sở Tài chính

Phối hợp: Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(80) Mục tiêu 12.8 (MTKK): Đến năm 2030, bảo đảm người dân ở mọi nơi có thông tin và nhận thức phù hợp về phát triển bền vững và cách sng hài hòa với thiên nhiên.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội.

- Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông trong việc nâng cao nhận thức của người dân về các chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển bền vững của đất nước; phổ biến nội dung, thông tin về phát triển bền vững.

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đi khí hậu và thiên tai

(81) Mục tiêu 13.1 (MTƯT): Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên.

a.

 

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam kết hợp với kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

- Triển khai các giải pháp cụ thể, hiệu quả để phòng chống thiên tai, bão lũ, hạn mặn và sạt lở bờ sông, đặc biệt là sạt lở do khai thác cát trái phép.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

- Củng cố, xây dựng hệ thống đê bao, thủy lợi nội đồng khép kín, các công trình phòng chống hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt trọng điểm, cấp bách, bảo vệ sản xuất và đi sống sinh hoạt của người dân.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(82) Mục tiêu 13.2 (MTƯT): Lồng ghép các yếu tbiến đi khí hậu vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

a.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ hoạch định chính sách về lồng ghép biến đổi khí hậu vào chính sách, kế hoạch phát triển.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

Rà soát, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chun, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu, nếu có.

Chủ trì: Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan

(83) Mục tiêu 13.3 (MTƯT): Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

a.

- Tăng cường thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu.

- Cung cấp kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai để hệ giáo dục và dạy nghề đưa vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo các cấp.

- Nâng cao năng lực trong quản lý và lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới phụ nữ, thanh niên, cộng đồng địa phương và những nhóm hay bị lãng quên.

- Tăng cường giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan.

- Khuyến khích xây dựng các chương trình đào tạo có lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Kiên Giang và các đơn vị có liên quan

b

 

- Đưa kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo các cấp;

- Thực hiện sáng kiến trường học an toàn, các hoạt động phòng, chống thiên tai - ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

c.

 

- Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Xây dựng năng lực của cộng đồng về ứng phó, phòng, chống thiên tai.

- Tập trung thực hiện đề án nâng cao năng lực quản lý hệ thống thủy lợi phục vụ sản xut và phòng chống lũ lụt, hạn mặn trên địa bàn.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững

(84) Mục tiêu 14.1 (MTƯT): Đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ.

- Lập kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm vùng ven biển; cải tạo chất lượng nguồn nước tại các lưu vực sông, cửa sông ven biển, các vùng nước biển ven bờ đã bị ô nhiễm, suy thoái.

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vùng biển ven bờ. Quan trắc thường xuyên mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền, đặc biệt là từ các lưu vực sông, từ các vùng canh tác nông nghiệp ven biển sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất.

- Thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá tác động môi trường, kiểm soát chặt chẽ các dự án quai đê, lấn biển, đổ đất đá, cát, sỏi, vật liệu xây dựng xuống biển; kiểm soát, ngăn chặn hoàn toàn việc đổ chất thải nguy hại xuống biển dưới mọi hình thức.

- Xây dựng năng lực ứng phó nhanh, hiệu quả với ô nhiễm dầu, sự cố môi trường trên biển, vùng cửa sông ven biển; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các yêu cầu về điều kiện, năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố của tàu, thuyền vận chuyển dầu, hóa chất hoạt động trên biển hoặc đi qua các vùng biển nước ta cũng như các kho chứa xăng dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật vùng ven biển, trên các đảo.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích người dân và cộng đồng tham gia giám sát và quản lý ô nhiễm môi trường biển.

- Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện/thành phố

(85) Mục tiêu 14.2 (MTƯT): Đến năm 2030, tăng cường quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái bin, ven bin và hải đảo đtránh các tác động tiêu cực, tăng cường sức khỏe và khả năng chng chịu cho đại dương1.

Chỉ tiêu: Duy trì và ổn định diện tích rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030

- Lập quy hoạch bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, phục hồi, tái sinh tự nhiên rừng ngập mặn ven biển, phát triển rừng ở các khu vực trọng yếu.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng, phân bố các hệ sinh thái biển; đánh giá mức độ tổn thương của các hệ sinh thái biển; mức độ đe dọa tuyệt chủng của các loài sinh vật biển có giá trị. Đánh giá tổng thể sức khỏe các hệ sinh thái ven biển, biển và hải đảo.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ.

- Xây dựng và triển khai các mô hình đồng quản lý tài nguyên và hệ sinh thái biển.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

(86) Mục tiêu 14.3 (MTƯT): Giảm thiểu và xử lý tác động của a-xít hóa đại dương, ưu tiên việc tăng cường hợp tác khoa học ở tất cả các cấp trong bi cảnh biến đổi khí hậu.

- Thực hiện tốt công tác cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước. Tích cực kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường, áp dụng các chế tài mạnh mẽ nhằm xử lý các trường hợp vi phạm.

- Giám sát xây dựng các trạm quan trắc môi trường nước biển ven bờ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy hoạch.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện/thành phố ven biển thuộc tỉnh.

(87) Mục tiêu 14.4 (MTƯT): Đến năm 2020, quản lý hiệu quả hoạt động khai thác, chấm dứt khai thác hải sản quá mức, các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không được báo cáo hoặc không theo quy định và những hoạt động khai thác mang tính hủy diệt; thực hiện các kế hoạch quản lý khoa học đphục hồi trữ lượng hải sản trong thời gian ngắn nhất có thể, tối thiểu là ở mức có thể đạt được sản lượng bền vững tối đa theo những đặc điểm sinh học của chúng.

- Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo.

- Hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ

- Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản trên biển một cách bền vững.

- Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi. Nghiêm cấm sử dụng các công cụ khai thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, và các đơn vị liên quan

(88) Mục tiêu 14.5 (MTKK): Đến năm 2030, duy trì diện tích các khu bảo tồn bin và ven bin 3-5% diện tích tự nhiên, dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế.

Giám sát diện tích khu bảo tồn bin và ven bin đã quy hoạch.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan

(89) Mục tiêu 14.6 (MTƯT): Đến năm 2030, nghiêm cấm những loại hình trợ cấp thủy sản dẫn đến đánh bắt quá mức hoặc đánh bắt phi pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) tạo điều kiện cho việc đàm phán trợ cấp thủy sản của Tổ chức Thương mại Thế giới.

- Giám sát tàu thuyền khai thác hải sản ven bờ.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan

Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát trin rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chng sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

(90) Mục tiêu 15.1 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế.

- Điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên trên địa bàn.

- Thực hiện tốt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030; quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên của địa phương.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, và các đơn vị liên quan

(91) Mục tiêu 15.2 (MTƯT): Đến năm 2020, giảm cơ bản việc chuyn đi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác; đến năm 2030, tăng cường thực hiện quản lý bền vững các loại rừng, ngăn chặn chặt phá rừng, phục hồi rừng đã suy thoái, đẩy mạnh trồng và tái sinh rừng.

- Thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát trin rừng bền vững đảm bảo độ che phủ rừng như Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan

(92) Mục tiêu 15.3 (MTKK): Đến năm 2030, tăng cường phòng, chống sa mạc hóa, phục hồi đất bị thoái hóa, bao gồm đất bị ảnh hưởng của hạn mặn, lũ lụt và do các nguyên nhân khác.

- Rà soát, phục hồi tối đa các vùng đất bị thoái hóa.

- Xây dựng các mô hình thí điểm sử dụng các công nghệ phục hồi và tăng độ phì của đất bị thoái hóa do ô nhiễm, thiếu nước, canh tác quá mức.

- Khuyến khích áp dụng các biện pháp canh tác, sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp, hạn chế sử dụng hóa chất, phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, chống suy thoái đất.

- Nghiên cu ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ truyền thống trong sử dụng bảo vệ và phát triển bền vững tài tài nguyên đất, nguồn nước.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan

(93) Mục tiêu 15.4 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo bảo tồn các hệ sinh thái rừng có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, bao gồm cả tính đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, phục vụ cho phát triển bền vững.

Thực hiện quy hoạch nông nghiệp, đảm bảo đa dạng sinh học được bảo tồn và sử dụng bền vững.

Chủ trì: Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan

(94) Mục tiêu 15.5 (MTKK): Đến năm 2030 thực hiện những hành động cấp thiết đngăn chặn và tiến đến chấm dứt sự suy thoái nơi cư trú tự nhiên các hệ sinh thái, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp

Chỉ tiêu: Giữ ổn định số loài quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng trong sách đỏ

- Giám sát và đánh giá số loài quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng trong sách đỏ.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan

(95) Mục tiêu 15.6 (MTKK): Đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen và tăng cường tiếp cận hợp lý các nguồn gen theo cam kết quốc tế.

Chỉ tiêu: Phn đu tăng tỷ lệ cán bộ quản lý cấp tỉnh được đào tạo về chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc bảo tồn và lưu trữ nguồn gen đến năm 2020 và phát triển nguồn gen vào sau năm 2020, 2025 và 2030.

- Hướng dẫn cán bộ quản lý cấp tỉnh về chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen.

Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các đơn vị liên quan

(96) Mục tiêu 15.7 (MTƯT): Ngăn chặn và xử lý các hành động khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng và các sản phẩm của chúng.

Chỉ tiêu: Phn đấu tăng tỷ lệ cán bộ làm công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm được tập huấn lên 60%: 70%: 80% vào các năm 2020, 2025 và 2030.

- Vận động, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về việc không tiêu thụ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã.

- Thúc đy sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã.

- Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, trong việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã.

- Kêu gọi, tạo điều kiện thuận li cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã đến hoạt động tại tỉnh.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Kiên Giang, và các đơn vị liên quan

(97) Mạc tiêu 15.8 (MTƯT): Đến năm 2020, có biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với các hệ sinh thái đất và nước; tăng cường quản lý an toàn sinh học đi với sinh vật biến đi gen.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và ngăn ngừa loài ngoại lai xâm hại; quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

- Hướng dẫn cán bộ hải quan tại các cửa khẩu về kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

(98) Mc tiêu 16.1 (MTƯT): Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.

- Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường; có hình thức xử phạt nghiêm minh, kịp thời, nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng bạo lực học đường.

- Tập trung đu tranh, trấn áp mạnh tội phạm nổi lên, tội phạm băng nhóm, sử dụng hung khí nóng, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể hoà giải trong nội bộ nhân dân.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Kiên Giang, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Đoàn thanh niên và Hội nông dân tỉnh.

(99) Mục tiêu 16.2 (MTKK): Phòng ngừa và xóa bỏ tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất cả các hình thức bạo lực tra tn trẻ em và người chưa thành niên.

Chỉ tiêu: Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em từ 1-17 tuổi bị xâm hại về thchất lẫn tinh thn.

a.

 

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của xã hội; tăng cường vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em

- Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đưa nhiệm vụ bảo vệ trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành.

- Thực hiện các đề án, kế hoạch hành động của tỉnh giai đoạn 2016-2020 vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em;

- Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, là nạn nhân của chất độc hóa học, bị khuyết tật, ảnh hưởng bởi thiên tai.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Kiên Giang, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố

b.

 

- Tiếp tục các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phòng, chống mua bán người.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình về phòng, chống tội phạm, phòng chng ma túy và phòng chống mua bán người giai đoạn 2016-2020.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người; xử lý nghiêm, đưa ra truy tvà xét xử công khai các hành hành vi xâm hại, mua bán trẻ em và các vụ án mua bán người.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Kiên Giang, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố

(100) Mục tiêu 16.3 (MTKK): Thúc đẩy pháp quyền, đảm bảo tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người.

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về nhà nước pháp quyền và quyền tiếp cận công lý bình đẳng;

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để phòng ngừa các hình thức bạo lực;

- Nâng cao nhận thức của người dân về các quyền tự do cơ bản và quyền được pháp luật quy định trong thực tế mà người dân được hưởng.

- Tăng cường thực thi các chính sách, pháp luật không phân biệt đối xử vì sự phát triển bền vững.

- Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(101) Mục tiêu 16.4 (MTƯT): Đến năm 2030, giảm đáng kể các dòng vũ khí trái phép; tăng cường việc phục hồi và trả tài sản bị đánh cp, đu tranh với tất cả các loại hình tội phạm có tổ chức.

- Thực thi tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm; phòng, chng vi phạm pháp luật, các loại tội phạm có tổ chức.

- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực giáp ranh với các tỉnh, thành trong khu vực.

- Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

- Tăng cường hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho các lực lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và lực lượng trinh sát.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

 

(102) Mục tiêu 16.5 (MTƯT): Giảm đáng kể mọi loại hình tham nhũng

a.

- Tăng cường phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí.

- Thực hiện theo hướng dẫn của trung ương xây dựng hệ thống thanh tra tập trung thống nhất và tăng thm quyền thanh tra để phát huy vai trò và tạo sự chủ động cho thanh tra trong quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng. Thường xuyên cập nhật trang web.

Chủ trì: Thanh tra tỉnh

Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đơn vị liên quan

b.

 

- Tiếp tục thực hiện cải cách chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức; công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức.

- Sớm phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và quy rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng trong việc chống tham nhũng và hối lộ.

Chủ trì: Sở Nội vụ

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ban, ngành của tỉnh

c.

 

Tăng cường vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thcác cấp, nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(103) Mục tiêu 16.6 (MTƯT): Thực hiện các thchế minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp.

a.

Minh bạch trong dịch vụ Y tế

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Sở Công Thương, Sở Tư pháp.

b.

 

- Tăng cường thực hiện hiệu quả quản trị nhà nước;

- Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các thiết chế trong hệ thống chính trị, bảo đảm tính nghiêm minh trong thực thi của pháp luật.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Thông tin và truyền thông, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Đài Phát thanh Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(104) Mục tiêu 16.7 (MTKK): Đảm bảo quá trình ra quyết định có sự phản hồi, bao trùm, có sự tham gia của người dân và mang tính đại diện ở tất cả các cấp.

a.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước

Chủ trì: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

Phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đài Phát thanh Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

b.

 

Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, triển khai hiệu quả các cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của Nhà nước.

Chủ trì: Hội đồng nhân dân tỉnh

c.

 

Tăng cường vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định.

Chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

Phối hợp: Các tổ chức thành viên của Mặt trận, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

(105) Mục tiêu 16.8 (MTƯT): Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mọi người, gm cả đăng ký khai sinh.

- Thực hiện theo nội dung tại mục 13 phần II của Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 02/6/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang:

+ Từ năm 2017-2020, tỷ lệ trẻ em sinh ra sống, được đăng ký khai sinh tăng bình quân 1%/năm. Đến năm 2024, tỷ lệ đăng ký khai sinh đạt trung bình trên 98%, trong đó khu vực thành thị phải đạt trên 99%.

+ Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 97% trẻ em cư trú trên địa bàn tỉnh được đăng ký khai sinh trước 5 tuổi; đến năm 2024, tỷ lệ này là 98,5%.

+ Đến năm 2020, ít nhất 75% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh được đăng ký và cấp Giấy khai sinh; tỷ lệ này năm 2024 là 85%.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, trị trấn

(106) Mục tiêu 16.9 (MTKK): Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thông tin và bảo vệ các quyền tự do cơ bản theo pháp luật Việt Nam và các hiệp ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

- Tuyên truyền đngười dân nhận thức được các quyền tự do cơ bản và hưởng quyền được pháp luật quy định trong thực tế.

- Triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Tiếp cận thông tin.

- Củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê;

- Củng cố trang bị phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để người yêu cầu có thể trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan nhà nước và qua mạng điện tử.

- Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định;

- Các Sở, ngành, địa phương vận hành hiệu quả cng thông tin điện tử.

Chủ trì: Sở Thông tin và truyền thông

Phối hợp: Sở Tư pháp, Đài Phát thanh Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đy đi tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

(107) Mục tiêu 17.2 (MTƯT): Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Phấn đấu đạt tc độ tăng trưởng xuất khẩu cao.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng gạo, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, rau quả và sản phẩm chế biến từ nông sản; nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng; hướng mạnh vào chế biến sâu.

- Tăng cường tiếp cận thông tin và triển khai đy đủ các chính sách khuyến khích phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn.

- Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng.

- Tận dụng các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh sang các thị trường Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

- Tăng cường, đổi mới công tác xúc tiến thương mại, nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề trong việc tiếp cận thông tin về thị trường xuất khẩu.

- Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đối với nhóm hàng theo định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp và ngành công thương của tnh.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, và các đơn vị có liên quan

(108) Mục tiêu 17.3 (MTƯT): Tăng cường sự gắn kết về chính sách cho phát triển bền vững.

- Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; vào trong quá trình xây dựng các đề án, cơ chế, chính sách và thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá sự gắn kết về chính sách cho phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tư vấn, phản biện, xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành tỉnh, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đơn vị có liên quan.

(109) Mục tiêu 17.4 (MTKK): Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững, kết hợp với quan hệ đi tác nhiều bên nhằm huy động và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ và tài chính để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

- Tăng cường mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế về tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới nhằm huy động hỗ trợ đtăng cường năng lực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh; hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

- Đầu tư hoàn hiện hạ tầng giao thông, trường học, trang thiết bị y tế.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, SY tế Sở Lao đng - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

(110) Mục tiêu 17.5 (MTƯT): Khuyến khích và xúc tiến quan hệ đối tác công, công - tư một cách hiệu quả, dựa trên kinh nghiệm và chiến lược nguồn lực của quan hệ đối tác.

- Xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công, công - tư.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì

Phối hợp: Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Kiên Giang, và các đơn có liên quan


PHỤ LỤC 2

CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(ban hành kèm theo Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 25/07/2018)

Mục tiêu theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017

Đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo

Chỉ tiêu giám sát đánh giá

Đơn vị tính

Lộ trình

2015

2020

2025

2030

Mục tiêu 1. Chm dứt mọi hình thức nghèo mọi nơi

(1)Mục tiêu 1.1 (MTƯT): Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1,25 đô la Mỹ sức mua tương đương (giá 2005)/ngày; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia

Sở LĐ-TB&XH

1.1a. Tỷ lệ người nghèo cùng cực thu nhập dưới 1,25 USD (theo sức mua tương đương năm 2005)/ngày;

%

*

0

0

0

1.1b. Tỷ lệ người nghèo đa chiều

%

9,78

3,0

 

2,0

(2) Mục tiêu 1.2 (MTƯT): Triển khai các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương.

Sở LĐ-TB&XH

1.2a. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

80,25

84,0

90,0

90,0

(3) Mục tiêu 1.3 (MTKK): Đến năm 2020, bảo đảm tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tổn thương, có quyền ngang nhau đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới và dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô.

Sở LĐ-TB&XH

Đề xuất sau khi có bộ chỉ tiêu của cả nước, sẽ phân công cụ thể các Sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm.

 

 

 

 

 

(4) Mục tiêu 1.4 (MTUT): Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đồng thời giảm rủi ro và tổn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sốc và thảm ha về môi trường. kinh tế, xã hội.

Sở NN&PTNT

1.4. Scán bộ chính quyền cấp tỉnh và huyện được tập huấn về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thực hiện 4 tại chỗ

%

 

100

100

100

Mc tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đy phát triển nông nghiệp bền vững

(5) Mục tiêu 2.1 (MTƯT): Đến năm 2030, chm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm.

Sở Y tế

2.1. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.

%

13,6

12,0

 

< 8,0

(6) Mục tiêu 2.2 (MTƯT): Đến năm 2030 giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi.

Sở Y tế

2.2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi

%

21,6

21

20

15

(7) Mục tiêu 2.3 (MTKK): Đến năm 2030, tăng gấp 1,7-1,8 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp.

Sở NN&PTNT

2.3. GRDP nông nghiệp giá so sánh 2010 trên lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm

Triệu đồng

33

40

48

58

(8) Mục tiêu 2.4 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai.

Sở NN&PTNT

2.4. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt (lúa: rau: trái cây) áp dụng quy trình sản xuất tốt (Vietgap) phân theo lúa, rau, trái cây

%

 

1: 2: 4.

3: 3: 6.

5: 5: 8.

Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tui

(9) Mục tiêu 3.1 (MTƯT): Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ, tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tử vong trẻ dưới 5 tuổi.

Sở Y tế

3.1a. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống

13,6

12,5

11,5

10,0

3.1b: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống

18,6

18,4

17,5

15

(10) Mục tiêu 3.2 (MTKK): Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đi bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác.

Sở Y tế

3.2a. Số người nhiễm HIV mới phát hiện

Người

221

113

56

28

3.2b. Số ca nhiễm lao trên 1.000 người mỗi năm

ca/1000 người

 

 

 

 

(11) Mục tiêu 3.3 (MTKK): Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.

Sở Y tế

3.3. Giảm tỷ lệ tử vong trước tuổi 70 do các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường hoặc bệnh hô hấp mãn tính.

%

*

*

25

20

(12) Mục tiêu 3.4 (MTƯT): Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ uống có cồn ở mức gây hại.

Sở Y tế

3.4. Phấn đấu vận dụng tốt các giải pháp về phòng và điều trị lạm dụng chất gây nghiện tại Quyết định số 2263/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang về “Quy chế phối hợp thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh"

(13) Mục tiêu 3.5 (MTƯT): Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương.

Ban An toàn giao thông tỉnh

3.5. Số vụ tai nạn giao thông.

Vụ

318

182

173

168

(14) Mục tiêu 3.6 (MTKK): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình của tỉnh có liên quan.

Sở Y tế

3.6a Tỷ lệ sinh của thanh thiếu niên (10-14,15-19) trên 1.000 phụ nữ ở nhóm tuổi tương ứng.

%

Giảm 15% so với năm gốc

Giảm 20% so với 5 năm trước

Giảm 20% so với 5 năm trước

Giảm 20% so với 5 năm trước

3.6b. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

%

63,3

(2016)

 

 

 

(15) Mục tiêu 3.7 (MTƯT): Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Sở Y tế

3.7. Tỷ lệ bảo hiểm y tế thiết yếu so với dân số toàn tỉnh

%

69,5

>85

>85

>90

(16) Mục tiêu 3.8 (MTKK): Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất

Sở TN&MT

3.8. Sngười chết do không chú ý bị nhiễm độc.

người /100.000 dân

 

 

 

 

(17) Mục tiêu 3.9 (MTKK): Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá

Sở Y tế

3.9(KK). Tỷ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) hút thuốc lá, phân theo nam, nữ.

%

 

 

 

 

Mục tiêu 4. Đảm bảo hệ thống giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đy các hội học tập suốt đi cho tất cả mi người

(18) Mục tiêu 4.1 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các em gái và trai đều hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng.

Sở GD&ĐT

4.1a(ƯT): Tỷ lệ học sinh tiu học bỏ học.

%

0,67

0,35

0,19

0,1

4.1b(ƯT): Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở bỏ học

%

2,68

2,0

1,6

1,2

(19) Mục tiêu 4.2 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các bé gái và bé trai được tiếp cận với sự phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học.

Sở GD&ĐT

4.2a (ƯT): Tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi được chăm sóc tại cơ sở mầm non.

%

4,81

5

 

>10

4.2b(ƯT): Tỷ lệ trẻ em dưới 3-5 đi (mẫu giáo) học trường mầm non.

%

58,27

(2014-2015)

65

(2019-2020)

 

75-80

(2029-2030)

(20) Mục tiêu 4.3 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam và nữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chất lượng và trong khả năng chi trả.

Sở LĐ-TB&XH; Sở GD&ĐT

4.3(ƯT): Tỷ lệ lao động qua đào tạo phân theo hệ giáo dục và hệ dạy nghề

%

Đào tạo 52/dạy nghề 43

Đào tạo 67/ dạy nghề 55

*

Đào tạo 80/ dạy nghề 70

(21) Mục tiêu 4.4 (MTKK): Đến năm 2030, tăng đáng kể số lao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động để có việc làm tốt và làm chủ doanh nghiệp.

Sở LĐ-TB&XH

4.4(KK) Tỷ lệ thanh niên và người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) có kỹ năng công nghệ thông tin phân theo loại kỹ năng.

%

 

 

 

 

(22) Mục tiêu 4.5 (MTKK): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề nghiệp cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật, người dân tộc và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương.

Sở GD&ĐT; Sở LĐ-TB&XH

4.5(KK) Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo nghề, phân theo nhóm người dễ bị tổn thương (0-1).

[0-1]

 

 

 

 

(23) Mục tiêu 4.6 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới, biết đọc, viết.

Sở GD&ĐT

4.6(ƯT): Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa từng đi học hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học

%

31

26

17

14

(24) Mục tiêu 4.7 (MTKK): Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả những người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững.

Sở GD&ĐT

4.7(KK) Mức độ lồng ghép ở tất cả các cấp giáo dục về phát triển bền vững.

%

 

 

 

 

(25) Mục tiêu 4.8 (MTKK): Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người.

Sở GD&ĐT

4.8(KK) Tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn từ a đến f.

%

từ 78% trở lên.

từ 80% trở lên.

từ 85% trở lên.

đạt 98%

Mục tiêu 5. Đạt được bình đng về giới, tăng quyn và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

(26) Mục tiêu 5.1 (MTƯT): Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi.

Sở LĐ-TB&XH

5.1(ƯT): Tỷ lệ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, ngành được tập huấn kiến thức giới, kỹ năng phân tích giới và lồng ghép giới

%

60

80

90

98

(27) Mục tiêu 5.2 (MTKK): Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác.

Sở LĐ-TB&XH

5.2(KK) Nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

%

 

100

100

100

(28) Mục tiêu 5.3: (MTƯT) Hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục tảo hôn, và hôn nhân ép buộc

Sở VH&TT

5.3(ƯT): Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi đã kết hôn hoặc sống như vợ chồng trước 15 tuổi

%

0,9 như TB cả nước

Giảm so với 5 năm trước

Giảm so với 5 năm trước

Giảm so với 5 năm trước

(29) Mục tiêu 5.4 (MTKK): Bảo đảm bình đẳng trong việc nội trợ và chăm sóc gia đình; Công nhận việc nội trợ và chăm các chăm sóc không được trả phí; tăng cường các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và chính sách bảo trợ xã hội, các dịch vụ hỗ trợ gia đình, chăm sóc trẻ em.

Hội LHPN tỉnh

5.4(KK) Khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam

lần

1,7 lần như TB cả nước

1,5

1,3

1,2

(30) Mục tiêu 5.5 (MTƯT): Đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.

Ủy ban MTTQ tỉnh

5.5(ƯT): Tỷ lệ nữ là đại biểu HĐND tỉnh

%

25,17 như TB cả nước

30

35

40

(31) Mục tiêu 5.6 (MTKK): Đảm bảo tiếp cận phổ cập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Cương trình và Cương lĩnh này.

Sở Y tế

5.6(KK) Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi tự quyết định về quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình

%

75 như TB cả nước

80 như TB cả nước

90 như TB cả nước

98 như TB cả nước

(32) Mục tiêu 5.7 (MTƯT): Đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu scó quyền bình đng với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Sở Tư pháp; Hội LHPN tỉnh.

5.7.1. (KK) Tỷ lệ phụ nữ nông thôn có quyền sở hữu đất.

%

100

 

 

 

Sở LĐ-TB&XH

5.7.2. (KK) Tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo nghề phân theo thành thị, nông thôn (đào tạo nghề ngắn hạn đến cao đẳng nghề)

%

50

55 (QH nhân lực đến 2020)

 

70

(33) Mục tiêu 5.8 (MTKK): Nâng cao việc sử dụng các công nghệ thuận lợi, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ. Tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Sở TT&TT

5.8(KK) Tỷ lệ nữ tuổi 15-49 sử dụng điện thoại di động

%

 

85 như TB cả nước

90 như TB cả nước

95 như TB cả nước

Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

(34) Mục tiêu 6.1 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đy đủ và công bng với nước ung và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tt cả mọi người.

Sở Xây dựng

6.1a(ƯT): Tỷ trọng dân số đô thị được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% - 95% đến năm 2020 trở đi.

%

90

98

98

98

Sở NN&PTNT

6.1b(ƯT): Tỷ trọng dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 95%-100%, trong đó: dân cư được sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT đạt trên 50% đến năm 2020 trở đi.

%

70

90

 

98

(35) Mục tiêu 6.2 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tổn thương; chấm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 80% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Sở Xây dựng

6.2(ƯT): Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh

%

51

60

70

80

(36) Mục tiêu 6.3 (MTƯT): Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn.

Sở Xây dựng

6.3a (ƯT): Phấn đấu tăng tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý

%

0,0

15,0

25,0

35,0

BQL KKT tỉnh

6.3b(ƯT): Tỷ lệ KCN, KCX (CCN) có hệ thống xử lý nước thải tập trung

%

 

100

100

100

(37) Mục tiêu 6.4 (MTKK): Đến năm 2030, tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch bền vững nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước, giảm đáng kể số người chịu cảnh khan hiếm nước. Bảo đảm khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước.

Sở Xây dựng

6.4a(KK) Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

%

 

45

75

95

Sở NN&PTNT

6.4b(KK) Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

%

 

35

50

75

(38) Mục tiêu 6.5 (MTƯT): Đến năm 2030, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bao gồm cả nguồn nước xuyên biên giới thông qua hp tác quốc tế.

Sở TN&MT

6.5(ƯT): Tỷ lệ lưu vực sông lớn (trên địa bàn tỉnh) có hệ thống quan trắc, giám sát tự đng, trc tuyến

 

 

100

100

100

(39) Mục tiêu 6.6 (MTƯT): Đến năm 2030, bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái liên quan đến nước.

Sở TN&MT

6.6(ƯT): Duy trì diện tích khu bảo tồn khí quyển đã được UNESCO công nhn.

ha

Ổn định diện tích như hiện nay

Mc tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cn nguồn năng lưng bền vững, đáng tin cy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

(40) Mục tiêu 7.1 (MTƯT): Đến năm 2020, về cơ bản các hộ gia đình được tiếp cận với điện; đến năm 2025 đạt 100%; đến năm 2030 đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại.

Sở Công Thương

7.1 (ƯT): Tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận điện

%

98,0

99,0

100,0

100,0

(41) Mục tiêu 7.2 (MTƯT): Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của tỉnh.

Sở Công Thương

7.2(ƯT): Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng.

%

31,8

 

31,5

32,3

(42) Mục tiêu 7.3 (MTKK): Đến năm 2030, tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm suất tiêu thụ điện đi 10% so với kịch bản cơ sở.

Sở Công Thương

7.3(KK) Tiêu hao năng lượng/GRDP theo giá so sánh 2010.

kWh

Giảm 1-1,5% hàng năm như chiến lược tăng trưởng xanh

(43) Mục tiêu 7.4 (MTKK): Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt là vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Sở Công Thương

7.4(KK) Tỷ trọng đầu tư cho các dự án và chương trình tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả/GRDP

%

 

10,0

12,0

15,0

Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

(44) Mục tiêu 8.1 (MTƯT): Duy trì tăng trưởng GRDP bình quân đầu người và tăng GRDP.

Sở KH&ĐT

8.1a (ƯT): Tốc độ tăng GRDP giá so sánh bình quân đầu người hàng năm

%

5,6 - 5,7

8.1b(ƯT): Tốc độ tăng tăng GRDP

%

7,42%

Giai đoạn 2016-2020: 7,5-8,0%

Giai đoạn 2020- 2030: 8 - 9%

 

(45) Mục tiêu 8.2 (MTƯT): Tăng năng suất lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp và đổi mới công nghệ, tập trung vào các ngành tạo giá trị tăng cao và sử dụng nhiều lao động.

Sở KH&ĐT

8.2(ƯT): Tốc độ tăng NSLĐ.

 

5,1

6-7

(46) Mục tiêu 8.3 (MTKK): Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thức hóa và tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính.

Sở LĐ-TB&XH

8.3(KK) Tỷ lệ lao động tự làm

%

duy trì tỷ lệ lao động tự làm như giai đoạn 2010-2016

(47) Mục tiêu 8.4 (MTKK): Đến năm 2030, tăng dn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất và tiêu thụ, giảm tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường, phù hợp với Khung Chương trình 10 năm về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững của Việt Nam.

Sở Công Thương

8.4(KK) Tỷ lệ tái chế phế liệu nhựa, giấy.

%

*

90

95

95

(48) Mục tiêu 8.5 (MTƯT): Đến năm 2030, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam, nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau.

Sở LĐ-TB&XH

8.5(ƯT): Tỷ lệ thiếu việc làm phân theo giới tính, nhóm tuổi và người khuyết tật

%

2,29

< 2

< 2

< 2

(49) Mục tiêu 8.6 (MTKK): Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo. Chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước Việc làm Toàn cầu của ILO.

Sở LĐ-TB&XH

8.6(KK) Tỷ trọng thanh niên (15-24 tuổi) phân theo đi học, học nghề, có việc làm, không có việc làm.

%

Như trung bình cả nước

(50) Mục tiêu 8.7 (MTKK): Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức.

Sở LĐ-TB&XH

8.7(KK) Tỷ lệ và số lượng trẻ em 5-17 tui đang lao động phân theo giới tính và độ tuổi.

%, người

 

 

 

 

(51) Mục tiêu 8.8 (MTKK): Bảo vệ quyền lao động; đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư và lao động làm trong khu vực phi chính thức.

Sở LĐ-TB&XH

8.8(KK) Tỷ lệ doanh nghiệp khai báo tai nạn lao động.

%

 

 

 

 

(52) Mục tiêu 8.9 (MTƯT): Đến năm 2030, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, tạo sản phẩm dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; thúc đẩy kinh tế và sản phẩm địa phương.

Sở Du lịch

8.9(ƯT): Tỷ trọng doanh thu du lịch so với GTSX toàn tỉnh tính theo giá hiện hành.

%

1,2

1,8

2,7

4,0

(53) Mục tiêu 8.10 (MTKK): Tăng cường năng lực các chi nhánh tài chính trong tỉnh nhằm khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm cho mi người.

Ngân hàng Nhà nước

8.10. Phấn đấu tăng tín dụng bình quân 13%/năm, nợ xấu duy trì ở mức <3%/tổng dư n, tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.

Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở htầng có khả năng chống chịu cao, thúc đy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đi mới

(54a) Mục tiêu 9.1 (MTƯT): Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, có khả năng chống chịu và bền vững, bao gồm cả cơ sở hạ tầng liên vùng và biên giới để hỗ trợ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân với mục tiêu tiếp cận công bằng và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Sở GTVT

9.1a(ƯT): Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn.

triệu tấn.km

1260

2030

3400

5670

9.1b(ƯT): Số lượt hành khách luân chuyển

triệu lượt người.km

3719,8

5095

 

 

(55) Mục tiêu 9 2 (MTƯT): Đến năm 2030, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững; nâng cấp kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ hướng tới sự bền vững, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tăng đáng kể tỷ lệ việc làm và tổng sản phẩm quốc nội của các ngành công nghiệp.

Sở Công Thương

9.2(ƯT): Tỷ trọng GRDP ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong tổng GRDP.

%

17

18

19

21

(56) Mục tiêu 9.3 (MTKK): Tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với các dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả dịch vụ tín dụng trong khả năng chi trả; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào thị trường và chuỗi giá trị.

Ngân hàng Nhà nước

9.3(KK) Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ có vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng

%

 

> 15

> 15

20

(57) Mục tiêu 9.4 (MTƯT): Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp; khuyến khích sáng chế phát minh; đến năm 2030 tăng đáng kể tỷ lệ người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai; tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai.

Sở KH&CN

9.4(KK) Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển cho KH&CN/vốn đầu tư phát triển trên địa bàn.

%

2

> 2

> 2

> 2

(58) Mục tiêu 9.5 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đến từng địa bàn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đảm bảo 100% hộ gia đình có khả năng tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông.

Sở TT&t

9.5(KK) Tỷ lệ đơn vị cơ sở được tiếp cận thông tin, truyền thông băng rộng với giá cước thấp hơn hoặc tương đương các nước trong khu vực ASEAN + 3.

% huyện, xã, hộ

100% huyện năm 2020, lên 100% xã năm 2025 và 100% hộ năm 2030, như Chiến lược phát triển CNTT, truyền thông cả nước

Mục tiêu 10: Giảm bất bình đng trong xã hội

(59) Mục tiêu 10.1 (MTƯT): Đến năm 2030, dần đạt được và duy trì tốc độ tăng thu nhập của nhóm 40% dân số dân số thu nhập thấp nhất cao hơn tốc độ tăng bình quân chung cả tỉnh.

Sở LĐ-TB&XH

10.1 (KK)Tốc độ tăng thu nhập của nhóm 40% dân số thu nhập thấp nhất so với 60% dân số từ trung bình trở lên.

%

14,60%

Gần bằng

Bằng

Cao hơn

(60) Mục tiêu 10.2 (MTƯT): Đến năm 2030, trao quyền và đẩy mạnh sự tham gia chính trị, kinh tế và xã hội của tất cả mọi người, không kể tuổi tác, giới tính, khuyết tật, sắc tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc điều kiện khác.

Sở Nội vụ

10.2 (KK)Chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở (là chỉ số thành phần của chỉ số PAPI đã tính cho từng tỉnh)

[0-1]

 

 

 

 

(61) Mục tiêu 10.3 (MTKK): Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm bất bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người.

Sở LĐ-TB&XH

10.3 (KK)Tỷ trọng dân số cho biết họ cảm thấy bị phân biệt đối xử hoặc bị quấy rối trong vòng 12 tháng vừa qua.

%

 

 

 

 

(62) Mục tiêu 10.4 (MTKK): Xây dựng và thực thi các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền lương và an sinh xã hội ngày càng đạt được bình đẳng cao hơn.

Sở Tài chính

10.4(KK) Tỷ trọng giá trị lao động trong GRDP.

%

 

55

52

50

(63) Mục tiêu 10.6 (MTKK): Tạo thuận lợi cho việc di cư và di chuyn của người dân một cách có trật tự, an toàn, thường xuyên và trách nhiệm, bao gồm cả việc thực hiện các chính sách di cư có kế hoạch và được quản lý tốt.

Công an tỉnh

10.6 (KK) Chỉ tiêu định tính

%

Người dân hài lòng hơn

Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bố hợp lý dân cư và lao đng theo vùng

(64) Mục tiêu 11.1 (MTKK): Đến năm 2030, đảm bảo cho tất cả mọi người được tiếp cận với dịch vụ cơ bản và dịch vụ nhà ở phù hợp, an toàn, trong khả năng chi trả; xóa bỏ các khu chuột, xây mới, nâng cấp, cải to các khu nhà ở không đảm bảo chất lượng.

Sở Xây dựng

11.1 (KK) Tỷ lệ hộ sống trong nhà tạm và nhà thấp cấp khác.

%

24,2

15,7

9,1

2,5

(65) Mục tiêu 11.2 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thuận tiện và bền vững; cải thiện an toàn giao thông, mở rộng giao thông công cộng với chú ý đặc biệt tới nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi.

Sở GTVT

11.2 (ƯT): Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng giao thông công cộng.

%

 

10,0

15,0

20,0

(66) Mục tiêu 11.3 (MTƯT): Đến năm 2030, tăng cường năng lực lập quy hoạch và phát triển đô thị bao trùm và bền vững, có sự tham gia của cộng đồng.

Sở Xây dựng

11.3(ƯT): Tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị

%

 

10,0

15,0

20,0

(67) Mục tiêu 11.4 (MTƯT): Tăng cường bảo vệ và bảo đảm, bảo tồn và khai thác phát triển bền vững các di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới trên địa bàn và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận.

Sở VH&TT

11.4(ƯT): Tổng chi tiêu (công và tư) trên người sử dụng để bảo tồn, bảo vệ và bảo toàn tất cả các di sản tự nhiên và di sản văn hóa.

đồng /người

 

 

 

 

(68) Mục tiêu 11.5 (MTKK): Đến năm 2030, giảm đáng kể số người chết và bị ảnh hưởng và giảm đáng kể thiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra so với GRDP, chú trọng bảo vệ người nghèo và người dễ bị tổn thương.

Sở NN&PTNT

11.5(KK) Tỷ suất người chết, mất tích, bị thương và bị ảnh hưởng do thảm họa.

người/ 100.000 người

 

 

 

 

(69) Mục tiêu 11.6 (MTƯT): Giảm tác động có hại của môi trường tới con người tại đô thị, tăng cường quản lý chất lượng không khí, chất thải đô thị và các nguồn chất thải khác.

Sở Xây dựng

11.6(ƯT): Tỷ lệ chất thải rắn (CTR) đô thị được thu gom, xử lý hợp vệ sinh so với tổng lượng CTR phát sinh

%

88

90

95

98-100

(70) Mục tiêu 11.7 (MTKK): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phổ cập với không gian công cộng xanh, an toàn và thân thiện cho toàn dân, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật.

Sở Xây dựng

11.7(KK) Diện tích đất cây xanh công cộng trên đầu người cho các đô thị.

m2 / người

 

8-9

10-12

12-14

(71) Mục tiêu 11.8 (MTUT): Hỗ trợ việc kết nối thông suốt về kinh tế, xã hội và môi trường giữa nội, ngoại thành và nông thôn thông qua việc tăng cường công tác quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và vùng.

Sở KH&ĐT

11.8(ƯT): Tỷ lệ đô thị có quy hoạch tích hợp gn đô thị với phát triển vùng lân cận.

%

 

 

 

 

(72) Mục tiêu 11.9 (MTƯT): Đến năm 2030, phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo hài hòa các khía cạnh phát triển kinh tế; đô thị hóa; bao trùm; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn xét trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và dân chủ (Mục tiêu 11.9 và 11.10 của QĐ 622).

Sở NN&PTNT

11.9(ƯT): Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới

%

20,3

50

65-70

85-95

Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững

(73) Mục tiêu 12.1 (MTƯT): Thực hiện Khung chương trình 10 năm về sản xuất và tiêu dùng bền vững theo cam kết quốc tế.

Sở Công Thương

12.1(ƯT): Tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

%

Thu gom 88%

Thu gom 90% tái chế 85%

 

Thu gom 100% tái chế 90%

(74) Mục tiêu 12.2 (MTKK): Đến năm 2030, đạt được sự quản lý bền vững và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.

Sở TN&MT

12.2(KK) Tổng tiêu thụ nguyên liệu của tỉnh trên GRDP (tấn/triệu đồng); và bình quân đầu người.

tấn / người

 

 

 

 

(75) Mục tiêu 12.3 (MTƯT): Đến năm 2030, giảm một nửa chất thải lương thực tính theo đầu người và giảm tổn thất lương thực trong chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả những tổn thất sau thu hoạch

Sở NN&PTNT

12.3(ƯT): Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo.

%

 

5-6

3-4

2

(76) Mục tiêu 12.4 (MTƯT): Đến năm 2020, đạt được quản lý tốt vòng đi của các loại hóa chất và chất thải theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường.

Sở TN&MT

12.4 b(ƯT): Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt yêu cầu

%

97

100

100

100

(77) Mục tiêu 12.5 (MTƯT): Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải.

Sở Xây dựng

12.5a(ƯT): Tỷ lệ CTR xây dựng tại các đô thị được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế so với tng lượng phát sinh được thu gom

%

 

50

 

 

12.5b(ƯT): Tỷ lệ CTR công nghiệp không nguy hại được thu hồi để tái sử dụng và tái chế so với tng lượng phát sinh được thu gom.

%

 

70

80

90

(78) Mục tiêu 12.6 (MTKK): Khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp áp dụng các thông lệ bền vững, bao gồm công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người nghèo và nhóm dân cư yếu thế; tích hợp các thông tin về tính bền vững vào báo cáo đnh kỳ của ngành mình.

Sở KH&ĐT

12.6(KK) Tỷ lệ công ty viết và công bố báo cáo bền vững.

%

 

5

10

15

(79) Mục tiêu 12.7 (MTƯT): Bảo đảm các hoạt động mua sắm công bền vững

Sở Tài chính.

12.7a(KK) Tỷ lệ công trình, dự án đầu tư áp dụng quy chế chi tiêu công xanh.

%

 

 

 

 

(80) Mục tiêu 12.8 (MTKK): Đến năm 2030, bảo đảm người dân ở mọi nơi có thông tin và nhận thức phù hợp về phát triển bền vững và cách sống hài hòa với thiên nhiên.

Sở TT&TT

12.8(KK) Tỷ lệ các chương trình truyền hình của tỉnh có liên quan đến PTBV

%

 

 

 

 

Mục tiêu 13: Ứng phó kp thời, hiu quả với biến đi khí hậu và thiên tai

(81) Mục tiêu 13.1 (MTƯT): Tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên.

Sở TN&MT

13.1(ƯT): Số trạm quan trắc tài nguyên và môi trường.

Trạm

 

15

20

24

(82) Mục tiêu 13.2 (MTƯT): Lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất đnh của biến đổi khí hu và nước biển dâng.

Sở KH&ĐT

13.2(ƯT): Tỷ lệ số huyện, thị xã, thành phố ban hành KHHĐ ứng phó với BĐKH.

%

 

100

100

100

(83) Mục tiêu 13.3 (MTƯT): Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Sở TN&MT

13.3(ƯT): Tỷ lệ dân số các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai (hạn mặn hoặc lũ) được phổ biến kiến thức phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.

%

 

70

80

90

Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đi dương, biển và nguồn lợi bin đphát triển bền vững

(84) Mục tiêu 14.1 (MTƯT): Đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ.

Sở TN&MT

14.1a (ƯT): Tỷ lệ nước thải KCN được xử lý đạt yêu cầu.

%

 

100

100

100

14.1b (KK)Tỷ lệ nước thải đô thị ven biển được xử lý đạt yêu cầu.

%

 

Tăng 10% so với 5 năm trước

(85) Mục tiêu 14.2 (MTƯT): Đến năm 2030, tăng cường quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo để tránh các tác động tiêu cực, tăng cường sức khỏe và khả năng chống chịu cho đại dương

Sở NN&PTNT

14.2(ƯT): Tỷ lệ che phủ rừng ven biển Kiên Giang.

%

 

Duy trì tỷ lệ che phrừng ven biển Kiên Giang như hiện nay trong giai đon 2018-2030.

(86) Mục tiêu 14.3 (MTƯT): Giảm thiểu và xử lý tác động của a-xít hóa đại dương, ưu tiên việc tăng cường hợp tác khoa học ở tất cả các cấp trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Sở TN&MT

14.3(ƯT): Số lượng các trạm quan trắc môi trường nước biển ven bờ.

Số trạm

 

01

(87) Mục tiêu 14.4 (MTƯT): Đến năm 2020, quản lý hiệu quả hoạt động khai thác, chấm dứt khai thác hải sản quá mức, các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không được báo cáo hoặc không theo quy định và những hoạt động khai thác mang tính hủy diệt; thực hiện các kế hoạch quản lý khoa học để phục hồi trữ lượng hải sản trong thời gian ngắn nhất có thể, tối thiểu là ở mức có thể đạt được sản lượng bền vững tối đa theo những đặc điểm sinh học của chúng.

Sở NN&PTNT

14.4(ƯT): Số lượng các vụ khai thác hải sản bất hợp pháp, phân tổ theo loại hình bất hợp pháp.

Số vụ

Chấm dứt khai thác hải sản bất hợp pháp ngay từ năm 2020

(88) Mục tiêu 14.5 (MTKK): Đến năm 2030, duy trì diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển 3-5% diện tích tự nhiên, dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế.

Sở NN&PTNT

14.5(KK) Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn biển và ven biển trên tổng diện tích biển Kiên Giang.

%

 

Duy trì tỷ lệ diện tích 5 năm trước

(89) Mục tiêu 14.6 (MTƯT): Đến năm 2030, nghiêm cấm những loại hình trợ cấp thủy sản dẫn đến đánh bắt quá mức hoặc đánh bắt phi pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) tạo điều kiện cho việc đàm phán trợ cấp thủy sản của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Sở NN&PTNT

14.6(ƯT): Tỷ lệ tàu thuyền khai thác hải sản ven bờ so với tổng số tàu thuyền (ven bờ + vùng lộng).

%

61,6

40

30

20

Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

(90) Mục tiêu 15.1 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế.

Sở NN&PTNT

15.1(ƯT): Tỷ lệ che phủ rừng trên diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

%

10,8

12,0

12,0

12,0

(91) Mục tiêu 15.2 (MTƯT): Đến năm 2020, giảm cơ bản việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác; đến năm 2030, tăng cường thực hiện quản lý bền vững các loại rừng, ngăn chặn chặt phá rừng, phục hồi rừng đã suy thoái, đẩy mạnh trồng và tái sinh rừng.

Sở NN&PTNT

15.2(ƯT): Tỷ lệ che phủ rừng trên diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

%

10,8

12,0

12,0

12,0

(92) Mục tiêu 15.3 (MTKK): Đến năm 2030, tăng cường phòng, chống sa mạc hóa, phục hồi đất bị thoái hóa, bao gồm đất bị ảnh hưởng của hạn mặn, lũ lụt và do các nguyên nhân khác.

Sở NN&PTNT

15.3(KK): Tỷ trọng diện tích đất bằng chưa sử dụng

%

0,72

Giảm so với 5 năm trước

(93) Mục tiêu 15.4 (MTƯT): Đến năm 2030, đảm bảo bảo tồn các hệ sinh thái rừng có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, bao gồm cả tính đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, phục vụ cho phát triển bền vững.

Sở NN&PTNT

15.4(ƯT): Đa dạng sinh học được bảo tồn và sử dụng bền vững

%

 

15

 

 

(94) Mục tiêu 15.5 (MTKK): Đến năm 2030 thực hiện những hành động cấp thiết để ngăn chặn và tiến đến chấm dứt sự suy thoái nơi cư trú tự nhiên các hệ sinh thái, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp

Sở TN&MT

15.5(KK): Số loài quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng trong sách đỏ

Số loài

Giữ ổn định số loài quý, hiếm

(95) Mục tiêu 15.6 (MTKK): Đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen và tăng cường tiếp cận hợp lý các nguồn gen theo cam kết quốc tế.

Sở KH&CN

15.6 (KK):Tỷ lệ cán bộ quản lý cấp tỉnh được đào tạo về chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen

%

 

50

60

70

(96) Mục tiêu 15.7 (MTƯT): Ngăn chặn và xử lý các hành động khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng và các sản phẩm của chúng.

Sở NN&PTNT

15.7(ƯT); Tỷ lệ cán bộ làm công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm được tập huấn

%

 

60

70

80

(97) Mục tiêu 15.8 (MTƯT): Đến năm 2020, có biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với các hệ sinh thái đất và nước; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

Sở TN&MT

15.8(ƯT): Tỷ lệ cán bộ hải quan tại các cửa khẩu được tập huấn về kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại

%

 

70

100

100

Mục tiêu 16. Thúc đy xã hội hòa bình, công bng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; thực hiện các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

(98) Mục tiêu 16.1 (MTƯT): Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi.

Công an tỉnh

16.1(ƯT): Số nạn nhân trong của các vụ bị xâm phạm sức khỏe.

Nạn nhân / 100.000 dân

Phấn đấu giảm số nạn nhân trong của các vụ bị xâm phạm sức khỏe

(99) Mục tiêu 16.2 (MTKK): Phòng ngừa và xóa bỏ tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất cả các hình thức bạo lực tra tấn trẻ em và người chưa thành niên.

Sở LĐ-TB&XH; Công an tỉnh

16.2(KK): Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại về thể chất và/hoặc tinh thần bởi những người chăm sóc trong tháng vừa qua.

%

Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại về thể chất và/hoặc tinh thần

(100) Mục tiêu 16.3 (MTKK): Thúc đy pháp quyền, đảm bảo tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người.

Sở Tư pháp

16.3(KK): Tỷ trọng các nạn nhân bị bạo hành trong vòng 12 tháng đã có báo cáo lên cơ quan chức năng đủ thm quyền hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp

%

Phấn đấu giảm tỷ trọng các nạn nhân bị bạo hành

(101) Mục tiêu 16.4 (MTƯT): Đến năm 2030, giảm đáng kể các dòng vũ khí trái phép; tăng cường việc phục hồi và trả tài sản bị đánh cắp, đấu tranh với tất cả các loại hình tội phạm có tổ chức.

Công an tỉnh

16.4(ƯT): Tỷ lệ các loại súng nhỏ và vũ khí hạng nhẹ bị tịch thu và theo dõi, so với các thiết bị được cho phép.

%

Phấn đấu giảm tỷ lệ các loại súng nhỏ và vũ khí hạng nhẹ bị tịch thu

(102) Mục tiêu 16.5 (MTƯT): Giảm đáng kmọi loại hình tham nhũng

Thanh tra tỉnh

16.5(ƯT): Tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ công.

%

60

30

15

7

(103) Mục tiêu 16.6 (MTƯT): Thực hiện các thể chế minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp.

Sở Y tế

16.6(ƯT): Tỷ lệ dân số hài lòng với dịch vụ y tế.

%

77

80

90

95

(104) Mục tiêu 16.7 (MTKK): Đảm bảo quá trình ra quyết định có sự phản hồi, bao trùm, có sự tham gia của người dân và mang tính đại diện ở tất cả các cấp.

Ủy ban MTTQ tỉnh

16.7(KK) Tỷ lệ dân số tin tưởng rằng việc ra quyết định là có sự bao trùm và trách nhiệm.

%

Phấn đấu tăng tỷ lệ dân số tin tưởng rằng việc ra quyết định là có sự bao trùm và trách nhiệm

(105) Mục tiêu 16.8 (MTUT): Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mọi người, gồm cả đăng ký khai sinh.

Sở Tư pháp

16.8(ƯT): Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh

%

96

100

100

100

(106) Mục tiêu 16.9 (MTKK): Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thông tin và bảo vệ các quyền tự do cơ bản theo pháp luật Việt Nam và các hiệp ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

Sở Tư pháp

16.9(KK): Số lượng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công dân tiếp cận thông tin.

bản

 

 

 

 

Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đy hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

(107) Mục tiêu 17.2 (MTƯT): Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao.

Sở Công Thương

17.2(ƯT): Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 5 năm.

%

-18,8

-9,7

6,2

8,3

(108) Mục tiêu 17.3 (MTƯT): Tăng cường sự gắn kết về chính sách cho phát triển bền vững.

Sở KH&ĐT

17.3(ƯT): Tỷ lệ số dự án quy hoạch, kế hoạch có sự lồng ghép mục tiêu PTBV so với tổng số dự án quy hoạch và kế hoạch.

%

100

100

100

100

(109) Mục tiêu 17.4 (MTKK): Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững, kết hợp với quan hệ đối tác nhiều bên nhằm huy động và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ và tài chính để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

Sở KH&ĐT

17.4(KK): Có hoặc không có báo cáo tiến độ triển khai khung giám sát hợp tác phát triển nhiều bên hiệu quả.

Số báo cáo

Phấn đấu hàng năm có báo cáo tiến độ triển khai khung giám sát hợp tác phát triển nhiều bên hiệu quả.

(110) Mục tiêu 17.5 (MTƯT): Khuyến khích và xúc tiến quan hệ đối tác công, công - tư một cách hiệu quả, dựa trên kinh nghiệm và chiến lược nguồn lực của quan hệ đối tác.

Sở KH&ĐT

17.5(ƯT): Tổng giá trị các dự án thực hiện theo công, công-tư giá hiện hành

Tỷ đồng

Phấn đấu tăng tổng giá trị các dự án thực hiện theo công, công-tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 124/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu124/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/07/2018
Ngày hiệu lực25/07/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 124/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 124/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững Kiên Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 124/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững Kiên Giang
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu124/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Kiên Giang
                Người kýPhạm Vũ Hồng
                Ngày ban hành25/07/2018
                Ngày hiệu lực25/07/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 124/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững Kiên Giang

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 124/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững Kiên Giang

                      • 25/07/2018

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 25/07/2018

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực