Văn bản khác 13/KH-UBND

Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg về tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đảm bảo an sinh xã hội do tỉnh Hòa Bình ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 13/KH-UBND phát triển hệ thống dịch vụ đảm bảo an sinh xã hội Hòa Bình 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 23 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24/CT-TTg, NGÀY 02/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể hóa giải pháp, nhiệm vụ tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đảm bảo an sinh xã hội.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các yêu cầu, nhiệm vụ theo nội dung Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể hóa giải pháp, nhiệm vụ tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đm bo an sinh xã hội;

- Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Hòa Bình lập đề án phát triển đô thị tại các đô thị do mình quản lý, làm cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, hoạch định các dán đầu tư phát triển đô thị và góp phần thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, tích cực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về Chương trình phát triển đô thị, làm cơ sở định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội;

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về đầu tư xây dựng các dự án, công trình phát triển Hệ thống dịch vụ xã hội đô thị mang tính hệ thống, bền vững; Đảm bảo chất lượng và tiết kiệm nguồn lực và tài nguyên.

2. Yêu cầu

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác lập, quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020; Trong đó: có sự lồng ghép chặt chẽ các mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội cụ thể cùng nguồn lực thực hiện, làm cơ sở đlập kế hoạch đầu tư các công trình hạ tầng xã hội đồng bộ theo đúng tiến độ; Đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả ngun lực cho phát triển hệ thng dịch vụ xã hội đô thị phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; Đưa các chỉ tiêu cần đạt được về dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo an ninh xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 05 năm của địa phương để triển khai, thực hiện; Bố trí quỹ đất cho phát triển hạ tầng xã hội phù hợp với mục tiêu phát triển của từng giai đoạn theo quy hoạch đô thị, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, giám sát trách nhiệm của các chủ đầu tư phát triển đô thị trong việc đầu tư xây dựng công trình cũng như cung cấp dịch vụ cho người dân; Các Sở, ngành và đơn vị liên quan phi hợp chặt chẽ đtham gia xây dựng các chính sách về phát triển dịch vụ xã hội đô thị.

II. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chung

Xác định Hệ thống dịch vụ xã hội đô thị là nội hàm của Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình, do vậy cần giải quyết 02 nhóm chương trình lớn là nhóm chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng khung và nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thuộc Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình. Cụ thể:

- Đi với nhóm chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng khung: sẽ tập trung đề xuất các chương trình xây dựng hạ tầng kthuật diện rộng kết nối các đô thị trong tỉnh (giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, chất thải rắn,...); các chương trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội diện rộng thuộc quản lý của Trung ương hoặc phục vụ cấp vùng, cấp quốc gia sẽ được xác định trong nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị.

- Nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình: sẽ gồm 3 nội dung (1) Lập quy hoạch hoặc đề án; (2) Các chương trình xây dựng phục vụ nâng loại đô thị; (3) Các chương trình xây dựng đô thị theo quy hoạch. Các chương trình xây dựng phục vụ nâng loại đô thị sẽ đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn đã được Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nhằm đạt chun nâng loại đô thị theo quy định tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị. Các chương trình xây dựng đô thị theo quy hoạch sẽ đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương nhưng tuân thủ đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt.

Theo đó, nhiệm vụ cần phải hoàn thành cho các đô thị trong giai đoạn 2016-2020:

- Ưu tiên phát triển đô thị tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy phát triển các vùng đô thị trong tỉnh. Đầu tư các dự án phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tiếp tục cải tạo, điều chỉnh quy hoạch các đô thị hiện hữu theo các tiêu chí phân loại đô thị;

- Giai đoạn 2016-2020, mạng lưới đô thị tỉnh Hòa Bình có 14 đô thị gồm: 01 đô thị loại II (thành phố Hòa Bình); 02 đô thị loại IV (đô thị Lương Sơn, đô thị Mai Châu); 11 đô thị loại V, trong đó có 09 đô thị loại V hiện hữu (Kỳ Sơn, Đà Bắc, Cao Phong, Bo, Mường Khến, Vụ Bản, Hàng Trạm, Chi Nê, Thanh Hà) và 02 đô thị loại V mới xây dựng (thị trấn Chợ Bến, huyện Lương Sơn và thị trấn Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn.

- Đầu tư xây dựng cho các đô thị hạt nhân của tỉnh và các vùng huyện nhằm đạt tiêu chí của các đô thị cần nâng loại. Củng cố phát triển, giữ vững các chỉ tiêu đối với các đô thị hiện hữu không có trong danh mục đô thị được nâng loại.

- Đạt chtiêu đất xây dựng đô thị: Đối với đô thị loại II - III: 120 - 200 m2/người. Đối với đô thị loại IV - V: 150 - 250 m2/người. Đất xây dựng đô thị bao gồm đất xây dựng các công trình dân dụng, công cộng, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, cây xanh công viên...; Dự báo quy mô đất xây dựng đô thị toàn tỉnh, năm 2016: khoảng 6.000 ha; năm 2020: khoảng 7.700 - 8.000 ha. Trong đó, đất ở đô thị tăng thêm: 123,12 ha và đất dân dụng tăng thêm: 278,75 ha.

- Căn cứ định hướng phát triển của các đô thị theo quy hoạch chung các đô thị và quy hoạch vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 được phê duyệt và đánh giá thực trạng phát triển từng đô thị, tính toán quy mô dân số phát triển và tổng nhu cầu vốn cho từng đô thị theo giai đoạn năm 2016-2020:

Nhu cầu vốn phát triển hạ tầng xây dựng mới cho các đô thị đến năm 2020 - Bảng I

TT

Đô thị

Giai đoạn năm 2016 - 2020

DÂN SỐ TĂNG THÊM
(Người)

ĐT Ở TĂNG THÊM
(Ha)

VỐN
Phát triển Hạ tầng xã hội
(Tỷ đồng)

ĐẤT DÂN DỤNG TĂNG THÊM
(Ha)

VN
Phát triển Hạ tầng kỹ thuật
(Tỷ đồng)

1

TP. Hòa Bình

46.459

123,12

492,47

278,75

2.090,66

2

Lương Sơn

14.112

37,40

549,59

84,67

635,04

3

Mai Châu

15.444

40,93

563,71

92,66

694,98

4

Đà Bắc

2.426

6,43

25,72

14,56

109,17

5

Kỳ Sơn

2.028

5,37

21,50

12,17

91,26

6

Cao Phong

2.443

6,47

25,90

14,66

109,94

7

Kim Bôi

2.054

5,44

21,77

12,32

92,43

8

Mường Khến

2.068

5,48

21,92

12,41

93,06

9

Vụ Bn

1.707

4,52

18,09

10,24

76,82

10

Chi Nê

2.143

5,68

22,72

12,86

96,44

11

Thanh Hà

1.179

3,12

12,50

7,07

53,06

12

Hàng Trạm

2.417

6,41

25,62

14,50

108,77

13

Chợ Bến

2.500

6,63

126,50

15,00

112,50

14

Mông Hóa

2.500

6,63

126,50

15,00

112,50

Tổng:

99.480,00

263,62

2.054,49

596,88

4.476,60

Nhu cu vốn ci tạo hạ tng cho các đô thị đến năm 2020 - Bảng 2.

TT

Đô thị

Vốn ci tạo hạ tầng đô thị (tỷ đồng)

1

T.p Hòa Bình

93,31

2

Đô thị Lương Sơn

3,79

3

Đô thị Mai Châu

1,67

4

Thị trấn Đà Bắc

1,70

5

Thị trn Kỳ Sơn

0,81

6

Thị trấn Cao Phong

1,71

7

Thị trấn Bo

0,94

8

Thị trấn Mường Khến

1,39

9

Thị trấn Vụ Bn

1,21

10

Thị trấn Chi Nê

2,30

11

Thị trấn Thanh Hà

0,87

12

Thị trấn Hàng Trạm

1,69

Tổng:

111,38

Các tiêu chí v nâng cao chất lượng nhà ở, hoàn thiện hệ thng hạ tng kỹ thuật và hạ tng xã hội - Bảng 3.

TT

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2015

Giai đoạn đến

năm 2020

năm 2030

I

H tng xã hội đô th

 

 

 

1

Y tế

88,3%

97%

100%

2

Giáo dục

87,2%

100%

100%

3

Văn hóa

86,3%

93,0%

100%

4

Thương mại

66,7%

80%

90%

II

Chất lượng về nhà

 

 

 

1

Nhà ở kiên cố

36,6%

47%

60%

2

Nhà ở bán kiên cố

23,6%

24%

22%

3

Nhà ở thiếu kiên cố

24,8%

19%

14%

4

Nhà ở đơn sơ

15%

10%

4%

III

Hạ tng kỹ thuật đô thị

 

 

 

1

Tỷ lệ dân dùng nước sạch

82,3%

90%

100%

2

Hệ thng thoát nước

56,3%

65%

90%

3

Đường giao thông đạt tiêu chuẩn

64,5%

70%

80%

4

Cp điện

90,3%

95%

95%

5

Thu gom, xử lý CTR

90%

90%

≥ 90%

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. S Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Hòa Bình xây dựng, ban hành và triển khai các định hướng phát triển dịch vụ xã hội đô thị gắn liền với việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và quốc gia. Hướng dẫn, giám sát các địa phương cụ thể hóa các định hướng phát triển dịch vụ xã hội đô thị trong các chương trình, kế hoạch phát triển của từng đô thị;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương nghiên cu điều chỉnh và ban hành hệ thống các tiêu chí đánh giá về chất lượng đô thị trong đó có các tiêu chí đánh giá về hạ tầng xã hội và dịch vụ xã hội đô thị. Nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng các mô hình tổ chức quản lý, vận hành các công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường đô thị và nhà ở xã hội hiệu quả;

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về phát triển đô thị, đầu tư xây dựng, nhà ở và kinh doanh bất động sản, các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan khác phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ xã hội đô thị.

2.2. Các S: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Th thao và Du Lch

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các huyện và thành phHòa Bình lập và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tại các cấp theo thẩm quyền, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch và chương trình phát triển của tng đô thị;

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội hóa và phát triển dịch vụ xã hội đô thị;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cán bộ và người dân về chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội bảo đảm an sinh xã hội.

2.3. S Kế hoch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, cụ thể hóa và hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư để đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh cung cấp dịch vụ xã hội đô thị;

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn vốn cho xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.4. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, cụ thể hóa và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý sử dụng quyết toán các nguồn kinh phí từ ngân sách đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ xã hội;

- Xây dựng các cơ chế tài chính, chính sách về thuế, phí, lệ phí liên quan đến cung cấp dịch vụ xã hội đô thị, tạo môi trường minh bạch, bình đẳng để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển dịch vụ xã hội đô thị. Rà soát, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án cung cấp dịch vụ xã hội đô thị được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

2.5. S Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành nghiên cứu xây dựng, cụ thể hóa và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội, ngưi nghèo, người có công với cách mạng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tại các đô thị.

2.6. S Tài nguyên và Môi trưng

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng, cụ thể hóa và hoàn thiện các chính sách pháp luật về đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các lĩnh vực dịch vụ xã hội đô thị.

2.7. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, đánh giá và xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong khu dân cư, đô thị chuyển vào khu, cụm công nghiệp và làng nghề;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng, cụ thể hóa và hoàn thiện các chính sách pháp luật về Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Định hướng phát triển hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại trên hệ thống các đô thị trên địa bàn tỉnh.

III. GIẢI PHÁP

1. Về nguồn vốn thực hiện

- Các dự án hạ tầng khung về cơ bản đã được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh đến 2020;

- Các dự án hạ tầng khung đến 2030 là đề xuất căn cứ trên quy hoạch kinh tế xã hội toàn tỉnh và quy hoạch xây dựng vùng tỉnh;

- Đầu tư xây dựng mạng lưới các đô thị: Bên cạnh các nguồn vốn đã bố trí theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, đề xuất xã hội hóa hoặc các nguồn đầu tư khác (Đến giai đoạn 2020, tỉ lệ xã hội hóa là 61%);

- Danh mục các loại hình có thể kêu gọi đầu tư xã hội hóa, hoặc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác gồm: y tế, giáo dục, TDTT, vui chơi giải trí, hạ tầng xã hội và hạ tầng gắn liền với các dự án bất động sản;

2. Về các dự án ưu tiên đầu tư

- Chương trình đầu tư xây dựng thành phố Hòa Bình lên đô thị loại II;

- Chương trình đầu tư xây dựng thị trấn Lương Sơn và Mai Châu lên đô thị loại IV;

- Chương trình đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (Y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại...) tại các đô thị trung tâm, đô thị động lực chuyên ngành, đặc biệt tại các đô thị trong danh mục nâng loại và xây mới;

- Chương trình xây dựng các trung tâm thương mại cấp tiểu vùng, hệ thống chợ đô thị, hệ thống chợ đầu mối về nông lâm hải sản trong vùng;

- Chương trình phòng chống, hạn chế tác hại lũ lụt thiên tai;

- Chương trình tái định cư, ổn định dân cư các vùng có dự án đầu tư phát triển;

- Chương trình xây dựng nhà ở kiên cố cho dân vùng núi, vùng có nguy cơ sạt lở;

- Chương trình phát triển các Cụm công nghiệp trong tỉnh;

- Chương trình đầu tư phát triển du lịch;

- Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ng nhu cầu công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của tỉnh, hỗ trợ cho các tỉnh trong vùng, khu vực. Chú trọng xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo chuyên nghiệp mang chức năng liên vùng;

- Chương trình nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử vùng tỉnh. Xây dựng các thiết chế văn hóa;

- Chương trình bảo tồn hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sông;

- Chương trình di chuyển các khu cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm ra khỏi các khu dân cư;

- Xây dựng các chương trình quan trắc giám sát môi trường, đặc biệt ở các khu vực có nguy cơ phát thải chất nguy hại.

3. Các giải pháp khác

- Nâng cao năng lực quản lý và quy hoạch đô thị;

- Các chính sách về thị trường bất động sản;

- Tập trung tạo điều kiện cho các dự án lớn và chương trình lớn;

- Các chính sách về tài chính đô thị, đặc biệt là kêu gọi đầu tư xã hội hóa và tạo nguồn thu từ đất và thị trường bất động sản.

IV. TỔ CHỨC THC HIỆN

Yêu cầu Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mình chủ động phối hợp với Sở Xây dựng triển khai thực hiện Kế hoạch; Định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Xây dựng trước ngày 31/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc có văn bản báo cáo, đề xuất qua Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TCTM (NL.85).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Bùi Văn Khánh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 13/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu13/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/02/2017
Ngày hiệu lực23/02/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 13/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 13/KH-UBND phát triển hệ thống dịch vụ đảm bảo an sinh xã hội Hòa Bình 2017


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 13/KH-UBND phát triển hệ thống dịch vụ đảm bảo an sinh xã hội Hòa Bình 2017
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu13/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hòa Bình
                Người kýBùi Văn Khánh
                Ngày ban hành23/02/2017
                Ngày hiệu lực23/02/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 13/KH-UBND phát triển hệ thống dịch vụ đảm bảo an sinh xã hội Hòa Bình 2017

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 13/KH-UBND phát triển hệ thống dịch vụ đảm bảo an sinh xã hội Hòa Bình 2017

                      • 23/02/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 23/02/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực