Kế hoạch 141/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 141/KH-UBND 2023 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi Cần Thơ


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 141/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 03 tháng 7 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20/CT-TTG NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC, TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHO THIẾU NHI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nâng cao nhận thức cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân về tầm quan trọng của việc đổi mới hoạt động thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi để phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ hiện nay;

b) Xây dựng, phát triển và hình thành thói quen, kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; tăng cường sự tham gia của thiếu nhi trong các hoạt động khuyến đọc; góp phần nâng cao dân trí, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, hình thành lối sống lành mạnh cho thiếu nhi trên địa bàn thành phố.

2. Yêu cầu

a) Quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân về chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi, một trong những nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời của thành phố;

b) Công tác tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo thiết thực, chất lượng và đạt hiệu quả.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên nền tảng công nghệ số, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc đổi mới hoạt động của Thư viện trong xây dựng phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi;

b) Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong đổi mới hoạt động của Thư viện trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi, đặc biệt là gắn với chuyển đổi số trong thư viện.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực phát triển hệ thống thư viện

a) Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn thi hành. Rà soát, duy trì thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố, góp phần tạo môi trường đọc thuận lợi; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho phát triển văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc cho thiếu nhi nói riêng;

b) Kiện toàn, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công cộng, thư viện trường học; phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với đối tượng thiếu nhi, đa dạng sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện, tăng cường sự tham gia của thiếu nhi trong các hoạt động, sự kiện khuyến đọc, trải nghiệm với sách; đẩy mạnh hoạt động phục vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

c) Từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để phát triển hệ thống thư viện công cộng, thư viện trường học; đẩy mạnh chuyển đối số, liên thông thư viện, xây dựng thư viện điện tử, cơ sở dữ liệu số, sử dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ việc đọc và khai thác thông tin của thiếu nhi trong thư viện; thực hiện tốt công tác xã hội hóa để phát triển thư viện và văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi.

3. Hình thành thói quen, trang bị kỹ năng đọc cho thiếu nhi

a) Tăng cường vận động, khuyến khích thiếu nhi hình thành và duy trì thói quen đọc (xuất bản phẩm in và điện tử, trong đó chú trọng sách in) phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân;

b) Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các thư viện, cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan để huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình vào việc hình thành và duy trì thói quen đọc, nâng cao kỹ năng đọc và năng lực tiếp cận, xử lý thông tin cho thiếu nhi; xây dựng, phát triển mô hình khuyến đọc, tủ sách trường học, không gian đọc phù hợp với đối tượng thiếu nhi;

c) Tiếp tục triển khai công tác hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với đối tượng thiếu nhi; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh; thường xuyên tổ chức các hoạt động đọc kết hợp học tập với vui chơi, giải trí nhằm kích thích hứng thú đọc sách đối với thiếu nhi.

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện đáp ứng yêu cầu của thư viện hiện đại và tính chất đặc thù đối với đối tượng thiếu nhi

a) Nâng chất công tác đào tạo nguồn nhân lực thư viện trong việc đáp ứng trình độ về chuyên môn, kỹ năng hướng dẫn phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi;

b) Tạo điều kiện, khuyến khích người làm công tác thư viện nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thư viện hiện đại và đặc thù của thiếu nhi.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thư viện và phát triển văn hóa đọc, đặc biệt là phục vụ thiếu nhi

a) Tăng cường hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về tổ chức các hoạt động phục vụ thiếu nhi và đào tạo nguồn nhân lực;

b) Huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện gồm: Nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp tài chính hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

2. Các sở, ban, ngành thành phố có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách Nhà nước của cơ quan, đơn vị, địa phương hằng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai nội dung thực hiện của Kế hoạch này; đồng thời, chỉ đạo Thư viện thành phố, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh, Thư viện quận, huyện và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết nhằm thúc đẩy các hoạt động, phong trào đọc chủ động, thường xuyên cũng như hình thành xu hướng đọc trong thiếu nhi, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin;

c) Chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng triển khai xây dựng điểm mô hình khuyến đọc, không gian đọc thân thiện với thiếu nhi; phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách trường học.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Tiếp tục chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn hệ thống thư viện trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý theo hướng hiện đại, thân thiện, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng là đối tượng thiếu nhi;

b) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác tổ chức các thư viện huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội vào việc hình thành và duy trì thói quen đọc; nâng cao kỹ năng đọc cho thiếu nhi; chỉ đạo xây dựng, phát triển mô hình thư viện, không gian đọc phù hợp với đối tượng thiếu nhi. Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, phát triển văn hóa đọc trong học đường, gắn với xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó tập trung nâng cao tinh thần tự đọc, phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi; đồng thời đưa hoạt động này thành nội dung của tiết học ngoại khóa phù hợp với từng cấp học phù hợp với điều kiện của từng cơ sở giáo dục.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Thư viện) trong thực hiện lưu chiểu và trao đổi xuất bản phẩm điện tử, ấn phẩm phục vụ thiếu nhi. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh truyền thông về văn hóa đọc, tăng cường ứng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số phục vụ chuyển đổi số trong thư viện;

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tăng cường tuyên truyền và triển khai các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng có ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em. Phối hợp đề xuất các biện pháp kiểm soát, sàng lọc thông tin sàng lọc sản phẩm văn hóa có nội dung không phù hợp với lứa tuổi trẻ em, nhất là trên nền tảng công nghệ số.

4. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo phân cấp tài chính hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trong từng thời kỳ, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

5. Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố

Triển khai xây dựng, đổi mới và phổ biến các chương trình, sản phẩm truyền thông về phát triển văn hóa đọc, chuyên mục về sách, trang bị kiến thức, kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin cho thiếu nhi.

6. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Xây dựng kế hoạch lồng ghép việc triển khai thực hiện Kế hoạch này với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án khác liên quan tại địa phương;

b) Bố trí ngân sách, huy động nguồn lực để tổ chức triển khai Kế hoạch, trong đó chú trọng bổ sung vốn tài liệu, nguồn tài nguyên thông tin, phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

c) Củng cố và phát huy tối đa chức năng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công cộng; sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa đọc theo đúng quy định pháp luật;

d) Tăng cường công tác tuyên truyền việc triển khai thực hiện đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn;

đ) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả triển khai Kế hoạch này tại địa phương; định kỳ gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực tham gia thực hiện chính sách, tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng môi trường đọc và phát triển năng lực đọc cho thiếu nhi.

8. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố chỉ đạo các tổ chức đoàn theo thẩm quyền tổ chức các hoạt động hướng dẫn, thực hành kỹ năng tiếp cận thư viện, thư viện số, nguồn tri thức trên các nền tảng công nghệ số cho thiếu nhi; đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các không gian đọc, mô hình phát triển văn hóa đọc theo chủ đề trong hệ thống Đoàn, Hội, Đội và trong các thiết chế của Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đọc cho thiếu nhi.

9. Các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch định kỳ hằng năm (trước ngày 30 tháng 11) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn thành phố Cần Thơ./.


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- TT Thành ủy;
- TT HĐND TP ;
- CT, các PCT UBND TP;
- UBMTTQVN TP;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Đoàn TNCS HCM TP;
- Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tài chính;
- UBND quận, huyện;
- VP UBND TP (2AE,3C);
- Lưu: VT,k.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thực Hiện

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 141/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu141/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/07/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 tháng trước
(07/07/2023)
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 141/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 141/KH-UBND 2023 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi Cần Thơ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 141/KH-UBND 2023 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi Cần Thơ
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu141/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Cần Thơ
                Người kýNguyễn Thực Hiện
                Ngày ban hành03/07/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 tháng trước
                (07/07/2023)

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 141/KH-UBND 2023 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi Cần Thơ

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 141/KH-UBND 2023 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi Cần Thơ

                            • 03/07/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực