Văn bản khác 159/KH-UBND

Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”

Nội dung toàn văn Kế hoạch 159/KH-UBND 2018 chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBND

Yên Bái, ngày 21 tháng 08 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”

Căn cứ Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 173/TTr-SLĐTBXH ngày 02/8/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.

- Định hướng những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp để các sở, ban, ngành, các địa phương cùng phối hợp triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hình thành cơ cấu lao động hợp lý, đảm bảo sự chuyển dịch hàng năm đúng với tình hình thực tế và mục tiêu của Đề án.

- Nhằm xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động.

2. Yêu cầu

- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

- Các sở, ban, ngành, địa phương; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dịch vụ việc làm xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề án để phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp, xã hội và người lao động trong việc triển khai thực hiện.

- Việc thực hiện kế hoạch cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, chú trọng huy động nguồn lực của doanh nghiệp, người lao động và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Đề án.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về báo cáo, sơ kết để đánh giá kịp thời kết quả triển khai thực hiện và có giải pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu Đề án.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH

1. Phấn đấu đến năm 2020, lao động nông nghiệp còn khoảng 61,9% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động hoạt động kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố là: thành phố Yên Bái 5,76%; huyện Trấn Yên 63,71%; huyện Yên Bình 56,75%; huyện Văn Yên 67,43%; huyện Lục Yên 73,4%; huyện Văn Chấn 77,54%; thị xã Nghĩa Lộ 30,04; huyện Trạm Tấu 85,5%; huyện Mù Cang Chải 88,83%.

2. Phấn đấu đến năm 2025, lao động nông nghiệp còn khoảng 51,9% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động hoạt động kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố là: thành phố Yên Bái 3,11%; huyện Trấn Yên 52,71%; huyện Yên Bình 45,64%; huyện Văn Yên 56,43%; huyện Lục Yên 62,4%; huyện Văn Chấn 66,04%; thị xã Nghĩa Lộ 20,4%; huyện Trạm Tấu 75,5%; huyện Mù Cang Chải 78,83%.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

2. Các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án theo lĩnh vực được phân công. Định kỳ hàng năm (trước ngày 05/12) báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án hàng năm. Tổ chức sơ kết, báo cáo đánh giá thực hiện Đề án theo định kỳ (hàng năm, 3 năm, 5 năm).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Đề án về đào tạo nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm cho lao động.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết hàng năm, sơ kết giai đoạn 2018 - 2020 và tổng kết thực hiện Đề án; kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án theo định kỳ; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ về tiến độ, kết quả, hiệu quả triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu lao động thuộc chỉ tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội hàng năm cho các đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện.

- Tham mưu cân đối, bố trí từ các Chương trình mục tiêu sử dụng vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách địa phương; huy động, kêu gọi các nguồn vốn ODA, nguồn vốn tài trợ để thực hiện Đề án; tham mưu chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.

- Định kỳ tổng hợp, tổng hợp kết quả thực hiện nguồn vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách địa phương của Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh cho các ngành, địa phương và đơn vị liên quan để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Định kỳ tổng hợp, tổng hợp kết quả thực hiện các nguồn vốn của Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, góp phần chuyển dịch lao động đang làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân lực thuộc ngành.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp.

- Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hoạt động được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Công Thương

- Chủ trì triển khai thực hiện Quy hoạch, Đề án, dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân lực thuộc ngành.

- Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hoạt động được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch, Đề án, dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực dịch vụ. Xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân lực thuộc ngành.

- Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hoạt động được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên đầu tư nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ cho các lĩnh vực ngành áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hoạt động được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông, phân luồng hợp lý học sinh sau THCS và THPT góp phần tăng số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp tham gia học nghề, nhằm cung ứng nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hoạt động được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020 để triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền thông của tỉnh thông tin, tuyên truyền thường xuyên về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh, kết quả triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động, các chính sách hỗ trợ về dạy nghề và giải quyết việc làm đến các doanh nghiệp, người lao động. Chú trọng tuyên truyền về các mô hình, các doanh nghiệp tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

- Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hoạt động được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho vay vốn đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch về chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên cơ sở Đề án và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương. Đưa mục tiêu kế hoạch về chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện.

- Phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp).

12. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân lực thuộc ngành, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã - hội của tỉnh gắn với chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu đề ra.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy; HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Yên Bái, Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NLN, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Tiến

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 21/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

STT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp thực hiện

Thời gian hoàn thành

Thẩm quyền ban hành

1

Xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở GDNN

Trước 30/9/2018

UBND tỉnh

2

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án:

 

 

Trước 10/9/2018

 

2.1

Kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm dựa trên nhu cầu sử dụng lao động của các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; nhu cầu thị trường lao động (gồm cả khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh), xuất khẩu lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở GDNN

Trước 10/9/2018

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

2.2

Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2025.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, TP

Trước 10/9/2018

Sở Thông tin và Truyền thông

2.3

Kế hoạch nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động thuộc ngành quản lý giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021 - 2025 chi tiết theo các doanh nghiệp vừa và lớn, nhóm doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề; chi tiết theo nhóm ngành nghề; chi tiết theo cơ cấu trình độ (đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng).

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải

Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trước 10/9/2018

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải

2.4

Kế hoạch củng cố, phát triển các hợp tác xã hiện có, xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ, đội, làng nghề phát triển dịch vụ nông thôn; Kế hoạch phát triển từng dịch vụ trong nông thôn gắn với thế mạnh, đặc thù của từng địa phương; xây dựng mô hình mỗi xã có một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, giai đoạn 2021-2025 gắn với nhu cầu thu hút sử dụng lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp.

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trước 10/9/2018

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.5

Kế hoạch thực hiện mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, nhân rộng mô hình; Kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với nhu cầu thu hút sử dụng lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp.

Sở Khoa học và Công nghiệp

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trước 10/9/2018

Sở Khoa học và Công nghiệp

2.6

Kế hoạch thực hiện “Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2018-2020, giai đoạn 2021-2025. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, số lượng lao động cụ thể được chuyển dịch hàng năm và đề ra các giải pháp để thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ban, ngành liên quan

Trước 10/9/2018

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

3

Quy chế phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyển dụng, giải quyết việc làm tại các trường PHTH cơ sở và THPT

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Giáo dục và Đào tạo

Trước 30/9/2018

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo

4

Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm, 3 năm, tổng kết Đề án

UBND tỉnh

4.1

Hội nghị triển khai thực hiện Đề án

 

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở GDNN, trung tâm DVVL

Trước 30/9/2018

UBND tỉnh

4.2

Hội nghị sơ kết 3 năm (đánh giá kết quả giai đoạn 2018-2020)

 

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở GDNN, trung tâm DVVL

Quý IV/2020

UBND tỉnh

4.3

Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án

 

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở GDNN, trung tâm DVVL

Quý IV/2025

UBND tỉnh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 159/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu159/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/08/2018
Ngày hiệu lực21/08/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 159/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 159/KH-UBND 2018 chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp Yên Bái


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 159/KH-UBND 2018 chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp Yên Bái
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu159/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Yên Bái
                Người kýDương Văn Tiến
                Ngày ban hành21/08/2018
                Ngày hiệu lực21/08/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Kế hoạch 159/KH-UBND 2018 chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp Yên Bái

                        Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 159/KH-UBND 2018 chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp Yên Bái

                        • 21/08/2018

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 21/08/2018

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực