Văn bản khác 16/KH-UBND

Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2017 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo Tuyên Quang 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 22 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NĂM 2017

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 29/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch giảm nghèo năm 2017 với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục tập trung huy động nguồn lực, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ giảm nghèo, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để người nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin; thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo. Gắn giảm nghèo với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2017.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều chung toàn tỉnh giảm 3%. Riêng huyện Lâm Bình giảm trên 4%.

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

- 100% người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên các đối tượng chính sách… được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định.

- Đào tạo nghề cho trên 4.000 lao động nông thôn. Trong đó phấn đấu có ít nhất 2.000 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động ở vùng đặc biệt khó khăn được học nghề, giáo dục định hướng và ít nhất 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã và 30% trưởng thôn bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

- 90% các hộ dân ở các huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất.

(Có biểu chi tiết Kế hoạch giảm hộ nghèo theo nhóm nguyên nhân chính dẫn đến nghèo kèm theo)

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1 Công tác chỉ đạo, triển khai

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, coi giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với các nhiệm vụ phát triển phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới.

Quán triệt, thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo ở tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến tạo sinh kế, phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, cận nghèo; việc xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo phải cụ thể, gắn với thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, ngành, đơn vị mình.

Thực hiện tốt việc lập kế hoạch, giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các cấp đảm bảo phù hợp với thực trạng và có sự thống nhất của các cấp (xã/huyện/tỉnh), không thực hiện việc giao chỉ tiêu áp đặt, chạy theo thành tích.

Thực hiện rà soát, nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nghèo và các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo và danh sách các hộ nghèo, cận nghèo có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo để xây dựng kế hoạch, có các giải pháp, biện pháp hỗ trợ phù hợp để các hộ thoát nghèo bền vững.

Triển khai kịp thời có hiệu quả các dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Tiếp tục tăng cường phân cấp, gắn với phân bổ nguồn lực trong triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

2. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức

Tiếp tục tập trung tuyên truyền sâu rộng về công tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyn và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số sống tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiu, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong trin khai thực hiện Chương trình giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, từng địa phương, chú trọng tuyên truyền thông qua tổ chức các hội nghị đối thoại chính sách tại cơ sở. Căn cứ vào đặc điểm đối tượng, các nhóm nguyên nhân dẫn đến nghèo, đặc điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản để xác định, xây dựng nội dung, phương pháp tuyên truyền thích hợp. Nội dung truyền thông, tuyên truyền phải làm rõ vai trò của người nghèo đối với công tác giảm nghèo, trong đó hộ nghèo, cận nghèo vừa là chủ thể, vừa là đối tượng và người được hưởng lợi từ Chương trình giảm nghèo. Đồng thời nêu rõ trách nhiệm của người nghèo trong việc chủ động tìm biện pháp tăng thu nhập, thoát nghèo cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng, trong đó phải làm cho người nghèo thấy rõ sự giúp đỡ của nhà nước, cộng đồng chỉ là hỗ trợ, sự nỗ lực, tự vươn lên của bản thân hộ nghèo là chính.

Tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

3. Thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo

3.1. Các chính sách giảm nghèo

a) Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo

- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là các điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn, các Tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác, duy trì tăng trưởng nguồn vốn tín dụng, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. Gắn việc cung cấp tín dụng ưu đãi với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo; thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, các biện pháp, giải pháp tổ chức lại sản xuất, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo; chú trọng thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề ở các xã vùng tái định cư, vùng ít đất sản xuất, vùng phải chuyển đổi nghề nghiệp ở các làng nghề, đặc biệt là các địa phương trong lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch bằng đất sét nung. Tích cực phối hợp tư vấn, giới thiệu và tạo điều kiện hỗ trợ xuất khẩu lao động ở những thị trường có thu nhập ổn định, đưa lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố.

- Tập trung huy động nguồn lực, tích cực triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của tỉnh; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ nghèo, chính sách hỗ trợ phát triển, bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo theo quy định.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông nông thôn, công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản cho người dân; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho các xã trong kế hoạch hoàn thành, đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2017, trong đó tập trung thực hiện hoàn thành kế hoạch hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ nhân dân gắn với sân thể thao và khuân viên trên địa bàn tỉnh. Gắn việc thi công, xây dựng các công trình với tạo việc làm tại chỗ cho lao động nghèo.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các Chương trình mục tiêu với thực hiện Chương trình giảm nghèo trên địa bàn, như: Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư, Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng, Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động để góp phần ổn định sinh kế, phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.

b) Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

- Gắn thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn với việc củng cố, cải thiện hệ thống cơ sở vật chất trường lớp học và đội ngũ giáo viên. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục các bậc học; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phổ cập mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, các dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn, duy trì và phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, tạo điều kiện học tập thuận lợi cho con em các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp, bậc học theo quy định hiện hành; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên và các chính sách khác, nhất là sinh viên thuộc hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu y tế - dân số và chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương, kế hoạch xây dựng các xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để thực hiện mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, trong đó chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích tham gia bảo hiểm y tế; thực hiện kịp thời việc lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc diện được ngân sách hỗ trợ mức đóng; nghiên cứu bố trí kinh phí thực hiện Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được thành lập theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 28/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo. Tích cực vận động, huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Tiếp tục huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ về nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và người nghèo ở vùng khó khăn. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho nhân dân, đặc biệt là việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; duy trì thường xuyên các phong trào vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 287/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 về việc phê duyệt kế hoạch Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Tuyên Quang.

- Quán triệt, chỉ đạo triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 5/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới. Tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống thông tin - truyền thông cơ sở nhằm đảm bảo thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật được đưa đến phục vụ người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai trái, phản động của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, đặc biệt ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Đài Phát thanh và Truyền hình các huyện, thành phố, các điểm Bưu điện văn hóa xã; các trạm truyền thanh cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận thông tin.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

- Thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ trực tiếp của nhà nước đối với người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.

3.2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

a) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện Lâm Bình và các xã, thôn, bản được đầu tư từ Chương trình 135

- Xây dựng kế hoạch, xác định đầu điểm công trình để kịp thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ nguồn vốn (khi được Ngân sách Trung ương giao), để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện nghèo Lâm Bình và xã, thôn bản thuộc diện được đầu tư Chương trình 135, ưu tiên nguồn lực để đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn.

- Tiếp tục thực hiện phân cấp chủ đầu tư cho cấp xã, gắn với trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện. Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân cộng đồng tham gia vào các khâu: xây dựng kế hoạch, xác định đầu điểm công trình và tổ chức thi công, xây dựng công trình; vận động nhân dân đóng góp kinh phí, vật liệu và công lao động để xây dựng các công trình.

- Duy trì thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng các công trình đã được xây dựng, đảm bảo các công trình phát huy hiệu quả, giúp cho hộ nghèo, cận nghèo được hưởng lợi từ các công trình để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo.

- Có biện pháp khắc phục tình trạng chậm giải ngân trong việc thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

b) Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

Thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường. Tiếp tục thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, chú trọng các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ gia đình, giữa hộ nghèo, cận nghèo với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác. Tăng cường áp dụng các tiến bộ, khoa học vào quá trình sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả, manh mún.

c) Thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thực hiện dự án để góp phần truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

d) Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo; giám sát và đánh giá công tác giảm nghèo

- Bố trí nguồn lực tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Gắn kết thực hiện Chương trình giảm nghèo với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp tạo cho cơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của Chương trình.

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm đảm bảo chính xác, phản ánh đúng thực trạng nghèo của các địa phương, nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo và đặc điểm hộ nghèo, cận nghèo để có các giải pháp hỗ trợ phù hợp. Không vì thành tích, hoặc trông chờ ỷ lại vào chính sách của nhà nước mà làm sai lệch kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm.

- Từng bước nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ nghèo, cận nghèo. Ưu tiên bố trí kinh phí từ dự án giám sát, đánh giá Chương trình giảm nghèo để phát triển phần mềm quản lý hộ nghèo, cận nghèo trực tuyến đến cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện. Đơn vị, địa phương nào để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn cho Chương trình giảm nghèo, không hoàn thành kế hoạch được giao thì thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong công tác giảm nghèo

- Tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong việc phối hợp với chính quyền các cấp trong thực hiện và giám sát việc thực hiện Chương trình giảm nghèo. Tăng cường vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân tham gia Chương trình giảm nghèo, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới; chủ trì triển khai thực hiện một số mô hình giảm nghèo trong hội viên đoàn viên nghèo.

- Tham gia huy động nguồn lực từ cộng đồng, các tổ chức, cá nhân để giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo trong lao động sản xuất, làm nhà và sửa chữa nhà ở, chăm sóc, giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những nội dung liên quan tại Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các giải pháp giảm nghèo theo từng lĩnh vực các ngành phụ trách, tăng cường kiểm tra, đốn đốc cơ sở triển khai tổ chức thực hiện. Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp).

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh và nội dung Kế hoạch này, tiến hành giao chỉ tiêu giảm nghèo đến các xã, phường, thị trấn; xây dựng kế hoạch chi tiết, đề ra các giải pháp giảm nghèo cụ thể đến từng xã, thôn bản. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn rà soát hộ có khả năng thoát nghèo, cận nghèo để phân công cán bộ, các tổ chức đoàn thể hướng dẫn, hỗ trợ gia đình phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo, đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục về kiến thức cuộc sống, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo, tổ chức đối thoại chính sách với chính quyền cơ sở, thôn bản, tổ nhân dân và người dân.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn rà soát, nắm chắc thực trạng nghèo, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến nghèo và đặc điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo để có giải pháp hỗ trợ thích hợp.

- Phối hợp với các sở, ngành triển khai đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả các dự án, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo. Thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thường xuyên rà soát, nắm chắc đời sống nhân dân, hỗ trợ kịp thời cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ gặp rủi ro.

- Duy trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình giảm nghèo tại cơ sở, kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

- Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp).

3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch này; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp) để chỉ đạo, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy,
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó CT UBND tỉnh;
- Các Huyện, Thành ủy (P/h chỉ đạo);
- Ban VH - XH; Ban Dân tộc HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Thành viên BCĐ CT MTQG tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Trưởng, phó các Phòng NCTH;
- Lưu VT, KGVX (Tùng).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Kim Dung

 

KẾ HOẠCH

GIẢM HỘ NGHÈO THEO NHÓM NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN NGHÈO
(Kèm theo Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 22/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2016

Kế hoạch năm 2017

Tổng số

Chia ra

Sơn Dương

Yên Sơn

TP. Tuyên Quang

Hàm Yên

Chiêm Hóa

Na Hang

Lâm Bình

1

Tổng số hộ đầu năm

Hộ

200.762

203.114

48.409

44.225

28.780

30.358

33.668

10.222

7.452

2

Tổng số hộ cuối năm

Hộ

203.114

204.970

48.705

44.850

28.850

30.758

33.827

10.330

7.550

3

Số hộ nghèo đầu năm

Hộ

55.827

47.377

10.089

9.387

655

8.642

10.403

4.369

3.832

-

Trong đó, chia ra theo các nguyên nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thiếu vốn đầu tư sản xuất

Hộ

17.518

14.650

5.836

2.816

35

1.508

3.185

728

542

-

Thiếu đất canh tác

Hộ

6.002

4.679

54

2.096

0

431

960

377

761

-

Thiếu phương tiện sản xuất

Hộ

5.229

4.338

489

523

15

1.169

1.350

394

398

-

Có lao động nhưng thiếu việc làm

Hộ

3.648

2.995

357

367

37

833

792

324

245

-

Không biết cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống

Hộ

7.472

6.437

664

852

69

1.573

1.143

1.242

894

-

Có nhiều người ăn theo, thiếu lao động

Hộ

4.238

3.883

657

631

69

1.064

841

288

333

-

Trong gia đình có người tàn tật nặng, ốm đau thường xuyên

Hộ

5.587

4.797

861

1.040

227

1.006

1.242

225

196

-

Trong gia đình có người cao tuổi già yếu

Hộ

2.557

2.447

725

593

134

345

437

132

81

-

Gia đình có người mắc tệ xã hội

Hộ

170

136

55

19

8

23

19

12

0

-

Gia đình chây lười lao động

Hộ

964

887

109

125

47

263

150

83

110

-

Tai nạn, rủi ro

Hộ

265

236

61

22

6

41

40

59

7

-

Có nợ nhiều, kéo dài

Hộ

1.109

919

82

59

5

175

244

242

112

-

Nguyên nhân khác

Hộ

1.018

1.013

139

244

3

211

0

263

153

4

Số hộ nghèo giảm trong năm

Hộ

8.450

5.705

1.420

1.310

95

1.020

1.245

355

260

-

Trong đó, chia ra theo các nguyên nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thiếu vốn đầu tư sản xuất

Hộ

2.868

1.872

821

393

6

176

380

59

37

-

Thiếu đất canh tác

Hộ

1.323

550

8

293

0

51

115

31

52

-

Thiếu phương tiện sản xuất

Hộ

961

503

69

73

2

138

162

32

27

-

Có lao động nhưng thiếu việc làm

Hộ

693

342

50

51

5

98

95

26

17

-

Không biết cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống

Hộ

1.035

707

93

119

10

186

137

101

61

-

Có nhiều người ăn theo, thiếu lao động

Hộ

355

463

92

88

10

126

101

23

23

-

Trong gia đình có người tàn tật nặng, ốm đau thường xuyên

Hộ

790

598

121

145

33

119

149

18

13

-

Trong gia đình có người cao tuổi già yếu

Hộ

110

313

102

83

19

41

52

11

5

-

Gia đình có người mắc tệ xã hội

Hộ

34

18

8

3

1

3

2

1

0

-

Gia đình chây lười lao động

Hộ

77

102

15

17

7

31

18

7

7

-

Tai nạn, rủi ro

Hộ

9

28

9

3

1

5

5

5

0

-

Có nợ nhiều, kéo dài

Hộ

190

99

12

8

1

21

29

20

8

-

Nguyên nhân khác

Hộ

5

110

20

34

0

25

0

21

10

5

Số hộ nghèo cuối năm

Hộ

47.377

41.672

8.669

8.077

560

7.622

9.158

4.014

3.572

-

Trong đó, chia ra theo các nguyên nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thiếu vốn đầu tư sản xuất

Hộ

14.650

12.778

5.015

2.423

29

1.332

2.805

669

505

-

Thiếu đất canh tác

Hộ

4.679

4.129

46

1.803

0

380

845

346

709

-

Thiếu phương tiện sản xuất

Hộ

4.338

3.835

420

450

13

1.03

1.188

362

371

-

Có lao động nhưng thiếu việc làm

Hộ

2.955

2.613

307

316

32

735

697

298

228

-

Không biết cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống

Hộ

6.437

5.730

571

733

59

1.387

1.006

1.141

833

-

Có nhiều người ăn theo, thiếu lao động

Hộ

3.883

3.420

565

543

59

938

740

265

310

-

Trong gia đình có người tàn tật nặng, ốm đau thường xuyên

Hộ

4.797

4.199

740

895

194

887

1.093

207

183

-

Trong gia đình có người cao tuổi già yếu

Hộ

2.447

2.134

623

510

115

304

385

121

76

-

Gia đình có người mắc tệ xã hội

Hộ

136

118

47

16

7

20

17

11

0

-

Gia đình chây lười lao động

Hộ

887

785

94

108

40

232

132

76

103

-

Tai nạn, rủi ro

Hộ

236

208

52

19

5

36

35

54

7

-

Có nợ nhiều, kéo dài

Hộ

919

820

70

51

4

154

215

222

104

-

Nguyên nhân khác

Hộ

1.013

903

119

210

3

186

0

242

143

6

Tỷ lệ hộ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đầu năm

%

27,81

23,33

20,84

21,23

2,28

28,47

30,90

42,74

51,42

 

- Giảm trong năm

%

4,48

3,00

3,04

3,22

0,35

3,69

3,83

3,88

4,11

 

- Cuối năm

%

23,33

20,33

17,80

18,01

1,93

24,78

27,07

38,86

47,31

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 16/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu16/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/02/2017
Ngày hiệu lực22/02/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 16/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo Tuyên Quang 2017


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo Tuyên Quang 2017
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu16/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Tuyên Quang
                Người kýLê Thị Kim Dung
                Ngày ban hành22/02/2017
                Ngày hiệu lực22/02/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo Tuyên Quang 2017

                  Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo Tuyên Quang 2017

                  • 22/02/2017

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 22/02/2017

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực