Kế hoạch 17/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 17/KH-UBND 2023 đề án phòng chống sạt lở bờ sông Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030; văn bản số 4986/BNN-PCTT ngày 28/7/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quan điểm:

- Phòng, chống sạt lở bờ sông nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh là nhiệm vụ của các cấp, ngành, đặc biệt là của chính quyền địa phương, là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân.

- Phải chủ động phòng ngừa sạt lở, tránh tình trạng thụ động; khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, đặc biệt là xây dựng các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ven sông phải đề phòng nguy sạt lở và không làm tăng nguy sạt lở.

- Phòng, chống sạt lở bờ sông phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, chủ động, đồng bộ; ưu tiên bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng. Khi xảy ra sạt lở phải tập trung ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại, xửkhẩn cấp trước mắt, đồng thời phảigiải pháp căn cơ lâu dài; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, không làm tăng nguy cơ sạt lở, gắn với bảo vệ môi trường.

- Xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và thu hút nguồn nhân lực ngoài ngân sách cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông. Đề cao sự tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý bờ sông, lòng sông.

2. Mục đích:

- Chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ sông; làm cơ sở để các cấp, các ngành của Thành phố huy động nguồn lực, chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống sạt lở bờ sông góp phần phát triển kinh tế - hội bền vững ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Công tác phòng, chống sạt lở bờ sông phải được tiến hành chủ động và thực hiện thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và theo nguyên tắcbản trong phòng chống thiên tai phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”.

3. Yêu cầu:

- Điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ sông; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành bản đồ về hiện trạng sạt lở, công trình phòng chống sạt lở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, lòng sông, giảm thiểu tác động làm gia tăng nguy cơ sạt lở; phấn đấu đến năm 2025 các khu dân cư ven sông ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở.

- Quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa tại khu vực ven sông. Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông; phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

- Củng cố, nâng cấp hệ thống đê điều, bảo đảm an toàn cho các vùng ven sông, thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông. Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều (nhất là các tuyến đê đã được phân cấp), cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông; đến năm 2030, hoàn thành xử sạt lở tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, hoàn thành việc chính trị ổn định dòng chảy tại một số phân lưu, hợp lưu, trên các đoạn sông chính, khu vực có diễn biến xói, bồi phức tạp.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong đó bao gồm loại hình thiên tai sạt lở bờ sông. Xây dựng kế hoạch và lồng ghép nội dung phòng chống sạt lở bờ sông vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của các địa phương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ:

- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng, chống sạt lở bờ sông nhằm giảm nguy cơ sạt lở, rủi ro do sạt lở.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ sông.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động ven sông ảnh hưởng đến sạt lở (khai thác cát, xây dựng công trình, nhà cửa, hoạt động giao thông thủy, hoạt động khai thác nước ngầm).

- Hiện đại hóa công tác quan trắc, lắp đặt camera giám sát sạt lở, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông.

- Nghiên ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ sông.

- Xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng, chống, sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu.

2. Giải pháp:

a) Rà soát, hoàn thiện chính sách và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến công tác phòng, chống sạt lở bờ sông:

- Rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố để tăng cường quản lý các hoạt động tại khu vực ven sông, nhất là quản lý khai thác cát, si lòng sông (xác định ranh giới, khu vực khai thác, khu vực cấm khai thác), xây dựng công trình ven sông và xử lý sạt lở bờ sông, chủ động ứng phó, khắc phục sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

- Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để rà soát hoàn thiện chính sách nhằm khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phòng, chống sạt lở bờ sông; cũng như huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ổn định đời sống của người dân.

- Điều tra cơ bản về sạt lở, dân cư và công trình hạ tầng ven sông trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, dân cư và công trình phòng, chống sạt lở, trong đó ưu tiên thực hiện tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở trên các hệ thống sông chính.

- Điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát và các yếu tố thủy văn có tác động đến sạt lở bờ sông.

- Nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể chỉnh trị và phòng, chống sạt lở bờ sông với các sông chính thuộc hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình và hệ thống sông Đáy để cập nhật vào quy hoạch Thủ đô Hà Nội theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan.

b) Triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách trước mắt, giải pháp căn lâu dài, các công trình, phi công trình để phòng, chống sạt lở:

- Giải pháp cấp bách:

+ Tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

+ Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác cát trên sông, khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn cát để hạn chế nguy cơ sạt lở; ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác cát trái phép, nhất là tại các khu vực cảnh báo có nguy sạt lở.

+ Tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ sông bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quận, huyện, thị .

+ Xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở, trong đó tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trong ven sông nhất là khu vực gần đê.

+ Kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp công trình, nhà ở ven sông tránh bị ảnh hưởng do sạt lở và làm gia tăng nguy cơ sạt lở.

- Giải pháp lâu dài:

+ Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông.

+ Quy hoạch sắp xếp lại dân cư, chủ động di dời các hộ dân tại khu vực có nguy cơ sạt lở, trước hết là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân.

+ Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát diễn biến sạt lở bờ sông, lòng dẫn và tổ chức quan trắc, giám sát, nghiên cứu và cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông; công trình chỉnh trị sông nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, bờ sông tại các khu vực trọng điểm, vùng có diễn biến bồi, xói phức tạp; xây dựng công trình phòng, chng sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

c) Ứng dụng khoa học công nghệ phòng, chng sạt lở bờ sông:

- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về vật liệu mới thay thế cát sử dụng trong xây dựng, các giải pháp thay thế cát san lấp, tiến tới không sử dụng cát để san lấp.

- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm, sự thay đổi chế độ dòng chảy, sụt lún đất, suy giảm bùn cát đến sạt lở bờ sông; dự báo xu thế và cảnh báo sạt lở bờ sông dưới tác động của biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bở sông phù hợp với điều kiện của thành phố Nội.

d) Hợp tác quốc tế: Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong phòng, chống sạt lở bờ sông; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các tổ chức quốc tế đối với công tác phòng, chống sạt lở.

đ) Huy động nguồn lực: Chủ động bố trí ngân sách của Thành phố, tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương; đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, doanh nghiệp và người được hưởng lợi cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông.

III. NGUỒN VỐN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn vốn thực hiện:

- Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ khắc phục sự cố sạt lở cấp bách, đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở quan trọng vượt quá khả năng của ngân sách Thành phố và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Ngân sách Thành phố và Quỹ phòng, chống thiên tai để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống sạt lở thuộc trách nhiệm của Thành phố và đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình phòng chống sạt lở trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.

- Nguồn vốn xã hội hóa đthực hiện các biện pháp phòng chống sạt lở nhằm bảo vệ công trình tài sản của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở theo cơ chế, chính sách huy động vốn ngoài ngân sách của cấp có thẩm quyền.

- Các đơn vị được giao thực hiện Kế hoạch có trách nhiệm xây dựng, tham mưu đề xuất và sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp và phù hợp với các cơ chế, chính sách, chế độ hiện hành của Trung ương và Thành phố (về đối tượng; phạm vi; nội dung, mức chi; nguồn kinh phí; trình tự, thủ tục triển khai thực hiện).

2. Kinh phí cho giải pháp công trình:

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công trình, sự cần thiết đầu tư, việc đầucông trình phòng, chống sạt lở bờ sông được chia thành 02 giai đoạn với tổng kinh phí dự tính khoảng 4.020 tỷ đồng, cụ thể như sau:

a) Giai đoạn 1 (2021-2025): Đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở theo danh mục đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021, kinh phí khoảng 1.100 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

b) Giai đoạn 2 (2026-2030): Đầu tư xây mới công trình chống sạt lở và tu sửa, nâng cấp công trình phòng chống sạt lở, kinh phí khoảng 2.900 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 2,3 kèm theo).

3. Kinh phí cho giải pháp phi công trình:

Sử dụng nguồn chi thường xuyên hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ: tuyên truyền, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát sạt lở bờ sông, diễn biến lòng dẫn, nghiên cứu các giải pháp công nghệ, kinh phí khoảng 20,0 tỷ đồng..

(Chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo).

4. Kinh phí cho xử lý khẩn cấp, ngăn chặn tình trạng sạt lở:

Ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách Thành phố để thực hiện các dự án xử lý khẩn cấp, kịp thời ngăn chặn tình trạng sạt lở xảy ra hàng năm.

(Thực hiện theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm trước ngày 30/6 và báo cáo hàng năm trước ngày 31/12).

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các quận, huyện, thị xã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng chế chính sách của địa phương nhằm khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố; cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề xuất xây dựng, quản lý, duy tu công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, trong đó tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trong ven sông (danh mục công trình kèm theo).

- Thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc quan trắc, giám sát sạt lở bờ sông, nhất là tại các khu vực đang có diễn biến sạt lở phức tạp và khu vực có nguy cơ sạt lở cao (xây dựng hệ thống quan trắc, tổ chức quan trắc, giám sát) để đánh giá mức độ sạt lở và có giải pháp xử lý phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống công trình phòng, chống sạt lở bờ sông thuộc trách nhiệm của Sở để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, dài hạn và hàng năm, đồng thời lồng ghép vào các chương trình, dự án khác.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan tổng hợp, đề xuất nguồn vốn thực hiện Kế hoạch trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm trên cơ sở khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách Thành phố, các nguồn vốn khác theo chức năng nhiệm vụ được giao và quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

3. Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các quy định hiện hành của Nhà nước. Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về quảnQuỹ phòng chống thiên tai.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế chính sách của Thành phố nhằm khuyến khích và thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố và di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang bảo vệ nguồn nước; tổ chức đánh giá, quan trắc diễn biến dòng chảy và các yếu tố thủy văn có tác động đến sạt lở bờ sông, lòng sông. Hướng dẫn kiểm soát hoạt động khai thác cát lòng sông, giảm thiểu nguy cơ sạt lở bờ sông.

5. Sở Xây dựng quản lý hướng dẫn việc nghiên cứu vật liệu mới thay thế nhằm giảm sử dụng cát trong xây dựng và san lấp.

6. Sở Quy hoạch Kiến trúc quản lý hướng dẫn quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn để chủ động phòng chống sạt lở giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở bờ sông gây ra.

7. Sở Giao thông Vận tải thực hiện và phối hợp thực hiện công tác quản lý, khai thác, duy tu, duy trì các công trình hạ tầng giao thông trên sông, ven sông theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn và giảm tác động gây sạt lở. Phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng mới các công trình giao thông, nạo vét luồng lạch và hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy nội địa tránh làm gia tăng nguy sạt lở bờ sông.

8. Sở Khoa học và Công nghệ rà soát cơ chế chính sách, tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong phòng, chống sạt lở bờ sông; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức khoa học thực hiện nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới để phòng chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, tập trung vào các giải pháp mềm, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.

9. Các Sở, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, rà soát các công trình hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị ven sông, các hoạt động nạo vét luồng lạch, khai thác cát lòng sông và có biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu tác động gây sạt lở; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng công trình hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị an toàn phòng chống thiên tai.

10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị :

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng, chống sạt lở bờ sông.

- Tổ chức quản lý, sử dụng bãi sông, bãi nổi trên địa bàn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai và các quy định pháp luật khác có liên quan; kiên quyết xử lý, thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, thu hồi đối với các khu vực diện tích đất bãi sông, ven đê sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.

- Kiểm soát hoạt động khai thác cát lòng sông, ngăn chặn khai thác cát trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở; quảnchặt chẽ vùng đất ven sông không để xây dựng, nâng cấp công trình, nhà ở ven sông làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở.

- Di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch UBND Thành phố:
- Các PCT UBND Thành phố;

- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP: N.M.Quân, V.T.Anh,

C.N.Trang, KTN, ĐT, TN&MT, TH;
- Lưu: VT, KTN (Báu).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA NHỮNG VỊ TRÍ BỜ SÔNG SẠT LỞ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-HĐND NGÀY 23/09/2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 11/01/2023)

TT

Công trình

Lý trình theo đê Km - Km

Chiều dài (m)

Kinh phí (tỷ đồng)

Ghi chú

Tổng

35.643

1.101

1

Xử lý đảm bo ổn định khu vực của sông Đuống thành phố Hà Nội - Giai đoạn 1

406

2022 - 2025

2

Kè chống sạt lở bờ tả sông Hồng từ K84+600 đến K86+389 đê hữu Hồng khu vực xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì

K84+600 - K86+389

1.789

100

2022 - 2025

3

Xử lý sạt lở khu vực thượng lưu kè Thanh Am (từ K4+200 đến K4+500 đê hữu Đuống), phường Thượng Thanh, quận Long Biên và hạ lưu kẻ Tinh Quang (từ K6+500 đến K6+900 đê hữu Đuống), phường Giang Biên, quận Long Biên

K4+200 - K4+500

K6+500 - K6+900

700

70

2022 - 2024

4

chống sạt lở bờ tả sông Đung từ K10+135 đến K11+000 đê tả Đuống, Yên Viên, huyện Gia Lâm

K10+135- K11+000

865

65

2022 - 2024

5

Kè chống sạt lở bờ hữu sông Đà, sông Hồng trên địa bàn huyện Ba Vì (sông Đà đoạn từ K2+250 đến K4+100; sông Hồng đoạn từ K25+00 đến K26+00; Minh Châu đoạn từ K15+000 đến K16+000)

K2+250 - K4+100

K15+000 - K16+000

K25+000 - K26+000

4.000

180

2023 - 2025

6

Gia cố chống sạt lở bờ hữu sông Hồng đoạn tương ứng từ K94+000 đến K94+389, xã Tự Nhiên, huyện Thường Tin

K94+000 - K94+389

389

30

2023 - 2024

7

chống sạt lở các vị trí xung yếu thuộc bờ tả sông Đáy, huyện Thanh Oai

18.000

100

2023 - 2025

8

chống sạt lở các vị trí xung yếu thuộc bờ tả sông Đáy, huyện Ứng Hòa

9.300

100

2023 - 2025

9

Cải tạo, nâng cấp đê hữu Cầu đoạn từ K17+000 đến K28+828 và kè bờ hữu sông Cầu từ K25+530 đến K26+000, huyện Sóc Sơn

K25+530 - K26+000

600

50

2023 - 2026

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC ĐẦU TƯ XÂY DỤNG KÈ BẢO VỆ NHỮNG VỊ TRÍ BỜ SÔNG SẠT LỞ CẦN ƯU TIÊN XỬ LÝ GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 11/01/2023)

TT

Quận, huyện

Lý trình theo đê Km - Km

Chiều dài (m)

Kinh phí (tỷ đồng)

Ghi chú

Tổng

41.064

2.500

1

Hữu Hồng

K0+000-K117+689

11.906

714

Bao gồm cả tuyến đê Vân Cốc

1.1

Ba Vì

1.800

108

K6+500 - K7+100

600

36

K16+800 - K17+500

700

42,0

Bờ sông đang có diễn biến sạt l

Khu vực sông không có đê

Thái Hòa

500

30,0

1.2

Phúc Thọ

630

38

K3+100-K3+120 Vân Cốc

30

1,8

Cung sạt dài 30m, rộng từ (1,5-2,0)m, cao từ (2-3)m

K7+600-K8+200 Vân Cốc

600

36,0

Cung sạt dài 600m, rộng từ (7-15)m, cao (3-4)m cung sạt cách chân đê khoảng 1200m

1.3

Đan Phượng

3.766

226

K8+300 - K10+500 Vân Cốc

3.000

180,0

Đất bãi NN trồng hoa màu đang bị sạt lở

K43+070 - K43+200

130

7,8

Bờ sông dốc đứng, cách chân đê khoảng 20-50m, khu vực dân cư sinh sống

K43+400 - K43+970

570

34,2

Bờ sông dốc đứng, cách chân đê khoảng 20-30m, khu vực dân cư sinh sống

K44+134 - K44+200

66

4,0

Bờ sông dốc đứng, cách chân đê khoảng 20-30m, khu vực dân cư sinh sống

1.4

Bắc Từ Liêm

K54+700 -K55+300

600

36,0

Hiện trạng mái dốc lớn, hay sạt lở (khi hồ Thủy điện Hòa Bình xả lũ, trong mùa mưa ), khi mực nước lên xuống thất thường nguy xảy ra sạt lở bờ sông, gây mất an toàn cho bờ vsông, tính mạng, tài sản của nhân dân.

Đề nghị cho đầu tư xây dựng kè để đảm bảo an toàn bờ vở sông, tính mạng, tài sản của nhân dân

1.5

Hoàn Kiếm

K67+300 - K67+650

350

21,0

Bờ sông không ổn định

1.6

Hai Bà Trưng

1.230

74

K69+650 - K70+150

500

30,0

Bờ sông không ổn định

K70+250 - K70+500

250

15,0

Bờ sông không ổn định

1.7

Hoàng Mai

K70+500 - K70+980

480

28,8

1.8

Thường Tín

3.050

183,0

K98+000-K101+050

3.050

183,0

Bờ sông dựng đứng, khu vực này có khu dân cư sinh sống cách mép sông từ 20-40m

2

Tả Hồng

K28+503 - K77+284

6.466

388

2.1

Đông Anh

3.130

188

K50+400-K51+080

1.030

61,8

Gần khu dân cư; Đang theo dõi diễn biến sạt lở.

K54+800-K55+300

500

30,0

Gần khu dân cư; Đang theo dõi diễn biến sạt lở.

K60+800-K61+800

1.600

96,0

Đất bãi sản xuất nông nghiệp

2.2

Long Biên

K64+126-K66+812

2.686

161,2

Bờ sông khu vực này mới chỉ được thả đá lăng thể hộ chân. Chênh cao từ mặt bãi đến cơ đá lăng thể từ 6-8m, mái dốc đứng thành tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở

2.3

Gia Lâm

K80+300-K81+000

650

39,0

Bờ sông lở đứng thành, gây mất đất sản xuất. Bãi sông SXNN

3

Hữu Đuống

K0+000-K22+447

442

27

3.1

Long Biên

K10+540-K10+982

442

26,5

Đề nghị gia cố hộ chân

4

Tả Đuống

K0+000-K22+458

2.860

172

4.1

Đông Anh

2.360

142

K2+000-K2+700

700

42,0

Khu dân cư

K3+600-K3+700

150

9,0

Đất sản xuất nông nghiệp

K4+000-K4+350

410

24,6

Đất sản xuất nông nghiệp

K5+050-K6+150

1.100

66,0

Gần khu dân cư; Đang theo dõi diễn biến sạt lở.

4.2

Gia Lâm

K12+540 - K13+000

500

30,0

Khu dân cư sát bờ sông, nguy cơ sạt lở

Văn bản số 2193/SNN-KHTC ngày 12/7/2021

5

Hữu Cầu - Sóc Sơn

K17+000-K28+828

2.100

126

K19+800 - K20+100

300

18,0

K23+178-K23+880

800

48,0

Xã Việt Long

K26+750- K28+828

1.000

60.0

Sát khu dân cư

6

Tả Cà Lồ - Sóc Sơn

K0+000-K20+252

3.800

228

K0+000-K1+400

200

12,0

K1+800-K1+900

100

6,0

K7+400-K8+800

400

24,0

K9+100-K11+800

500

30,0

K13+200-K13+500

200

12,0

K13+500-K14+700

200

12,0

K15+700-K19+400

700

42,0

K20+100-K20+252

200

12,0

Sát khu dân cư

Khu vực sông không đê sông Cà Lồ

Xã Tân Dân

200

12,0

Xã Thanh Xuân

300

18,0

Xã Phú Cường

500

30,0

Phú Minh

300

18,0

7

Hữu Cà Lồ - Đông Anh

K0+000_K9+065

670

40

K3+400-K3+500

170

10,2

Gần khu dân cư; Đang theo dõi diễn biến sạt lở.

K6+200-K6+300

500

30,0

Đang theo dõi diễn biến sạt lở.

8

Tả Đáy

K0+000-K80+022

1.120

67

8.1

Đông

650

39

K19+800 - K22+750

250

15,0

Bờ mái sông dốc

P Đồng Mai

400

24,0

Bờ mái sông dốc

8.2

Thanh Oai

K38+280 - K42+700

470

28,2

9

Hữu Đáy

K0+00-K69+670

10.000

600

9.1

Chương Mỹ

3.100

186

Hoàng Diệu

Hoàng Diệu

1.500

90,0

Sạt lở bờ sông vào đất canh tác và khu dân

Xã Hòa Chính

Xã Hòa Chính

1.600

96.0

9.2

Mỹ Đức

6.900

414

Lê Thanh

Thôn Ánh Hạ đi trạm bơm Ánh Thượng

600

36,0

Phùng Xá

Thôn Thượng 1, thôn Thượng 2

2.000

120,0

Xã Hương Sơn

Cầu Đục đến thôn Tiên Mai

800

48,0

Xã An Phú

thôn Phú Thanh đến cầu Ái Nàng và thôn Đồng Văn

3.500

210,0

10

Hữu Bùi - Chương Mỹ

K0+000-K18+650

1.700

102

Xã Mỹ Lương

800

48,0

Xã Hồng Phong

900

54,0

PHỤ LỤC 3:

DANH MỤC ĐẦU TƯ SỬA CHỮA KÈ BẢO VỆ NHỮNG VỊ TRÍ KÈ SẠT LỞ CẦN ƯU TIÊN XỬ LÝ GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 11/01/2023)

TT

Quận, huyện,

trình theo đê Km - Km

Tên kè/ địa danh

Chiều dài (m)

Giá trị tỷ đồng

Ghi chú

Tổng

14.068

400,0

1

Hữu Đà

K0+00-K9+700

1.000

25,0

Đê bối Minh Khánh

Từ cửa cống Sông Tích đến khu gốc Gạo Thuần M

Thuần Mỹ

1.000

25,0

Kè hộ chân

2

Hữu Hồng

K0+000-K117+689

6.700

167,5

2.1

Ba Vì

1.189

1.160

29,0

K1+050 - K1+310

Kè Thái Hòa

260

6,5

Đá lăng thể hộ chân năm 2008, chưa kè lát mái

Phú Cường

K8+600 - K9+500

Kè Phú Cường

900

22,5

mỏ hàn chìm trong cát; bờ sông là mái đất

2.2

Phúc Thọ

256

250

6

Tuyến đê Vân Cốc

250

6,3

K0+800-K0+900

Kè Cm Đình

100

2,5

Nhiều cung sạt mi cung dài từ (5-10)m, ăn vào cơ kè (2,5-3)m

K2+050-K2+200

Kè Xuân Phú

150

3,8

Cung sạt dài 150m, sạt vào mái cơ kè từ (1-1,5)m

2.3

Đan Phượng

513

500

12,5

Tuyến đê hữu Hồng

500

12,5

Xã Hồng Hà

K40+350 - K41+950

Hồng

200

5,0

Kè hộ chân lát mái. Tháng 2/2020 đoạn từ K40+700-K40+900 bị xói chân đê, hiện đang theo dõi.

K46+700 - K47+000

Liên Trì

300

7,5

Tháng 2/2019 bị xói chân và một số bị sạt mái, hiện đang theo dõi

2.4

Bắc Từ Liêm

226

220

5,5

Phường Thụy Phương

K53+760 - K54+200

Kè lát mái thuộc phường Thụy Phương

220

5,5

2.5

Hoàng Mai

774

755

18,9

Phường Thanh Trì

K70+980 - K71+735

Kè Thanh Trì

755

18,9

Được xây dựng bằng nguồn vốn ADB từ những năm 1999. Hiện trạng luôn có dòng chày áp sát chân kè, sập bậc lên xuống đoạn từ K71+000-K71+250, phần hộ chân cũng bị xói l

2.6

Thường Tín

3.039

2.965

74,1

K86+389-K87+569

Kè Xâm Thị

1.180

29,5

Chân kè ổn định, còn mái kè chưa được lát mái nên có hiện tượng sạt l

K88+800-K89+650

Kè Xâm Thị

850

21,3

Phần đá hộ chân kè bị xói lở cơ kè một số vị trí bị sạt. Một số vị trí rồng đá bị cuốn trôi

K95+850-K95+989

135

3,4

Phần đá hộ chân kè bị xói lở cơ kè một số vị trí bị sạt, mái kè xuất hiện một số vết nút, cơ kè một vị trí bị sạt lở

Một số vị trí rồng đá bị cuốn trôi

Lê Lợi

K95+989-K96+400

500

12,5

K96+850-K97+100

Kè An Cảnh

300

7,5

Phần đá hộ chân kè bị xói lở cơ kè một số vị trí bị sạt, mái kè xuất hiện một số vết nứt, cơ kè một vị trí bị sạt lở

Một số vị trí rồng đá bị cuốn trôi

2.7

Phú Xuyên

871

850

21,3

Xã Nam Tiến

K103+650-K104+500

Kè Cát Bi

850

21,3

Phần đá hộ chân kè bị xói lở cơ kè một số vị trí bị sạt, một số vị trí mái kè bị bong xô, cơ kè một vị trí bị sạt lở.

3

Xã Quang Lãng

K118+039-K118+189

Kè Quang Lãng

150

3,8

Phần đá hộ chân kè bị xói lở. Nhiều vị trí đã có hiện lượng xô lệch, bong tróc.

3.1

Linh

666

650

16,3

K43+450 - K44-100

Kè Văn Khê

650

16,3

Nhiều vị trí đã có hiện tượng xô lệch, bong tróc.

3.2

Gia Lâm

1.247

1.217

30,4

K76+400 - K77+284

Bát Tràng

1.217

30,4

Phn mái và dính kè chưa được đầu tư, chống sạt lở khu vực dân cư. Trên tuyến kè từ K77+100-K77+150 (dài 80m) đã được chia khung ô bê tông và lát mái.

4

Hữu Đuống

K0+000-K22+447

1.050

26,3

Long Biên

1.076

1.050

26,3

K3+700-K4+750

1.050

26,3

Đang bị sạt lở, đề nghị cho gia cố hộ chân

5

Tả Đuống

K0+000-K22+458

3.133

78,3

Gia Lâm

K8+212 - K22+458

3.211

3.133

78,3

K8+440 - K8+850

550

13,8

K17+950 - K18+750

Đồng Viên

850

21,3

Kè xây dựng từ lâu, hệ thống khung ô mái kè xây bằng gạch chỉ; xuất hiện sụt mái kè cục bộ

K20+725 - K22+458

Kè Thịnh Liên

1.733

43,3

Kè xây dựng từ lâu; hệ thống thoát nước và đường đỉnh kè hư hỏng, không hoàn chỉnh; mái kè xây bằng gạch chỉ, thảm phủ thực vật trên mái phát triển, nhiều điểm lún sụt.

6

Tả Cà Lồ - Sóc Sơn

K0+000-K20+252

800

20,0

K4+300-K4+800

Kè Yên Phú

800

20,0

7

Hữu Cà Lồ - Đông Anh

K0+000_K9+065

900

22,5

K0+800-K1+700;

Kè Xuân Nộn

900

22,5

Lát mái, thả đá hộc hộ chân. Mái kè bị bong xô nhẹ, lún sụt.

8

Tả Đáy

K0+000-K80+022

335

8,4

Ứng Hòa

343

335

8,4

K45+940 - K46+275

trung tâm người tàn tật xã Viên An

335

8,4

Sụt lún mái kè

PHỤ LỤC 4:

DANH MỤC CÁC GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 11/01/2023)

TT

Nội dung

Kinh phí (đồng)

Ghi chú

1

Điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu

1.000.000.000

Hoàn thành năm 2025

1.1

Điều tra cơ bản về sạt lở (Biến động đường bờ sông; diễn biến đường lạch sâu; dân cư và công trình hạ tầng ven sông; công trình phòng chống sạt lở):

500.000.000

1.2

Điều tra đánh giá diễn biến bùn cát, các yếu tố thủy văn tác động đến sạt lở bờ sông (Điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát; điều tra, đánh giá tác động của phương tiện vận tải thủy; điều tra, đánh giá tác động các yếu tố thủy văn):

500.000.000

2

Xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở, lòng dẫn

2.500.000.000

Hoàn thành năm 2025

2.1

Khảo sát hiện trạng lòng dẫn tại các vị trí (Công trình phòng chống sạt lở; khu dân cư và công trình hạ tầng ven sông):

1.000.000.000

2.2

Xây dựng hệ thống mốc quan trắc, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở (Công trình phòng chống sạt lở; khu dân cư và công trình hạ tầng ven sông):

1.000.000.000

2.3

Lắp đặt hệ thống camera giám sát sạt lở, lòng dẫn

500.000.000

3

Nghiên cứu giải pháp công nghệ phục vụ phòng chống sạt lở

2.000.000.000

Hoàn thành năm 2030

3.1

Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy điện đến chế độ thủy lực, bùn cát, sạt lở

1.000.000.000

3.2

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nước ngầm, nước mưa đến sạt lở

500.000.000

3.3

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi lòng dẫn (lạch sâu) đến sạt lở

500.000.000

4

Điều tra, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi chế độ dòng chảy và các yếu tố có tác động gây ra sạt lở tại các khu vực trọng điểm, xung yếu (20 khu vực)

10.000.000.000

Hoàn thành năm 2030

5

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng, chống sạt lở bờ sông

4.500.000.000

Hoàn thành năm 2030

Tổng cộng:

20.000.000.000

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 17/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu17/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/01/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 17/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 17/KH-UBND 2023 đề án phòng chống sạt lở bờ sông Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 17/KH-UBND 2023 đề án phòng chống sạt lở bờ sông Hà Nội
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu17/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýNguyễn Mạnh Quyền
                Ngày ban hành11/01/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 17/KH-UBND 2023 đề án phòng chống sạt lở bờ sông Hà Nội

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 17/KH-UBND 2023 đề án phòng chống sạt lở bờ sông Hà Nội

                            • 11/01/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực