Văn bản khác 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP

Kế hoạch 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 do Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH THÀNH PHỐ VỀ VSATTP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010

Thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 20/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010;

Thực hiện Kế hoạch số 210/KH-BYT ngày 17/3/2010 của Bộ Y tế về giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm năm 2010;

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại công văn số 1047/VP-VX ngày 10/2/2010 về việc tăng cường quản lý điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm;

Căn cứ vào đặc điểm tình hình chung của thành phố và kết quả thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của thành phố năm 2009, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố xây dựng Kế hoạch Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát  

Xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhằm bảo đảm về VSATTP phù hợp các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- 90% người sản xuất, 80% người kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý lãnh đạo và 80% người tiêu dùng trên địa bàn thành phố có hiểu biết đúng và thực hành đúng về VSATTP.

- 20% diện tích vùng trồng rau, củ, quả và nuôi trồng thủy sản; 30% số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố đạt các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAHP, VietGap).

- 100% cơ sở sơ chế, giết mổ có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP và phải đảm bảo VSATTP trong hoạt động.

- 70% quầy sạp kinh doanh tại các chợ có giấy đủ điều kiện VSATTP và đảm bảo VSATTP trong hoạt động.

- 100% bếp ăn tập thể căn tin trường học; KCX - KCN; cơ sở cung cấp suất ăn sẵn có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP và đảm bảo VSATTP trong hoạt động.

- 75% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác thuộc 10 nhóm nguy cơ cao có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP và đảm bảo VSATTP trong hoạt động (trừ các cơ sở không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật).

- Số vụ ngộ độc tập thể ≥ 30 người mắc giảm 30% so với năm 2009 và không để xảy ra dịch bệnh lây qua đường thực phẩm.

- Hình thành mới 1 - 2 chuỗi thịt gia súc, gia cầm; 3 - 4 chuỗi rau củ quả; 1 - 2 chuỗi trứng gia cầm; 1 - 2 chuỗi thủy sản.

- Mỗi quận/huyện có 1 - 2 chợ đạt đủ điều kiện về VSATTP; 01 khu thức ăn đường phố đạt đủ điều kiện về VSATTP.

- Hình thành 2 - 3 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn đạt chuẩn trong các KCX - KCN, trường học.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN  

1. Nâng cao kiến thức và thực hành của người tiêu dùng

- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010.

- Phối hợp với các cơ quan báo đài tổ chức các chiến dịch truyền thông trong từng thời điểm thích hợp về VSATTP.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện truyền thông giáo dục VSATTP đến tận đoàn viên, hội viên ở cơ sở.

- Tại các siêu thị kinh doanh thực phẩm, chợ, trường học đều có bảng tuyên truyền, hướng dẫn việc lựa chọn, sử dụng và bảo quản thực phẩm phù hợp với đối tượng được tuyên truyền.

- Phối hợp với các đơn vị, sở ngành tổ chức Hội chợ giới thiệu những doanh nghiệp đạt chuẩn, đảm bảo điều kiện VSATTP, có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- UBND các Q/H tổ chức các hoạt động truyền thông, hướng dẫn thực hiện VSATTP trên địa bàn, đặc biệt chú trọng đến các trường học, nhà trẻ, công nhân lao động nhập cư…

- Thực hiện các băng catsette, đĩa CD hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, thực hành vệ sinh cho nhiều đối tượng, cung cấp cho Q/H thực hiện các hoạt động truyền thông.

- Xây dựng website của Chi cục ATVSTP trực thuộc website của UBNDTP để người tiêu dùng có thể tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về VSATTP, trao đổi trực tuyến các vấn đề thời sự về VSATTP.

- Tổ chức điều tra Kiến thức - Thái độ - Hành vi của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố -> Tổ chức hội thảo “Đánh giá chung về Kiến thức - Thái độ - Hành vi của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố và bàn luận cách thức truyền thông phù hợp”.

- Tiếp nhận các thông tin phản ảnh của người tiêu dùng về VSATTP qua Hội người tiêu dùng và cùng với Hội tổ chức giải quyết những phản ảnh.

2. Nâng cao ý thức trách nhiệm, kiến thức và thực hành của chủ doanh nghiệp, người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

- Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng thực hành cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung cho đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố (nhất là hàng rong) và khu vực bếp ăn trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất, quày sạp trong các chợ. Trong năm 2010, tổ chức huấn luyện miễn phí cho tất cả những người bán hàng rong điểm cố định, di động.

- Xây dựng website riêng của Chi cục ATVSTP để nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể tìm các thông tin có liên quan đến quy định về VSATTP, từng bước triển khai đăng ký các dịch vụ về VSATTP qua mạng (cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, chứng nhận quảng cáo thực phẩm…).

- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề về VSATTP để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hỗ trợ công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức VSATTP, khám sức khỏe cho đối tượng tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.   

- Xây dựng và ban hành các quy định về tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tăng cường quản lý, cải thiện điều kiện VSATTP của doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, từng bước tiến tới đạt các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP, GMP) và phát triển thương hiệu.

3. Cải thiện điều kiện sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm

3.1. Rau củ quả

- Quy hoạch cụ thể vùng sản xuất rau an toàn; đầu tư và hỗ trợ về mặt kỹ thuật để người nông dân có thể áp dụng và đạt chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau an toàn.

- Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP và tổ chức nhân rộng mô hình.

- Phát triển và nhân rộng các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

- Tiếp tục phối hợp với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh khác phát triển vùng rau an toàn và công nhận các cơ sở đạt đủ điều kiện tham gia chuỗi thực phẩm an toàn.

- Từng bước đưa các cơ sở đạt tiêu chuẩn tham gia vào hệ thống chuỗi rau củ quả an toàn.

3.2. Thủy hải sản

- Quy hoạch cụ thể vùng, cơ sở nuôi thủy hải sản an toàn; đầu tư và hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thực hiện thẩm định và cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở nuôi tôm an toàn theo quy chế của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Xây dựng thí điểm mô hình nuôi tôm áp dụng quy phạm nuôi tôm có trách nhiệm (CoC) theo quy chế của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Từng bước đưa các cơ sở đạt tiêu chuẩn tham gia vào hệ thống chuỗi thủy sản an toàn.

3.3. Thú y

- Xây dựng vùng chăn nuôi heo an toàn, vùng chăn nuôi bò sữa đảm bảo VSATTP; tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở, vùng chăn nuôi heo đủ điều kiện chăn nuôi heo thịt an toàn.

- Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hộ chăn nuôi về điều kiện chăn nuôi an toàn, quy trình chăn nuôi an toàn theo VietGAP.

- Tăng cường công tác giám sát dịch tễ, đảm bảo an toàn dịch, xử lý kiên quyết đối với các hộ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không thực hiện quy định phòng chống dịch bệnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 31/2005/QĐ-UB về Phương án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, điều chỉnh tiến độ về thời gian ngưng hoạt động, di dời của các cơ sở, điểm giết mổ phù hợp tiến độ xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp.

- Tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào, hướng dẫn nông dân sử dụng sản phẩm an toàn. Tăng cường kiểm tra đánh giá chất lượng giống; khuyến cáo nông dân không được sử dụng các chất cấm trong thức ăn, thông tin rộng rãi các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn và trang trại chăn nuôi có sử dụng chất cấm; Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm về độc tố nấm và nhóm β-agonist trong thức ăn chăn nuôi, vi sinh hóa nguồn nước uống dùng trong chăn nuôi.

3.4. Cải thiện điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ

- Tiếp tục tăng cường quản lý VSATTP đối với 3 chợ đầu mối, cải thiện điều kiện kinh doanh của từng ô vựa để có thể cấp giấy chứng nhận cho > 80% ô vựa, tiến đến công nhận chợ đủ điều kiện VSATTP.

- Nâng cấp, sắp xếp các quầy sạp trong chợ truyền thống đảm bảo điều kiện VSATTP. Trong năm 2010, mỗi quận/huyện chỉ đạo đầu tư, sắp xếp 1 - 2 chợ đạt đủ điều kiện VSATTP.

- Đối với các chợ tự phát trước các KCX - KCN, các khu dân cư, bên ngoài các chợ truyền thống … Trong khi chưa thể dẹp bỏ, Ủy ban nhân dân quận/huyện và phường/xã xác định địa điểm, khoanh khu vực, giới hạn thời gian buôn bán trong ngày… Tổ chức hướng dẫn các hộ kinh doanh thực hiện buôn bán nông sản, thực phẩm trên các xe đẩy đạt đủ điều kiện VSATTP; sắp xếp vị trí kinh doanh và giải quyết tốt, đảm bảo các hộ kinh doanh tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương.

3.5. Bếp ăn tập thể

- Thực hiện tuyên truyền kiến thức VSATTP, đảm bảo 100% người chế biến trong các bếp ăn thuộc khu công nghiệp và khu chế xuất được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức VSATTP theo quy định.

- Tiếp tục phối hợp với Sài Gòn COOP, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn từ “nông trại đến bàn ăn”, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp đạt chuẩn cung cấp cho các khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học.

- Nhân rộng mô hình cơ sở cung cấp suất ăn đạt chuẩn, bếp ăn tập thể đạt chuẩn trong khu chế xuất, khu công nghiệp và trong trường học.

3.6. Cải thiện điều kiện VSATTP đối với hàng rong

Ủy ban nhân dân phường/xã tăng cường quản lý các cơ sở thức ăn đường phố, hàng rong buôn bán trên địa bàn của mình. Kiên quyết cấm bán đối với các cơ sở không đủ điều kiện VSATTP, nhất là cơ sở buôn bán thức ăn ngay, cần nước để chế biến và rửa dụng cụ.

- Triển khai đồng loạt công tác huấn luyện kiến thức và kỹ năng thực hành VSATTP và khám sức khỏe cho tất cả đối tượng hàng rong trên địa bàn để tạo sự chuyển biến tích cực về VSATTP trên nhóm đối tượng này, nhất là đối với hàng rong bán thức ăn ngay.

- Xây dựng khu thức ăn đường phố tập trung đạt các điều kiện về VSATTP: Để giải quyết cơ bản việc buôn bán thức ăn đường phố, nhất là đối với hàng rong bán thức ăn ngay, cần đủ nước, trong năm 2010, mỗi quận/huyện phải chọn địa điểm để hình thành 1 khu thức ăn đường phố tập trung, đảm bảo các điều kiện VSATTP: cung cấp đủ nước sạch, đảm bảo thoát nước, thu gom rác, sàn nền khu thức ăn không bụi, dễ vệ sinh. Thành phố sẽ chọn xây dựng điểm 05 khu thức ăn đường phố tập trung với quy mô và tính chất khác nhau.

3.7. Lấy mẫu kiểm tra giám sát chất lượng VSATTP

- Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng nông sản, thực phẩm buôn bán tại các chợ, đặc biệt tại 3 chợ đầu mối.

- Tổ chức lấy mẫu (sản phẩm thịt, cá đã qua chế biến; thức ăn chín ở các cơ sở thức ăn đường phố; sữa bột và sữa nước; rau quả tươi; nước tương; dầu hào, nước chấm; ngũ cốc và bột; rượu trắng, rượu ngâm và rượu vang; sản phẩm nông sản khác đã qua chế biến; vật dụng chế biến và bàn tay người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm) để xét nghiệm vi sinh và hóa học nhằm kịp thời thông tin cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý thực phẩm theo chuỗi; xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho cơ sở tham gia; xây dựng quy chế phối hợp quản lý chuỗi thực phẩm an toàn giữa các cơ quan quản lý của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

- Hỗ trợ nhà sản xuất áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hỗ trợ việc tự kiểm tra giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất, được tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với các mô hình đạt chuẩn, hỗ trợ biện pháp truy nguyên nguồn gốc.

- Thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin.

- Giới thiệu cho các nhà hàng, khách sạn, đưa sản phẩm vào kinh doanh tại các siêu thị.

3.9. Thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo về VSATTP

- Xây dựng hệ thống thu thập thông tin về an toàn thực phẩm thông qua xây dựng Trung tâm xét nghiệm y tế thành phố hiện đại để nâng cao năng lực kiểm nghiệm; phát triển và liên kết tất cả các cơ sở xét nghiệm trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, của tất cả các ngành và của tư nhân; ghi nhận thông tin từ người dân, các hội, từ các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, từ các cơ sở khám chữa bệnh, từ hệ thống tự kiểm tra của các doanh nghiệp thực phẩm…

- Theo dõi thu thập thông tin cảnh báo của quốc tế về thực phẩm

- Tổng hợp và phân tích thông tin thu thập được để định kỳ và đột xuất công bố các thông tin cảnh báo cho các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng để có biện pháp phòng ngừa, xử trí thích hợp.

3.10. Kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

- Thiết lập hệ thống thông tin về các trường hợp mắc bệnh truyền qua thực phẩm, các ngộ độc thực phẩm cá thể và tập thể.

- Xử lý kịp thời, khắc phục và hạn chế hậu quả của ngộ độc thực phẩm.

- Điều tra xác định nguyên nhân; công bố và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh.

3.11. Nâng cao năng lực kiểm nghiệm

- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình trong việc đầu tư xây dựng các labo, nhà máy đạt chuẩn. Khuyến khích các phòng kiểm nghiệm tư nhân được tham gia kiểm nghiệm phục vụ cho nhu cầu tự kiểm của doanh nghiệp, kiểm nghiệm phục vụ công tác thanh kiểm tra…

- Xây dựng Trung tâm xét nghiệm y tế thành phố hiện đại để nâng cao năng lực kiểm nghiệm.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về VSATTP

- Kiểm tra, giám sát vùng nuôi trồng thủy sản: Tăng cường kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi tôm sú ở Cần Giờ và Nhà Bè: lấy mẫu định kỳ giống tôm sú, thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản và tôm nuôi thương phẩm theo từng tháng tuổi để kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm; tổ chức kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ đối với nuôi nghêu ở Cần Giờ để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Kiểm tra, giám sát vùng nuôi trồng thủy sản: Tăng cường kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi tôm sú ở Cần Giờ và Nhà Bè: lấy mẫu định kỳ giống tôm sú, thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản và tôm nuôi thương phẩm theo từng tháng tuổi để kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm; tổ chức kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ đối với nuôi nghêu ở Cần Giờ để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trong vận chuyển, giết mổ, bảo quản và kinh doanh sản phẩm động vật sản xuất trong nước và nhập khẩu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tăng cường công tác thanh tra, đặc biệt thanh tra các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể trường học, KCX - KCN… và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về thanh tra cho tất cả cán bộ làm công tác thanh tra.

- Ngoài kế hoạch thanh tra định kỳ, xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên đề theo thông tin cảnh báo, theo sự việc phát sinh.

5. Kiện toàn và phát triển bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP thành phố; Đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP thành phố để thực hiện thường xuyên việc kiểm tra quản lý nhà nước về VSATTP của các Sở ngành và quận/huyện.

- Đối với hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc quản lý của ngành Y tế:

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy của Chi cục ATVSTP để đảm bảo đủ biên chế phòng ban, quy chế hoạt động, quy chế thanh tra chuyên ngành VSATTP phù hợp với yêu cầu quản lý VSATTP của thành phố.

+ Thành lập các Trung tâm ATVSTP quận/huyện.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương củng cố, nâng cao năng lực quản lý VSATTP của các đơn vị trực thuộc: Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Quản lý thị trường…

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm với các chi cục liên quan để tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - KINH PHÍ

Trên đây là kế hoạch chung của thành phố trong công tác đảm bảo VSATTP năm 2010. Từng Sở ngành, quận/huyện căn cứ kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể và gửi về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để phối hợp triển khai thực hiện.

Kinh phí thực hiện: nguồn kinh phí phân bổ của thành phố cho công tác đảm bảo VSATTP năm 2010 và kinh phí của từng Sở ngành, quận/huyện, đơn vị.

 

 

Nơi nhận:
- TT Thành ủy, TT HĐND;
- CT và các PCT UBND TP;
- Bộ Y tế, Cục ATVSTP;
- Các Sở ngành TP;
- UBND Q/H;
- BGĐ Sở Y tế;
- Thanh tra Sở Y tế;
- Medinet, báo đài;
- Chi cục Thú y, BVTV, Thủy sản, QLTT;
- Lãnh đạo Chi cục ATVSTP;

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
BCĐ LIÊN NGÀNH VỀ VSATTP TP
PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ




Lê Trường Giang

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu1735/KH-BCĐLNTPVSATTP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/04/2010
Ngày hiệu lực15/04/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP

Lược đồ Kế hoạch 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu1735/KH-BCĐLNTPVSATTP
                Cơ quan ban hànhBan Chỉ đạo liên ngành thành phố về vệ sinh an toàn thực phẩm
                Người kýLê Trường Giang
                Ngày ban hành15/04/2010
                Ngày hiệu lực15/04/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 1735/KH-BCĐLNTPVSATTP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010

                      • 15/04/2010

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 15/04/2010

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực