Văn bản khác 18/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 18/KH-UBND 2013 xây dựng xã hội học tập 2012 2020 Cà Mau


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/KH-UBND

Cà Mau, ngày 08 tháng 05 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”;

Căn cứ Công văn số 822/BCĐQG-XHHT ngày 30/01/2013 của Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập về việc triển khai Đề án Xây dựng xã hội học tp giai đoạn 2012 - 2020”;

Căn cứ Tờ trình số 863/TTr-SGDĐT ngày 25/4/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Cà Mau”;

y ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Cà Mau” cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Cà Mau tập trung vào 4 mục tiêu cơ bản.

1. Xóa mù chữ và phcập giáo dục

- 90% người trong độ tuổi 15 - 60, 92% người trong độ tuổi 15-35 vào năm 2015 và tăng lên 94% và 96% vào năm 2020. Đặc biệt ưu tiên xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn; phấn đấu tỷ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ.

- 80% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ trở lại vào năm 2015 và đạt 90% vào năm 2020.

- 100% xã, phường, thị trấn và 100% huyện, thành phố củng cố vững chắc kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tui; phcập giáo dục Trung học cơ sở đến 2015 và 2020.

2. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

- 80% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm vào năm 2015 và tăng lên 100% vào năm 2020.

- 20% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 5 % có trình độ bậc 3 năm 2015 và tăng lên tương ứng là 40% và 20% vào năm 2020.

3. Nâng cao trình đ chuyên môn, nghip v, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn

- Đi với cán bộ công chức cấp tnh và cấp huyện.

+ 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định.

+ 95% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.

+ 80% cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc vào năm 2015 và đạt 90% vào năm 2020.

- Đối với cán bộ công chức cấp xã.

+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý điu hành theo vị trí công việc.

+ 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định vào năm 2015 và đạt 95% vào năm 2020.

+ 70% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm vào năm 2015 và đạt 85% vào năm 2020.

- Đối với lao động nông thôn.

50% lao động nông thôn tham gia học tập kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng vào năm 2015 và đạt 70% vào năm 2020.

- Đi với công nhân lao động.

80% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương; tăng tỷ lệ lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; 85% công nhân qua đào tạo nghề vào năm 2015 và đạt các tỷ lệ tương ứng là 90% và 95% vào năm 2020.

4. Hoàn thiện kỹ năng sng, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn

Tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong đó, phn đấu 30% học sinh, sinh viên được học kỹ năng sng tại các cơ sở giáo dục vào năm 2015 và đạt 50% vào năm 2020.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự tham gia của toàn xã hội đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập

- Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập (XHHT) và củng cố Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục từ tỉnh đến huyện, xã.

- Tham mưu ban hành Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận về xây dựng xã hội học tập của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các huyện, thành ủy, HĐND, UBND các huyện, thành ph.

- Ban Chỉ đạo xây dựng XHHT và phổ cập giáo dục các cấp tích cực, chủ động ban hành các văn bản trin khai, hướng dn thực hiện.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện xây dựng XHHT.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất ở tất cả các cấp.

- Hàng năm sơ kết 6 tháng đầu năm và tng kết một năm thực hiện xây dựng XHHT ở các cấp.

2. Thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập

- Tổ chức các hình thức tuyên truyền về sự cần thiết, các giải pháp, kinh nghiệm và thành tích đạt được trong xây dựng XHHT trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, qua các hội nghị, hội thảo.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào gia đình hiếu học, phát động phong trào đơn vị học tập, cộng đng học tập.

- Nghiên cứu và tổ chức nhiều hình thức phong phú nhằm động viên mọi người học tập suốt đời; hàng năm tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ở các địa phương.

- Xây dựng chuyên mục “Xây dựng xã hội học tập” trên Đài truyền hình, Đài phát thanh, Website; biên soạn và phát hành bản tin, các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, áp phích, băng rôn, quảng cáo...) về xây dựng XHHT.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng XHHT; xét tặng danh hiệu “Đơn vị học tập” cho các cơ quan, các địa phương.

3. Tổ chức các hình thức hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường (các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ,...)

- Các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài Phát thanh và Đài Truyền hình tham gia thực hiện các chương trình giáo dục từ xa, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đời sống.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa..., bao gm:

+ Phối hợp chỉ đạo liên ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch với Giáo dục và Đào tạo về giáo dục di sản.

+ Củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện để các thiết chế ngoài nhà trường như thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ tham gia tích cực vào việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và học sinh, sinh viên.

+ Đa dạng hóa các hình thức cung ứng các chương trình học tập suốt đời của các thiết chế ngoài nhà trường như tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề, tổ chức trò chơi, thi tìm hiểu; xây dựng các trung tâm giáo dục, không gian sáng tạo trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa; tổ chức triển m, trưng bày lưu động; biên soạn các loại tài liệu, tờ rơi, đĩa DVD..., nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia học tập suốt đời. Tổ chức tập huấn về hình thức, phương pháp tổ chức dạy học ở các thiết chế ngoài nhà trường.

4. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân

Đồng thời với việc phát triển các cơ sở giáo dục chính quy, củng cố, phát triển các cơ sgiáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời của mọi đối tượng. Tập trung xây dựng các mô hình chủ yếu làm công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

4.1. Trung tâm học tập cộng đồng

- Phát triển bền vững mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, y tế, sức khỏe cộng đồng, chính trị, pháp luật, văn hóa,... đáp ứng yêu cầu học tập đa dạng của cộng đng dân cư.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ, mở rộng địa bàn, nội dung hoạt động đến các khóm, ấp, cụm dân cư; tăng dần số lượng TTHTCĐ được kết nối và hướng dẫn sử dụng Internet; phấn đấu tăng số lượng TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả qua từng năm, khắc phục bệnh hình thức và kém hiệu quả trong hoạt động của các TTHTCĐ.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về nghiệp vụ xây dựng kế hoạch hoạt động, điều tra nhu cầu người học, phát triển các câu lạc bộ cộng đồng; có kế hoạch cụ thể về xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên có đủ kinh nghiệm và năng lực để giảng dạy tại TTHTCĐ. Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm về mô hình TTHTCĐ kết hợp với nhà văn hóa, bưu điện văn hóa xã, thư viện xã để nhân rộng điển hình trên địa bàn. Có cơ chế khuyến khích người có kinh nghiệm, có kiến thức, những cán bộ nghỉ hưu tham gia vào các hoạt đng của TTHTCĐ.

- Ngành giáo dục phối hợp với Hội Khuyến học tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền có biện pháp hỗ trợ tích cực cho các TTHTCĐ phát triển bền vững và xem các TTHTCĐ là trường học của nhân dân, là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

4.2. Trung tâm giáo dục thường xuyên

- Mở rộng quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng, năng lực của các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, cấp huyện; phát triển các Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện các nhiệm vụ: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề.

- Đa dạng hóa nội dung chương trình hoạt động của các TTGDTX: phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan để tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức cp xã; tchức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông; liên kết với các cơ sở giáo dục chính quy tchức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa; tổ chức dạy ngoại ngữ, tin học; tổ chức các lớp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên và người lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể của địa phương với ngành giáo dục và đào tạo trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ các TTGDTX xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, báo cáo viên và tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Tăng cường tư vấn, phối hợp và hỗ trợ hoạt động của TTGDTX cấp huyện với các TTHTCĐ.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên; đổi mới công tác quản lý, tăng cường nề nếp, kỷ cương nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

4.3. Các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ giáo dục thường xuyên

- Các trường Cao đẳng, trung cấp:

+ Củng cố tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc quyền quản lý để đảm bảo chất lượng đào tạo của các hình thức giáo dục thường xuyên.

+ Tổ chức nghiên cứu về các hình thức học tập suốt đời, phát triển các loại học liệu phục vụ cho học tập sut đời.

+ Xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng về phương pháp giáo dục người lớn cho giáo viên các cơ sở giáo dục thường xuyên.

+ Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm giáo dục cho sinh viên năng lực tự học, khả năng nghiên cứu để học tập suốt đời có hiệu quả.

- Các trường ph thông.

+ Tích cực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

+ Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mi kiểm tra đánh giá trong các trường phổ thông nhằm giáo dục cho học sinh tinh thần ham học, năng lực tự học, khả năng nghiên cứu để học tập suốt đời có hiệu quả.

4.4. Các cơ sở giáo dục khác

- Củng cố, phát triển các trung tâm ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu học tập về ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức và người lao động. Rà soát năng lực của đội ngũ giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn theo kế hoạch của Đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động.

5. Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng

Đẩy mạnh các hình thức học từ xa, học qua mạng (E-learning) phục vụ học tập suốt đời - xây dựng XHHT, bao gồm:

- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo từ xa ở các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho mọi người.

6. Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời

- Có chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ n, ... theo địa bàn, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

- Đánh giá, công nhận kết quả học tập không chính quy nhằm khuyến khích mọi người dân tự học, tự tích lũy kiến thức.

- Tổ chức biên soạn các tài liệu học tập và cơ sở dữ liệu, nhất là hệ thống học liệu về các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, văn hóa, pháp luật, biến đổi khí hậu, bảo tn đa dạng sinh học, phòng chng thảm họa,... đáp ứng nhu cu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong việc tổ chức thực hiện các chương trình học tập không chính quy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có của người học.

7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập

- Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi ca các tổ chức và cá nhân; cơ chế tham gia, phối hp của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp đối với học tập suốt đời, xây dựng XHHT.

- Xây dựng XHHT là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hàng năm và từng giai đoạn của các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức và doanh nghiệp.

- Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở cấp xã, huyện, tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng xã hội học tập, thống nhất chỉ đạo việc triển khai xây dựng xã hội học tập từ tỉnh đến các địa phương.

- Củng cố, xây dựng bộ phận làm đầu mối quản lý về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập ở các Sở, ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp. Hàng năm các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức, Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố phải báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập tỉnh.

- Các doanh nghiệp xây dựng “Quỹ học tập suốt đi” của đơn vị để tổ chức các hoạt động học tập suốt đời và hỗ trợ người học; tạo điều kiện thuận lợi cho những người có nhu cầu nâng cao trình độ nghề nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp được đào tạo, đào tạo lại.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Khuyến học, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác triển khai các hoạt động xây dựng XHHT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Tổ chức đánh giá việc thực hiện xây dựng XHHT theo chuẩn quy định của Ban chỉ đạo Quc gia: Tỉnh học tập, huyện học tập, xã học tập.

III. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện: 15.100.000.000 đồng

- Tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời cấp tỉnh, huyện, xã: 3.463.500.000 đồng.

- Hội thi tuyên truyền xây dựng XHHT cấp tỉnh, huyện: 2.247.500.000 đồng.

- Biên soạn, cung cấp tài liệu học tập cho các TTGDTX, TTHTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân: 2.100.000.000 đồng.

- Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục thường xuyên: 1.050.000.000 đồng.

- Tập huấn giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh: 2.100.000.000 đồng.

- Hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp (Kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng, sơ kết, tổng kết): 2.018.000.000 đồng.

- Hỗ trợ trung tâm học tập cộng đồng kinh phí tổ            chức các lớp chuyên đề, chuyn giao, kỹ thuật đáp ứng nhu cu học tập của cán bộ và nhân dân: 2.121.000.000 đồng.

(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch theo tiến độ:

- Giai đoạn 2012 - 2015: 4.180.000.000 đồng.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 10.920.000.000 đồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quản lý Kế hoạch

- Ban Chỉ đạo xây dựng XHHT tỉnh Cà Mau chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Hàng năm, Ban Chỉ đạo xây dựng XHHT và Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm chỉ đạo, sơ kết đánh giá kết quả và triển khai các nhiệm vụ tiếp theo của Kế hoạch.

2. Phân công nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thvà UBND các huyện, thành phố

Tất cả các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đều có trách nhiệm cung ứng học tập suốt đời và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành mình được học tập suốt đời và có trách nhiệm tổ chức biên soạn các tài liệu học tập cho mọi tầng lớp nhân dân về các lĩnh vực theo chức năng và nhiệm vụ của từng sở, ngành; phối hp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng XHHT trên phạm vi toàn tỉnh.

- Ngoài những nhiệm vụ chung của các sở, ban, ngành, đoàn thể nêu trên, một số nhiệm vụ cụ thể khác được giao như sau:

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan thường trực, chu trách nhiệm chính về công tác xây dựng XHHT; tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thi về UBND tỉnh những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng XHHT.

- Trực tiếp chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp của tnh, các TTGDTX, các trường THPT, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú trong việc tổ chức thực hiện xây dựng XHHT theo quy định.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác xây dựng XHHT; hàng năm tchức tập hun vchuyên môn, nghiệp vụ.

- Tchức các hoạt động dạy học và giáo dục có nề nếp, chất lượng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí chi tiết để chi cho công tác xây dựng XHHT.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trong TTGDTX.

- Phối hợp với các s, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền về XHHT.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.2. SLao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hp với Sở GD&ĐT, các ngành liên quan và các địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề; mở rộng các hình thức dạy nghề trong các doanh nghiệp, công ty, dạy nghề gắn với sản xuất ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên diện chính sách theo quy định.

- Phối hợp với Sở GD&ĐT kiện toàn, củng cố mô hình hoạt động của TTGDTX kết hợp vi Trung tâm dạy nghề.

- Thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Chính ph.

- Chỉ đạo các trường dạy nghề, Trung tâm dạy nghề mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề nhằm khuyến khích thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS vào học nghề, góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tchức các lp bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghề nghiệp cho người lao động.

- Tổng hp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước, trong đó có nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cấp hàng năm cho công tác xây dựng XHHT.

- Phối hợp vi Sở GD&ĐT quy hoạch mạng lưới đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ strường lớp.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.4. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở GD&ĐT xây dựng và tham mưu trong việc giao Kế hoạch và kinh phí xây dựng xã hội học tập.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.5. SNội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức học tập theo Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

- Chủ trì và phối hp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong việc nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần phải bồi dưỡng cho cán bộ, công chức.

- Tham mưu bổ sung biên chế giáo viên để ngành GD&ĐT có đủ lực lượng thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho người lao động.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.6. S Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với ngành giáo dục triển khai các chuyên đề thuộc lĩnh vực luật pháp, chuyên môn đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, pháp luật cho người lao động.

- Tổng hp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, học liệu học tập suốt đời liên quan đến nông nghiệp và nông thôn. Chđạo, trin khai các chuyên đề thuộc lĩnh vực chuyên môn đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

- Chủ trì, phối hp với Hội Nông dân và các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện việc hỗ trợ lao động nông thôn học tập suốt đời.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức nông nghiệp, nông thôn cho người lao động.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.8. SY tế

- Chủ trì, phi hợp với Sở GD&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, học liệu học tập suốt đời liên quan đến y tế.

- Chỉ đạo, triển khai các chuyên đề thuộc lĩnh vực chuyên môn đáp ứng nhu cu học tập của người dân.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội đcán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức y tế cho người lao động.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.9. SVăn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Cà Mau

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh kịp thời tình hình thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập trong toàn tỉnh.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn y ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, nhất là ở các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức được vai trò của học tập sut đời.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.11. Hội Khuyến học tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các tổ chức, đoàn thể trong công tác “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc duy trì, củng cố và nâng cao cht lượng, hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ với vai trò là công cụ thiết yếu đxây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

- Chỉ đạo Hội khuyến học các cấp phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức phát triển các tài liệu dạy và học để hỗ trợ người dạy, người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của học tập suốt đời trong các TTHTCĐ.

- Chỉ đạo cấp Hội cơ sở phối hợp điều tra, theo dõi, nắm tình hình học tập của học sinh, học chuyên đề của các đối tượng ở các khóm, ấp và có biện pháp giúp các địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng XHHT.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ các cấp Hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.12. Hội Cựu chiến binh tỉnh

- Tổ chức tt công tác giáo dục truyền thống và đạo đức cho học sinh, cùng các cấp ngành góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội tiếp bước cha anh làm tròn nhiệm vụ học tập để thực hiện xây dựng XHHT.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội đcán bộ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.13. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh

- Chỉ đạo công tác vận động và tuyên truyền tới từng chi Hội về công tác xây dựng XHHT; phi hợp với Sở giáo dục và Đào tạo tuyên truyn, vận động nông dân, phụ nữ, trẻ em gái ở những vùng khó khăn chưa biết chữ tham gia học các lp xóa mù chữ.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ các cấp Hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.14. Liên đoàn Lao động tỉnh

- Chỉ đạo các cấp Công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền và vận động tới cán bộ, công nhân viên chức về công tác xây dựng XHHT.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ trong ngành được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xut về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.15. Tỉnh đoàn

- Chỉ đạo các huyện, thành đoàn làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực vận động đoàn viên, thanh thiếu niên nhận thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với công tác xây dựng xã hội học tập - học tập sut đời từ đó tích cực tham gia các lớp học, góp phần xây dựng XHHT.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, đoàn viên, thanh niên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT và theo lĩnh vực phân công phụ trách.

2.16. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác xây dựng XHHT trên địa bàn; tham mưu đưa các chỉ tiêu xây dựng XHHT vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương. Báo cáo kịp thời những khó khăn bất cập, giải pháp khắc phục trong quá trình tổ chức thực hiện của địa phương với Ban Chỉ đạo và UBND tỉnh.

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ của đơn vị được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đẩy mạnh việc mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan thường trực (Sở GD&ĐT) tình hình xây dựng XHHT trên địa bàn huyện, thành phố.

Xây dựng xã hội học tập là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, đòi hi sự lãnh chỉ đạo triệt để, sâu sát, sáng tạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của toàn dân, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội trong tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch đã đề ra./.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
-
Bộ GD&ĐT;
-
TT Tnh ủy;
-
TT HĐND tỉnh;
-
CT, các PCT UBND tỉnh;
-
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
-
Thành viên BCĐ;
-
UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, Mi15.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Dũng

 


KINH PHÍ THỰC HIỆN

(Kèm theo Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2013 ca y ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

ĐVT: 1000đ

TT

Nội dung

Kinh phí hàng năm

Giai đon 1

Giai đon 2

 

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

1

Tổ chức Tuần lễ học tập suốt đi cấp tỉnh, huyện, xã.

 

367.000

367.000

367.000

472.500

472.500

472.500

472.500

472.500

3.463.500

GĐ1: 2 tr/xã; 15 tr/huyện; 30 tr/tỉnh/năm

GĐ2: 2,5 tr/xã; 20 tr/huyện; 40 tr/tỉnh/năm

2

Hội thi tuyên truyền xây dựng XHHT cấp tỉnh, huyện.

 

130.000

130.000

130.000

371.500

371.500

371.500

371.500

371.500

2.247.500

GĐ1: 10 tr/huyện; 40 tr/tnh/năm

GĐ2: 1,5 tr/xã; 20 tr/huyện; 40 tr/tỉnh/năm

3

Biên soạn, cung cấp tài liệu học tập cho các TTGDTX, TTHTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân

 

200.000

200.000

200.000

300.000

300.000

300.000

300.000

300.000

2.100.000

GĐ1: 100 triệu/tài liệu/năm x 2 tài liệu

GĐ2: 150 triệu/tài liệu/năm x 2 tài liệu

4

Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV các cơ sở GDTX

 

100.000

100.000

100.000

150.000

150.000

150.000

150.000

150.000

1.050.000

GĐ1: 10 lớp = 400 GV; 10 tr/lớp/năm

GĐ2: 10 lớp = 400 GV; 15 tr/lớp/năm

5

Tập hun giáo dục kỹ năng sng cho GV và học sinh.

 

200.000

200.000

200.000

300.000

300.000

300.000

300.000

300.000

2.100.000

6

Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp (Kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng, sơ kết, tổng kết).

 

176.000

176.000

231.000

276.000

276.000

276.000

276.000

331.000

2.018.000

GĐ1: 1 tr/xã; 5-10tr/huyện;30-40

GĐ2: 1 tr/xã; 15-20 tr/huyện;40-50

7

Hỗ trợ TTHTCĐ kinh phí tchức các lớp chuyên đề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật đáp ng nhu cầu người học

 

202.000

202.000

202.000

303.000

303.000

303.000

303.000

303.000

2.121.000

 

GĐ 1: 2 triệu/1TT; GĐ 2: 3 triệu/1TT/năm

 

Tổng cộng

 

1.375.000

1.375.000

1.430.000

2.173.000

2.173.000

2.173.000

2.173.000

2.228.000

15.100.000

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 18/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu18/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/05/2013
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 18/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 18/KH-UBND 2013 xây dựng xã hội học tập 2012 2020 Cà Mau


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 18/KH-UBND 2013 xây dựng xã hội học tập 2012 2020 Cà Mau
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu18/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cà Mau
                Người kýLê Dũng
                Ngày ban hành08/05/2013
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 18/KH-UBND 2013 xây dựng xã hội học tập 2012 2020 Cà Mau

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 18/KH-UBND 2013 xây dựng xã hội học tập 2012 2020 Cà Mau

                            • 08/05/2013

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực