Nội dung toàn văn Kế hoạch 180/KH-UBND 2023 hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp đào tạo dưới 03 tháng Bà Rịa Vũng Tàu
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 180/KH-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 05 tháng 09 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư 152/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2022 của Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 18/04/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quyết định phê duyệt danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh về việc Hỗ trợ đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;
Trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 558/TTr- SLĐTBXH ngày 15/8/2023 và Công văn số 4061/SLĐTBXH-QLGDNN ngày 28/8/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đồng thời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, qua đó nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn tỉnh; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu:
- Đào tạo nghề gắn với mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề; đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách theo quy định; người học nghề sau khi học xong thực hiện được kỹ năng nghề đã được đào tạo.
II. NỘI DUNG
1.2 Hỗ trợ đào tạo nghề:
1.1 Số người hỗ trợ học nghề:
Trong năm 2024, số người có nhu cầu hỗ trợ học nghề là 206 người, cụ thể:
Stt | Nghề đào tạo | Số lớp | Lĩnh vực (lớp) | Số người học | Cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện | Ghi chú | |
Nông nghiệp | Phi nông nghiệp | ||||||
1 | Trồng rau an toàn | 01 | 01 | 16 | Sở LĐTB&XH | Người khuyết tật | |
2 | Quản lý nhà hàng khách sạn | 01 | 01 | 25 | UBND H. Côn Đảo | ||
3 | Trồng rau an toàn | 01 | 01 | 30 | UBND TP. Bà Rịa | ||
4 | Vận hành xe nâng | 01 | 01 | 35 | UBND H. Châu Đức | ||
5 | Kỹ thuật trang điểm | 01 | 01 | 35 | UBND H. Châu Đức | ||
6 | Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh | 02 | 02 | 65 | UBND H. Châu Đức | ||
Tổng cộng | 07 | 04 | 03 | 206 |
1.2. Đối tượng được hỗ trợ chính sách đào tạo nghề: Theo khoản 2 mục III của Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh.
1.3. Điều kiện được hỗ trợ học nghề: theo khoản 3 mục III của Kế hoạch số 158/KH- UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh..
1.4. Mức chi, danh mục nghề hỗ trợ đào tạo: Theo Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 18/04/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.
1.5. Tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng
a) Quy mô, phương thức, chương trình đào tạo:
- Quy mô đào tạo nghề: quy mô mỗi lớp học không quá 35 người, bố trí giáo viên giảng dạy thực hành tối đa không quá 18 học viên/01 giáo viên.
- Phương thức đào tạo: đào tạo tập trung theo lớp học đến hết chương trình.
- Hình thức đào tạo: Vận dụng linh hoạt giữa đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng học nghề tham gia đầy đủ các giờ giảng để phát huy hiệu quả đào tạo.
- Địa điểm tổ chức đào tạo: tổ chức tại cơ sở đào tạo hoặc tại nơi sản xuất hoặc ở địa phương. Lựa chọn địa điểm tổ chức đào tạo phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp và đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất để bố trí trang thiết bị, nguyên vật liệu để thực hành cho các lớp đào tạo đảm bảo theo quy định.
- Chương trình, giáo trình đào tạo nghề:
+ Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp: thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, trong đó thời gian thực hành tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.
+ Chương trình đào tạo dưới 03 tháng: thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ, trong đó thời gian thực hành tối thiểu chiếm 80% thời gian thực học.
b) Đơn vị tham gia đào tạo nghề:
Các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, các Viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…có đủ điều kiện đào tạo nghề nếu có nhu cầu tham gia; cụ thể:
- Cơ sở tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo nghề đối với nghề đào tạo.
- Cơ sở tham gia đào tạo nghề dưới ba tháng phải chu