Văn bản khác 189/KH-UBND

Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Nội dung toàn văn Kế hoạch 189/KH-UBND 2015 Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình Kon Tum


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/KH-UBND

Kon Tum, ngày 03 tháng 02 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng, họ, cộng đồng đến năm 2020”;

Thực hiện Công văn số 2750/BCĐQG-XHHT ngày 28/5/2014 của Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập V/v triển khai Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa từng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 theo Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Yêu cầu

- Xây dựng xã hội học tập nói chung và đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng nói riêng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền và sự tham gia của các sở, ban, ngành, các tổ chức, các lực lượng trong xã hội, trong đó Hội Khuyến học các cấp làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị.

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc trong các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp; đồng thời tuyên truyền, phổ biến trong xã hội để mọi người hiểu rõ nội dung Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đồng thời lồng ghép với các kế hoạch, đề án, các chương trình mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Năm 2015

Xây dựng thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” tại thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi; trong đó mỗi huyện, thành phố có: 02 đơn vị (cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp) và 01 xã điểm với 02 cộng đồng (thôn, làng, tổ dân phố và tương đương), 01 dòng họ, 20 gia đình xây dựng thí điểm mô hình.

2.2. Giai đoạn 2016-2020

- 100% cán bộ, hội viên của hội khuyến học các cấp được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng;

- 60% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”. 40% dòng họ được công nhận danh hiệu “Dòng họ học tập”, 50% cộng đồng được công nhận danh hiệu “Cộng đồng học tập”. Đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, các tỉ lệ này tương ứng là 50%, 30% và 40 %.

- 50% đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” phù hợp với đặc thù các địa bàn của tỉnh

1.1. Nghiên cứu thực tế, đề xuất các mô hình học tập suốt đời (HTSĐ) trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị phù hợp với các địa bàn; tổ chức tập huấn triển khai thí điểm các mô hình.

1.2. Triển khai thí điểm các mô hình HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị ở các địa bàn khác nhau (thành phố, nông thôn, vùng DTTS).

1.3. Tổ  chức các cuộc hội thảo, khảo sát, đánh giá việc thí điểm và hoàn thiện các mô hình, đúc rút kinh nghiệm. Tổ chức biên soạn và in ấn tài liệu hướng dẫn tuyên truyền và nhân rộng các mô hình HTSĐ.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập (XHHT), về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

2.1. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về XHHT, về mô hình HTSĐ trong gia đình, dòng họ và cộng đồng cho cán bộ của hội khuyến học các cấp.

2.2. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực tin học cho cán bộ văn phòng các huyện, thành Hội và cán bộ văn phòng của các Hội Khuyến học xã, phường, thị trấn về kỹ năng sử dụng và khai thác Internet và công tác tuyên truyền về XHHT, về mô hình HTSĐ trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.

2.3. Tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống mạng lưới cơ sở và hội viên hội khuyến học các cấp.

Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp xã đến tỉnh. Xây dựng phóng sự, bản tin chuyên đề tuyên truyền phong trào HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị trên trang chuyên đề Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kon Tum và các huyện, thành phố.

3. Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

3.1. Tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020’’, Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào HTSĐ trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến 2020” tỉnh Kon Tum.

3.2. Hướng dẫn bộ tiêu chí đánh giá danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” cho Hội Khuyến học các cấp.

3.3. Tổ chức Hội nghị triển khai nhân rộng các mô hình HTSĐ.

3.4. Giám sát, kiểm tra việc phát triển, nhân rộng các mô hình HTSĐ; tổ chức đại hội biểu dương các “Gia đinh học tập”, “Dòng họ học tập”. “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” tiêu biểu toàn tỉnh.

4. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở cơ sở

4.1. Xây dựng chương trình, biên soạn và in ấn tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động tại TTHTCĐ cho đội ngũ cán bộ Hội Khuyến học các cấp tham gia quản lý và giảng dạy tại các TTHTCĐ.

4.2. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động tại TTHTCĐ cho đội ngũ cán bộ Hội Khuyến học các cấp tham gia quản lý và giảng dạy tại các TTHTCĐ.

5. Tổ chức, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”

5.1. Tổ chức biên soạn và in ấn tài liệu hướng dẫn đánh giá, công nhận các danh hiệu.

5.2. Tổ chức tập huấn về đánh giá, công nhận các danh hiệu.

5.3. Tổ chức đánh giá công nhận các danh hiệu.

5.4.  Tổ chức hội nghị sơ kết và tổng kết việc đánh giá, công nhận các danh hiệu.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện chủ yếu từ các nguồn huy động, đóng góp xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; ngân sách địa phương hỗ trợ một phần theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách hiện hành (ngân sách tỉnh hỗ trợ các nhiệm vụ của tỉnh, ngân sách huyện hỗ trợ các nhiệm vụ của cấp huyện).

2 .Các sở, ngành chủ động cân đối, lồng ghép các nguồn vốn triển khai nhiệm vụ có liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Khuyến học tỉnh

- Căn cứ Kế hoạch này, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch hằng năm và tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó lưu ý các hoạt động chính như: tuyên truyền về  mô hình học tập suốt đời; phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; xây dựng các mô hình học tập suốt đời; tổ chức kiểm tra, đánh giá công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Khuyến học các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị tại địa phương;

- Chủ trì, làm đầu mối phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Khuyến học Việt Nam.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ.

- Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh chỉ đạo kiểm tra, Tổ chức công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” , “Cộng đồng học tập” và “ Đơn vị học tập” trên địa bàn tỉnh theo quy định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng về các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua các tổ chức, mạng lưới của địa phương; phản ánh, biểu dương kịp thời các gương điển hình tiên tiến, các mô hình học tập tiêu biểu của gia đình, dòng họ, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Văn hóa, Thề thao và Du lịch

Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện phong trào “Học tập suối đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan văn hóa” và tương đương gắn với công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”.

5. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở,  ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, hỗ trợ kinh phí thực hiện Kế hoạch phù hợp với điều kiện và ngân sách địa phương hàng năm và đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở; ngành liên quan phân bổ nguồn lực vận động cho các đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện Kế hoạch phù hợp với điều kiện ngân sách địa phương.

7. Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh; các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố xây dựng  kế hoạch tuyên truyền sâu rộng tại các địa bàn dân cư về mục đích, ý nghĩa của học tập suốt đời; khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trong gia đình, dòng họ (đặc biệt là với người lớn tuổi) tham gia học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch ở địa phương. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBMD cấp xã, phường, thị trấn phối hợp với các Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc triển khai thực hiện kế hoạch ở địa phương; chỉ đạo Đài Truyền thanh-Truyền hình và hệ thống truyền thanh cơ sở của địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập, về phong trào và mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch củng cố, phát triển các TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả, bền vững.

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại địa phương.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt (trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp (Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn Kon Tum, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu giáo chức tỉnh, Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh...) phối hợp với Hội Khuyến học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên thuộc cơ quan, tổ chức được học thường xuyên, học suốt đời và tích cực tuyên truyền vận động xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” , “Đơn vị học tập”.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh. Đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Hội Khuyến học tỉnh) xem xét và giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:

- BCĐQG xây dựng hội học tập;
-
TW Hội Khuyến học VN;
-
Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
-
Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
-
UBMTTQVN tỉnh (p/h);
-
Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
-
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
-
Các sở ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
-
Các UBND huyện, thành phố;
-
Báo Kon Tum, Đài PT-TH tỉnh;
-
CVP, PVP phụ trách VX;
-
u: VT, VX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Kim Đơn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 189/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu189/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/02/2015
Ngày hiệu lực03/02/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 189/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 189/KH-UBND 2015 Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình Kon Tum


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 189/KH-UBND 2015 Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình Kon Tum
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu189/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Kon Tum
                Người kýLê Thị Kim Đơn
                Ngày ban hành03/02/2015
                Ngày hiệu lực03/02/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Kế hoạch 189/KH-UBND 2015 Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình Kon Tum

                  Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 189/KH-UBND 2015 Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình Kon Tum

                  • 03/02/2015

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 03/02/2015

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực