Văn bản khác 1893/KH-UBND

Kế hoạch 1893/KH-UBND 2022 kiểm tra thực hiện công tác dân vận chính quyền Quảng Bình

Nội dung toàn văn Kế hoạch 1893/KH-UBND 2022 kiểm tra thực hiện công tác dân vận chính quyền Quảng Bình


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1893/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 12 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN VÀ QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2022

Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chương trình phối hợp giữa Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy về công tác dân vận năm 2022 tại Kế hoạch số 18-KH/BCSĐUBND-BDVTU ngày 30/12/2021; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra năm 2022 với những nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh về thực hiện công tác dân vận chính quyền và Quy chế dân chủ ở cơ sở; đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế để khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, ý thức phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất và giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

Công tác kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận chính quyền, quy chế dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan, đơn vị, địa phương phải bảo đảm khách quan, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, đúng tiến độ thời gian.

II. Nội dung kiểm tra

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. Kết quả thực hiện các văn bản pháp luật về công tác dân vận chính quyền và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

III. Đối tượng, phương pháp kiểm tra

1. Đối tượng kiểm tra

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

+ Sở Giao thông vận tải.

+ BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh (Kiểm tra thêm 01 đơn vị Đồn Biên phòng).

+ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình.

+ BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

+ UBND thị xã Ba Đồn (kiểm tra thêm 01 đơn vị cấp xã thuộc UBND thị xã).

2. Phương pháp kiểm tra

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra trực tiếp chuẩn bị báo cáo bằng văn bản (theo Đề cương đính kèm), các quy chế, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận chính quyền, quy chế dân chủ ở cơ sở do cơ quan, đơn vị, địa phương (Ban Chỉ đạo) ban hành. Đoàn kiểm tra nghe báo cáo, ý kiến của thành phần tham gia làm việc liên quan đến nội dung kiểm tra, những kiến nghị, đề xuất của cơ quan, đơn vị, địa phương. Trưởng Đoàn kiểm tra kết luận, đánh giá ưu điểm, hạn chế và định hướng những giải pháp thực hiện thời gian đến.

IV. Thành phần, thời gian kiểm tra

1. Thành phần Đoàn kiểm tra

- Trưởng đoàn: Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh.

- Phó Trưởng đoàn: Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ.

- Thành viên: Đại diện lãnh đạo: Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh; đại diện lãnh đạo Phòng Dân vận các cơ quan Nhà nước thuộc Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phòng NC-VX Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng phòng và chuyên viên Phòng Xây dựng chính quyền và Tổ chức, Biên chế Sở Nội vụ (thành viên kiêm thư ký).

- Trong quá trình kiểm tra, các thành viên có thể trưng tập lãnh đạo các phòng chuyên môn liên quan để kiểm tra chuyên sâu.

2. Thành phần tham gia làm việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra

- Đối với các Sở, ban, ngành: Đại diện lãnh đạo cơ quan; đại diện lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, chuyên viên phụ trách công tác dân vận của cơ quan, đơn vị.

- Đối với UBND thị xã Ba Đồn: Đại diện lãnh đạo UBND thị xã; đại diện các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thị xã và chuyên viên tham mưu phụ trách công tác dân vận; mỗi đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Thị ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã tham gia.

- Đối với UBND cấp xã gồm: Đại diện lãnh đạo UBND, công chức chuyên môn thuộc UBND; mời Thường trực Đảng ủy, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp xã; chuyên viên tham mưu phụ trách công tác dân vận của đơn vị.

3. Thời gian kiểm tra

Thời gian tiến hành kiểm tra: Dự kiến quý IV năm 2022, thời gian cụ thể sẽ thông báo sau.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nội vụ

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra; thông báo đến các cơ quan, đơn vị, địa phương kế hoạch kiểm tra trước 10 ngày làm việc trước khi đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra.

- Thông báo kết quả kiểm tra; tổng hợp kết quả kiểm tra, tự kiểm tra báo cáo UBND tỉnh.

2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra

- Chuẩn bị địa điểm, nội dung, thành phần làm việc theo quy định; cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, báo cáo các vấn đề khi được Đoàn kiểm tra yêu cầu.

- Các đơn vị chủ động chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra gửi về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 20/10/2022; thông báo cho cơ sở trực thuộc được lựa chọn kiểm tra chuẩn bị các nội dung kiểm tra, thành phần và địa điểm làm việc.

3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tự kiểm tra

Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiến hành tự kiểm tra; tổng hợp, xây dựng báo cáo theo đề cương gửi kèm Kế hoạch này, báo cáo gửi về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 25/10/2022 để tổng hợp, báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh theo quy định.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- BCSĐ UBND tỉnh (b/c);
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành cấp
tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, tp;
- Lưu: VT, NCVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ An Phong

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN VÀ QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 1893/KH-UBND, ngày 12 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Bình)

I. Đặc điểm tình hình

1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Tổ chức bộ máy: Ban lãnh đạo, các phòng, ban của cơ quan, đơn vị; số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

II. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong quán triệt, phổ biến các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về thực hiện công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ (viết tắt là QCDC) (chú trọng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trong triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội trọng điểm).

- Việc ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân vận chính quyền, QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa bàn, cơ quan, đơn vị; trọng tâm là xác định “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh, trật tự an toàn xã hội.

- Công tác quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện công tác dân vận chính quyền, QCDC ở cơ sở trong công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

2. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện Quy chế dân chủ s

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Kết quả thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Kết quả thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-/TW và Quyết định số 218-/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI); Quy định số 124-/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.

- Đánh giá vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phối hợp giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, tổ chức gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

3. Hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ s

- Việc củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở các cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.

- Việc ban hành các chương trình, kế hoạch công tác để quán triệt, tổ chức triển khai và xây dựng, sửa đổi bổ sung các quy chế, quy định thực hiện dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Công tác kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết; công tác tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức; nhân rộng các mô hình, điển hình thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

4. Việc thực hiện các nội dung công tác dân vận theo Công văn số 595/UBND-NC ngày 19/4/2021 về tiếp tục tăng cường công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thực hiện có hiệu quả mô hình “Dân vận khéo” trong triển khai thực hiện Dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh.

III. Kết quả thực hiện

1. Kết quả thực hiện dân chủ xã, phường, thị trấn; trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; đối với các loại hình doanh nghiệp

- Đánh giá kết quả thực hiện từng nội dung trong Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11: Nội dung công khai để nhân dân biết; nhân dân bàn và quyết định; nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; nhân dân giám sát (Nêu rõ nội dung làm tốt, nội dung làm chưa tốt và nguyên nhân):

+ Việc chỉ đạo và xây dựng, sửa đổi, bổ sung các QCDC, quy định, quy ước, hương ước ở thôn, tổ dân phố...

+ Kết quả hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban thanh tra nhân dân, tổ hòa giải, tổ nhân dân tự quản ở xã, phường, thị trấn.

+ Những mô hình, điển hình tiên tiến trong thực hiện QCDC ở cơ sở, những vi phạm đã được phát hiện và xử lý...

- Đánh giá kết quả thực hiện từng nội dung nêu trong Nghị định số 04/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức; những việc phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết; những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định; những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan (Nêu rõ nội dung làm tốt, nội dung làm chưa tốt và nguyên nhân):

+ Kết quả tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định; nêu rõ kết quả, đánh giá thực chất vai trò của tổ chức Công đoàn, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị.

+ Tác động của việc thực hiện QCDC ở cơ sở đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị; thay đổi phong cách, lề lối làm việc; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị (Nêu một số kết quả, mô hình hay, cách làm nổi bật ở cơ quan, đơn vị).

+ Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận đối với các đơn vị trực thuộc, kết quả.

- Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc: Đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp; việc thành lập các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp; việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có).

+ Kết quả tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, hội nghị người lao động. Việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế của doanh nghiệp; nêu rõ số lượng, tỷ lệ doanh nghiệp ban hành QCDC ở cơ sở, Thỏa ước lao động tập thể.

+ Đánh giá nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở; hoạt động quản lý, điều hành của Ban Giám đốc; vai trò của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tham gia thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc.

+ Tác động của việc thực hiện QCDC ở cơ sở đến phát triển sản xuất, kinh doanh; đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân, lao động; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

2. Kết quả thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chế độ “một cửa”, “một cửa liên thông”, dịch vụ công trực tuyến. Kết quả kiện toàn, sắp xếp đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố; thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

3. Kết quả thực hiện dân chủ trong quá trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội; công tác xóa đói giảm nghèo; các công tác về chính sách, đặc biệt là triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19; các phong trào thi đua yêu nước; phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...

4. Kết quả đối thoại trực tiếp của cấp ủy, chính quyền với nhân dân; tình hình và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; kết quả giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp kéo dài...

5. Kết quả thực hiện tinh giản biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Kết quả thực hiện tinh giản biên chế.

- Kết quả kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

6. Nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Kết quả công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao đạo đức công vụ, văn hóa công sở; tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân.

- Kết quả kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho Nhân dân.

7. Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

8. Kết quả xây dựng các chương trình phối hợp giữa cơ quan, đơn vị với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Văn bản phối hợp, nội dung và kết quả công tác phối hợp (nếu có).

IV. Đánh giá chung

1. Những kết quả đạt được

2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ (nếu có).

LƯU Ý: Đề cương hướng dẫn chung, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo theo chức năng nhiệm vụ và tình hình thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1893/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu1893/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/10/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1893/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 1893/KH-UBND 2022 kiểm tra thực hiện công tác dân vận chính quyền Quảng Bình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 1893/KH-UBND 2022 kiểm tra thực hiện công tác dân vận chính quyền Quảng Bình
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu1893/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Bình
                Người kýHồ An Phong
                Ngày ban hành12/10/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 1893/KH-UBND 2022 kiểm tra thực hiện công tác dân vận chính quyền Quảng Bình

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 1893/KH-UBND 2022 kiểm tra thực hiện công tác dân vận chính quyền Quảng Bình

                            • 12/10/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực