Văn bản khác 2046/KH-UBND

Kế hoạch số 2046/KH-UBND về triển khai Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 2046/KH-UBND triển khai Luật BHXH bảo hiểm thất nghiệp Hồ Chí Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 2046/KH-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2009

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

Để triển khai rộng rãi Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức, cá nhân có sử dụng người lao động và người lao động làm việc trên địa bàn thành phố; đồng thời nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, quận - huyện của thành phố thực hiện có hiệu quả Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch triển khai Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp đến các tổ chức, cá nhân có sử dụng người lao động và người lao động làm việc trên địa bàn thành phố nhằm giúp các đối tượng này hiểu được ý nghĩa mục đích của chính sách an sinh xã hội, đồng thời có được những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, quận - huyện để thực hiện có hiệu quả Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Tuyên truyền phổ biến pháp luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố;

Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố cho các đối tượng người sử dụng lao động, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo hình thức hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng và không xác định thời hạn.

2. Xây dựng quy trình, thủ tục thực hiện các chế độ chính sách của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.

3. Tổ chức sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự và trang bị cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện các chính sách của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận - huyện và Bảo hiểm xã hội quận - huyện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì phối hợp cùng Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thành phố và các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền pháp luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố. Tập trung đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động;

b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội, quy trình thu nộp và chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố đảm bảo để người lao động được tiếp nhận các chính sách bảo hiểm thất nghiệp kịp thời, nhanh chóng và thuận lợi;

c) Tổ chức bộ phận, cán bộ nghiệp vụ thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định;

d) Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố để thu thập và khai thác thông tin thị trường lao động của thành phố, thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp;

đ) Tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận - huyện để tổ chức bộ phận theo dõi chặt chẽ quá trình đăng ký lao động thất nghiệp trên địa bàn quận - huyện;

e) Rà soát và chọn một số cơ sở dạy nghề công lập thực hiện chức năng đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố;

g) Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

h) Tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

2. Bảo hiểm Xã hội thành phố:

a) Kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ thu, chi bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện sắp xếp, bố trí nhân sự, nơi làm việc, trang bị cơ sở vật chất phù hợp cho Bảo hiểm xã hội quận - huyện đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn;

c) Hướng dẫn thủ tục thu, chi bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

d) Tổ chức chi trả, dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp, kinh phí hỗ trợ học nghề, kinh phí tư vấn - giới thiệu việc làm theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Sở Nội vụ:

a) Rà soát các quy định có liên quan đến chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố và có hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

4. Liên đoàn Lao động thành phố:

Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố chỉ đạo các tổ chức công đoàn cơ sở tổ chức tuyên truyền pháp luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp để người lao động nhận thức rõ quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tập trung đối tượng là người lao động đang làm việc tại các loại hình, thành phần kinh tế.

5. Sở Tài chính:

Rà soát, trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung kinh phí để trang bị máy tính, phần mềm quản lý phục vụ nhiệm vụ thực hiện giải quyết chính sách về bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề xuất của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:

a) Sắp xếp bố trí nhân sự và trang bị cơ sở vật chất phù hợp để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các chính sách của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thất nghiệp.

b) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn quận - huyện, chỉ đạo các cơ quan có liên quan tập trung tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người dân trên địa bàn quận - huyện về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

7. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các Doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp cho các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trong phạm vi, lĩnh vực, quản lý của ngành.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành phố, phối hợp cùng các Sở ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp cho các thành viên, đoàn viên hội viên để tích cực hưởng ứng và tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện.

Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin, báo cáo và tổng hợp các ý kiến, đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
 và các Đoàn thể thành phố;
- Các Sở, ban, ngành thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- Các Báo Đài thành phố;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Lưu:VT, (VX-LC) H.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thu Hà

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2046/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu2046/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/05/2009
Ngày hiệu lực11/05/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2046/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 2046/KH-UBND triển khai Luật BHXH bảo hiểm thất nghiệp Hồ Chí Minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 2046/KH-UBND triển khai Luật BHXH bảo hiểm thất nghiệp Hồ Chí Minh
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu2046/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýNguyễn Thị Thu Hà
                Ngày ban hành11/05/2009
                Ngày hiệu lực11/05/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBảo hiểm
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 2046/KH-UBND triển khai Luật BHXH bảo hiểm thất nghiệp Hồ Chí Minh

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 2046/KH-UBND triển khai Luật BHXH bảo hiểm thất nghiệp Hồ Chí Minh

                      • 11/05/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 11/05/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực