Kế hoạch 213/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 213/KH-UBND 2023 kiểm tra tiền sử trẻ nhập học giáo dục mầm non Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/KH-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2023

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA TIỀN SỬ VÀ TIÊM CHỦNG BÙ LIỀU CHO TRẺ NHẬP HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Kế hoạch số 980/KH-BYT-BGDĐT ngày 19/7/2023 của liên Bộ: Y tế - Giáo dục và Đào tạo về Phối hợp triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng tỷ lệ bao phủ các vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở nhóm trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố để chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% trẻ được rà soát tiền sử tiêm chủng các vắc xin trong chương trình TCMR khi nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố.

- 90% trẻ chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ các mũi vắc xin: sởi, sởi-rubella (MR), vắc xin bại liệt (bOPV, IPV) và viêm não Nhật Bản (VNNB) được tiêm chủng bù liều để phòng bệnh.

- Đảm bảo công tác tiêm chủng an toàn đúng quy định.

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

1. Nguyên tắc

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành.

- Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin, đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu.

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, tỷ lệ bao phủ cao.

2. Thời gian

- Năm bắt đầu triển khai: Khi Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo chính thức về thời điểm triển khai tại Hà Nội.

- Thời điểm triển khai trong năm

+ Kiểm tra tiền sử tiêm chủng: đầu năm học; vào thời điểm trẻ nộp hồ sơ nhập học.

+ Tiêm chủng bù liều: ngay sau khi hoàn thành rà soát tiền sử tiêm chủng, tổ chức tiêm thành đợt hoặc lồng ghép với đợt tiêm chủng thường xuyên.

3. Đối tượng triển khai

- Đối tượng cần kiểm tra tiền sử tiêm chủng: tất cả trẻ em nhập học tại các cơ sở mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố.

- Đối tượng cần tiêm chủng bù liều: là trẻ sau khi được kiểm tra tiền sử tiêm chủng, được xác định chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều các loại vắc xin: sởi, sởi-rubella (MR), vắc xin bại liệt (bOPV, IPV) và viêm não Nhật Bản (VNNB) sẽ được tiêm chủng bù các loại vắc xin này.

4. Loại vắc xin

- Kiểm tra tiền sử tiêm chủng: tất cả các loại vắc xin trong chương trình TCMR hoặc vắc xin khác có thành phần tương tự.

- Thực hiện tiêm chủng bù liều: vắc xin sởi, sởi-rubella (MR), vắc xin bại liệt (bOPV, IPV) và viêm não Nhật Bản dành cho trẻ em trong chương trình TCMR từ thời điểm quyết định triển khai đồng loạt tại Hà Nội khi có thông báo của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Việc bổ sung các vắc xin khác trong TCMR vào những năm tiếp sau sẽ do Bộ Y tế hướng dẫn.

5. Hình thức triển khai

- Kiểm tra tiền sử tiêm chủng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học: Triển khai hàng năm vào thời điểm trẻ nộp hồ sơ nhập học của đầu năm học.

- Tổ chức tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng trên, chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ các loại vắc xin từng giai đoạn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Giai đoạn 1: tiêm chủng vắc xin sởi, sởi-rubella (MR), vắc xin bại liệt (bOPV, IPV) và viêm não Nhật Bản.

+ Giai đoạn 2: các loại vắc xin khác sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Triển khai tại các điểm tiêm chủng lưu động ở trường học hoặc tại trạm Y tế tùy thuộc vào tình hình thực tế tại địa phương hoặc các cơ sở tiêm chủng thuộc bệnh viện đối với các trường hợp bắt buộc tiêm chủng tại bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023.

6. Phạm vi triển khai

Triển khai đồng loạt trên toàn Thành phố khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo

- Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác kiểm tra tiền sử tiêm chủng và tổ chức tiêm bù liều cho trẻ nhập học tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.

- Trên cơ sở kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tiêm chủng để chỉ đạo tổ chức tiêm chủng trên địa bàn.

2. Công tác truyền thông

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học nhằm nâng cao nhận thức, vận động cha mẹ, người giám hộ cho trẻ đi tiêm chủng.

- Phối hợp nhiều hình thức truyền thông: truyền thông trực tiếp, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube,...

- Chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí để tuyên truyền cho người dân về lợi ích, sự cần thiết của tiêm chủng đủ liều, an toàn tiêm chủng.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông, in tờ rơi, áp phích, tài liệu hỏi - đáp về kiểm tra và tiêm chủng bù liều vắc xin, lịch tiêm chủng, an toàn tiêm chủng và sử dụng ứng dụng sổ tiêm chủng điện tử.

3. Tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến, cán bộ y tế trường học và giáo viên tham gia hỗ trợ công tác tiêm chủng

- Tập huấn về mục đích, nội dung, cách thức kiểm tra, rà soát tiền sử tiêm chủng, lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng bù mũi.

- Tập huấn về tổ chức điểm tiêm chủng an toàn, phòng và xử trí phản vệ, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng, quản lý số liệu tiêm và thống kê báo cáo.

4. Công tác tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tổng hợp nhu cầu vắc xin của các quận, huyện, thị xã đưa vào kế hoạch hàng năm đề xuất Sở Y tế để xây dựng kế hoạch cung ứng, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định.

- Vắc xin do Thành phố cung ứng: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tiếp nhận vắc xin từ đơn vị cung ứng và bảo quản vắc xin tại kho của đơn vị. Việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin phải tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định khác của Bộ Y tế.

- Luôn đảm bảo đủ trang thiết bị vận chuyển, bảo quản vắc xin, vật tư phục vụ tiêm chủng.

5. Công tác kiểm tra tiền sử tiêm chủng

- Thu thập hồ sơ tiêm chủng: phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế và gia đình trẻ thu thập thông tin các mũi tiêm của trẻ từ sơ sinh đến thời điểm rà soát trước tiêm bù.

- Tổ chức rà soát, cập nhật tiền sử tiêm chủng: trẻ sau khi được thu thập hồ sơ tiêm chủng cần được cập nhật dữ liệu lên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia. Đối với trẻ được cán bộ y tế xác định chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi vắc xin, nhà trường phối hợp truyền thông, vận động cha mẹ/người chăm sóc đưa trẻ đi tiêm chủng bù liều đầy đủ theo quy định, có thể sử dụng vắc xin thuộc Chương trình TCMR hoặc tiêm chủng dịch vụ.

- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và chịu trách nhiệm công tác rà soát đối tượng và lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng trên địa bàn.

6. Tổ chức tiêm chủng bù liều

- Đối với những đối tượng cần tiêm bù liều mà cha mẹ hoặc người giám hộ không đưa trẻ đi tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ, cần tổ chức tiêm cho trẻ tại các điểm tiêm chủng là trạm Y tế xã, phường hoặc các điểm tiêm chủng lưu động tại trường học... hoặc tại các cơ sở tiêm chủng thuộc bệnh viện đối với những đối tượng bắt buộc tiêm tại bệnh viện.

- Triển khai các điểm tiêm chủng vắc xin đảm bảo an toàn theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định chuyên môn của Bộ Y tế về tiêm chủng.

- Tổ chức các đội thường trực cấp cứu, kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

7. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng

Giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra sự cố tai biến nặng sau tiêm chủng thực hiện điều tra, báo cáo, xử lý trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế.

8. Quản lý bơm kim tiêm và chất thải y tế sau tiêm chủng

Thực hiện xử lý lọ vắc xin sau khi sử dụng và bơm kim tiêm theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

9. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý dữ liệu và báo cáo

- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị, rà soát tiền sử tiêm và tổ chức tiêm bù các vắc xin TCMR.

- Ngành Y tế phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo cập nhật thông tin tiêm chủng của trẻ lên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia.

- Thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định bao gồm báo cáo tiến độ, báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm.

10. Hội thảo phổ biến kế hoạch, sơ kết, chia sẻ kinh nghiệm

Tổ chức Hội thảo phổ biến kế hoạch, sơ kết tại các tuyến, báo cáo kết quả sơ bộ, thuận lợi, khó khăn về triển khai kiểm tra tiền sử, tiêm chủng bù liều vắc xin trong TCMR cho trẻ em nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch liên ngành triển khai tổ chức thực hiện kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai kế hoạch.

- Chỉ đạo và phân bổ vắc xin, hướng dẫn tiếp nhận bảo quản vắc xin, tổ chức buổi tiêm tại các cơ sở.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan trong hoạt động truyền thông, xây dựng nội dung thông điệp truyền thông, thông cáo báo chí, phóng sự truyền thông, tư vấn, vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ hợp pháp của trẻ để trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tổ chức tiêm, giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm. Theo dõi tiến độ triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt. Thống kê báo cáo theo quy định...

- Định kỳ chia sẻ thông tin với đầu mối của Sở Giáo dục và Đào tạo về các thông tin liên quan và tiến độ thực hiện nhằm tăng cường công tác chỉ đạo liên ngành.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp Sở Y tế xây dựng kế hoạch liên ngành trong việc triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố theo kế hoạch của UBND Thành phố và kế hoạch liên ngành.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó đặc biệt lưu ý tới trách nhiệm của Ban Giám hiệu, các thầy cô, nhà trường trong việc rà soát đối tượng, vận động phụ huynh học sinh cho con, em tham gia tiêm chủng đầy đủ.

- Phối hợp với ngành Y tế trong công tác tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của tiêm chủng đầy đủ tới cán bộ, giáo viên, cha mẹ, người giám hộ hợp pháp của trẻ; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước trong và sau khi triển khai chiến dịch tiêm (trong trường hợp thực hiện tiêm tại trường học).

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động truyền thông; hướng dẫn các cơ quan báo chí và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về mục đích, tầm quan trọng của việc tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở mầm non, tiểu học; thông tin về nội dung và công tác triển khai kế hoạch trên địa bàn Thành phố.

4. Sở Tài chính

- Căn cứ Kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan, Sở Tài chính tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn các đơn vị thực việc hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

- Chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện, kết quả tiêm bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêm chủng.

- Bố trí kinh phí cho việc triển khai tại địa phương.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả triển khai thực hiện công tác tiêm chủng theo đúng quy định (gửi về Sở Y tế để tổng hợp).

V. KINH PHÍ

- Sử dụng vắc xin của chương trình TCMR cung ứng từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách Thành phố và các nguồn vắc xin được cung ứng; từ các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

- Nguồn ngân sách Thành phố đảm bảo kinh phí cho công tác vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến Trung ương về Thành phố, kinh phí tập huấn, truyền thông, báo cáo, hội nghị hội thảo,... được xây dựng trong hoạt động tiêm chủng thường xuyên hàng năm.

- Nguồn ngân sách quận, huyện, thị xã đảm bảo các kinh phí khác để triển khai trên địa bàn bao gồm: vật tư, bơm kim tiêm, hộp an toàn, kinh phí tập huấn, truyền thông; kinh phí in ấn biểu mẫu, báo cáo; kinh phí thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải; kinh phí khác phát sinh khi triển khai tiêm chủng trên địa bàn; (trường hợp ngân sách quận, huyện, thị xã không tự cân đối đảm bảo chi cho việc triển khai công tác tiêm chủng trên địa bàn, UBND quận, huyện, thị xã báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố xem xét, quyết định).

- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện theo quy định (gửi về Sở Y tế để tổng hợp)./.

Nơi nhận:
- Các Bộ: YT, GD&ĐT;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố HN;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&THHN, Báo: HNM, KT&ĐT, Trung tâm Báo chí Thủ đô;
- VPUB: CVP, các PCVP;
Phòng KGVX, KTTH, TH;
- Lưu: VT, KGVXAN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thu Hà

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 213/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu213/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/08/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 tháng trước
(22/08/2023)
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 213/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 213/KH-UBND 2023 kiểm tra tiền sử trẻ nhập học giáo dục mầm non Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 213/KH-UBND 2023 kiểm tra tiền sử trẻ nhập học giáo dục mầm non Hà Nội
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu213/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýVũ Thu Hà
                Ngày ban hành16/08/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 tháng trước
                (22/08/2023)

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 213/KH-UBND 2023 kiểm tra tiền sử trẻ nhập học giáo dục mầm non Hà Nội

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 213/KH-UBND 2023 kiểm tra tiền sử trẻ nhập học giáo dục mầm non Hà Nội

                            • 16/08/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực