Văn bản khác 2132/KH-UBND

Kế hoạch 2132/KH-UBND năm 2015 triển khai Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020, tỉnh Hải Dương

Nội dung toàn văn Kế hoạch 2132/KH-UBND triển khai 994/QĐ-TTg lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ Hải Dương 2015


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2132/KH-UBND

Hải Dương, ngày 15 tháng 9 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 994/QĐ-TTG NGÀY 19/6/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2014-2020, TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đường sắt giai đoạn 2014 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 3067/QĐ-BGTVT ngày 11/08/2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 1334/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của UBND tỉnh Hải Dương về việc kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường sắt góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông; duy trì quản lý, bảo vệ hành lang an toàn, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh.

- Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị liên quan trong việc: Tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Duy trì kết quả đã thực hiện được trong giai đoạn I, giai đoạn II theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thu hồi, đền bù, giải tỏa hết phần đất của đường bộ (bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ) và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ (từ phần đất quản lý, bảo trì trở ra) gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, từng bước bồi thường tài sản thiệt hại gắn liền trên đất đối với những hộ nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở trên tất cả các tuyến theo Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Hoàn thành cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ trên tất cả các tuyến. Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý đường, phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho địa phương quản lý.

- Tạo lập lại, xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ, hệ thống hành lang an toàn đường sắt; Triển khai hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất tạo vốn và hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường gom, đường đấu nối vào Quốc lộ, đường tỉnh; các công trình phụ trợ bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; xây dựng cầu vượt giao cắt lập thể tại những điểm giao cắt giữa đường sắt và Quốc lộ, xóa bỏ đường ngang trái phép nhằm đảm bảo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ đường sắt.

2. Yêu cầu

- Tổ chức thực hiện cần tuân thủ các quy định của Nhà nước, áp dụng các chế độ chính sách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tuyến đường, từng địa phương.

- Các cấp chính quyền địa phương chủ trì, phối hợp cùng với các cơ quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm tự giác tháo dỡ, khắc phục các vi phạm, hoàn trả lại hành lang an toàn giao thông; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành việc đền bù, giải tỏa.

- Thực hiện giải tỏa đồng thời làm tốt công tác quản lý, bảo vệ hành lang, ngăn chặn tình trạng tái lấn chiếm.

II. NỘI DUNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Nội dung

- Thực hiện công tác tuyên truyền;

- Rà soát, thống kê phân loại để xây dựng kế hoạch bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ;

- Xác định các vị trí nút giao, điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn giao thông;

- Xác định các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong HLATĐB nhưng xây dựng mới ảnh hưởng đến ATGT để xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất;

- Cưỡng chế giải tỏa các vi phạm, lấn chiếm trái phép trên phần đất đã thu hồi và đất hành lang an toàn đường bộ;

- Công tác cắm mốc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới.

2. Phạm vi thực hiện

2.1. Đường bộ

2.1.1. Quốc lộ

- Các Quốc lộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý: QL.5, QL.10, QL.18, QL.38.

- Các Quốc lộ ủy thác quản lý cho Sở Giao thông vận tải Hải Dương: QL.37, QL.38B.

2.1.2. Đường tỉnh

Trên 17 tuyến đường tỉnh: Triển khai trên các đoạn tuyến đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và những đoạn tuyến có nguy cơ mất ATGT (có bản phụ lục chi tiết kèm theo).

Đối tượng bao gồm các công trình nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, các đấu nối trái phép và các nội dung khác ảnh hưởng tới ATGT.

2.2. Đường sắt

Đối với đường sắt do Cục đường sắt Việt Nam quản lý: Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại.

Các công trình nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt, các đường ngang dân sinh trái phép và các nội dung khác ảnh hưởng tới an toàn giao thông.

III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

A. Giai đoạn 2015 - 2020

1. Đối với đường bộ

1.1. Quốc lộ

a) Đến hết năm 2016

Tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và các quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bằng nhiều hình thức: Phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh địa phương, tuyên truyền tại các trường học, khu tập trung đông người...

Đơn vị quản lý đường bộ (Sở GTVT thực hiện đối với Quốc lộ ủy thác: QL.37, QL.38B và Cục Quản lý đường bộ I thực hiện đối với các Quốc lộ: QL.5, QL.10, QL.18, QL.38) chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, phân loại, thống kê các công trình nằm trong phần đất bảo trì, đất bảo vệ hành lang ATĐB của hệ thống Quốc lộ, kết quả rà soát báo cáo UBND tỉnh trong tháng 9/2015 để xây dựng kế hoạch bồi thường, cụ thể:

* Xác định rõ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, rà soát hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng và cắm bổ sung. Cụ thể:

- Đối với phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ:

+ Đối với các vị trí đã thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ: Rà soát các công trình, cây cối lấn chiếm, hoàn thiện hồ sơ tổ chức cưỡng chế giải tỏa.

+ Đối với các vị trí chưa thu hồi: Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp thoát nước ...) và cây cối trên phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ chưa được bồi thường. Tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh qua Sở GTVT (đối với Quốc lộ ủy thác quản lý), Tổng cục đường bộ Việt Nam (đối với Quốc lộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý) để xây dựng kế hoạch thu hồi, bồi thường, hỗ trợ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ theo quy định của Pháp luật về đất đai.

- Đối với phần đất HL ATĐB:

Rà soát, thống kê, phân loại các loại đất, các công trình, cây cối nằm trong HLATĐB. Xác định các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn cần giải tỏa. Trên cơ sở đó thống kê các loại đất, các công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp, thoát nước...) và cây cối nằm trong hành lang an ATĐB cần giải tỏa.

* Đơn vị quản lý đường phối hợp với chính quyền địa phương xác định các trường hợp đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp... đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây nhưng nằm trong hành lang an ATĐB nếu xây dựng mới sẽ ảnh hưởng đến ATGT để xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất (chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nông nghiệp).

* Hoàn thành việc lập quy hoạch các điểm đấu nối với Quốc lộ.

b) Đến hết năm 2017

- Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của tuyến QL.5, QL.10, QL.18, QL.37, QL.38, QL.38B.

- Sau khi tiến hành bồi thường hỗ trợ thu hồi đất, đơn vị quản lý đường tiếp nhận quản lý phần đất của đường bộ, phần đất hành lang ATĐB giao cho UBND cấp huyện quản lý sử dụng, đơn vị quản lý đường phối hợp quản lý bảo vệ. Sau khi nhận bàn giao, chính quyền địa phương chủ trì phối hợp cùng đơn vị quản lý đường đề xuất hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để ngăn chặn lấn chiếm hành lang, tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom.

c) Từ năm 2018 đến hết năm 2020

Thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB của tuyến QL.5, QL.10, QL.18, QL.37, QL.38, QL.38B.

1.2. Đường tỉnh

a) Đến hết năm 2016

Tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và các quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bằng nhiều hình thức: Phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh địa phương, tuyên truyền tại các trường học, khu tập trung đông người...

Đơn vị quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, phân loại, thống kê các công trình nằm trong phần đất bảo trì, đất bảo vệ hành lang ATĐB trên tuyến đường tỉnh 391, kết quả rà soát báo cáo UBND tỉnh trước 20/01/2017 để xây dựng kế hoạch bồi thường, cụ thể:

* Xác định rõ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, rà soát hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng và cắm bổ sung. Cụ thể:

- Đối với phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ:

+ Đối với các vị trí đã thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ: Rà soát các công trình, cây cối lấn chiếm, hoàn thiện hồ sơ tổ chức cưỡng chế giải tỏa.

+ Đối với các vị trí chưa thu hồi: Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp thoát nước ...) và cây cối trên phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ chưa được bồi thường. Sở GTVT tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch thu hồi, bồi thường, hỗ trợ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ theo quy định của Pháp luật về đất đai.

- Đối với phần đất HL ATĐB:

Rà soát, thống kê, phân loại các loại đất, các công trình, cây cối nằm trong HLATĐB. Xác định các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn cần giải tỏa. Trên cơ sở đó thống kê các loại đất, các công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp, thoát nước...) và cây cối nằm trong hành lang an ATĐB cần giải tỏa.

* Đơn vị quản lý đường phối hợp với chính quyền địa phương xác định các trường hợp đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp... đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây nhưng nằm trong hành lang an ATĐB nếu xây dựng mới sẽ ảnh hưởng đến ATGT để xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất (chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nông nghiệp).

* Hoàn thành việc lập quy hoạch các điểm đấu nối với đường tỉnh.

b) Đến hết năm 2020

- Đơn vị quản lý đường chủ trì phối hợp chính quyền địa phương rà soát, triển khai cắm bổ sung mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất của đường bộ trên các đoạn tuyến đường tỉnh còn lại (có phụ lục kèm theo). Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

- Sau khi tiến hành bồi thường hỗ trợ thu hồi đất, đơn vị quản lý đường tiếp nhận quản lý phần đất của đường bộ, phần đất hành lang ATĐB giao cho UBND cấp huyện quản lý sử dụng, đơn vị quản lý đường phối hợp quản lý bảo vệ. Sau khi nhận bàn giao, chính quyền địa phương chủ trì phối hợp cùng đơn vị quản lý đường đề xuất hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để ngăn chặn lấn chiếm hành lang, tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom.

- Đối với các vị trí đã thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ đường tỉnh: Hoàn thiện hồ sơ tổ chức giải tỏa, cưỡng chế.

2. Đối với đường sắt

2.1. Đến hết năm 2016

a) Thực hiện rà soát, thống kê hiện trạng, lập khái toán đền bù đất và tài sản trên đất nằm trong HLATGT tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

b) Tiếp tục thực hiện và hoàn thành xây dựng hệ thống đường gom, đường ngang, hàng rào cách ly đang thực hiện thuộc công trình khẩn cấp giai đoạn 2 theo Kế hoạch 1856 trước đây.

c) Đơn vị quản lý đường sắt chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 1 tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ. Cụ thể:

- Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt. Trường hợp do mặt bằng thực tế chật hẹp dẫn đến phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang không đủ theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 28, Luật Đường sắt thì phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang được phép xác định theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 28, Luật Đường sắt nhưng phải có biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm an toàn cho cầu đường sắt.

- Đơn vị quản lý đường sắt chủ trì phối hợp UBND cấp huyện hoàn thành rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các tuyến và bàn giao cho các địa phương quản lý.

- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt đảm bảo tầm nhìn thông thoáng tại các đường ngang và tại các vị trí xây dựng đường gom, hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các lối đi dân sinh trái phép.

d) Thực hiện rà soát, thống kê hiện trạng, lập khái toán đền bù đất và tài sản trên đất nằm trong HLATGT tuyến đường sắt Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại.

2.3. Đến hết năm 2017

a) Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

- Hoàn thành hệ thống đường gom và hàng rào còn lại.

- Thực hiện công tác đền bù, giải tỏa hành lang ATĐS tại những vị trí còn lại của bước 1.

- Xây dựng hệ thống đường ngang để xóa các điểm đen an toàn đường sắt.

b) Đối với tuyến đường sắt Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại

Thực hiện các nội dung như mục 2.2 (a, b) trên

2.4. Từ 2018 đến hết 2020

- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa HLAT đường sắt bước 2 trên các tuyến đường sắt theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ. Cụ thể:

- Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt nhưng nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định sau đây:

+ Trường hợp sử dụng đất ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe người sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp sử dụng đất không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt.

- Xây dựng hoàn thiện hàng rào bảo vệ hành lang an toàn đường sắt tuyến Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại.

- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt đảm bảo tầm nhìn thông thoáng tại các đường ngang và xây dựng đường gom, hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các lối đi dân sinh trái phép trên tất cả các tuyến đường sắt Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại.

B. Kế hoạch chi tiết 2015 đối với Quốc lộ ủy thác

1. Đến hết tháng 9/2015

- Xác định các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn cần giải tỏa. Trên cơ sở đó thống kê các loại đất, các công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp thoát nước...) và cây cối nằm trong hành lang an ATĐB cần giải tỏa.

- Đơn vị quản lý đường phối hợp cùng các đơn vị, tổ chức liên quan tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bằng nhiều hình thức:

+ Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh địa phương.

+ Phối hợp cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền trên báo, đài địa phương.

- Đơn vị quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, phân loại, thống kê các công trình nằm trong phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và hành lang ATĐB của hệ thống Quốc lộ ủy thác, kết quả rà soát báo cáo Sở GTVT trong tháng 9/2015 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, cụ thể:

+ Xác định phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ theo quy định, rà soát hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng và cắm bổ sung nếu bị mất mát, hư hỏng.

+ Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp thoát nước ...) và cây cối trên phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ chưa được bồi thường.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương xác định các trường hợp đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp... đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây nhưng nằm trong hành lang an ATĐB nếu xây dựng mới sẽ ảnh hưởng đến ATGT để xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất (chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nông nghiệp).

2. Từ 10/2015 đến 31/12/2015

Đơn vị quản lý đường hoàn thiện hồ sơ gửi UBND cấp huyện, chủ trì tổ chức cưỡng chế, giải tỏa các vi phạm, lấn chiếm trái phép trên phần đất đã thu hồi và đất hành lang an toàn đường bộ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Các tuyến Quốc lộ, Quốc lộ ủy thác và đường sắt: Do ngân sách Trung ương cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Các tuyến đường còn lại: Ngân sách địa phương cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nguồn vốn hợp pháp khác bao gồm: Nguồn thu sử dụng quỹ đất của các địa phương, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác.

Tổ công tác Liên ngành các cấp chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt xây dựng chi tiết các hạng mục kinh phí trình Bộ Giao thông vận tải đối với các tuyến Quốc lộ và đường sắt; trình UBND tỉnh đối với các tuyến đường còn lại.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm trật tự hành lang an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông để nhân dân tự giác chấp hành.

2. Rà soát, phân loại thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo thời điểm lịch sử làm cơ sở cho công tác lập dự toán kinh phí đền bù, giải tỏa vi phạm.

3. Trên cơ sở Dự toán kinh phí đã lập, triển khai công tác đền bù các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; tiến hành giải tỏa, cưỡng chế các trường hợp vi phạm trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời, tổ chức bổ sung, hoàn thiện việc cắm mốc lộ giới trên tất cả các tuyến. Hiện trường sau giải tỏa được giao cho địa phương quản lý.

4. Rà soát phân loại và thống kê các đường đấu nối vào Quốc lộ, đường tỉnh (đấu nối có phép, không phép, đấu nối quy hoạch, đường dân sinh...) trên cơ sở đó hoàn thành lập quy hoạch, xây dựng đường gom đấu nối vào đường chính.

5. Phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang phù hợp với quy định hiện hành. Xóa bỏ đường ngang trái phép, ngăn chặn việc phát sinh mới.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Quốc lộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý

Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì chỉ đạo đơn vị quản lý Quốc lộ và Cục Quản lý đường bộ I (QL.5, QL.10, QL.18, QL.38) lập kế hoạch chi tiết tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định về ATGT, thống kê phân loại công trình, vật kiến trúc nằm trong phần đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông. Các địa phương phối hợp với Cục Quản lý đường bộ I lập kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện.

2. Đối với đường sắt

Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì chỉ đạo đơn vị quản lý đường sắt (Hà Nội - Hải Phòng, Chí Linh - Phả Lại, Kép - Hạ Long) lập kế hoạch chi tiết. Tổ công tác liên ngành chỉ đạo các địa phương phối hợp thực hiện.

3. Đối với Quốc lộ ủy thác, đường tỉnh được phân công cụ thể như sau

3.1. Ban An toàn giao thông tỉnh

Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình tuyên truyền, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án giải tỏa.

3.2. Sở Giao thông vận tải

- Là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch, trực tiếp chỉ đạo lực lượng trong ngành, phối hợp với các ngành liên quan, UBND cấp huyện tổ chức triển khai Kế hoạch.

- Đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện việc lập dự toán đền bù giải tỏa, lập quy hoạch và xây dựng đường gom, các điểm đấu nối vào đường tỉnh và Quốc lộ.

- Chỉ đạo Thanh tra Giao thông, đơn vị quản lý đường tăng cường kiểm tra, tuần tra xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ.

- Chỉ đạo đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt phối hợp với UBND cấp huyện trong việc xác định chỉ giới hành lang phục vụ việc thống kê, đền bù, giải tỏa và cưỡng chế các trường hợp vi phạm.

- Tiến hành việc bổ sung hoàn thiện cắm mốc, bàn giao lại mặt bằng cho địa phương quản lý.

- Lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo, tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả và tham mưu giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

3.3. Công an tỉnh

- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với Thanh tra giao thông thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông.

- Chỉ đạo lực lượng Công an huyện, thị xã, thành phố và đơn vị Công an liên quan phối hợp, xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, trật tự khi triển khai kế hoạch giải tỏa.

- Chủ động tham mưu giải quyết các phản ánh kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đảm bảo giao thông, an ninh, trật tự (nếu có) theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện kế hoạch giải tỏa.

3.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí, phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho công tác bồi thường, giải tỏa hành lang giao thông; xây dựng và cải tạo các công trình đường gom, cầu vượt và các công trình phụ trợ khác.

- Thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức khi lập các dự án quy hoạch và đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư phải tuân thủ đúng các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Đối với các dự án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng bám ven các quốc lộ ủy thác, đường tỉnh trước khi phê duyệt phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của Sở GTVT.

3.5. Sở Tài chính

- Tham mưu đề xuất về nguồn vốn để triển khai, thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014-2020.

- Chủ trì xây dựng đơn giá đền bù liên quan đến đất, cơ chế hỗ trợ di dời, giải tỏa, cưỡng chế và giải quyết những khiếu nại liên quan.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định có liên quan đến công tác bồi thường, giải tỏa và theo dõi việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng quy định.

- Thẩm định dự toán chi phí hoạt động của Ban chỉ đạo.

3.6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các ngành nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường hỗ trợ và xây dựng đơn giá đền bù liên quan đến đất, cơ chế hỗ trợ di dời, giải tỏa, cưỡng chế; xem xét thẩm định phương án, dự toán đền bù, giải tỏa tổng thể.

- Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện dúng quy định của pháp luật đất đai về sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nằm trong HLATGT đường bộ; cập nhật thông tin ranh giới, diện tích, tiến độ đền bù, giải tỏa HLATGT đường bộ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện.

- Chủ trì tham mưu giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có) về lĩnh vực đất đai trong quá trình thực hiện.

3.7. Thanh tra tỉnh

Xác minh, tham mưu và kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình thực hiện giải tỏa.

3.8. Sở Xây dựng

- Tham gia ý kiến đối với đồ án quy hoạch các khu tái định cư theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng đơn giá đền bù chưa có trong đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng của tỉnh; cơ chế hỗ trợ di dời, giải tỏa, cưỡng chế.

- Xem xét thẩm định phương án, dự toán đền bù, giải tỏa liên quan đến phần tài sản trên đất.

- Kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng các quy định của Pháp luật liên quan đến quản lý nhà, vật kiến trúc nằm trong hành lang an toàn đường bộ; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát sinh có liên quan đến xây dựng trong quá trình giải tỏa.

- Chủ trì, tham mưu giải quyết các khiếu nại tố cáo (nếu có) trong quá trình thực hiện giải tỏa liên quan đến tài sản trên đất.

3.9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề có liên quan đến công tác lập lại trật tự HLATGT đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh.

- Xem xét cấp phép kịp thời cho việc sản xuất các ấn phẩm, tài liệu thông tin tuyên truyền liên quan đến công tác lập lại trật tự HLATGT đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh.

3.10. Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Hải Dương

- Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục, chương trình và nội dung tin, bài, hình ảnh về an toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông đường bộ, đường sắt nói riêng; sắp xếp, bố trí thời gian, thời lượng phát tin, đăng tin phù hợp để thu hút người xem, người đọc.

- Tiếp tục thực hiện nội dung trong Biên bản ghi nhớ về tăng cường công tác giáo dục, tuyên tuyền về trật tự ATGT trên phương tiện thông tin đại chúng tỉnh giai đoạn 2013-2015 giữa Ban ATGT tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương.

3.11. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Triển khai đưa nội dung quy định của Pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt vào chương trình giảng dạy trong các cấp học.

- Hướng dẫn học sinh chấp hành các quy định về Luật giao thông, nhận biết và bảo vệ các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đường sắt, vận động gia đình và người thân không lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn đường bộ.

3.12. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Xây dựng phương án đền bù, giải tỏa, cưỡng chế đúng Pháp luật và các chế độ chính sách hiện hành.

- Chủ trì, tổ chức thực hiện việc giải tỏa cưỡng chế theo đúng tiến độ, thời gian Kế hoạch này.

- Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch các khu tái định cư theo phân cấp của UBND tỉnh.

- Thành lập Tổ công tác cấp huyện thực hiện việc kiểm kê, lập phương án đền bù, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn giao thông trên địa bàn.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức họp các hộ dân dọc hai bên tuyến đường có công trình, tài sản, vật kiến trúc... trong hành lang an toàn đường bộ để tuyên truyền vận động nhân dân tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Rà soát các quy hoạch và quản lý sử dụng đất dọc hai bên đường; phối hợp với đơn vị quản lý đường xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; chỉ đạo việc lập quy hoạch sử dụng đất dọc theo các tuyến đường bộ theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật.

- UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã nhận bàn giao, quản lý các mốc lộ giới, phạm vi hành lang an toàn đường bộ sau khi giải tỏa để quản lý, bảo vệ theo quy định tại Thông tư số 11/2010/NĐ-CP">39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đền bù, giải tỏa HLATGT trên địa bàn quản lý.

3.13. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Trực tiếp tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân, cơ quan, đơn vị bám dọc theo các tuyến đường hiểu rõ và tự giác chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ, đường sắt, đặc biệt liên quan đến HLATGT;

- Phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt trực tiếp thực hiện công tác rà soát, thống kê, phân loại đất và tài sản trên đất, giải tỏa vi phạm HLATGT trên địa bàn;

- Tiếp nhận bàn giao mốc lộ giới, phạm vi HLATGT sau khi giải tỏa để quản lý, bảo vệ;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đền bù, giải tỏa HLATGT trên địa bàn quản lý.

3.14. Các đơn vị quản lý đường bộ

- Phối hợp với địa phương trong việc triển khai các nội dung Kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành công tác kiểm đếm, lập phương án, dự toán đền bù.

- Hoàn thiện hồ sơ, phối hợp cùng chính quyền địa phương giải tỏa, cưỡng chế trên các tuyến đường tỉnh, Quốc lộ ủy thác;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc của đơn vị mình.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị liên quan tổng hợp gửi về Sở Giao thông vận tải để báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban ATGTQG;
- Bộ Giao thông vận tải; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban ATGT tỉnh;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
- Cục Đường sắt Việt Nam;
- Cục Quản lý đường bộ I;
- Các sở, ngành: Công an tỉnh, GTVT, KH&ĐT, TC, XD, TN&MT, TT&TT, GD&ĐT, Thanh tra tỉnh;
- Các đơn vị QL đường bộ;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn liên quan (do UBND cấp huyện sao gửi);
- Đài PTTH, Báo HD;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Khanh (50b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Anh Cương

 

PHỤ LỤC 01: CHI TIẾT KẾ HOẠCH

Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các Quốc lộ 5, 10, 18, 38 giai đoạn 2015-2020

(Kèm theo kế hoạch số: 2132 /KH-UBND ngày 15 /9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Giai đoạn 2015 - 2017

 

 

 

1

Đến hết năm 2016

 

 

 

a

Tuyên truyền, phổ biến, quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Cục QLĐB I

UBND cấp huyện, xã

 

b

- Thu thập hồ sơ, tổng hợp số liệu đã thực hiện ở giai đoạn I, giai đoạn II Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng chính phủ.

- Thống kê, phân loại các công trình, vật kiến trúc, cây cối nằm trên phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang ATĐB của QL.5, QL.10, QL.18, QL.38

Cục QLĐB I

UBND cấp huyện, xã

 

c

- Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (đã đền bù) đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ: QL.5, QL.10, QL.18,QL.38.

- Xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB tại các điểm đen gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông

UBND cấp huyện

Cục QLĐB I

 

2

Đến hết năm 2017

 

 

 

a

- Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (chưa thu hồi) đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ: QL.5, QL.10, QL.18, QL.38.

- Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB tại các khu vực nút giao, điểm đen phát sinh, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

UBND cấp huyện

Cục QLĐB I

 

b

Hoàn thiện cắm bổ sung mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất của đường bộ, mốc lộ giới xác định phần đất hành lang ATĐB, bàn giao cho các đơn vị liên quan quản lý, bảo vệ, sử dụng

Cục QLĐB I

UBND cấp huyện, xã

 

II

Giai đoạn 2018 - 2020

 

 

 

1

Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất,thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB trên QL.5, QL.10, QL.18, QL.38

UBND cấp huyện

Cục QLĐB I

 

2

Hoàn thiện cắm bổ sung mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất của đường bộ, mốc lộ giới xác định phần đất hành lang ATĐB, bàn giao cho các đơn vị liên quan quản lý, bảo vệ, sử dụng

Cục QLĐB I

UBND cấp huyện, xã

 

 

PHỤ LỤC 02: CHI TIẾT KẾ HOẠCH

Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các Quốc lộ ủy thác 37, 38B giai đoạn 2015-2020

(Kèm theo kế hoạch số: 2132 /KH-UBND ngày 15 /9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Giai đoạn 2015 - 2017

 

 

 

1

Đến hết năm 2016

 

 

 

a

Tuyên truyền, phổ biến, quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Sở GTVT

UBND cấp huyện, xã

 

b

- Thu thập hồ sơ, tổng hợp số liệu đã thực hiện ở giai đoạn I, giai đoạn II Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thống kê, phân loại các công trình, vật kiến trúc, cây cối nằm trên phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang ATĐB của QL.37, QL.38B.

Sở GTVT

UBND cấp huyện, xã

 

c

- Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (đã đền bù) đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ: QL.37, QL.38B.

- Xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB tại các điểm đen gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

UBND cấp huyện

Sở GTVT

 

2

Đến hết năm 2017

 

 

 

a

- Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (chưa thu hồi) đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ: QL.37, QL.38B.

- Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB tại các khu vực nút giao, điểm đen phát sinh, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

UBND cấp huyện

Sở GTVT

 

b

Hoàn thiện cắm bổ sung mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất của đường bộ, mốc lộ giới xác định phần đất hành lang ATĐB, bàn giao cho các đơn vị liên quan quản lý, bảo vệ, sử dụng.

Sở GTVT

UBND cấp huyện, xã

 

II

Giai đoạn 2018 - 2020

 

 

 

1

Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất,thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB QL.37

UBND cấp huyện

Sở GTVT

 

2

Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất,thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB trên QL.38B

UBND cấp huyện

Sở GTVT

 

3

Hoàn thiện cắm bổ sung mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất của đường bộ, mốc lộ giới xác định phần đất hành lang ATĐB, bàn giao cho các đơn vị liên quan quản lý, bảo vệ, sử dụng

Sở GTVT

UBND cấp huyện, xã

 

 

PHỤ LỤC 03: CHI TIẾT KẾ HOẠCH

Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các đường tỉnh giai đoạn 2015-2020

(Kèm theo kế hoạch số: 2132 /KH-UBND ngày 15 /9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Giai đoạn 2015 - 2016

 

 

 

1

Tuyên truyền, phổ biến, quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Sở GTVT

UBND cấp huyện, xã

 

2

- Thu thập hồ sơ, tổng hợp số liệu đã thực hiện ở giai đoạn I, giai đoạn II Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng chính phủ.

- Thống kê, phân loại các công trình, vật kiến trúc, cây cối nằm trên phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang ATĐB trên đoạn tuyến đường tỉnh 391 đoạn Km3+00-Km29+00.

Sở GTVT

UBND cấp huyện, xã

 

3

- Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (đã đền bù) đối với các đoạn tuyến đường tỉnh 391 Km3+00-Km29+00.

- Xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB tại các điểm đen gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

UBND cấp huyện

Sở GTVT

 

II

Giai đoạn 2017 - 2020

 

 

 

1

- Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (chưa thu hồi) đối với các đoạn tuyến đường tỉnh trong phụ lục 4

- Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang ATĐB tại các khu vực nút giao, điểm đen phát sinh, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

UBND cấp huyện

Sở GTVT

 

2

Hoàn thiện cắm bổ sung mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất của đường bộ, mốc lộ giới xác định phần đất hành lang ATĐB, bàn giao cho các đơn vị liên quan quản lý, bảo vệ, sử dụng.

Sở GTVT

UBND cấp huyện, xã

 

3

Đối với các vị trí đã thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ đường tỉnh: Hoàn thiện hồ sơ tổ chức giải tỏa, cưỡng chế

UBND cấp huyện, xã

Sở GTVT

 

 

PHỤ LỤC 04: CHI TIẾT KẾ HOẠCH

(Kèm theo kế hoạch số: 2132 /KH-UBND ngày 15/9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương)

TT

Tuyến đường

Lý trình

Huyện/Tp/Tx

Ghi chú

1

ĐT.388

Km15+500-Km28+890

Kim Thành

Từ tuyến tránh đến hết địa phận xã Tam Kỳ

2

ĐT.388 (BOT)

Km1+300-Km14+00

Kinh Môn

Từ An Thái đến Mạo Khê

3

ĐT.389

Km 2+250 - Km14+200

Kinh Môn

Từ bến phà Mây đến bến phà Triều

4

ĐT.390

Km7+300-Km10+300

Nam Sách

Từ UBND huyện đến ngã ba Bến Hàn

5

ĐT.390B

Km1+300-Km11+00

Thanh Hà

Từ ngã ba Con Rùa đến thị trấn Thanh Hà

6

ĐT.391

Km3+00 - Km6+00

TP Hải Dương

Từ Ngã Tư Hải Tân đến hết địa phận TP HD

Km6+00 - Km29+00

Tứ Kỳ

Từ hết địa phận TP HD đến ngã ba Quý Cao

7

ĐT.392

Km15+00-Km20+00

Gia Lộc

Từ Ngã ba Chương đến ngã tư Trạm Bóng

8

ĐT.393

Km2+00-Km5+00

Gia Lộc

Từ cầu Gỗ đến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

9

ĐT.394

Km8+500-Km14+00

Bình Giang

Từ cầu Cậy đến vị trí giao cắt ĐT.392 (Phủ)

10

ĐT.394

Km0+00-Km4+500

Cẩm Giàng

Từ đường 5B đến Quốc lộ 5

11

ĐT.392B

Km4+00-Km12+500

Thanh Miện

Từ cầu An Nghiệp đến Bến Trại

12

ĐT.396

Km0+00-Km9+800

Ninh Giang

Từ cầu Me đến hết địa phận xã Hồng Phúc

13

ĐT.398

Km2+800-Km7+200

Tx Chí Linh

Từ Quốc lộ 37 đến đền thờ Chu Văn An

 

PHỤ LỤC 5: CHI TIẾT KẾ HOẠCH

Lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt giai đoạn 2015-2020

(Kèm theo kế hoạch số: 2132/KH-UBND ngày 15 /9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Giai đoạn 2015 - 2017

 

 

 

1

Đến hết năm 2016

 

 

 

a

Rà soát, thống kê hiện trạng lập khái toán đền bù đất nằm trong HLATGT tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

Cục Đường sắt

UBND cấp huyện, xã

 

b

Hoàn thành xây dựng hệ thống đường gom, đường ngang, hàng rào cách ly thuộc diện công trình khẩn cấp giai đoạn II Kế hoạch 1856

Cục Đường sắt

UBND cấp huyện, xã

 

c

Rà soát, thực hiện cắm mốc giới hạn hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 1 tuyến Hà Nội - Hải Phòng

Cục Đường sắt

UBND cấp huyện, xã

 

d

Đền bù giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt tại các đường ngang và các vị trí xây dựng đường gom, hàng rào cách ly để đóng toàn bộ lối đi dân sinh trái phép trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng

UBND cấp huyện

Cục Đường sắt

 

e

Rà soát, thống kê hiện trạng, lập khái toán đền bù đất và tài sản trên đất nằm trong hành lang ATGT đường sắt Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại

Cục Đường sắt

UBND cấp huyện, xã

 

2

Đến hết năm 2017

 

 

 

a

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng

 

 

 

 

Hoàn thành hệ thống đường gom và hàng rào

Cục Đường sắt

UBND cấp huyện, xã

 

 

Đền bù, giải tỏa hành lang an toàn đường sắt tại những vị trí còn lại.

UBND cấp huyện

Cục Đường sắt

 

 

Xây dựng hệ thống đường ngang để xóa các điểm đen an toàn đường sắt

Cục Đường sắt

UBND cấp huyện, xã

 

b

Tuyến Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại

 

 

 

 

Rà soát, thực hiện cắm mốc giới hạnh hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 1

Cục Đường sắt

UBND cấp huyện, xã

 

 

Đền bù giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt tại các đường ngang và các vị trí xây dựng đường gom, hàng rào cách ly để đóng toàn bộ lối đi dân sinh trái phép trên tuyến

UBND cấp huyện

Cục Đường sắt

 

II

Giai đoạn 2018 - 2020

 

 

 

1

Bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt nhưng nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

UBND cấp huyện

Cục Đường sắt

 

2

Xây dựng hoàn thiện hàng rào bảo vệ hành lang an toàn đường sắt tuyến Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại

Cục Đường sắt

UBND cấp huyện, xã

 

3

Giải tỏa, đền bù hành lang an toàn giao thông đường sắt đảm bảo tầm nhìn thông thoáng tại các đường ngang và đóng toàn bộ các lối đi dân sinh trái phép trên tuyến Kép - Hạ Long, Chí Linh - Phả Lại

UBND cấp huyện

Cục Đường sắt

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2132/KH-UBND

Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 2132/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 15/09/2015
Ngày hiệu lực 15/09/2015
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2132/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 2132/KH-UBND triển khai 994/QĐ-TTg lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ Hải Dương 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Kế hoạch 2132/KH-UBND triển khai 994/QĐ-TTg lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ Hải Dương 2015
Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 2132/KH-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Anh Cương
Ngày ban hành 15/09/2015
Ngày hiệu lực 15/09/2015
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 9 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản gốc Kế hoạch 2132/KH-UBND triển khai 994/QĐ-TTg lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ Hải Dương 2015

Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 2132/KH-UBND triển khai 994/QĐ-TTg lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ Hải Dương 2015

  • 15/09/2015

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 15/09/2015

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực