Nội dung toàn văn Kế hoạch 224/KH-UBND 2022 đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Tuyên Quang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 07 tháng 12 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2022-2025
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Thực hiện Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 (viết tắt là Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT).
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022-2025, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 là cơ sở để Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện gắn với thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (huyện, xã) và các nội dung thành phần của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và hàng năm.
Cụ thể hóa nội dung kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT, xác định rõ mục tiêu, kế hoạch đào tạo và giải pháp chủ yếu để các cấp, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
2. Yêu cầu
Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phải bám sát các nội dung trong Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ; công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc tập trung cho cơ sở.
Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phải phù hợp với kế hoạch, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với từng địa phương trên địa bàn tỉnh và nhu cầu học nghề thực tế của người lao động tại địa phương.
Quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các xã trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, đúng định hướng ngành nghề đào tạo để tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 và hàng năm.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí nông thôn mới và các nội dung thành phần của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm.
- Hỗ trợ đào tạo từng bước hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới.
- Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chuyển dịch theo hướng giảm về cơ cấu lao động, tăng về chất lượng, hiệu quả và nâng cao trình độ, tay nghề.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu có trên 280 người được đào tạo nghề Giám đốc Hợp tác xã nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “80% Giám đốc Hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phấn đấu có trên 11.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp cho theo định hướng ngành nghề đào tạo tại Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT và danh mục nghề đào tạo của tỉnh.
III. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Chỉ tiêu đào tạo
Trong giai đoạn 2022-2025, toàn tỉnh thực hiện đào tạo cho 11.376 lao động nông thôn trình độ sơ cấp và thường xuyên, trong đó:
- Đào tạo trình độ sơ cấp: 3.294 người.
- Đào tạo thường xuyên: 8.082 người.
(Chi tiết tại Biểu 01)
2. Kinh phí thực hiện
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 28.412,64 triệu đồng; Trong đó:
- Kinh phí thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 9.256,58 triệu đồng.
- Kinh phí thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: 12.098,85 triệu đồng.
- Kinh phí thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 7.057,21 triệu đồng.
(Chi tiết tại Biểu 02)
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đảm bảo phù hợp với chủ trương, xu hướng sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới
- Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội, tổ chức đại diện người lao động trong việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về học nghề và các chủ trương, xu hướng sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới của Trung ương và địa phương.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn. Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho lao động nông thôn.
- Xây dựng Website, chuyên trang, chuyên mục về đào tạo nghề cho lao động nông thôn để các địa phương, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sàn giao dịch việc làm đưa các thông tin liên quan đến thị trường lao động trong đó có lao động trong ngành nông nghiệp.
2. Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp theo nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động
- Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch giai đoạn và hàng năm để tổ chức thực hiện.
- Xác định danh mục nghề nông nghiệp đào tạo cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động và phù hợp với xu thế phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh.
- Chủ động đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia đào tạo ngay từ khâu xác định nội dung, nghề, số lượng đào tạo, phân công lao động trong các lĩnh vực.
- Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp để xác định số lượng lao động có nhu cầu đi học tập lao động ở nước ngoài tổ chức đào tạo tiếng, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và có định hướng cam kết lao động sau khi đi làm việc theo thời hạn ở nước ngoài khi trở về nước làm việc cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại, … của ngành nông nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các cơ sở đào tạo thí điểm đào tạo từ xa, hướng dẫn kỹ thuật bằng hình ảnh trực quan sinh động.
- Xây dựng chương trình và đào tạo đội ngũ nhân sự tham gia tư vấn hướng nghiệp và khởi nghiệp cho các đối tượng, lao động nông nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng địa phương.
3. Đẩy mạnh gắn kết trong xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và đánh giá, cấp chứng chỉ, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác, gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, Hợp tác xã theo hướng huy động doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia vào toàn bộ quá trình đào tạo. Phát triển các mô hình đào tạo nghề tại doanh nghiệp, Hợp tác xã và học nghề theo công việc; mô hình đào tạo liên kết Nhà trường và doanh nghiệp, Hợp tác xã phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù, nhóm yếu thế, người dân tộc thiểu số.
- Huy động cộng đồng doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề nông nghiệp cho người lao động tại doanh nghiệp, gắn với cơ chế trả lương, sử dụng lao động có kỹ năng trong doanh nghiệp.
- Huy động lực lượng tham gia đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đẩy mạnh hợp tác với các nước có nhu cầu để đưa đưa lao động đi học tập và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp theo diện hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; hàng năm báo cáo định kỳ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu đào tạo và đề xuất phân bổ kế hoạch kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan kiểm tra, giám sát; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, lựa chọn và đề xuất bổ sung danh mục nghề đào tạo lĩnh vực nông nghiệp cùng kỳ đề xuất danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh và nhu cầu của người học.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh và các địa phương, hàng năm rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ đào tạo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí để lồng ghép thực hiện đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp cho lao động nông thôn theo chính sách các dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
3. Ban Dân tộc tỉnh
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu đào tạo và đề xuất phân bổ kế hoạch kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hàng năm.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ tình hình thực tế, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và khả năng ngân sách địa phương thẩm định, đề xuất bố trí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm theo quy định.
5. Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; xây dựng, duy trì, cập nhật các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 của tỉnh; hàng năm thực hiện rà sát nhu cầu học nghề của lao động, đề xuất kế hoạch đào tạo và kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cùng kỳ đề xuất phân bổ kinh phí vốn sự nghiệp thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh.
- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tại địa phương.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đào tạo nghề nông nghiệp, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tuyển dụng, sử dụng lao động địa phương và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
- Thực hiện tốt việc định hướng, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm; thực hiện kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần thực hiện giảm nghèo, an sinh xã hội.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
7. Các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Thực hiện rà soát và xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phù hợp với xu hướng, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương và nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Đẩy mạnh ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức đào tạo nghề theo yêu cầu.
- Tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề đảm bảo theo chương trình đơn đặt hàng đã được phê duyệt. Báo cáo kết quả từng lớp/khóa học về Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi và tổng hợp theo quy định.
- Đổi mới phương pháp đào tạo theo hình thức bắt tay chỉ việc, đào tạo thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản xuất. Tổ chức linh hoạt các hình thức đào tạo từ trực tiếp sang trực tuyến, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
8. Các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho người học, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của đơn vị đối với các cơ sở đào tạo nghề và cơ quan quản lý về đào tạo nghề nông nghiệp cấp huyện.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Phối hợp với chính quyền, ngành chức năng và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện kế hoạch. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia học nghề phù hợp, nâng cao tay nghề, chủ động tìm kiếm việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống và góp phần giảm nghèo bền vững.
- Tham gia kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc; các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Biểu 01:
KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 224/KH-UBND ngày 07/ 12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
ĐVT: Người
STT | Địa phương | Giai đoạn 2022 - 2025 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 |
Tổng toàn tỉnh | 11.376 | 630 | 3.974 | 3.542 | 3.230 | |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 3.294 | - | 1.282 | 1.113 | 899 |
- | Đào tạo thường xuyên | 8.082 | 630 | 2.692 | 2.429 | 2.331 |
1 | Huyện Lâm Bình | 490 | - | 180 | 175 | 135 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 172 |
| 35 | 70 | 67 |
- | Đào tạo thường xuyên | 318 |
| 145 | 105 | 68 |
2 | Huyện Na Hang | 1.326 | 105 | 518 | 358 | 345 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 337 |
| 168 | 99 | 70 |
- | Đào tạo thường xuyên | 989 | 105 | 350 | 259 | 275 |
3 | Huyện Chiêm Hóa | 2.871 | 105 | 1.020 | 910 | 836 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 623 |
| 250 | 210 | 163 |
- | Đào tạo thường xuyên | 2.248 | 105 | 770 | 700 | 673 |
4 | Huyện Hàm Yên | 1.372 | 140 | 420 | 410 | 402 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 174 |
| 70 | 60 | 44 |
- | Đào tạo thường xuyên | 1.198 | 140 | 350 | 350 | 358 |
5 | Huyện Yên Sơn | 3.481 | 105 | 1.185 | 1.111 | 1.080 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 1.241 |
| 455 | 406 | 380 |
- | Đào tạo thường xuyên | 2.240 | 105 | 730 | 705 | 700 |
6 | Huyện Sơn Dương | 1.635 | 175 | 560 | 528 | 372 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 668 |
| 280 | 248 | 140 |
- | Đào tạo thường xuyên | 967 | 175 | 280 | 280 | 232 |
7 | TP Tuyên Quang | 201 | - | 91 | 50 | 60 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 79 |
| 24 | 20 | 35 |
- | Đào tạo thường xuyên | 122 |
| 67 | 30 | 25 |
Biểu 02:
KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 224/KH-UBND ngày 07/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Địa phương | Tổng | Chương trình MTQG xây dựng NTM | Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững | Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi | ||||
Số người | Kinh phí (trđ) | Số người | Kinh phí (trđ) | Số người | Kinh phí (trđ) | Số người | Kinh phí (trđ) | ||
Tổng toàn tỉnh | 11.376 | 28.412,64 | 3.646 | 9.256,58 | 4.823 | 12.098,85 | 2.907 | 7.057,21 | |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 3.294 | 14.592,42 | 1.111 | 4.921,73 | 1.416 | 6.272,88 | 767 | 3.397,81 |
- | Đào tạo thường xuyên | 8.082 | 13.820,22 | 2.535 | 4.334,85 | 3.407 | 5.825,97 | 2.140 | 3.659,40 |
1 | Huyện Lâm Bình | 490 | 1.305,74 | 175 | 489,65 | 178 | 494,78 | 137 | 321,31 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 172 | 761,96 | 70 | 310,10 | 70 | 310,10 | 32 | 141,76 |
- | Đào tạo thường xuyên | 318 | 543,78 | 105 | 179,55 | 108 | 184,68 | 105 | 179,55 |
2 | Huyện Na Hang | 1.326 | 3.184,10 | 455 | 1.063,65 | 591 | 1.451,25 | 280 | 669,20 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 337 | 1.492,91 | 105 | 465,15 | 162 | 717,66 | 70 | 310,10 |
- | Đào tạo thường xuyên | 989 | 1.691,19 | 350 | 598,50 | 429 | 733,59 | 210 | 359,10 |
3 | Huyện Chiêm Hóa | 2.871 | 6.603,97 | 813 | 1.961,43 | 1.288 | 2.849,84 | 770 | 1.792,70 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 623 | 2.759,89 | 210 | 930,30 | 238 | 1.054,34 | 175 | 775,25 |
- | Đào tạo thường xuyên | 2.248 | 3.844,08 | 603 | 1.031,13 | 1.050 | 1.795,50 | 595 | 1.017,45 |
4 | Huyện Hàm Yên | 1.372 | 2.819,40 | 409 | 887,07 | 595 | 1.207,85 | 368 | 724,48 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 174 | 770,82 | 69 | 305,67 | 70 | 310,10 | 35 | 155,05 |
- | Đào tạo thường xuyên | 1.198 | 2.048,58 | 340 | 581,40 | 525 | 897,75 | 333 | 569,43 |
5 | Huyện Yên Sơn | 3.481 | 9.328,03 | 1.015 | 2.497,25 | 1.521 | 4.262,83 | 945 | 2.567,95 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 1.241 | 5.497,63 | 280 | 1.240,40 | 611 | 2.706,73 | 350 | 1.550,50 |
- | Đào tạo thường xuyên | 2.240 | 3.830,40 | 735 | 1.256,85 | 910 | 1.556,10 | 595 | 1.017,45 |
6 | Huyện Sơn Dương | 1.635 | 4.612,81 | 648 | 1.918,64 | 615 | 1.772,45 | 372 | 921,72 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 668 | 2.959,24 | 298 | 1.320,14 | 265 | 1.173,95 | 105 | 465,15 |
- | Đào tạo thường xuyên | 967 | 1.653,57 | 350 | 598,50 | 350 | 598,50 | 267 | 456,57 |
7 | TP Tuyên Quang | 201 | 558,59 | 131 | 438,89 | 35 | 59,85 | 35 | 59,85 |
- | Đào tạo trình độ sơ cấp | 79 | 349,97 | 79 | 349,97 |
| - |
| - |
- | Đào tạo thường xuyên | 122 | 208,62 | 52 | 88,92 | 35 | 59,85 | 35 | 59,85 |