Văn bản khác 2281/KH-UBND

Kế hoạch 2281/KH-UBND 2022 phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Gia Lai

Nội dung toàn văn Kế hoạch 2281/KH-UBND 2022 phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Gia Lai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2281/KH-UBND

Gia Lai, ngày 09 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2022

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ về Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1089/QĐ-BTC ngày 10/6/2022 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2022 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Căn cứ Chương trình số 29-CTr/TU ngày 20/01/2022 của Tỉnh ủy Gia Lai về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Căn cứ Nghị quyết số 157/NQ-HĐND ngày 30/9/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022;

Căn cứ Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022 (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình số 29-CTr/TU ngày 20/01/2022 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh trong năm 2022.

2. Yêu cầu

Bám sát các nội dung đã được phê duyệt và căn cứ nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh để chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong năm 2022.

Tập trung các nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới để tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỤ THỂ NĂM 2022

- Về giảm nghèo: Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 3%.

- Về bố trí, sắp xếp ổn định dân cư: Giải quyết khoảng 14% số hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Về hạ tầng: phấn đấu đạt 97,62% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 89,14% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 79,9% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 99,9% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; phấn đấu 89% người đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và 85% đồng bào dân tộc thiểu số được nghe phát thanh.

- Về giáo dục - đào tạo: Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 97,5%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 95,6%, học trung học cơ sở đạt 87,9%, học trung học phổ thông 41,1%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 72,2%.

- Về y tế: Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 90% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; đạt 84,6% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc được sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 18%.

- Về văn hóa: Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 50% di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm; 80% di tích xếp hạng được bảo vệ và chống xuống cấp; 91,9% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

- Về lao động, việc làm: Phấn đấu 45,8% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số; phấn đấu đạt 81,2% người lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn sau khi học nghề.

- Về đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc: Đào tạo, quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ; trên 88% đơn vị hành chính cấp huyện có phòng Dân tộc.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi của Chương trình

Trên địa bàn các xã, thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) của tỉnh; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.

2. Đối tượng của Chương trình

- Xã, thôn, làng vùng đồng bào DTTS&MN; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số (DTTS); hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn.

- Các đối tượng, phạm vi, địa bàn thụ hưởng cụ thể của từng Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thuộc Chương trình áp dụng theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thời gian thực hiện: Năm 2022.

IV. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

Triển khai các nội dung thuộc Chương trình, bao gồm:

1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

- Nội dung 1: Hỗ trợ đất ở, giải quyết đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN chưa có đất ở.

- Nội dung 2: Hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng.

- Nội dung 3: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đất sản xuất thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất.

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo quy định tại Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

- Nội dung 4: Hỗ trợ nước sinh hoạt

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN có khó khăn về nước sinh hoạt thì được xem xét hỗ trợ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Năm 2022 không thực hiện nội dung này.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt để làm cơ sở thực hiện chính sách.

2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng một số hạng mục cơ sở hạ tầng đối với dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập trung và ổn định tại chỗ sau khi dự án được phê duyệt.

3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

a) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

- Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế theo quy định hiện hành; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý là 84.548,39 ha;

- Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình là 19.331,29 ha.

(Chi tiết tại biểu số 01 kèm theo)

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN

- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Tổ chức triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, cộng đồng trên địa bàn 15/17 huyện, thị xã, thành phố.

(Chi tiết tại biểu số 02 kèm theo)

- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

Thực hiện theo phương án vay vốn và sử dụng vốn vay của tổ chức và cá nhân thực hiện dự án "Đầu tư vùng trồng dược liệu quý" trên địa bàn huyện Kông Chro.

- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN

+ Hỗ trợ 14 mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Tổ chức tuyên truyền quảng bá sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên các phương tiện thông tin truyền thông như: Đài Truyền hình...;

+ Tổ chức chương trình quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản OCOP vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Tham gia hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm ngoài tỉnh; tổ chức các hội chợ triển lãm, phiên chợ thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN; tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Tổ chức các lớp tập huấn.

(Chi tiết tại biểu số 03 kèm theo)

4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

a) Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN

- Nội dung

+ Nội dung số 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS&MN; ưu tiên đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

. Đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản; trường, lớp học đạt chuẩn; các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán để phục vụ nhu cầu của cộng đồng;

. Đầu tư cứng hóa đường liên xã (từ trung tâm xã đến trung tâm xã) 22km;

. Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn và công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước.

+ Nội dung số 02: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS&MN

b) Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc

Tỉnh Gia Lai không thực hiện vì không có đối tượng được quy định tại Tiểu dự án này.

5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú:

+ Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất khối phòng/công trình phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh và phòng công vụ giáo viên;

+ Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất/khối phòng/công trình phục vụ học tập; bổ sung, nâng cấp các công trình phụ trợ khác.

+ Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường PTDTNT, trường PTDTBT phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số giáo dục phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến cho học sinh dân tộc thiểu số;

- Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng tài liệu phục vụ hướng dẫn dạy xoá mù chữ, thiết kế công nghệ, thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu về xoá mù chữ, dạy học xoá mù chữ. Bồi dưỡng, tập huấn, truyền thông, tuyên truyền. Hỗ trợ người dân tham gia học xoá mù chữ. Hỗ trợ tài liệu học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm.

b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS&MN

Đào tạo dự bị đại học và sau đại học cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức học tập và công tác trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và trong các cơ quan công tác dân tộc được hỗ trợ trong đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học.

c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN

- Xây dựng các mô hình đào tạo nghề (dệt thổ cẩm, điêu khắc tạc tượng, đan lát, dệt may, xây dựng, cơ khí, điện...);

- Hỗ trợ đào tạo nghề dự kiến tổ chức đào tạo, tập trung đẩy mạnh đào tạo nghề trình độ sơ cấp, các ngành nghề chủ yếu gắn với nhu cầu thực tiễn vùng đồng bào DTTS nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người lao động thiết thực trong công tác phát triển sản xuất kinh tế (Sửa chữa máy cày công suất nhỏ, Sửa chữa máy cắt cỏ cầm tay- máy phun thuốc trừ sâu, kỹ thuật xây dựng, sửa chữa xe gắn máy, lắp đặt và sửa chữa điện sinh hoạt, ... các nghề nông nghiệp gắn với cơ cấu nông nghiệp đặc trưng của địa phương: Trồng cà phê, rau an toàn, trồng lúa, trồng nấm, cạo mủ cao su, hồ tiêu, mắc ca, ...).

- Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS&MN để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS;

- Thực hiện các hoạt động trong công tác giáo dục nghề nghiệp, gồm nội dung: Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; xây dựng các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp; số hóa các chương trình, giáo trình, học liệu; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát đánh giá; xây dựng bộ chỉ số (KPI) để làm cơ sở giám sát và đánh giá việc triển khai các nội dung theo mục tiêu của dự án và xây dựng phương pháp, cơ chế giám sát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án,...

d) Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

- Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước cho các đối tượng trực tiếp thực hiện Chương trình; tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương.

- Các nội dung khác theo thực tế triển khai của địa phương đảm bảo phục vụ mục tiêu của Chương trình.

6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch

- Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng di dân tái định cư.

- Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống.

- Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

- Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

+ Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện: Bổ sung trang thiết bị y tế cho Trung tâm y tế huyện Kông Chro;

+ Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn;

+ Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản;

- Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030:

+ Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của người dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh;

+ Ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Nâng cao năng lực quản lý dân số;

- Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số:

+ Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số: Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế/người cung cấp dịch vụ tại các tuyến về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời; Hỗ trợ để cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ bao gồm các trường hợp khẩn cấp, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh...; Củng cố và hoàn thiện mạng lưới chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở thôn/bản vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

- Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em:

+ Xây dựng các nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng;

+ Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em;

+ Đề xuất gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em

+ Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội thu nhập và lồng ghép giới;

+ Hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS;

+ Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ tin an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người;

- Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị

+ Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương;

+ Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng thông qua mô hình CLB “thủ lĩnh của sự thay đổi”;

+ Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN;

- Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới (LGG) cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

a) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế.

b) Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Biên soạn, phát hành tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (tiếng Việt, tiếng Bahnar và Jrai);

- Tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;

- Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.

10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030

- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín

+ Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

+ Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Hỗ trợ, kịp thời động viên và có biện pháp bảo vệ phù hợp trong công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến;

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm, gặp mặt, tọa đàm, tặng quà, biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Sản xuất các sản phẩm thông tin phục vụ công tác thông tin đối ngoại vùng đồng bào DTTS&MN.

- Nội dung số 03: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN

- Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào DTTS&MN.

- Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số (DTTS), tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng DTTS&MN.

- Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người DTTS phủ sóng trên địa bàn tỉnh (vùng đồng bào DTTS&MN).

- Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào DTTS&MN.

- Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người DTTS.

b) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

- Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

- Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự.

c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

- Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng về các hoạt động của Chương trình. Tổ chức giám sát phản biện chính sách xã hội của Chương trình năm 2022.

- Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở các cấp năm 2022.

- Tổ chức 01 lớp tập huấn cho khoảng 70 người cấp huyện, tỉnh về cơ chế vận hành, tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình.

- Báo cáo đánh giá công tác tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trong năm 2022 ở các cấp.

V. TỔNG NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2022

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình năm 2022 (đã bao gồm vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện năm 2022) là 841.088 triệu đồng (bằng chữ: Tám trăm bốn mươi mốt tỷ không trăm tám mươi tám triệu đồng), trong đó:

a. Vốn ngân sách trung ương: 473.072 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn đầu tư: 287.331 triệu đồng;

- Vốn sự nghiệp: 185.741 triệu đồng.

b. Vốn ngân sách địa phương: 89.366 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn đầu tư: 70.792 triệu đồng (Đối ứng theo quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ: 28.733 triệu đồng; Ngân sách địa phương ưu tiên bố trí theo Chương trình số 29-CTr/TU: 42.059 triệu đồng);

- Vốn sự nghiệp: 18.574 triệu đồng (Đối ứng theo quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

c. Vốn vay tín dụng chính sách: 228.112 triệu đồng;

d. Vốn huy động hợp pháp khác: 50.538 triệu đồng.

(Có các phụ lục kèm theo)

VI. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Chịu trách nhiệm đôn đốc tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai các nội dung trong Kế hoạch này định kỳ theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.

- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương trình theo yêu cầu của UBND tỉnh.

2. Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh

- Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được phân công chủ trì tại Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh và các nội dung trong Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

- Tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các cơ chế, chính sách, quy định và hướng dẫn cụ thể các nội dung thực hiện các Dự án thuộc Chương trình theo lĩnh vực ngành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 và năm 2022 theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và đặc thù của tỉnh.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ... phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Chương trình trong kế hoạch năm 2022.

2. Trân trọng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền Chương trình; đẩy mạnh công tác giám sát việc thực hiện Chương trình ở địa phương.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu của tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương để chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình cấp huyện năm 2022 và tổ chức, phối hợp thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Chương trình trên phạm vi địa bàn quản lý.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2022.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Chương trình theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao trên địa bàn có hiệu quả, không để thất thoát; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức phân bổ vốn theo quy định; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện ở cấp xã, nhất là về cơ chế, chính sách sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư công.

- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2022 ở địa phương và báo cáo các Sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh có liên quan theo quy định.

VII. VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình và Kế hoạch này về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp) theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc về Quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- NHNN Việt Nam CN tỉnh Gia Lai;
- Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh;
- UBND các huyện, Tx, Tp;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, KGVX, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Danh mục nhiệm vụ

Tổng cộng kinh phí năm 2022 (triệu đồng)

Phân bổ nguồn vốn
(triệu đồng)

Ghi chú

NSTW

NSĐP

Vốn tín dụng

Vốn huy động khác

Tổng cộng kinh phí TW

Vốn ĐT

Vốn SN

Tổng cộng kinh phí ĐP

Vốn ĐT

Vốn SN

(1)

(2)

(5)= 6+9+12+13

(6)=7+8

(7)

(8)

(9)=10+11

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

249.030

40.715

30.046

10.669

27.510

27.510

0

180.805

0

 

1

Nội dung 1: Hỗ trợ đất ở

12.154

1.160

1.160

0

4.544

4.544

0

6.450

0

2

Nội dung 2: Hỗ trợ nhà ở

64.569

14.400

14.400

0

19.609

19.609

0

30.560

0

3

Nội dung 3: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề

169.993

22.841

14.486

8.355

3.357

3.357

0

143.795

0

3.1

Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất

78.138

14.486

14.486

0

3.357

3.357

0

60.295

0

3.2

Chuyển đổi nghề

91.855

8.355

0

8.355

0

0

0

83.500

0

4

Nội dung 4: Hỗ trợ nước sinh hoạt

2.314

2.314

0

2.314

0

0

0

0

0

4.1

Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

2.314

2.314

0

2.314

0

0

0

0

0

4.2

Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung

0

0

0

0

0

0

0

0

0

II

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

99.428

63.889

63.889

0

35.539

35.539

0

0

0

 

1

Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

77.428

51.889

51.889

0

25.539

25.539

0

0

0

 

2

Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, bố trí ổn định, phát triển dân cư khu vực biên giới

22.000

12.000

12.000

0

10.000

10.000

0

0

0

 

III

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

161.942

65.970

0

65.970

2.127

0

2.127

47.307

46.538

 

1

Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

45.726

45.726

0

45.726

0

0

0

0

0

 

2

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN

116.216

20.244

0

20.244

2.127

0

2.127

47.307

46.538

 

2.1

Nội dung 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

25.982

17.280

0

17.280

1.815

0

1.815

4.088

2.799

 

2.2

Nội dung 2: Đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý

86.958

0

0

0

0

0

0

43.219

43.739

 

2.3

Nội dung 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN

3.276

2.964

0

2.964

312

0

312

0

0

 

IV

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

160.652

157.952

149.895

8.057

2.700

0

2.700

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và MN

160.652

157.952

149.895

8.057

2.700

0

2.700

0

0

 

1.1

Nội dung 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS&MN; ưu tiên đối với các xã ĐBKK, thôn, làng ĐBKK

156.652

153.952

145.895

8.057

2.700

0

2.700

0

0

 

1.2

Nội dung 2: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS&MN

4.000

4.000

4.000

 

0

0

0

0

0

 

2

Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

V

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

96.016

82.263

27.029

55.234

13.753

4.953

8.800

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

45.436

31.683

27.029

4.654

13.753

4.953

8.800

0

0

 

2

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS

6.783

6.783

0

6.783

0

0

0

0

0

 

2.1

Nội dung 1: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

0

0

0

 

0

0

0

0

0

 

2.2

Nội dung 2: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học

6.783

6.783

0

6.783

0

0

0

0

0

 

3

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và MN

39.618

39.618

0

39.618

0

0

0

0

0

 

4

Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

4.179

4.179

0

4.179

0

0

0

0

0

 

VI

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

18.695

9.061

7.211

1.850

5.634

2.790

2.844

0

4.000

 

VII

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

9.720

9.299

5.397

3.902

421

0

421

0

0

 

VIII

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

9.381

8.489

0

8.489

892

0

892

0

0

 

IX

Dự án 9: Đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

25.656

25.448

0

25.448

208

0

208

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

23.463

23.463

0

23.463

0

0

0

0

0

 

2

Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN

2.193

1.985

0

1.985

208

0

208

0

0

 

X

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

10.568

9.986

3.864

6.122

582

0

582

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030

5.038

4.559

0

4.559

479

0

479

0

0

 

1.1

Nội dung 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín

3.456

3.041

0

3.041

415

0

415

0

0

 

1.2

Nội dung 2: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

1.340

1.300

0

1.300

40

0

40

0

0

 

1.3

Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN

242

218

0

218

24

0

24

0

0

 

2

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

4.399

4.399

3.864

535

0

0

0

0

0

 

3

Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

1.131

1.028

0

1.028

103

0

103

0

0

 

Tổng cộng

841.088

473.072

287.331

185.741

89.366

70.792

18.574

228.112

50.538

 

Ghi chú: Kế hoạch vốn thực hiện CT năm 2022 đã bao gồm vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện năm 2022

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2022 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Danh mục dự án đầu tư

Kế hoạch vốn năm 2022

Trong đó

Vốn NSTW

Vốn NSĐP

 

Tổng vốn

358.123

287.331

70.792

1

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

57.556

30.046

27.510

2

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

99.428

63.889

35.539

3

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

149.895

149.895

0

-

Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN

149.895

149.895

0

4

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

31.982

27.029

4.953

-

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

31.982

27.029

4.953

5

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch

10.001

7.211

2.790

6

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

5.397

5.397

0

7

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

3.864

3.864

0

-

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

3.864

3.864

0

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2022
DỰ ÁN 2: QUY HOẠCH, SẮP XẾP, BỐ TRÍ ỔN ĐỊNH DÂN CƯ Ở NHỮNG NƠI CẦN THIẾT
(Kèm theo Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án/ phương án

Số dự án

Dự kiến số hộ được sắp xếp ổn định (hộ)

Tổng mức đầu tư giai đoạn 2021-2025

Vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch vốn đầu tư năm 2022

Trong đó

Ghi chú

Vốn NSTW

Vốn NSĐP

1

2

3

7

8

9

 

11

14

17

I

Tổng cộng

11

1.458

430.269

402.659

99.428

63.889

35.539

 

1

Huyện Chư Păh

1

147

43.387

40.656

6.500

6.500

0

 

1.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Díp, xã Ia Kreng

1

147

43.387

40.656

6.500

6.500

0

 

2

Huyện Chư Pưh

1

139

41.087

37.960

6.150

6.150

0

 

2.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định các hộ dân tộc thiểu số du canh, du cư làng Ia Jol và Ia Brêl, xã Ia Le

1

139

41.087

37.960

6.150

6.150

0

 

3

Huyện Chư Prông

1

143

42.087

40.037

12.150

5.250

6.900

 

3.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực biên giới xã Ia Púch

1

143

42.087

40.037

12.150

5.250

6.900

 

4

Huyện Đak Đoa

1

85

25.087

23.362

9.450

6.750

2.700

 

4.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Hà Đông

1

85

25.087

23.362

9.450

6.750

2.700

 

5

Huyện Đức Cơ

1

105

31.087

28.963

9.130

6.650

2.480

 

5.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Le 2, xã Ia Lang

1

105

31.087

28.963

9.130

6.650

2.480

 

6

Huyện Ia Pa

1

160

47.188

44.010

10.840

7.070

3.770

 

6.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Pờ Tó

1

160

47.188

44.010

10.840

7.070

3.770

 

7

Huyện Ia Grai

1

153

45.087

42.517

9.850

6.750

3.100

 

7.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực biên giới xã Ia O

1

153

45.087

42.517

9.850

6.750

3.100

 

8

Huyện Krông Pa

1

62

18.287

17.015

4.190

2.730

1.460

 

8.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định các hộ dân tộc thiểu số du canh, du cư Buôn Ma Giai, xã Đất Bằng

1

62

18.287

17.015

4.190

2.730

1.460

 

9

Huyện Mang Yang

1

153

45.087

42.042

9.739

9.739

0

 

9.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu, làng Đê Bơ Tơk, làng Đê Kôn (xã Lơ Pang, xã Đak Jơ Ta, xã H'ra)

1

153

45.087

42.042

9.739

9.739

0

 

10

Huyện Phú Thiện

1

76

22.455

20.982

6.300

6.300

0

 

10.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Chư A Thai

1

76

22.455

20.982

6.300

6.300

0

 

11

Huyện Kbang

1

235

69.430

65.115

15.129

0

15.129

 

11.1

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Tăng Lăng, làng Hro, làng Sơ Lam, làng Klếch thuộc xã Krong

1

235

69.430

65.115

15.129

0

15.129

 

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2022
TDA1-DỰ ÁN 5. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG, CỦNG CỐ PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG PTDTNT, TRƯỜNG PTDTBT, TRƯỜNG PT CÓ HỌC SINH Ở BÁN TRÚ VÀ XÓA MÙ CHỮ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG ĐB DTTS
(Kèm theo Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Hạng mục

Kế hoạch vốn năm 2022

Trong đó

NSTW

NSĐP

 

Tổng vốn

31.982

27.029

4.953

 

Chi tiết hạng mục đầu tư

 

 

 

1

Trường PTDT Nội trú huyện Đak Đoa (Thị trấn Đak Đoa, Đak Đoa); Hạng mục: Nhà học bộ môn 2 phòng, 2 tầng; Nhà ở học sinh; Khu vệ sinh học sinh+ tắm và các hạng mục phụ

 

 

 

2

Trường PTDT Nội trú Ia Grai (Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai); Hạng mục: 4 phòng bộ môn; nhà vệ sinh học sinh và các hạng mục phụ

 

 

 

3

Trường PTDT Nội trú Chư Pưh (Thị trấn Nhơn Hoà, huyện Chư Pưh); Hạng mục: Nhà vệ sinh học sinh; mở rộng nhà ăn và các hạng mục phụ

 

 

 

4

Trường TH&THCS Ia Kreng (Xã Ia Kreng, huyện Chư Păh); Hạng mục: Nhà ở học sinh 05 phòng + Nhà sinh hoạt văn hóa dân tộc; nhà công vụ giáo viên 02 phòng, nhà bếp, nhà ăn; nhà tắm, nhà vệ sinh học sinh và các hạng mục phụ

 

 

 

5

Trường PTDTBT TH Lê Quý Đôn (Xã Ia Lang, Đức Cơ); Hạng mục: Nhà học 2 phòng + 4 phòng bộ môn 2 tầng; nhà vệ sinh học sinh và các hạng mục phụ

 

 

 

6

Trường Tiểu học Kim Đồng (Xã An Thành, Đăk Pơ); Hạng mục: Nhà bán trú học sinh 4 phòng + nhà sinh hoạt văn hóa dân tộc và các hạng mục phụ

 

 

 

7

Trường PTDTBT THCS Đê Ar (Xã Đê Ar, Mang Yang); Hạng mục: Nhà học bộ môn 4 phòng, 2 tầng; Nhà ở học sinh; khu vệ sinh và các hạng mục phụ

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2022
DỰ ÁN 7. CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN, NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TẦM VÓC NGƯỜI DTTS; PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
(Kèm theo Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Địa điểm XD

Quy mô, năng lực thiết kế (Đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình)

Tổng vốn đầu tư

Kế hoạch năm 2022

Trong đó vốn NSTW

Ghi chú

I

Nội dung: Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

29.985

5.397

5.397

 

 

Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện

Huyện Kông Chro

Đầu tư nâng cấp TTYT huyện; mua sắm trang thiết bị y tế cho Trung tâm y tế huyện Kông chro

29.985

5.397

5.397

 

 

Biểu số 01

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ TIỂU DỰ ÁN 1 - DỰ ÁN 3 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS&MN NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Các đơn vị

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (ha)

Hỗ trợ bảo vệ rừng quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình (ha)

Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung (ha)

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khai thác kinh tế dưới tán rừng và phát triển LSNG (ha)

Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ (ha)

Hỗ trợ gạo trồng rừng cho hộ nghèo tham gia trồng rừng sản xuất, phát triển LSNG, rừng phòng hộ (tấn gạo)

KH vốn giai đoạn 2022

Ghi chú

Tổng vốn

Vốn sự nghiệp

NSTW

NSĐP

TỔNG CỘNG (I)+(II)

84.548,39

19.331,29

0

0

0

0

45.726

45.726

 

 

I

Các địa phương

27.987,81

19.331,29

0

0

0

0

20.829

20.829

 

 

1

Đak Đoa

3.444,74

2.979,51

0

0

0

0

2.828

2.828

 

 

2

Chư Păh

3.012,06

2.096,16

0

0

0

0

2.249

2.249

 

 

3

Mang Yang

2.640,75

7.744,75

0

0

0

0

4.572

4.572

 

 

4

Kông Chro

10.736,40

774,08

0

0

0

0

5.066

5.066

 

 

5

Ia Pa

0

907,53

0

0

0

0

399

399

 

 

6

Krông Pa

8.153,86

4.455,33

0

0

0

0

5.550

5.550

 

 

7

Phú Thiện

0

344,81

0

0

0

0

152

152

 

 

8

Chư Pưh

0

29,12

0

0

0

0

13

13

 

 

II

Các đơn vị chủ rừng

56.560,58

0

0

0

0

0

24.897

24.897

 

 

1

Ban QLRPH Nam Sông Ba

3.600,00

0

0

0

0

0

1.585

1.585

 

 

2

Ban QLRPH Bắc Biển Hồ

1.398,12

0

0

0

0

0

615

615

 

 

3

Ban QLRPH Đông Bắc Chư Păh

4.036,00

0

0

0

0

0

1.777

1.777

 

 

4

Ban QLRPH Ia Rsai

2.120,00

0

0

0

0

0

933

933

 

 

5

Ban QLRPH Hà Ra

3.715,01

0

0

0

0

0

1.635

1.635

 

 

6

Ban QLRPH Ya Hội

1.570,30

0

0

0

0

0

691

691

 

 

7

Ban QLRPH Ya Puch

2.758,00

0

0

0

0

0

1.214

1.214

 

 

8

Ban QLRPH Mang Yang

1.161,48

0

0

0

0

0

511

511

 

 

9

Ban QLRPH Chư Sê

1.088,49

0

0

0

0

0

479

479

 

 

10

Ban QLRPH Ia Ly

2.834,49

0

0

0

0

0

1.248

1.248

 

 

11

Ban QLRPH Chư Mố

1.990,35

0

0

0

0

0

876

876

 

 

12

Ban QLRPH Đăk Đoa

4.525,37

0

0

0

0

0

1.992

1.992

 

 

13

Ban QLRPH Nam Phú Nhơn

2.114,64

0

0

0

0

0

931

931

 

 

14

Ban QLRPH Xã Nam

851,48

0

0

0

0

0

375

375

 

 

15

Cty LN Trạm Lập

880,97

0

0

0

0

0

388

388

 

 

16

Cty LN Krong Pa

656,50

0

0

0

0

0

289

289

 

 

17

Cty LN Đăk Roong

3.309,38

0

0

0

0

0

1.457

1.457

 

 

18

VQG Kon Ka Kinh

17.950,00

0

0

0

0

0

7.901

7.901

 

 

 

Biểu số 02

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ (ND 1, TDA2, DA3) THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS&MN NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Tên dự án

Phạm vi thực hiện

Địa bàn thực hiện

KH thực hiện năm 2022

Ghi chú

Tổng

Vốn Sự nghiệp TW

Vốn Sự nghiệp ĐP

Vốn vay tín dụng chính sách

Vốn huy động khác

1

2

3

4

6

7

8

9

10

11

 

TỔNG VỐN

 

 

25.982

17.280

1.815

4.088

2.799

 

I

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

7.697

2.500

263

4.088

846

 

1

Huyện Đức Cơ

 

 

4.449

1.089

114

3.000

246

 

1.1

Dự án Chuỗi liên kết sản xuất cây điều

Thôn, làng ĐBKK

xã Ia Din, Ia Krêl và Ia Kriêng

4.449

1.089

114

3.000

246

 

2

Huyện Chư Pưh

 

 

2.000

644

68

888

400

 

1.2

Dự án phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi dê sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Chư Don

2.000

644

68

888

400

 

3

Huyện Phú Thiện

 

 

1.248

767

81

200

200

 

1.3

Dự án liên kết trong sản xuất lúa theo chuỗi giá trị gắn với nhãn hiệu "Gạo Phú Thiện"

Xã ĐBKK

Xã Ia Yeng và Chư A Thai

1.248

767

81

200

200

 

II

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, cộng đồng

 

18.285

14.780

1.552

0

1.953

 

1

Huyện Chư Sê

 

 

648

558

59

 

31

 

1.1

Dự án hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, vật nuôi, vật tư sản xuất.

Xã ĐBKK

Xã Ayun

520

450

45

 

25

 

1.2

Dự án hỗ trợ bò giống

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Ko

128

108

14

 

6

 

2

Huyện Đak Pơ

 

 

708

603

63

 

42

 

2.1

Dự án hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn

Xã ĐBKK

Xã Ya Hội

173

143

15

 

15

 

2.2

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã An Thành

163

138

15

 

10

 

2.3

Dự án nuôi dê thịt

Thôn, làng ĐBKK

Xã Yang Bắc

211

184

18

 

9

 

2.4

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Thị trấn Đak Pơ

161

138

15

 

8

 

3

Huyện Chư Prông

 

 

1.704

1.422

149

 

133

 

3.1

Dự án Chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Drang

150

132

14

 

4

 

3.2

Dự án Hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Kly

163

144

14

 

5

 

3.3

Dự án Chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Bang

250

221

23

 

6

 

3.4

Dự án Chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Xã Bình Giáo

303

265

29

 

9

 

3.5

Dự án Chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Xã Thăng Hưng

162

143

14

 

5

 

3.6

Dự án Hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Ga

288

224

24

 

40

 

3.7

Dự án Hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Tôr

188

141

15

 

32

 

3.8

Dự án Hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Me

200

152

16

 

32

 

4

Huyện Chư Păh

 

 

1.716

1.412

148

 

156

 

4.1

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Ia Ka

100

82

9

 

9

 

4.2

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Mơ Nông

50

41

5

 

4

 

4.3

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

TT. Ia Ly

51

41

5

 

5

 

4.4

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Phí

199

163

18

 

18

 

4.5

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Khươl

199

163

18

 

18

 

4.6

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Chư Đang Ya

294

241

26

 

27

 

4.7

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Đăk Tơ Ver

118

96

11

 

11

 

4.8

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Hà Tây

529

433

48

 

48

 

4.9

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Ia Kreng

176

152

8

 

16

 

5

Huyện Kông Chro

 

 

3.493

2.851

301

 

341

 

5.1

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Đăk Pling

301

271

 

 

30

 

5.2

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Đăk Song

302

 

272

 

30

 

5.3

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Sró

302

272

 

 

30

 

5.4

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Đăk Kơ Ning

302

272

 

 

30

 

5.5

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Ya Ma

302

272

 

 

30

 

5.6

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Chư Krey

302

272

 

 

30

 

5.7

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Yang Nam

302

272

 

 

30

 

5.8

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Đăk Pơ Pho

302

272

 

 

30

 

5.9

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Chơ Glong

301

271

 

 

30

 

5.10

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Xã ĐBKK

Xã Đăk Tơ Pang

301

242

29

 

30

 

5.11

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Thôn, làng ĐBKK

Thị trấn Kông Chro

108

97

 

 

11

 

5.12

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Thôn, làng ĐBKK

Xã Yang Trung

53

48

 

 

5

 

5.13

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Thôn, làng ĐBKK

Xã An Trung

155

145

 

 

10

 

5.14

Dự án Hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, giống cây trồng

Thôn, làng ĐBKK

Xã Kong Yang

160

145

 

 

15

 

6

Huyện Krông Pa

 

 

2.712

2.337

245

 

130

 

6.1

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Chư Krông Năng

279

241

25

 

13

 

6.2

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Ia Dreh

276

238

25

 

13

 

6.3

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Ia Rmok

274

236

25

 

13

 

6.4

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Chư Drăng

269

232

24

 

13

 

6.5

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Ia Rsươm

267

230

24

 

13

 

6.6

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Chư Rcăm

264

227

24

 

13

 

6.7

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Ia Rsai

269

232

24

 

13

 

6.8

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Chư Ngọc

272

234

25

 

13

 

6.9

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Đất Bằng

282

243

25

 

14

 

6.10

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Chư Gu

130

112

12

 

6

 

6.11

Dự án hỗ trợ giống bò thịt, bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Uar

130

112

12

 

6

 

7

Huyện Kbang

 

 

2.061

1.128

118

 

815

 

7.1

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Kông Long Khơng

218

151

17

 

50

 

7.2

Dự án hỗ trợ nuôi heo đen địa phương và heo rừng lai

Thôn, làng ĐBKK

Xã Kon Pne

57

38

4

 

15

 

7.3

Dự án hỗ trợ nuôi gia cầm (gà, vịt...)

Thôn, làng ĐBKK

Xã Kông Bờ La

276

115

11

 

150

 

7.4

Dự án chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Sơ Pai

134

76

8

 

50

 

7.5

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Lơ Ku

268

151

17

 

100

 

7.6

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Đăk Smar

92

38

4

 

50

 

7.7

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Krong

270

155

15

 

100

 

7.8

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Tơ Tung

92

38

4

 

50

 

7.9

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Thị trấn Kbang

268

151

17

 

100

 

7.10

Dự án chăm sóc thâm canh cà phê

Xã ĐBKK

Xã Đăk Rong

386

215

21

 

150

 

8

Huyện Đak Đoa

 

 

1.341

1.156

121

 

64

 

8.1

Dự án hỗ trợ bò giống sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Hà Đông

261

225

24

 

12

 

8.2

Dự án hỗ trợ bò giống sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Đak sơmei

261

225

24

 

12

 

8.3

Dự án hỗ trợ bò giống sinh sản

Xã ĐBKK

Xã Adơk

261

225

24

 

12

 

8.4

Dự án hỗ trợ bò giống sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Thị trấn Đak Đoa

47

40

4

 

3

 

8.5

Dự án hỗ trợ bò giống sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Hnol

93

80

8

 

5

 

8.6

Dự án hỗ trợ bò giống sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Kon Gang

139

120

12

 

7

 

8.7

Dự án hỗ trợ bò giống sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Pết

187

161

17

 

9

 

8.8

Dự án hỗ trợ bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Trang

92

80

8

 

4

 

9

Huyện Ia Grai

 

 

311

262

28

 

21

 

9.1

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Chía

45

38

4

 

3

 

9.2

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Tô

44

37

4

 

3

 

9.3

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Ia Khai

44

37

4

 

3

 

9.4

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Bă

44

37

4

 

3

 

9.5

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Krăi

44

37

4

 

3

 

9.6

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Thôn, làng ĐBKK

Thị trấn Ia Kha

90

76

8

 

6

 

10

Huyện Mang Yang

 

 

1.962

1.688

177

 

97

 

10.1

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Xã ĐBKK

Xã Đak Jơ Ta

261

225

23

 

13

 

10.2

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Xã ĐBKK

Xã Lơ Pang

261

225

23

 

13

 

10.3

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Xã ĐBKK

Xã Đê Ar

261

225

23

 

13

 

10.4

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Xã ĐBKK

Xã Đăk Trôi

261

225

23

 

13

 

10.5

Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò

Xã ĐBKK

Xã Kon Chiêng

269

226

30

 

13

 

10.6

Dự án hỗ trợ Chăn nuôi heo

Thôn, làng ĐBKK

Xã Đăk Djrăng

44

37

4

 

3

 

10.7

Dự án hỗ trợ Chăn nuôi gà

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ayun

86

75

7

 

4

 

10.8

Dự án hỗ trợ Chăn nuôi heo

Thôn, làng ĐBKK

Xã Đak Ta Ley

86

75

7

 

4

 

10.9

Dự án hỗ trợ Chăn nuôi heo

Thôn, làng ĐBKK

Xã H'ra

259

225

22

 

12

 

10.10

Dự án hỗ trợ Chăn nuôi heo, dê

Thôn, làng ĐBKK

Xã Kon Thụp

174

150

15

 

9

 

11

Huyện Ia Pa

 

 

1.470

1.251

131

 

88

 

11.1

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh, an toàn dịch bệnh

Xã ĐBKK

Xã Pờ Tó

290

247

26

 

17

 

11.2

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh, an toàn dịch bệnh

Xã ĐBKK

Xã Chư Răng

267

227

24

 

16

 

11.3

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh, an toàn dịch bệnh

Xã ĐBKK

Xã Ia Broăi

278

237

25

 

16

 

11.4

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh, an toàn dịch bệnh

Xã ĐBKK

Xã Ia Kdăm

288

246

25

 

17

 

11.5

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh, an toàn dịch bệnh

Thôn, làng ĐBKK

Xã Kim Tân

87

73

8

 

6

 

11.6

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh, an toàn dịch bệnh

Thôn, làng ĐBKK

Xã Ia Trok

173

148

15

 

10

 

11.7

Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh, an toàn dịch bệnh

Thôn, làng ĐBKK

Xã Chư Mố

87

73

8

 

6

 

12

Th xã An Khê

 

 

159

112

12

 

35

 

12.1

Dự án nuôi Bò sinh sản

Thôn, làng ĐBKK

Xã Tú An

159

112

12

 

35

 

* UBND các huyện, thị xã: Trên cơ sở kinh phí giao, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

 

Biểu số 03

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ KHỞI SỰ KINH DOANH, KHỞI NGHIỆP KINH DOANH VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI (ND3, TDA2, DA3) THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BÀO DTTS&MN NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Hoạt động/nội dung thực hiện

Địa điểm thực hiện

KH thực hiện năm 2022

Ghi chú

Tổng

NSTW

NSĐP

 

TNG CỘNG (A) + (B)

 

3.276,0

2.964,0

312,0

 

A

Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng ĐBDTTS&MN

 

1.055,0

961,0

94,0

 

1

Huyện Chư Sê

 

50,0

44,0

6,0

 

 

Mô hình sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm măng le rừng khô

Xã Ayun

50,0

44,0

6,0

 

2

Huyện Kbang

 

54,0

50,0

4,0

 

 

Mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Dứa không mắt

Xã Đak Rong

27,0

25,0

2,0

 

 

Mô hình sản xuất liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm Mắt Ca

Xã Đak Rong

27,0

25,0

2,0

 

3

Huyện Đak Đoa

 

101,0

91,0

10,0

 

 

Mô hình sản xuất Măng le và sản xuất Rượu ghè Anh Tuấn

Xã Hà Đông

101,0

91,0

10,0

 

4

Huyện Chư Păh

 

109,0

99,0

10,0

 

 

Mô hình sản xuất rượu cần từ nếp than và men lá rừng

Xã Hà Tây

109,0

99,0

10,0

 

5

Huyện Mang Yang

 

106,0

100,0

6,0

 

 

HTX Nông nghiệp Dịch vụ Lơ Pang
(Mô hình sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cà phê tiêu chuẩn)

Xã Lơ Pang

30,0

28,0

2,0

 

 

HTX Nông Lâm nghiệp và Dịch vụ Đăk Trôi
(Mô hình sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa Ba Chăm)

Xã Đăk Trôi

38,0

36,0

2,0

 

 

HTX Nông Lâm nghiệp và dịch vụ Toàn Diện
(Mô hình sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm hoa đủ đực sấy và mướp đắng rừng sấy)

Xã Đê Ar

38,0

36,0

2,0

 

6

Huyện Kông Chro

 

217,0

198,0

19,0

 

 

Mô hình dệt thổ cẩm

Xã Đak Pơ Pho

187,0

170,0

17,0

 

 

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản

Xã Đăk Song

30,0

28,0

2,0

 

7

Huyện Đăk Pơ

 

53,0

48,0

5,0

 

 

Hỗ trợ HTX nông nghiệp và dịch vụ An Phát
(Mô hình sản xuất Lúa)

Xã Ya Hội

53,0

48,0

5,0

 

8

Huyện Ia Pa

 

109,0

99,0

10,0

 

 

HTX nông nghiệp Đại Đồng
(Mô hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao)

Xã Pờ Tó

109,0

99,0

10,0

 

9

Huyện Krông Pa

 

203,0

184,0

19,0

 

 

HTX Nông nghiệp và dịch vụ thanh niên Đất Bằng (Mô hình trồng cây Sâm Bố Chính)

Xã Đất Bằng

203,0

184,0

19,0

 

10

Huyện Phú Thiện

 

53,0

48,0

5,0

 

 

HTX nông nghiệp cộng đồng Ia Yeng
(Mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm Lúa theo tiêu chuẩn VietGap)

Xã Ia Yeng

53,0

48,0

5,0

 

B

Hỗ trợ tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng ĐBDTTS&MN

 

2.221,0

2.003,0

218,0

 

I

Các sở, ngành cấp tỉnh

 

1.769,0

1.601,0

168,0

 

1

Ban Dân tộc

 

655,0

593,0

62,0

 

 

Tổ chức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN trên các phương tiện truyền thông: Đài Truyền hình,..(xây dựng và thực hiện các phóng sự, tin bài, bài viết...)

Trên địa bàn tỉnh

98,5

90,5

8,0

 

 

Tổ chức 04 lớp tập huấn

TP. Pleiku

556,5

502,5

54,0

 

2

Sở Công thương

 

820,0

741,0

79,0

 

 

Tổ chức 01 Hội chợ triển lãm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của người đồng bào dân tộc thiểu số (quy mô 100 gian hàng)

TP. Pleiku

741,0

741,0

 

 

 

Tham gia 01 hội chợ giới thiệu sản phẩm trong nước

Ngoài tỉnh

79,0

 

79,0

 

3

Liên minh HTX tỉnh

 

98,0

89,0

9,0

 

 

Tổ chức 01 lớp tập huấn

Thành phố Pleiku

98,0

89,0

9,0

 

4

Đoàn TNCS HCM tỉnh

 

98,0

89,0

9,0

 

 

Tổ chức chương trình quảng bá sản phẩm nông sản OCOP vùng đồng bào DTTS&MN (Tổ chức 01 hoạt động quảng bá sản phẩm)

Thành phố Pleiku

98,0

89,0

9,0

 

5

Hi Nông dân tỉnh

 

98,0

89,0

9,0

 

 

Tổ chức 01 phiên chợ nông sản

Huyện Kông Chro

98,0

89,0

9,0

 

II

Các huyện, th

 

452,0

402,0

50,0

 

1

TX. An Khê

 

10,0

9,0

1,0

 

 

Tổ chức tuyên truyền nhằm quảng bá sản phẩm của vùng đồng bào DTTS&MN (thực hiện các tin bài, bài viết..)

Xã Tú An

10,0

9,0

1,0

 

2

Huyện Chư Păh

 

14,0

12,0

2,0

 

 

Tổ chức tuyên truyền quảng bá phát triển nhãn hiệu sản phẩm OCOP huyện (thực hiện các tin bài, bài viết..)

Trên địa bàn huyện

14,0

12,0

2,0

 

3

Huyện Ia Grai

 

23,0

21,0

2,0

 

 

Tổ chức 01 Hội chợ

Trên địa bàn huyện

23,0

21,0

2,0

 

4

Huyện Mang Yang

 

41,0

33,0

8,0

 

 

Tổ chức 01 Hội chợ

Trên địa bàn huyện

41,0

33,0

8,0

 

5

Huyện Kông Chro

 

32,0

27,0

5,0

 

 

Tổ chức 01 Hội chợ

Trên địa bàn huyện

32,0

27,0

5,0

 

6

Huyện Đức Cơ

 

95,0

86,0

9,0

 

 

Tổ chức 01 phiên chợ văn hóa giới thiệu nét đẹp văn hóa và sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương

xã Ia Lang

46,0

42,0

4,0

 

 

Tổ chức 01 Hội nghị xúc tiến đầu tư

Xã Ia Krêl

36,0

32,0

4,0

 

 

Tổ chức hoạt động truyền thông nhằm quảng bá sản phẩm của vùng đồng bào DTTS&MN (thực hiện các tin bài, bài viết..)

Xã Ia Krêl

13,0

12,0

1,0

 

7

Huyện Chư Prông

 

124,0

112,0

12,0

 

 

Tổ chức 01 Hội chợ nông sản

Trên địa bàn huyện

124,0

112,0

12,0

 

8

Huyện Phú Thiện

 

13,0

12,0

1,0

 

 

Tổ chức 01 Hội nghị xúc tiến đầu tư

Xã Ia Yeng

13,0

12,0

1,0

 

9

Huyện Chư Pưh

 

56,0

51,0

5,0

 

 

Tổ chức 01 Hội chợ

Trên địa bàn huyện

56,0

51,0

5,0

 

10

Huyện Kbang

 

44,0

39,0

5,0

 

 

Hỗ trợ truyền thông quảng bá sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ

Trên địa bàn huyện

44,0

39,0

5,0

 

* Các sở, ngành cấp tỉnh và địa phương: Trên cơ sở kinh phí giao, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

* UBND cấp huyện: Triển khai hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm do cấp huyện làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2281/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu2281/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/10/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2281/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 2281/KH-UBND 2022 phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Gia Lai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 2281/KH-UBND 2022 phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Gia Lai
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu2281/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Gia Lai
                Người kýKpă Thuyên
                Ngày ban hành09/10/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 2281/KH-UBND 2022 phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Gia Lai

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 2281/KH-UBND 2022 phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số Gia Lai

                            • 09/10/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực