Văn bản khác 251/KH-UBND

Kế hoạch 251/KH-UBND năm 2021 triển khai chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Nội dung toàn văn Kế hoạch 251/KH-UBND 2021 Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng Hà Nội 2022


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 251/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “HÀNH ĐỘNG VÌ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG” NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 02/5/2019 của Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Kế hoạch số 4073/KH-BCT ngày 09/7/2021 của Bộ Công Thương về tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022; Quyết định số 5718/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch Đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai chương trình “Hành động quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 trên địa bàn Thành phố như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm đưa Luật và các văn bản liên quan đến công tác Bảo vệ quyền lợi tiêu dùng đến với mọi đối tượng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường hiệu quả công tác thực thi pháp luật trên địa bàn Thành phố.

2. Định hướng, xác định trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung ứng của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chủ động bảo vệ bản thân của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam thiết thực, hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm nhằm phát huy sức mạnh, khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng; qua đó góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh, kích thích tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô.

4. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng cần tính đến diễn biến của dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an toàn sức khỏe cho những người tham gia, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển các phương thức, thói quen, kỹ năng kinh doanh, tiêu dùng phù hợp với trạng thái bình thường mới.

II. THỜI GIAN VÀ CHỦ Đ

1. Thời gian tổ chức: Các nội dung hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng được tổ chức và thực hiện trong suốt cả năm 2022. Các hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” sẽ được tổ chức trong Quý I năm 2022 hoặc vào thời gian phù hợp căn cứ vào diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19.

2. Chủ đề: Chủ đề cho các hoạt động của chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 là “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng tham gia

- Cơ quan quản lý: Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

- Người tiêu dùng: Là đối tượng thụ hưởng của hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Lĩnh hội và phổ biến nhân rộng về quyền người tiêu dùng và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Các tổ chức, doanh nghiệp: Nhận thức và thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Các Hội, Hiệp hội: Nâng cao trách nhiệm trong việc phối hợp, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Các cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương; Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng.

2. Nội dung

Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 bao gồm một số nội dung chính sau:

- Tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - 15/3”.

- Tổ chức sự kiện “Hội chợ hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng”.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện truyền thông (màn hình led, loa tuyên truyền trên một số tuyến phố, clip tuyên truyền, truyền hình, báo, Website,...).

- Tổ chức tư vấn, giải đáp hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng qua Tổng đài tư vấn.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp, thiết thực, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và Thành phố; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp, Hội, Hiệp hội trên địa bàn Thành phố triển khai tổ chức các hoạt động, sự kiện theo Kế hoạch được phê duyệt. Là đầu mối phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương và các Sở, ngành, đơn vị của Thành phố triển khai các hoạt động vì quyền người tiêu dùng của Bộ Công Thương tổ chức trên địa bàn.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí và đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, truyền thông về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022.

- Quản lý, sử dụng phần kinh phí thực hiện Kế hoạch và kiểm tra, giám sát đơn vị sử dụng kinh phí tài trợ, nghiệm thu các hạng mục công việc của Kế hoạch theo đúng quy định pháp luật.

- Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện các hoạt động, sự kiện trong Kế hoạch này theo đúng quy định của pháp luật. Hỗ trợ đơn vị tư vấn làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết các thủ tục hành chính về quảng bá truyền thông, tổ chức sự kiện và thực hiện các công việc theo nội dung Kế hoạch được phê duyệt.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí ngun chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 theo quy định.

3. Sở Văn hóa và Thể thao

Hướng dẫn và giải quyết kịp thời các thủ tục pháp lý và cấp phép hoạt động cho các chương trình sự kiện, giải trí, tuyên truyền, treo Banner của Kế hoạch triển khai Chương trình “Hành động vì quyền li người tiêu dùng” năm 2022 và các sự kiện khác có liên quan.

4. Sở Xây dựng

Phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã nơi diễn ra các sự kiện thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường tại địa điểm tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2022 và các sự kiện của Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Công Thương cập nhật thông tin nội dung Chương trình “Hành động vì quyền li người tiêu dùng” năm 2022 và chỉ đạo đăng tải chính xác, kịp thời nội dung Chương trình trên Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội.

- Hướng dẫn các cơ quan báo chí Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn Thành phố thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 trong thời gian diễn ra sự kiện đảm bảo chính xác, hiệu quả.

6. Cục Quản lý thị trường Thành phố

Phối hợp triển khai thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần triển khai hiệu quả các nội dung của Kế hoạch; tiếp nhận, tư vấn, xử lý thông tin khiếu nại của người tiêu dùng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

7. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; các Báo: Hà Nội mới, Kinh tế và Đô th

- Tuyên truyền, phóng sự về lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2022.

- Hỗ trợ đưa tin, phóng sự các sự kiện về Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 của Thành phố trong chương trình thời sự và chuyên đề, phát các trailer cổ động..

8. UBND các quận, huyện, thị xã

- Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

9. Các Sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; các Hội, Hiệp hội và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và đơn vị tư vấn tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 bao gồm:

- Nguồn ngân sách Thành phố: Sở Công Thương căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình, tổng hợp chung trong dự toán
của cơ quan đơn vị gửi Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí theo quy định.

- Nguồn huy động hợp pháp khác.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị được phân công trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, gửi Sở Công Thương để tổng hợp, đề xuất UBND Thành phố xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBMTTQ VN Thành phố;
- Các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân, KT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KT V
ân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH “ĐỘNG VÌ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG” NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội)

1. Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2022

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương Hà Nội

- Thời gian dự kiến: Trong Quý I năm 2022 hoặc vào thời gian phù hợp căn cứ vào diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19.

- Địa điểm dự kiến: Tại Khu đô thị Time City hoặc tại một địa điểm phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thành phần tham dự: Lãnh đạo Bộ Công Thương; Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội; Đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương; Đại diện các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng; Đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng có hệ thống phân phối tại Hà Nội; Người tiêu dùng Thủ đô.

- Nội dung: Khai mạc và công bố, phát động các hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2022.

2. Tổ chức sự kiện “Hội chợ hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng”

- Thời gian: Dự kiến Quý I/2022 hoặc vào thời gian phù hợp căn cứ vào diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19.

- Địa điểm: Dự kiến tổ chức tại Khu đô thị Time City hoặc tại một địa điểm phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quy mô: Khoảng 120 gian hàng của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, phân phối các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ thuộc các lĩnh vực liên quan đến đời sống tiêu dùng như: Đồ gia dụng, thời trang, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu,...

- Nội dung: Các đơn vị tham gia sẽ thực hiện các nội dung chính sau:

+ Hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022;

+ Niêm yết rõ thông tin sản phẩm, giá bán sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tính năng và hướng dẫn sử dụng, đồng thời giải đáp thắc mắc cho người tiêu dùng;

+ Thực hiện các hoạt động tri ân vì người tiêu dùng như: miễn phí dùng thử sản phẩm, miễn phí tư vấn nhận diện sản phẩm chính hãng, tổ chức các hoạt động giao lưu kết nối với người tiêu dùng…;

+ Triển khai các hoạt động quảng bá, khuyến mại, tư vấn mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện truyền thông

- Thời gian: Diễn ra trong cả năm 2022.

- Địa điểm: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Kênh triển khai:

+ Thực hiện các tin, phóng sự, trailer tuyên truyền, clip trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Hà Nội, Truyền hình VTC, Truyền hình ANTV, màn hình led tại các khu chung cư, trung tâm thương mại,... ;

+ Thực hiện các tin, bài viết tuyên truyền trên các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội như: Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế Đô thị, Báo Nhân Dân, Báo Công Thương, Cng giao tiếp điện tử Hà Nội, Cổng thông tin Chính phủ...;

+ Tuyên truyền các hoạt động chương trình qua tờ rơi, màn hình led, loa tuyên truyền trên một số tuyến phố, clip tuyên truyền, truyền hình, báo, Website, cẩm nang hỗ trợ, cung cấp các tài liệu, kiến thức hữu ích cho các Hội, Hiệp hội liên quan, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố và cho người tiêu dùng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Tổ chức tư vấn, giải đáp hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên Tổng đài tư vấn.

- Thời gian: cả năm 2022.

- Nội dung:

+ Giải đáp các thông tin về chương trình “Hành động vì quyền người tiêu dùng” năm 2022 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

+ Tiếp nhận các cuộc khiếu nại của người tiêu dùng khi bị xâm phạm quyền lợi, tư vấn và hỗ trợ kết nối đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 251/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu251/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/11/2021
Ngày hiệu lực05/11/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 251/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 251/KH-UBND 2021 Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng Hà Nội 2022


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 251/KH-UBND 2021 Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng Hà Nội 2022
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu251/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýNguyễn Mạnh Quyền
                Ngày ban hành05/11/2021
                Ngày hiệu lực05/11/2021
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật2 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Kế hoạch 251/KH-UBND 2021 Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng Hà Nội 2022

                          Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 251/KH-UBND 2021 Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng Hà Nội 2022

                          • 05/11/2021

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 05/11/2021

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực