Kế hoạch 2582/KH-UBND

Kế hoạch 2582/KH-UBND 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm Gia Lai 2021 2025

Nội dung toàn văn Kế hoạch 2582/KH-UBND 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm Gia Lai 2021 2025


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2582/KH-UBND

Gia Lai, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ vphê duyệt Chương trình khoa học và công nghphục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi strong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch s 2054/KH-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 23/01/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sn phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện đồng bộ các gii pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm v trng tâm; phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các Sở, ngành và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện mc tiêu đề ra.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân tích cực tham gia Chương trình OCOP góp phần chuyn dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xut nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp về quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP và phát huy vai trò của các chủ thsản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - hộ kinh doanh) tham gia thực hiện Chương trình OCOP.

- Duy trì, nâng hạng và phát triển các sn phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh lợi thế về thương hiệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sn, sản vật, sản phẩm nghề truyền thng và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững; tổ chức đánh giá, phân hạng, công nhận sản phm OCOP của tỉnh hàng năm và giai đoạn 2021-2025.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP tỉnh Gia Lai, thực hiện tt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

- Kết nối sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa sn phẩm OCOP phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khu các sản phẩm đạt thứ hạng cao.

2. Yêu cầu

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng nhm nâng cao nhận thức ca người dân về chương trình OCOP.

- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định thực hiện Chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên sut trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; căn cứ chức năng nhiệm vụ ca ngành tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP tỉnh đạt mục tiêu đề ra.

- Xác định chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố vận dụng các cơ chế chính sách, nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn; ưu tiên phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa; tập trung chỉ đạo, định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ; phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bn vững các sản phẩm hàng hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn; phát huy sáng tạo và sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và hình thành các sản phẩm gn với giá trị cộng đồng.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, mrộng quy mô sản xuất, định hướng phát triển sản phẩm theo quy trình, đạt các tiêu chun quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế như: Organic, GlobalGAP, GMP, VietGap...

- Xây dựng câu chuyện sản phẩm theo hướng gắn với địa danh, các yếu tố văn hóa tại địa phương và nêu bật lên sự khác lạ của sản phẩm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất 246 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP trên địa bàn tỉnh là 395 sản phẩm[1], trong đó có từ 1-2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

- Duy trì, cng cố và nâng cấp ít nhất 30% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

- Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX; 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Có ít nhất 10% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với nguyên liệu ổn định: trong đó ưu tiên các sản phẩm đã được đánh giá và phân hạng.

- Tlệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 5% chủ thể OCOP là người đồng bào dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Có ít nhất 70% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như: hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...; phấn đấu trên địa bàn tỉnh có trên 10 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm giới thiệu và đưa các sản phẩm được chứng nhận OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện:

Phạm vi về thời gian: Chương trình OCOP được triển khai thực hiện đến hết năm 2025.

2. Đối tượng thực hiện

- Chủ thể thực hiện: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thbao gồm: Các đối tượng trên và các hội/hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.

- Sản phẩm: Gồm các sn phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sn phẩm đặc sn vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

Sản phẩm được phân theo 6 nhóm, gồm:

+ Nhóm thực phẩm, gồm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

+ Nhóm đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

+ Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: Sn phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ tho dược, tinh dầu và dược liệu khác.

+ Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sn phẩm từ gỗ, sợi tự nhiên, kim loại, gốm s, dệt may, thêu ren... làm đlưu niệm, đồ trang trí, đgia dụng.

+ Nhóm sinh vật cảnh, gồm: Hoa, cây cảnh, động vật cảnh.

+ Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng

- Ưu tiên đầu tư hợp lý cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực đồng bào dân tộc thiu số, góp phần phát triển bn vững.

- Phát triển sn phẩm OCOP gn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sn, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bo vệ môi trường.

- Tăng cường liên kết bền vững, khnăng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.

2. Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường

- Đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, bao gồm:

+ Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế và điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm nghề truyền thng, dịch vụ du lịch nông thôn.

+ Các sản phẩm mới hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng ni trội, đặc sắc, trong đó ưu tiên: Sản phm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo; sản phẩm dược chế biến, chế biến sâu từ sn phẩm đặc sn, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa; sn phẩm có đóng góp vào bảo tồn văn hóa truyền thống.

+ Xây dựng bộ công cụ hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sn phẩm tham gia chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP.

- Phát triển sn phẩm OCOP theo 06 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và lợi thế địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng:

+ Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bo quản, chế biến sản phẩm nhm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP.

+ Sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường; xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

+ Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng.

- Nâng cấp và hoàn thiện sn phẩm đã được đánh giá, phân hạng (đạt 3 sao trở lên) gn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khu.

- Xây dựng tiêu chuẩn và thử nghiệm, phát triển sản phẩm OCOP xanh theo hướng kinh tế tuần hoàn gắn với thị trường xuất khu, dựa trên lợi thế đặc hữu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực.

3. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP

- Tăng cường nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; shữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm từ khu vực nông thôn.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP.

4. Về quảng bá xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết ni cung cầu cho các sn phm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết ni cung cầu tại các tnh thành trên cnước, sự kiện tôn vinh, qung bá, gii thiệu sn phm OCOP sản phẩm đặc trưng thường niên gắn với văn hóa cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm.

- Xây dựng và quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam (nhãn hiệu chứng nhận); tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường.

- Nhân rộng mô hình điểm bán OCOP; các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số (xúc tiến thương mại điện tử; Hội chợ và triển lãm thực tế ảo OCOP); các trung tâm giới thiệu OCOP đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với khai thác lợi thế về du lịch nông thôn.

- Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương.

- Xây dựng không gian triển lãm sản phẩm OCOP trên môi trường mạng nhm quảng bá, giới thiệu, kết ni cung - cầu hàng hóa và thị trường sản phm OCOP.

- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong qung bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản phẩm OCOP ra thị trường nước ngoài.

5. Xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP

- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, tăng cường áp dụng công nghệ số trong tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

- Xây dựng và triển khai hệ thống cơ sdữ liệu quốc gia quản lý và giám sát sản phẩm OCOP đồng bộ và thống nhất nhm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, giám sát, thúc đẩy kết nối cung - cầu sản phẩm.

- Xây dựng quy chế và đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc áp dụng chính sách, quy định về đánh giá, phân hạng sn phm, duy trì điều kiện sản xuất của các chthể và chất lượng sản phm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận.

- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về quy trình giám sát và đánh giá sản phẩm OCOP.

- Nghiên cứu xây dựng lộ trình phù hợp áp dụng cơ chế xã hội hóa trong hoạt động giám sát, đánh giá và phân hạng sản phm OCOP.

6. Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình

- Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động các Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh với Chương trình khởi nghiệp, qung bá, giới thiệu và thương mại sản phẩm OCOP, nhm thu hút sự tham gia của các chthể và kết nối du lịch.

- Xây dựng tiêu chí, nâng cao năng lực và tổ chức qun lý, giám sát mạng lưới tư vấn nhằm hình thành mạng lưới tư vấn Chương trình OCOP chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, năng lực, đoàn kết và thống nhất trong hỗ trợ triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo nghề gn với Chương trình OCOP; các trung tâm thiết kế, sáng tạo và phát triển sn phm OCOP; triển khai các quy định về đào tạo nghề (khung chương trình, nội dung đào tạo nghề, độ tuổi học nghề...) gắn với sản phẩm OCOP; tăng cường năng lực cho cán bộ nông nghiệp ở các địa phương (khuyến nông, khuyến công).

- Thúc đẩy phong trào phụ nữ, thanh niên khởi nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

7. Tăng cường chuyển đổi số

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; shóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sn phẩm OCOP.

- Tăng cường công tác tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số cho các chủ thcó sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

- Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sn phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sn phẩm đặc sản vùng miền, địa phương.

- Triển khai sáng kiến “Mi nông dân là một thương nhân” nhm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phi, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các Cổng thông tin điện tử (website), truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bn tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cm nang...).

- Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các gói combo quà tặng, quà lưu niệm sản phẩm OCOP, gắn với lịch sử văn hóa địa phương.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ

- Rà soát, ban hành nội dung, mức hỗ trợ chương trình OCOP phù hợp với điều kiện của tỉnh; ưu tiên hỗ trợ các chủ thể phát triển sn phẩm, hướng dẫn, xây dựng hồ sơ sản phẩm; phát triển vùng nguyên liệu địa phương, xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ cơ sở hạ tầng sản xuất, máy móc, thiết bị chế biến quy mô nhỏ và va phù hợp với điều kiện của tỉnh; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; đào tạo nghề cho lao động và nâng cao năng lực cộng đng; sở hữu trí tuệ; bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc; xây dựng câu chuyện sản phẩm; hoạt động quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại; thương mại điện tử, thực tế o; khen thưng sản phẩm OCOP; hỗ trợ tiếp cận các nguồn tín dụng; tổ chức đánh giá, phân hạng và giám sát sn phẩm OCOP.

- Rà soát, hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế hỗ trợ các điểm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, ưu tiên xã hội hóa.

- Khuyến khích phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP tại địa phương theo hình thức xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ về đất đai, hạ tầng theo quy định.

- Thnghiệm, xây dựng cơ chế, chính sách quản Lý, giám sát thực hiện Chương trình OCOP theo hình thức xã hội hóa; xây dựng và tổ chức cơ chế quản lý hệ thống tư vấn Chương trình OCOP phù hợp và hiệu quả.

3. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực

- Tổ chức triển khai Chương trình OCOP theo tổ chức bộ máy của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình OCOP và chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho cán bộ quản lý, điều hành các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở/hộ sản xuất; đào tạo kỹ năng làm nông nghiệp cho thanh niên, đào tạo lao động gn với nhu cầu sản xuất sn phẩm OCOP.

4. Tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm ca sản phẩm, phát huy các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm; khuyến khích các chủ đề ưu tiên gắn với kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm.

5. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phm OCOP đã được công nhận đạt sao.

- Tăng cường chuyn giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sn xuất, kết ni thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sn phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bo tồn giá trị văn hóa bản địa.

- Đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu; nghiên cứu xây dựng quy trình giám sát, đánh giá sn phm OCOP.

- Thúc đy áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chdẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sn phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

6. Huy động nguồn lực

- Ưu tiên huy động nguồn lực về vốn, đất đai, lao động, nguồn nguyên liệu, máy móc, công nghệ của chủ th OCOP.

- Lồng ghép hiệu quả các chương trình/đề án, dự án phát triển kinh tế xã hội và chương trình, dự án khoa học công nghệ và các cơ chế chính sách khác có liên quan.

- Nhà nước hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thông qua các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và chính sách hỗ trợ riêng của từng địa phương.

- Lồng ghép hiệu quả nguồn kinh phí từ các chương trình khuyến nông, khuyến công và các chương trình dự án khác có liên quan.

7. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP

- Nâng cao vai trò của các hội/hiệp hội trong triển khai Chương trình OCOP, khai thác và phát triển sản phẩm của địa phương gắn với bo tồn sản phẩm, kỹ năng truyền thống, danh tiếng của cộng đồng.

- Đẩy mạnh giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu; duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm địa phương; thúc đẩy sự tham gia và có cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp của cộng đồng vào sn xuất, chế biến sản phẩm OCOP; phát triển vùng sản xuất nguyên liệu, sử dụng lao động địa phương.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực về chuyển đổi số, thúc đẩy cơ giới hóa trong phát triển sn phẩm OCOP, phát triển OCOP xanh theo hướng xuất khẩu, gắn với bo tồn, phát triển bao trùm và bền vững (rừng, môi trường, cảnh quan...); nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển và quảng bá sản phẩm OCOP trong và ngoài nước.

- Tham gia, tổ chức các sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP, diễn đàn khu vực, quốc tế về OCOP thường niên, góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch của tỉnh nói riêng, Việt Nam nói chung.

9. Triển khai thực hiện các dự án, đề án ưu tiên (nếu có)

- Dự án xây dựng hệ thống giám sát và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia Chương trình OCOP.

- Đề án thí điểm các mô hình phát triển chui giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ.

- Đề án thí điểm phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng.

VI. KẾ HOẠCH SẢN PHẨM VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Dự kiến sản phm đăng ký giai đoạn 2021-2025

Căn cứ theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP qua các năm và tình hình thực tế thì sn phm OCOP là sản phẩm mang đậm nét đặc trưng của địa phương nên ssản phẩm mới sẽ ngày càng giảm. Bên cạnh đó, sẽ tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sn phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó, dự kiến sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025 như sau:

- 246 sn phẩm mới (Năm 2021 đã đánh giá phân hạng 65 sản phẩm mới đạt 3 sao) trong đó:

+ Nhóm thực phẩm: 216 sản phẩm

+ Nhóm đồ uống: 11 sản phẩm

+ Nhóm dược liệu và sn phẩm từ dược liệu: 15 sản phm

+ Nhóm hàng thcông mỹ nghệ: 3 sản phẩm

+ Nhóm dịch vụ cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch: 1 sản phẩm

- 58 sn phẩm dự thi nâng hạng sao (Năm 2021 đã đánh giá phân hạng 02 sn phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao) tập trung chủ yếu vào nhóm thực phẩm.

(Có dự kiến sn phẩm cấp huyện tại phụ lục 01, 02 kèm theo)

2. Dự kiến kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025

- Căn cứ khoản 1, Mục II, phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 23/01/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030;

- Trên cơ sở đề xuất vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; vốn ngân sách địa phương; vn tín dụng; vn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn lng ghép từ các chương trình, dự án và vn huy động hợp pháp khác, cụ thể như sau:

Tổng nhu cầu kinh phí dự kiến: 269.295 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 55.400 triệu đồng, chiếm 20,57 %;

- Vốn tín dụng, vốn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và vn huy động hợp pháp khác: 213.895 triệu đồng, chiếm 79,43%.

(Có dự kiến kinh phí thực hiện tại Phụ lục 03 kèm theo)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh)

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP theo giai đoạn và hàng năm. Chỉ đạo và hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, triển khai Chương trình OCOP theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sn, sn phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương đặc biệt là sản phẩm nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

- Ch trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn triển khai Chương trình OCOP, rà soát các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình, bảo đảm không trùng lp, chồng chéo với nội dung, nhiệm vụ của Chương trình chuyên đề khác và các chương trình, dự án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chương trình OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan:

+ Tổ chức đánh giá, phân hạng và công bố sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

+ Tham mưu ban hành cơ chế chính sách đặc thù, hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP phù hợp với nội dung, định mức hỗ trợ của trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.

+ Chủ trì đề xuất, cân đối, bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong tổng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 5 năm (2021-2025) và hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu lư, Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh theo quy định.

+ Kiện toàn cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc triển khai Chương trình từ cấp tỉnh, huyện, xã phù hợp và hiệu quả.

+ Thường xuyên tổ chức, kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn;

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ đột xuất về cơ quan thường trực Chương trình OCOP cấp trung ương.

- Chủ trì, đề xuất chỉ đạo thực hiện chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đến các địa phương thực hiện; hướng dẫn xây dựng các mô hình thí điểm đã đăng ký với Trung ương; tổ chức tập huấn Chương trình OCOP cho cán bộ phụ trách OCOP cấp huyện, xã và chủ thOCOP có nhu cầu; triển khai hệ thống quản lý và giám sát sn phẩm OCOP cấp Quốc gia.

- Triển khai thực hiện các dự án, đề án ưu tiên theo quy định.

- Chtrì, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông triển khai các giải pháp tăng cường chuyển đổi số Chương trình OCOP; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sn phẩm OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với SNội vụ đề xuất tiêu chí, hình thức khen thưởng đối với các chủ thể OCOP theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Căn cứ các quy định để thẩm định đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bvốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình trong kế hoạch vn đầu tư phát triển của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và hàng năm đtrình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công và quy định hiện hành.

- Hỗ trợ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Sở Tài chính:

- Căn cứ các quy định để thẩm định đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình trong kế hoạch kinh phí sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và hàng năm đ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố bố trí vốn sự nghiệp đối ứng thực hiện chương trình hàng năm và giai đoạn.

4. Sở Công Thương

- Ch trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định về điểm bán hàng OCOP phù hợp với yêu cầu và bối cnh mới.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường; lng ghép, ưu tiên hỗ trợ các ch thOCOP ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị từ nguồn khuyến công; tổ chức giới thiệu các sản phm OCOP trong các phiên chợ hàng Việt Nam, trưng bày các sản phẩm OCOP trong các lễ hội, hội nghị, hội tho tổ chức trên địa bàn tỉnh; thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại sản phẩm trong Chương trình OCOP và kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

5. SKhoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc hình thành và phát triển sn phm OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo, tập hun trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng,... cho các chú thể OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ nâng cao năng suất chất lượng; xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất ngun gốc phù hợp tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm OCOP.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và công bố Tiêu chuẩn cơ sở của các sản phẩm OCOP.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương và các tổ chức cá nhân trong việc tạo lập và đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp; hướng dẫn các tổ chức cá nhân thực hiện kim nghiệm (thử nghiệm)/phân tích chất lượng sn phm OCOP.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các S, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, phbiến về Chương trình OCOP, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp với SKhoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chuyển đổi số của Chương trình OCOP; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP;

- Phối hợp với các doanh nghiệp có thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hỗ trợ đưa hàng hóa sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

- Phối hợp với SNông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số cho các chủ thể OCOP.

7. S Y tế

- Chỉ đạo các phòng chức năng, các cơ quan chuyên môn trực thuộc hướng dẫn tổ chức, cá nhân (chủ thể tham gia OCOP) hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tự công bố hoặc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký Bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm thực phẩm và hướng dẫn đăng ký lưu hành dược liệu tại Cục Quản lý Y, Dược Ctruyền (Bộ Y tế) đối với sản phẩm dược liệu; hướng dẫn việc tuân thcác quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Y tế.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý các cấp và các chủ thể OCOP về an toàn thực phẩm.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Hỗ trợ phát triển, quảng bá, xúc tiến các sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Chương trình OCOP; xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch gắn với nông nghiệp và nông thôn mới; tạo điều kiện đcác sản phẩm OCOP tiêu biu của địa phương tham gia các sự kiện, trin lãm về văn hóa cấp quốc gia, quốc tế.

- Chủ trì và phối hợp với các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, SThông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các chủ thOCOP đẩy mạnh xây dựng nội dung câu chuyện sản phẩm theo hướng gn với địa danh, các yếu tố văn hóa tại địa phương và nêu bật lên sự khác lạ của sản phẩm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát biển nông thôn và các Sở, ngành, địa phương triển khai các hoạt động thúc đy tiêu dùng sản phẩm OCOP tại các thị trường khách du lịch trọng điểm.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

9. Sở Giao thông vận tải

Điều tiết, kết nối hệ thống vận chuyển hàng trong tỉnh và liên tỉnh cho Chương trình OCOP, phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên các tuyến vận ti hàng không và đường bộ.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với SNông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bo vệ môi trường đối với hoạt động của chủ thể OCOP; hướng dẫn thực hiện các nội dung về môi trường trong đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP.

- Hướng dẫn các hoạt động sản xuất xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

11. Sở Lao động thương binh và xã hội: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phối hợp, tổ chức triển khai đào tạo các ngành nghề cho các chủ thể OCOP theo nhu cầu đặt hàng của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình.

12. Sở Ngoại vụ

- Quan tâm, ưu tiên sử dụng các sn phẩm OCOP của tỉnh để làm tặng phẩm trong các hoạt động đối ngoại, các sự kiện cấp ngành thuộc phạm vi phụ trách nhằm giới thiệu rộng rãi các sản phẩm OCOP của tỉnh tới cộng đồng trong nước và quốc tế, qua đó quảng bá hình ảnh, các nét đặc trưng văn hóa của tỉnh cũng như đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm;

- Hỗ trợ hợp tác quốc tế nhằm giới thiệu và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia các nội dung do ngành phụ trách trong quá trình triển khai các dự án, đề án ưu tiên có sử dụng ngun vốn đầu tư từ nước ngoài.

13. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: Quan tâm, ưu tiên đưa các tin, bài, phóng sự, các chuyên mục tuyên truyền về OCOP nhằm ph biến những nội dung, chính sách, các mô hình hay, các cách làm hiệu quả, điển hình để Chương trình OCOP đến được với mọi nhà, mọi người.

14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Gia Lai: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP tiếp cận vốn vay phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương.

15. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tỉnh: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh (Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh. Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh), Liên minh hợp tác xã, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ đoàn viên, hội viên tích cực tham gia Chương trình OCOP, tham gia các mạng kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại nông sản.

16. Đề nghị Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh: Tổ chức vận động, hỗ trợ sinh viên, thanh niên, phụ nữ, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình tham gia khởi nghiệp phát triển sản phm OCOP.

17. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP của huyện, thị xã, thành phố theo kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh; bố trí nguồn lực từ ngân sách huyện, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện Chương trình OCOP.

- Trực tiếp triển khai các hoạt động của Chương trình OCOP ở cấp huyện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương đặc biệt là sn phẩm nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

- Xem xét hỗ trợ kinh phí in Logo OCOP vào bao bì sản phẩm cho các sản phẩm đã được công nhận đạt từ 3 sao trở lên theo quy định.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh có nhu cầu tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ đánh giá.

- Hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh về hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết qutriển khai Chương trình OCOP đkịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn.

- Chđạo, hướng dẫn UBND cấp xã tham gia vào các hoạt động của Chương trình OCOP theo quy định.

18. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn

- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP cấp xã.

- Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP cấp xã theo sự phân công của UBND cấp huyện; chđộng rà soát các sn phẩm tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyn thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương đặc biệt là sản phẩm nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

- Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP.

19. Các hợp tác xã, thợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất đăng ký kinh doanh (Chthể): Chủ động nghiên cứu những sản phẩm tim năng, đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của địa phương đphát triển sản xuất; chú trọng sản xuất, chế biến các sản phẩm có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường đích.

20. Chế độ báo cáo:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này của các sở, ngành, địa phương; định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), hàng năm (trước ngày 15/12) tổng hợp, báo cáo kết qugửi về UBND tỉnh.

- Các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/6), hàng năm (trước ngày 10/12) báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phi nông thôn mới tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mc, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kịp thời về SNông nghiệp và Phát triển nông thôn đ tng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường
trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các S
, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, th
ành phố;
- Lưu
: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

PHỤ LỤC 1:

DỰ KIẾN SẢN PHẨM OCOP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2582/KH-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh)

STT

ĐƠN VỊ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021-2025

Tổng sản phẩm đã đánh giá

Sản phẩm nâng hạng sao

Sn phẩm mới

Tng sn phẩm dự kiến đánh giá

Sn phẩm nâng hạng sao

Sản phm mới

Tổng sn phẩm dự kiến đánh giá

Sn phẩm nâng hạng sao

Sn phẩm mới

Tổng sản phẩm dự kiến đánh giá

Sản phẩm nâng hạng sao

Sn phẩm mới

Tng sn phẩm dự kiến đánh giá

Sản phẩm nâng hạng sao

Sản phẩm mới

Sản phẩm nâng hạng sao

Sản phm mới

 

Cấp huyện

67

2

65

100

13

87

50

16

34

42

12

30

45

15

30

58

246

1

An Khê

0

 

 

8

2

6

4

2

2

4

2

2

4

2

2

8

12

2

Mang Yang

15

0

15

15

0

15

4

0

4

3

0

3

2

0

2

0

39

3

Chư Pưh

10

0

10

4

0

4

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

20

4

Chư h

2

0

2

2

0

2

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

10

5

Đak Đoa

6

0

6

10

5

5

2

0

2

2

0

2

2

1

1

6

16

6

Chư Prông

10

0

10

11

0

11

2

0

2

2

0

2

2

0

2

0

27

7

Ia Pa

1

0

1

2

0

2

2

0

2

2

1

1

3

1

2

2

8

8

Kbang

1

0

1

4

1

3

2

0

2

2

0

2

3

1

2

2

10

9

Kong Chro

2

0

2

2

 

2

1

 

1

1

 

1

1

 

1

0

7

10

Chư Sê

0

 

 

5

1

4

5

3

2

3

2

1

4

2

2

8

9

11

Ia Grai

6

0

6

5

0

5

3

1

2

3

1

2

3

1

2

3

17

12

Đăk

0

 

 

1

0

1

4

3

1

3

2

1

3

2

1

7

4

13

Đức

6

2

4

5

0

5

3

1

2

2

0

2

3

0

3

3

16

14

TP. Pleiku

2

0

2

5

2

3

4

2

2

4

2

2

4

2

2

8

11

15

Phú Thin

0

 

 

13

 

13

2

 

2

1

 

1

0

 

 

0

16

16

Krông Pa

4

0

4

3

 

3

2

 

2

2

 

2

2

 

2

0

13

17

TX Ayun Pa

2

0

2

5

2

3

4

2

2

2

0

2

3

1

2

5

11

 

PHỤ LỤC 02:

DỰ KIẾN PHÂN NHÓM SẢN PHẨM OCOP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2582/KH-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh)

STT

ĐƠN VỊ

Tổng sn phẩm

Nhóm thực phẩm

Nhóm đuống

Nhóm dược liệu và sn phẩm từ dược liệu

Nhóm hàng thcông mỹ nghệ

Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và đim du lịch

 

Cấp huyn

246

216

11

15

3

1

1

An Khê

12

12

 

 

 

 

2

Mang Yang

39

30

1

6

2

 

3

Chư Pưh

20

16

4

 

 

 

4

Chư Păh

10

9

1

 

 

 

5

Đak Đoa

16

13

 

3

 

 

6

Chư Prông

27

25

2

 

 

 

7

Ia Pa

8

8

 

 

 

 

8

Kbang

10

6

1

1

1

1

9

Kong Chro

5

5

 

 

 

 

10

Chư Sê

11

10

 

1

 

 

11

Ia Grai

17

17

 

 

 

 

12

Đăk Pơ

4

4

 

 

 

 

13

Đức Cơ

17

13

 

4

 

 

14

TP. Pleiku

11

11

 

 

 

 

15

Phú Thiện

15

15

 

 

 

 

16

Krông Pa

13

13

 

 

 

 

17

TX. Ayun Pa

11

9

2

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03:

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2582/KH-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Hạng mục nội dung

m 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng kinh phí giai đoạn 2021-2025

 

Tổng

NSNN

Vn khác

Tng

NSNN

Vốn khác

Tổng

NSNN

Vốn khác

Tng

NSNN

Vốn khác

Tng

NSNN

Vốn khác

Cấp Huyện

53.773

173

53.600

80.000

5.817

74.183

45.180

14.455

30.725

40.846

14.490

26.356

43.836

14.805

29.031

263.635

1

TX. An Khê

0

 

0

6.400

290

6.110

3.200

644,010

2.556

3.200

644,010

2.556

3.200

644,010

2.556

16.000

2

Mang Yang

12.017

17

12.000

12.000

909

11.091

3.200

1.436

1.764

2.856

1.406

1.450

2.856

1.406

1.450

32.929

3

Chư Pưh

8.013

13

8.000

3.200

50

3.150

3.300

1.650

1650

3.300

1650

1650

3.280

1630

1.650

21.093

4

Chư Păh

1.613

13

1.600

1.600

270

1.330

2.400

230

2.170

2.400

260

2.140

2.400

270

2.130

10.413

5

Đăk Đoa

4.818

18

4.800

8.000

612

7.388

3.400

1.700

1.700

3.200

1.600

1.600

3.400

1.700

1.700

22.818

6

Chu Prông

8.017

17

8.000

8.800

596

8.204

2.790

1.290

1.500

2.400

1.200

1.200

3.600

1.800

1.800

25.607

7

Ia Pa

805

5

800

1.600

115

1.485

1.600

285

1.315

1.600

285

1.315

2.400

350

2.050

8.005

8

Kbang

809

9

800

3.200

249

2.951

1.600

600

1.000

1.600

600

1.000

2.400

600

1.800

9.609

9

Kong Chro

1.606

6

1.600

1.600

135

1.465

800

250

550

500

250

250

500

250

250

5.006

10

Chư

0

 

0

4.000

239

3.761

4.000

610

3.390

3.200

890

2.310

4.000

1.060

2.940

15.200

11

Ia Grai

4.814

14

4.800

4.000

359

3.641

2.400

900

1.500

2.400

900

1.500

2.400

900

1.500

16.014

12

Đăk Pơ

0

 

0

800

65

735

3.200

405

2.795

2.400

340

2.060

2.400

340

2.060

8.800

13

Đức Cơ

4.810

10

4.800

4.000

312

3.688

2.400

265

2.135

2.400

245

2.155

2.400

205

2.195

16.010

14

TP. Pleiku

1.607

6,5

1.600

4.000

498

3.502

3.200

1.500

1.700

32200

1.500

1.700

3.200

1.500

1.700

15.207

15

Phú Thiện

24

24

0

10.400

476

9.924

2.490

1.240

1.250

1.840

920

920

0

 

0

14.754

16

Krông Pa

3.210

10

3.200

2.400

410

1.990

2.000

1.000

1.000

2.750

1.250

1.500

3.000

1.500

1.500

13.360

17

TX. Ayun Pa

1.610

10

1.600

4.000

232

3.768

3.200

450

2750

1.600

550

1050

2.400

650

1.750

12.810

Cấp tỉnh

388

388

0

733

733

 

2.270

2270

 

1.040

1.040

 

1.230

1.230

 

5.661

1

S Nông nghiệp

178

178

0

423

423

 

1.620

1620

 

580

580

 

580

580

 

3.381

2

Sở Công thương

210

210

0

310

310

 

650

650

 

460

460

 

650

650

 

2.280

TNG CỘNG

54.160

560

53.600

80.733

6.550

74.183

47.450

16.725

30.725

41.886

15.530

26.356

45.066

16.035

29.031

269.295

 



[1] Riêng giai đoạn 2018-2020 tỉnh đã có 149 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó 22 sản phẩm đạt 4 sao và 127 sản phẩm đạt 3 sao.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2582/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu2582/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/11/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2582/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 2582/KH-UBND 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm Gia Lai 2021 2025


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 2582/KH-UBND 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm Gia Lai 2021 2025
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu2582/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Gia Lai
                Người kýKpă Thuyên
                Ngày ban hành07/11/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 2582/KH-UBND 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm Gia Lai 2021 2025

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 2582/KH-UBND 2022 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm Gia Lai 2021 2025

                            • 07/11/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực