Văn bản khác 2694/KH-UBND

Kế hoạch 2694/KH-UBND năm 2017 về đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Kế hoạch 2694/KH-UBND năm 2017 đổi mới phát triển hợp tác xã nông nghiệp Kon Tum 2017 2020 đã được thay thế bởi Kế hoạch 3419/KH-UBND 2018 phát triển Hợp tác xã nông nghiệp và Liên hiệp hợp tác xã Kon Tum và được áp dụng kể từ ngày 05/12/2018.

Nội dung toàn văn Kế hoạch 2694/KH-UBND năm 2017 đổi mới phát triển hợp tác xã nông nghiệp Kon Tum 2017 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2694/KH-UBND

Kon Tum, ngày 06 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cLuật Hợp tác xã năm 2013;

Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu qu kinh tế tập th;

Căn cNghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thtướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phphê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2217/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành chương trình khung đào tạo bi dưng cán bộ qun lý hợp tác xã và thợp tác trong nông nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ trưng Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưng nguồn nhân lực của hợp tác xã thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 371/QĐ-BNN-KTHT ngày 15/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Đi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưng hỗ trợ đầu tư phát trin kết cu hạ tầng đối với Hợp tác xã nông nghiệp;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 183/TTr-SNN-KH ngày 19/9/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch đổi mới, phát triển các HTX nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tnh, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

1. Tình hình xây dựng, ban hành các văn bản hướng dn thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012

a) Tình hình tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2012

Trên cơ sở Luật Hợp tác xã (sau đây gi tt là HTX) năm 2012 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị thuộc tnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trin khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HTX bng các hình thc tuyên truyền qua hình nh, cuộc thi kịch sân khấu, sao chép đĩa DVD và phát hành trên Đài phát thanh và Truyn hình tỉnh, Báo địa phương để cung cấp các thông tin tuyên truyền về Luật HTX năm 2012 và các hướng dẫn về thi hành Luật HTX để các HTX và người dân trên địa bàn tỉnh biết và áp dụng thực hiện theo quy định.

b) Tình hình tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012

Thực hiện Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn các HTX nông nghiệp chuyn đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, đã hoàn thành công tác chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012 đảm bo tiến đ(trước ngày 01/7/2016).

c) Tình hình gii thHTX nông nghiệp

Tổng số HTX nông nghiệp giải th là 21 HTX sau khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực ngày 01/7/2013. Nguyên nhân là các hợp tác xã hoạt động cầm chừng, kém hiệu qu trong nhiu năm.

d) Tình hình cung ng các sn phm, dịch vụ của HTX cho thành viên

Đến nay, chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp đã từng bước được nâng lên, cán bộ qun lý HTX và thành viên đã nhận thức được nhu cầu và mục đích của việc tham gia HTX; tính dân ch trong HTX ngày càng thhiện rõ nét. Hội đng qun trị các HTX đã xây dựng quy chế hoạt động và sdụng vn góp theo quy định.

Nhiều HTX nông nghiệp đã chđộng liên doanh liên kết với các HTX và doanh nghiệp các lĩnh vực khác nhm phát triển hoạt động sn xuất kinh doanh, cụ thể như: HTX dịch vụ, sn xuất cà phê Sáu Nhung (Đắk Hà), HTX Thần nông (thành phố Kon Tum), HTX dịch vụ Đoàn Kết (thành phố Kon Tum). Năm 2016, doanh thu của các HTX nông nghiệp đạt trên 500 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2013.

Các HTX nông nghiệp cung cấp các dịch vụ nông nghiệp đa dạng như cung ứng ging, vật tư, phân bón đầu vào nông nghiệp, chuyn giao tiến bộ kỹ thuật, bo vệ thực vật, thủy nông, tư vn qun lý sn xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phm, làm đất bng máy, thu hoạch lúa bng máy...

đ) Tình hình xây dựng mô hình HTX hoạt động hiệu qu theo đúng quy định Luật HTX năm 2012

- HTX Thần nông: Liên kết sản xuất thanh long ruột đỏ tại xã Ya Chim, thành phố Kon Tum. Được cơ quan kiểm tra đánh giá đạt tiêu chuẩn sản xuất theo VietGap.

- HTX dịch vụ sn xuất cà phê Sáu Nhung: Liên kết sản xuất cà phê bền vững tại huyện Đắk Hà với các thợp tác sản xuất cà phê bn vng đã được Tổ chức thương mại thế giới cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xut cà phê bền vững.

- HTX dịch vụ Đoàn Kết (thành ph Kon Tum): Xây dựng cánh đồng lúa ging, hỗ trợ kthuật, phân bón, công làm đất, làm đường giao thông vào khu sn xuất, hệ thng thủy lợi nội đng... cung cấp giống cho các doanh nghiệp trong và ngoài tnh.

2. Tình hình hoạt động ca HTX (01/7/2013 đến 31/12/2016)

2.1 Số lượng HTX nông nghiệp

- Trên địa bàn tnh có 30 HTX nông nghiệp đang hoạt động đã được kiện toàn, chuyển đổi, thành lập mới theo Luật HTX năm 2012 (thành lập mới được 02 HTX).

- S HTX nông nghiệp gii thể theo Luật HTX là 21 HTX, nguyên nhân: Các HTX hoạt động kém hiu qu, hoạt động cm chừng qua nhiu năm.

- S thành viên trong 30 HTX nông nghiệp đã được kiện toàn, chuyn đổi là 3.020 người.

2.2 Hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp (tại thời điểm 31/12/2016)

- Hiệu quhoạt động: Doanh thu bình quân năm 2016 về lĩnh vực nông, lâm nghiệp (có 22 HTX) khong 940 triệu đồng/HTX/năm. Doanh thu bình quân năm 2016 về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (có 05 HTX) khong 245 triệu đồng/HTX/năm.

- Về lĩnh vực hoạt động dịch vụ: Tưới tiêu, làm đt, bo vthực vật, sản xuất ging cây trồng, vật nuôi, thủy sn; cung cp vật tư nông nghiệp; khuyến nông, khuyến ngư; chế biến tiêu thụ sản phẩm; vệ sinh môi trường; ngành nghề nông thôn; dịch vụ thú y.

- Về trình độ cán bộ qun lý HTX nông nghiệp: Tng scán bộ qun lý HTX là 210 người, trong đó: Trình độ sơ cấp, trung cấp 22 người (chiếm 10,5%): chưa qua đào tạo 188 người (chiếm 89,5%).

- Chất lượng HTX nông nghiệp: Năm 2016, số HTX loại khá, gii là 21 HTX (chiếm 77,8%); số HTX trung bình là 4 HTX (chiếm 14,8%); số HTX loại yếu là 2 HTX (chiếm 7,4%).

3. Đánh giá kết quhoạt động HTX nông nghiệp

Tính đến 30/8/2017, trong lĩnh vực nông nghiệp có 30 HTX đang hoạt động, trong đó có 25 HTX hoạt động trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp (chiếm 83,3%), 05 HTX nuôi trồng thy sn (chiếm 16,6%). Hiện nay, trên địa bàn tnh mi năm thành lập mới từ 4-5 HTX, tuy nhiên số lượng HTX nông nghiệp giải th vì hoạt động kém hiệu qu khong 2-3 HTX/năm nên về tng sHTX nông nghiệp tăng trung bình khoảng 1-2 HTX/năm, không tăng nhiu hơn so với thời điểm trước khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành.

- Về thành viên và hoạt động của HTX: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 3.020 thành viên HTX nông nghiệp, trong đó chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân sinh sng ở khu vực nông thôn. Giá trị sản xuất, kinh doanh khoảng 1,0 tỷ đồng/HTX. Lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của các thành viên và người lao động ước đạt trên dưới 1,0 triệu đồng/người/tháng. Đa số các HTX nông nghiệp hiện nay thực hiện các dịch vụ phục vụ sn xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn (thp nhất là 3, nhiều nht là 16 dịch v), bao gm: Cung ứng các dịch vụ đầu vào (ging, vật tư, phân n, tưới tiêu ...), bảo qun, chế biến, tiêu thụ sn phm; qun lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sn xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp đđầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sn. Một số HTX nông nghiệp có sự đổi mới vphương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng cao được hiệu quhoạt động của hợp tác xã, thu nhập của các thành viên và khng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên.

- Về tình hình vốn, quỹ của các HTX nông nghiệp: Nhìn chung các HTX nông nghiệp đu thiếu vn đsản xuất, kinh doanh. Mức vn trung bình của các HTX đều thấp và chyếu là vốn tài sn cố định đã sử dụng lâu năm như nhà xưởng, mương máng, trạm bơm, máy móc và thiết bị phục vụ sn xuất nông nghiệp khác đã xuống cp, lạc hậu. Các HTX nông nghiệp thường rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không có tài sn thế chp, hoạt động sn xuất kinh doanh rủi ro cao, ssách kế toán chưa minh bạch và chưa xây dựng được các phương án kinh doanh kh thi.

- Những hạn chế chính:

+ Về tổ chức lại HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 còn chậm, tính đến ngày 01/7/2017 mới thực hiện xong việc chuyển đi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, phn lớn các HTX đăng ký lại hoạt động còn mang tính hình thức. Do đó, phn lớn các HTX nông nghiệp hiện nay chưa có sự thay đi về phương thức hoạt động, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức HTX kiểu cũ:

+ Đa số các HTX nông nghiệp hiện nay mới chtập trung vào các dịch vđầu vào cho sn xuất nông nghiệp n: Cung ứng ging, vật tư, phân bón, bo vệ thực vật, thy lợi nội đồng...; các dịch vụ khác như: Bo qun, chế biến, tiêu thụ sản phẩm... chưa được quan tâm, sHTX thực hiện việc bao tiêu nông sn cho nông dân còn ít, hiện có khoảng 10% số HTX thực hiện việc bao tiêu một phn nông sn cho nông dân. Vì vậy, các HTX còn chưa hỗ trợ nhiu cho việc gia tăng sn lượng và giá trị của sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn một số HTX được hình thành không đúng bn chất, quy định của Luật HTX năm 2012, chyếu thành lập để được hưởng các chính sách h trcủa nhà nước:

+ Nhiu HTX nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cu sn xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết cht chẽ giữa HTX với thành viên: nguồn vốn ít, doanh thu thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số hoạt động còn mang tính hình thức. Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gn bó với HTX;

+ Hiện nay nhu cầu liên kết là rất lớn, tuy nhiên số lượng các HTX thực hiện liên kết được với doanh nghiệp đtiêu thụ sn phm còn chưa nhiều. Người nông dân đa s vn phi "tự m, tự bán", dẫn đến ri ro trong sn xuất, tiêu thụ sn phm và gim thiu thu nhập của người dân.

- Ngun nhân của những khó khăn:

+ Tình hình vốn, quỹ ca các HTX nông nghiệp còn khó khăn, mức vốn bình quân của các HTX nông nghiệp thấp và ch yếu là vốn tài sn cố định đã sử dụng lâu năm, nhà xưng và thiết bị xuống cp, lạc hậu. Đa số các HTX nông nghiệp thiếu vn để sn xut, kinh doanh; các HTX nông nghiệp rất khó tiếp cận được với ngun vn vay từ các tổ chức tín dụng, trong khi đó việc huy động vn từ thành viên rt khó khăn, gây nh hưng đến năng lực sn xuất kinh doanh và khnăng cạnh tranh của HTX. Nhiều HTX thiếu chủ động, trông đợi vào sự hỗ trợ của nhà nước;

- Cht lượng nguồn nhân lực của các HTX nông nghiệp còn chưa cao. Hiện nay, đa scán bộ ch cht HTX nông nghiệp hiện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, ít được đào tạo. Tư duy phát triển sn xuất kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tchức điều hành sản xuất kinh doanh.

II. KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ phát triển HTX và THT trong nông nghiệp nhm tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết vào sn xuất nông nghiệp gn với chế biến tiêu thụ sn phm, tăng thu nhập cho các thành viên HTX, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thđến năm 2020

- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 55 HTX nông nghiệp, trong đó: 40 HTX hoạt động đạt loại khá; 15 HTX hoạt động đạt mức trung, không có HTX yếu kém.

- Tc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm đạt 11%, đến năm 2020 tng doanh thu HTX nông nghiệp đạt 110 tỷ đồng, doanh thu bình quân HTX 2 tỷ đồng/HTX/năm.

- Thu nhp bình quân của người lao động trong HTX nông nghiệp đạt 44 triệu đồng/năm.

- Cán bộ làm công tác qun lý HTX có trình độ cao đẳng, đại học trên 60% và 100% cán bộ HTX được tham gia các tập huấn, bồi dưng chuyên môn nghiệp vụ qun lý.

- Thu hút trên 80% hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn tham gia ít nhất một dịch vụ của HTX nông nghiệp.

III. NỘI DUNG ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Tuyên truyn ph biến ch trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lc về kinh tế hợp tác

a) Bồi dưỡng ngun nhân lực cho HTX nông nghiệp và THT

- Đối tượng: Thành viên Hội đng quản trị và Giám đốc HTX: thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên; kế toán trưởng; cán bộ quản lý khác của HTX, t trưng và các thành viên ban điều hành của THT.

- Nội dung tp hun, bi dưng:

+ Giải pháp giúp nâng cao vai trò của HTX trong nông nghiệp đối với vic phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;

+ Các nguyên tc, giá trị, tổ chức và hoạt động của HTX; những nội dung của Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến các HTX trong nông nghiệp:

+ Cách thực hiện các chính sách, hỗ trợ của nhà nước đối với các HTX trong nông nghiệp;

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm của HTX một cách khoa học;

+ Xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh đơn gin, quy nhcủa HTX, đánh giá hiệu quả và tổ chức thực hiện dự án:

+ Qun trị tài chính trong HTX, xây dựng Quy chế qun lý tài chính của HTX; kh năng phân tích, dự báo và lập kế hoạch tài chính HTX và một số nguyên tắc cơ bn khi ra quyết định tài chính;

- Hướng dẫn các quy định về chính sách thuế liên quan đến HTX trong nông nghiệp;

- Nm được các nguyên tc cơ bn và nội dung chính các chng từ kế toán của HTX; hệ thng s sách, tài khon và báo cáo kế toán; các hoạt động kế toán và tổ chức công tác kế toán của HTX;

- Công tác thng kê; những kiến thức cơ bn v thng kê và những nội dung cn thống kê trong hoạt động của HTX;

+ Trang bị kiến thức cơ bn về tchức, quản lý dịch vụ nông nghiệp trong HTX; những kỹ năng cơ bn để thực hiện nghiệp vụ tổ chức, qun lý dịch vụ; thay đi nhận thức và thái độ thực hiện dịch vụ của cán bộ qun lý HTX; trao đổi, chia skinh nghiệm trong tchức, qun lý các hoạt động dịch vụ trong HTX;

+ Tập hun cho Ban kim soát HTX nắm chc chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát theo quy định pháp luật hiện hành; nội dung và cách thức tiến hành các công việc thuộc trách nhiệm của Ban kiểm soát; cách thức, nội dung lập các báo cáo kiểm soát HTX; một số vướng mắc thường gặp và cách khc phục đối với công tác kiểm soát HTX.

(Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho HTX và THT tại Phụ lục 1 kèm theo)

b) Thành lập mới HTX nông nghiệp, tư vn xây dựng điều lệ, phương án sn xuất kinh doanh HTX nông nghiệp

- Đối tượng: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập HTX hoặc tham gia HTX (có văn bản đề nghị được hỗ trợ thành lập mới HTX).

- Nội dung:

+ Tư vn, cung cp các thông tin, tập huấn quy định pháp luật HTX trước khi thành lập HTX cho sáng lp viên. Dự kiến mở 02 lớp; 60 người tham dự:

+ Tư vn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh HTX nông nghiệp, hướng dẫn các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX theo Luật HTX năm 2012 (có văn bn đnghị được hỗ trợ thành lập mới HTX nông nghiệp). Dự kiến m02 lớp; 60 người tham dự.

(Nhu cu tư vn cho các HTX và THT tại Phụ lục 2 kèm theo)

2. Thí đim mô hình tuyển dụng trí thức trtốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn HTX

- Tuyển dụng trí thức tr đã tt nghiệp đại học, cao đẳng vlàm việc có thời hạn ở HTX, thời hạn hỗ trợ không quá 36 tháng; với số lượng 30 người/30 HTXNN.

(Nhu cầu tuyn dụng cho các HTX và THT tại Phụ lục 3 kèm theo)

3. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hp tác về sở hạ tầng

- Đối tượng: HTX nông nghiệp cung ứng sn phẩm, dịch vụ cho các thành viên có hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Nội dung:

+ Xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thy sn, ca hàng vật tư nông nghiệp;

+ Giao thông nội đồng;

+ Công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản.

(Nhu cầu htrợ cơ s h tng cho các HTX và THT tại Phụ lục 4 kèm theo)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện tun truyền phbiến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tập hun, bi dưỡng nguồn nhân lực về kinh tế hợp tác: 1.619 triệu đồng

a) Bi dưng nguồn nhân lực cho HTX nông nghiệp và THT

Nguồn kinh phí hỗ trợ bồi dưng nguồn nhân lực của HTX: Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí bng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để các địa phương thực hiện theo mục 1 Điều 4 Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính

- Vai trò của HTX trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: 04 lớp x 15.590.000 đồng/lớp = 62.360.000 đồng.

- Luật HTX năm 2012: 02 lớp x 38.790.000 đng/lớp = 77.580.000 đồng.

- Chính sách phát triển HTX trong nông nghiệp: 04 lớp x 38.970.000 đồng/lớp = 155.880.000 đồng.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm của HTX: 04 lớp x 50.070.000 đồng/lớp = 200.280.000 đồng.

- Xây dựng dự án sản xuất, kinh doanh trong HTX: 04 lớp x 50.930.000 đng/lớp = 203.720.000 đồng.

- Qun trị tài chính và các phương pháp huy động vốn trong HTX: 02 lớp x 50.930.000 đồng/lớp = 101.860.000 đồng.

- Thuế đối với các HTX trong nông nghiệp: 02 lớp x 27.190.000 đồng/lớp = 54.380.000 đồng.

- Công tác kế toán trong HTX: 02 lớp x 50.070.000 đồng/lớp = 100.140.000 đồng.

- Công tác thống kê trong HTX: 02 lớp x 50.930.000 đồng/lớp = 100.860.000 đồng.

- Tổ chức, quản lý các hoạt động dịch vụ trong HTX, THT: 04 lớp x 50.930.000 đng/lp = 203.720.000 đồng.

- Công tác kiểm soát trong HTX: 04 lớp x 50.070.000 đồng/lớp = 200.280.000 đồng.

b) Hỗ trợ thành lập mới HTX nông nghiệp, tư vn xây dựng điều lệ, phương án sn xuất kinh doanh HTX nông nghiệp

Nhằm hỗ trợ thành lập mới HTX, đăng ký thay đi theo quy định của luật HTX năm 2012 và htrợ tổ chức lại hoạt động của HTX nhằm đảm bo theo quy định tại khon 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12 2016 của Bộ Tài chính.

- vấn, cung cấp các thông tin, tập huấn quy định pháp luật HTX: 02 lp x 27.190.000 đồng/lớp = 54.380.000 đồng;

- Tư vấn xây dựng điu l, phương án sản xuất kinh doanh HTX nông nghiệp, hướng dẫn các thủ tục thành lp, đăng ký và tchức hoạt động của HTX theo lut HTX năm 2012; 02 lớp x 50.930.000 đồng/lớp = 101.860.000 đồng.

2. Thí đim mô hình đưa trí thc trtốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hn 30 HTX: 30 người x 2.700.000 đồng/tháng x 36 tháng = 2.916.000.000 đồng.

3. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác về cơ sở htầng: 15.350 triệu đồng

- Xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sn, cửa hàng vật tư nông nghiệp: 18 HTX nông nghiệp x 500 triệu đồng 9.000 triệu đồng.

- Giao thông nội đồng: 10 HTX nông nghiệp x 400 triệu đồng = 4.000 triệu đồng.

- Công trình thy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sn: 5 HTXNN x 470 triệu đồng = 2.350 triệu đồng

4. Tổng kinh phí (1+2+3): 19.885 triệu đồng.

Trong đó:

- Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 16.658 triệu đồng

- Nguồn vốn ngân sách tnh: 156 triệu đồng để hỗ trợ thành lập mới HTX, đăng ký thay đổi theo quy định ca Luật HTX năm 2012 và htrợ tchức lại hoạt động của HTX nhm đm bo theo quy định tại khon 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính.

- Nguồn vn đối ứng của HTX nông nghiệp: 3.070 triệu đồng.

- Phân kỳ hàng năm:

+ Năm 2017: 3.203 triệu đồng;

+ Năm 2018: 5694,9 triệu đồng;

+ Năm 2019: 6024 triệu đồng;

+ Năm 2020: 4.964 triệu đồng.

(dự toán chi tiết kèm theo Ttrình số 183/TTr-SNN-KH ngày 19/9/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

a) Ngân sách Trung ương

- Bo đảm cho các hoạt động tuyên truyền phổ biến chtrương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tập hun, bi dưng nguồn nhân lực v kinh tế hợp tác (ngân sách Trung ương htrợ 100% kinh phí bng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để các địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính).

- Thí đim mô hình đưa cán bộ tr tt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn HTX; thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác về cơ chế cơ sở hạ tng (Theo Quyết định số 2261/-TTg ngày 15/12/2014 của Thng Chính ph phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020)

b) Ngân sách tnh

Hỗ trợ thành lập mới HTX nông nghiệp, tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sn xuất kinh doanh HTX nông nghiệp (Theo Quyết định s 2261/-TTg, ngày 15/12/2014 của Thtướng Chính phphê duyệt chương trình hỗ trphát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020).

c) Vn đi ứng của HTX nông nghiệp

Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác về cơ chế cơ sở hạ tng, ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa 80% tng mức đầu tư của dự án, HTX đóng góp ti thiu 20% tng mức đầu tư của dự án (Theo Quyết định số 2261/-TTg ngày 15/12/2014 của Thng Chính phphê duyệt chương trình htrợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn:

- Ch trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trin khai thực hiện Kế hoạch đi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

- Chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn:

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưng cán bộ quản lý HTX và thành viên HTX nông nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, hỗ trợ thí điểm đưa cán bộ trẻ về làm việc tại HTX, triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác về cơ chế cơ shạ tầng theo kế hoạch được giao;

+ Xây dựng một số mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp tng hợp, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp phù hợp với từng vùng, từng ngành hàng nông sn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan, trên cơ sở mức vn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm, xem xét, cân đối, đề xuất cp có thm quyền b trí để thực hiện các nội dung tại kế hoạch, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thtướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

3. S Tài chính

Ch trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan hướng dẫn cho các đơn vị, địa phương sử dụng kinh phí triển khai thực hiện Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của thủ tướng, Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020 theo quy định, hướng dẫn của Trung ương.

4. Liên minh HTX tnh

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chtrì, phối hợp với SNông nghiệp và Phát trin nông thôn xây dựng kế hoạch, chương trình, tuyên truyền, tư vn hỗ trợ thành lp mới HTX, mcác lớp đào tạo tập huấn bồi dưng cho đội n qun lý, thành viên HTX.

5. Sở công Thương

Ch trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các sn phẩm của HTX nông nghiệp thông qua các chương trình Hội chợ kích cầu thương mại trong và ngoài tnh, nhm nâng cao chui giá trị hàng hóa nông nghiệp của tnh theo quy định hiện hành.

6. Hội Nông dân tỉnh

Tchức tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đến các hội viên trên địa bàn tỉnh.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; kim tra, giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về HTX trên địa bàn; tổ chức thực hiện có hiệu quKế hoạch đổi mới, phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tnh ban hành. Hằng năm tng hợp báo cáo kết quthực hiện Kế hoạch, gi SNông nghiệp và Phát trin nông thôn đtổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh.

- Lồng ghép các nguồn vốn đtriển khai các mô hình kinh tế hợp tác trong sn xuất nông nghiệp, đặc biệt là mô hình liên kết gn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế.

- Rà soát quy hoạch, dành quỹ đt cho các HTX đxây dựng trụ sở, mặt bng sản xuất kinh doanh; trên cơ sở các chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát trin kinh tế tập th và yêu cu phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, chđộng bổ sung các chính sách, quy định của địa phương nhm khuyến khích thành lập và phát triển các HTX.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trn tổ chức phbiến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật đối với phát triển kinh tế tp th.

Trên đây là Kế hoạch đổi mới, phát trin các HTX nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Bộ
NN và PTNT(b/c);
- Liên minh
HTX Việt Nam (b/c);
- TT T
ỉnh ủy, TT HĐND tnh (b/c);
- Cục KTHT và PTNT - Bộ NN và PTNT (b/c);
- Ch
ủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở
, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các
huyện, thành phố;
- Liên minh
HTX tnh;
- VP UBND tỉnh: CVP
, PVP (KT);
- Lưu VT
, KT5.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHO HTX VÀ THT
(Kèm
theo Kế hoạch số 2694/KH-UBND ngày 06/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Nội dung

Số lớp

Số người

Phân khai giai đoạn 2017-2020

2017

2018

2019

2020

1

Vai trò của HTX trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

4

120

30

30

30

30

2

Luật HTX m 2012

2

60

30

30

 

 

3

Chính sách phát triển HTX trong nông nghiệp

4

120

30

30

30

30

4

Xây dựng kế hoạch hàng năm trong HTX

4

120

30

30

30

30

5

Xây dựng dự án sn xuất kinh doanh trong HTX

4

120

30

30

30

30

6

Qun trị tài chính và các phương pháp huy động vn trong HTX

1

60

30

30

 

 

7

Thuế đối với các HTX trong nông nghiệp

2

60

 

30

30

 

8

Công c kế toán trong HTX

2

60

 

30

30

 

9

Công tác thng kê trong HTX

2

60

 

30

 

30

10

Tchức, quản lý các hoạt động dịch vụ trong HTX

4

120

30

30

30

30

11

Công tác kiểm soát trong HTX

4

120

30

30

30

30

Tng cộng

34

1020

240

330

240

210

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NHU CẦU TƯ VẤN CHO CÁC HTX VÀ THT
(Kèm
theo Kế hoạch số 2694/KH-UBND ngày 06/10/2017 của y ban nhân dân tnh Kon Tum)

TT

Danh mục

Giai đoạn 2017-2020

Số lớp

Số người

Số người học

2018

2019

1

Tư vn, cung cp các thông tin, tập hun quy định pháp luật HTX

02

60

30

30

2

Tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh HTXNN, hướng dẫn các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX theo Luật HTX năm 2012

02

60

30

30

Tng cộng

4

120

60

60

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP NHU CẦU TUYỂN DỤNG CHO CÁC HTX VÀ THT
(Kèm theo Kế hoạch s
ố 2694/KH-UBND ngày 06/10/2017 của Ủy ban nhân dân tnh Kon Tum)

TT

Danh mục

SHTX

Tri thức trẻ (người)

Số lao động hỗ trợ cho HTX giai đoạn 2017 - 2020

2017

2018

2019

2020

1

Dự kiến hỗ trợ về lao động cho HTX nông nghiệp có trình độ cao đẳng tr lên

30

30

05

10

10

05

* Ghi chú: Hỗ trợ 01 tri thức trẻ/HTX nông nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên đ htrợ qun trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của HTX.

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC HTX VÀ THT
(Kèm theo Kế hoạch số
2694/KH-UBND ngày 06/10/2017 của y ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Danh mục

HTX

Giai đoạn 2017 -2020

2017

2018

2019

2020

1

Xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sn, ca hàng vật tư nông nghiệp

18

3

5

5

5

2

Giao thông nội đồng

10

1

3

3

3

3

Công trình thủy lợi, cơ sở hạ tng vùng nuôi thủy sn

5

1

1

2

1

 

Tng

33

5

9

10

9

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2694/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu2694/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/10/2017
Ngày hiệu lực06/10/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/12/2018
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2694/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 2694/KH-UBND năm 2017 đổi mới phát triển hợp tác xã nông nghiệp Kon Tum 2017 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 2694/KH-UBND năm 2017 đổi mới phát triển hợp tác xã nông nghiệp Kon Tum 2017 2020
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu2694/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Kon Tum
                Người kýLê Ngọc Tuấn
                Ngày ban hành06/10/2017
                Ngày hiệu lực06/10/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/12/2018
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Kế hoạch 2694/KH-UBND năm 2017 đổi mới phát triển hợp tác xã nông nghiệp Kon Tum 2017 2020

                Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 2694/KH-UBND năm 2017 đổi mới phát triển hợp tác xã nông nghiệp Kon Tum 2017 2020