Nội dung toàn văn Kế hoạch 2852/KH-UBND 2019 Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng Cao Bằng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2852/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 19 tháng 8 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG NĂM HỌC 2019 - 2020
Thực hiện Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 7162/BYT-BM-TE ngày 26/11/2018 và Công văn số 2673/BYT-BM-TE ngày 15/5/2019 tăng cường triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường; UBND tỉnh ban hành kế hoạch Chương trình Sữa học đường, Sở Y tế đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm học 2019 - 2020 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KẾ HOẠCH
Năm học 2018-2019, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 269 trường Tiểu học với 46.737 học sinh; có 192 trường Mầm non, Mẫu giáo với tổng số học sinh là: 35.577 trẻ.
Trong những năm qua công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả nhất định. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm từ 41,5% (năm 1999) xuống 19,0% năm 2018, thể thấp còi giảm từ 47,5% (năm 1999) xuống còn 31,6% năm 2018; tuy nhiên tỷ lệ này còn rất cao so với cả nước. Như vậy tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em vẫn còn ở mức cao và cần sớm được quan tâm cải thiện.
Tuổi mầm non và tiểu học là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đây là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo, là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý, nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương khi bị thiếu hụt về dinh dưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau, vì vậy thức ăn dành cho trẻ cũng phải phù hợp theo từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện cho trẻ. Với trẻ mầm non và tiểu học ngoài chế độ ăn đa dạng các chất như: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin,... thì việc bổ sung thêm sữa mỗi ngày là rất cần thiết có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ (theo Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ mẫu giáo hay học sinh tiểu học là 400 - 600 ml sữa mỗi ngày).
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống; trẻ em sẽ không phát triển trí tuệ toàn diện nếu không được cung cấp thực phẩm dinh dưỡng hợp lý. Sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp các vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao chứa đủ các acid amin thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đặt nền tảng cho việc học tập của trẻ ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy, đầu tư cho trẻ hôm nay để có một thế hệ tương lai phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là việc làm vô cùng cần thiết.
Thực hiện Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em; nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên tỉnh Cao Bằng, hướng tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó, giảm gánh nặng về chi phí y tế và chi phí xã hội bởi các bệnh phát sinh do suy dinh dưỡng, tăng gắn kết học sinh với nhà trường...
Cao Bằng là tỉnh có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc triển khai Chương trình Sữa học đường không thể thực hiện đại trà ngay từ đầu mà cần thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng trên địa bàn. Chương trình cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự ủng hộ, góp sức của cộng đồng.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em tỉnh Cao Bằng, góp phần phát triển nguồn lực tỉnh Cao Bằng trong tương lai.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học tại các địa bàn được chọn triển khai thí điểm Chương trình Sữa học đường được uống sữa 05 lần/ tuần, mỗi lần một hộp sữa 180 ml và thực hiện trong 9 tháng/năm.
b) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,4%/năm; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,5%/ năm tại các địa bàn được chọn triển khai thí điểm Chương trình Sữa học đường.
c) 100% giáo viên, nhân viên y tế trường học, nhân viên y tế tham gia Chương trình Sữa học đường được tập huấn về: kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong trường học, quản lý, tổ chức uống sữa, cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm, không để xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm trong trường học.
d) Trên 90% phụ huynh của trẻ tại các địa bàn triển khai uống sữa được truyền thông, giáo dục, tư vấn về dinh dưỡng và cách chăm sóc sức khỏe trẻ em tại gia đình; có kiến thức về sữa học đường và hỗ trợ trẻ em được hưởng quyền lợi theo chương trình.
đ) 100% các trường mầm non và tiểu học tại các địa bàn được chọn triển khai thí điểm thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm.
III. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊNH MỨC, THỜI GIAN THỰC HIỆN, ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI
1. Địa bàn triển khai
- Mỗi huyện, Thành phố triển khai điểm tại trường mẫu giáo và trường tiểu học thuộc 01 xã khó khăn của huyện, Thành phố (Danh sách trường học dự kiến triển khai Kế hoạch tại Phụ lục I).
- Các trường mẫu giáo và tiểu học còn lại trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện Kế hoạch hành động triển khai Chương trình Sữa học đường thông qua xã hội hóa, vận động phụ huynh đóng góp bằng nhiều hình thức để cho con em được uống sữa tại trường, lớp học.
2. Đối tượng thụ hưởng: Học sinh mẫu giáo và tiểu học tại các địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của Kế hoạch.
3. Định mức: Mỗi học sinh mẫu giáo và tiểu học được uống sữa 5 lần/tuần trong 9 tháng của năm học (35 tuần), mỗi lần một hộp sữa 180 ml, vào giờ nhất định (trẻ thừa cân - béo phì: uống sữa không đường; trẻ không bị thừa cân - béo phì: uống sữa có đường).
4. Thời gian thực hiện: trong năm học 2019 - 2020 (từ tháng 9 năm 2019 - tháng 5 năm 2020)
IV. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về tầm quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em; phát huy tính chủ động, thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách về giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kinh phí sử dụng phải hiệu quả và đúng mục đích, tránh thất thoát. Tổ chức đánh giá, rà soát kịp thời để điều chỉnh kế hoạch đạt kết quả cao.
2. Thông tin truyền thông, giáo dục dinh dưỡng
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền, vận động nâng cao kiến thức về tầm quan trọng trong công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa, mục đích của Chương trình Sữa học đường dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; huy động sự ủng hộ quyên góp từ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cho Chương trình Sữa học đường.
- Chính quyền địa phương tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ của phụ huynh và học sinh khi tham gia Chương trình Sữa học đường.
- Các trường học lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm. Thông qua cuộc họp, vận động phụ huynh tự nguyện đăng ký và cam kết tham gia Chương trình Sữa học đường.
3. Giải pháp về tài chính
- Kinh phí thực hiện Chương trình Sữa học đường từ nhiều nguồn; ngân sách nhà nước mang tính hỗ trợ, huy động sự tham gia, hỗ trợ của doanh nghiệp và phụ huynh học sinh.
a) Kinh phí hỗ trợ các hoạt động: tập huấn, truyền thông, điều tra tình trạng dinh dưỡng, giám sát, hỗ trợ các hoạt động cho trẻ uống sữa tại trường
Nguồn ngân sách | Kinh phí hỗ trợ: tập huấn, truyền thông, điều tra tình trạng dinh dưỡng, giám sát, hỗ trợ các hoạt động cho trẻ uống sữa tại trường | Kinh phí mua sữa cho trẻ uống |
Ngân sách địa phương hỗ trợ | 100% | 25% |
Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ | 0 | 25% |
Đóng góp của phụ huynh học sinh | 0 | 50% |
Đóng góp của phụ huynh học sinh | 0 | 100 % |
b) Kinh phí mua sữa cho trẻ uống
- Ngân sách địa phương hỗ trợ mua sữa là 25%.
- Đóng góp của phụ huynh học sinh là 50%.
- Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ 25%.
4. Giải pháp về cơ chế chính sách
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các tổ chức, từ các doanh nghiệp, các cá nhân để thực hiện Chương trình Sữa học đường.
5. Giải pháp kỹ thuật
- Đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ cho đội ngũ nhân viên y tế, giáo viên tham gia chương trình sữa học đường trong quá trình uống sữa, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình cho trẻ uống sữa.
- Theo dõi, giám sát việc triển khai, đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường.
- Tổ chức thu thập số liệu trước khi tổ chức triển khai chương trình tại các địa phương, các đơn vị trường học.
- Kiểm tra, giám sát các quy trình giao nhận sữa, cách bảo quản, phân phối và tổ chức thực hiện việc cho uống sữa tại trường.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình đấu thầu đơn vị cung cấp sữa tham gia Chương trình Sữa học đường đảm bảo công khai và đúng quy định.
- Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện, đề ra phương hướng hoạt động cụ thể phù hợp cho năm tiếp theo.
6. Hình thức lựa chọn nhà thầu
a) Phương thức lựa chọn nhà thầu: thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu.
b) Tiêu chí lựa chọn nhà thầu
- Doanh nghiệp cung cấp sữa cho trẻ uống phải là thương hiệu Việt, được Bộ Y tế cấp phép theo quy định, đảm bảo hàm lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng và sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với trẻ độ tuổi mầm non và tiểu học.
- Trực tiếp sản xuất sữa đạt tiêu chuẩn ISO 9002; FSSC 22000.
- Có đủ điều kiện bảo quản sữa tiệt trùng có đường và không có đường từ 6 tháng trở lên.
- Có kinh nghiệm thực hiện chương trình sữa học đường.
- Hỗ trợ kinh phí cho trẻ uống sữa bằng 25% giá trị /hộp sữa.
- Cam kết bình ổn giá trong suốt giai đoạn thực hiện chương trình.
- Không bị gián đoạn nguồn sữa trong thời gian thực hiện chương trình.
- Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho việc bảo quản và cung cấp sữa cho nhà trường theo tiêu chuẩn.
c) Tiêu chí chọn sữa phục vụ chương trình sữa học đường
- Được chế biến từ nguyên liệu là sữa tươi sạch lấy từ các trang trại chăn nuôi tập trung, thành phần có đường hoặc không có đường, được bổ sung vi chất dinh dưỡng với hàm lượng theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
- Được sản xuất theo quy trình hiện hành về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.
- Có ghi nhãn đối với sữa cho Chương trình Sữa học đường (sữa phục vụ cho Chương trình Sữa học đường) theo quy định.
- Có nghiên cứu lâm sàng về sữa học đường, có kết quả đối chứng về hiệu quả sử dụng sản phẩm sữa học đường trên học sinh trong độ tuổi học đường.
- Sản phẩm đã được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em.
- Sản xuất loại sữa tươi tiệt trùng có đường và không đường, 180ml/hộp, thời hạn bảo quản 6 tháng.
d) Cung ứng sữa
Doanh nghiệp trúng thầu chịu trách nhiệm cung ứng sữa kịp thời theo Kế hoạch, không bị gián đoạn hoặc dồn dập, đồng thời bố trí nhân viên vận chuyển sữa đến tận nơi cất giữ, bảo quản (hoặc kho) các trường mầm non và tiểu học triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
đ) Vận chuyển sữa
Bằng các phương tiện chuyên dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo định kỳ 2 tuần/lần.
7. Triển khai cho học sinh uống sữa
a) Thực hành cho học sinh uống sữa
- Mỗi học sinh mẫu giáo, tiểu học được uống sữa 5 lần/tuần trong 9 tháng của năm học (35 tuần), mỗi lần một hộp sữa 180 ml, vào giờ nhất định. (Trẻ thừa cân - béo phì: uống sữa không đường; Trẻ không bị thừa cân - béo phì: uống sữa có đường).
- Hiệu trưởng phân công giáo viên chịu trách nhiệm cho học sinh uống sữa đảm bảo số lượng, số lần, đúng giờ và an toàn thực phẩm trong quá trình uống, đồng thời theo dõi, ghi chép kết quả thực hiện của từng ngày để tổng hợp báo cáo.
- Giáo viên cần kiểm tra tình trạng hộp sữa bằng cảm quan (còn nguyên dạng, đảm bảo chất lượng nhà sản xuất) và hạn sử dụng trước khi cho học sinh uống sữa.
- Xử lý rác thải: vỏ hộp sữa được thu gom ngay sau khi sử dụng để tránh thu hút ruồi, kiến và côn trùng khác gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý vỏ hộp sữa như các rác thải hữu cơ thông thường.
8. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện
- Tổ chức hoạt động cân, đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh mẫu giáo và tiểu học tại các địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của Kế hoạch trước khi triển khai Chương trình và định kỳ 6 tháng, hàng năm để đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất về chất lượng sữa, về việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong các khâu vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản sữa và cho học sinh uống sữa tại trường, nhất là các đơn vị trường học có nhiều cơ sở nhỏ lẻ.
- Định kỳ hàng quý tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động tại các trường học và thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất, giải quyết các vấn đề phát sinh khi cần thiết.
- Chế độ thống kê, báo cáo:
+ Báo cáo định kỳ: các trường học báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo 01 lần/học kì (Học kì I báo cáo ngay sau khi kết thúc học kì I, Học kì II báo cáo ngay sau khi học sinh nghỉ hè); các Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và báo cáo về Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo UBND tỉnh.
+ Báo cáo đột xuất: Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện có vấn đề bất thường, khó khăn, vướng mắc, các trường học báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện/ thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế; thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
V. KINH PHÍ
Nguồn kinh phí đầu tư; ngân sách địa phương hỗ trợ, doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ, phụ huynh học sinh đóng góp.
Tổng kinh phí đầu tư thực hiện dự kiến là: 5.613.000.000 đồng (Năm tỷ sáu trăm mười ba triệu đồng chẵn).
Chi tiết kinh phí phương án, cụ thể như sau:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.470.750.000 đồng, trong đó:
+ Hỗ trợ các hoạt động (tập huấn, truyền thông, điều tra tình trạng dinh dưỡng, giám sát, hỗ trợ các hoạt động cho trẻ uống sữa tại trường: 100%) 90.000.000 đồng
+ Kinh phí hỗ trợ mua sữa cho trẻ uống (25%): 1.380.750.000 đồng
- Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ kinh phí mua sữa cho trẻ (25%): 1.380.750.000 đồng.
- Phụ huynh học sinh đóng góp kinh phí hỗ trợ mua sữa cho trẻ (50%): 2.761.500.000 đồng.
(Có Dự toán kinh phí chi tiết trong Phụ lục 2 phương án 2 kèm theo).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cao Bằng thành lập theo Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm học 2019-2020.
2. Sở Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm học 2019 - 2020, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động Chương trình Sữa học đường.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học tham gia chương trình.
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng: tư vấn dinh dưỡng cho các bà mẹ có con ở lứa tuổi mầm non, tiểu học.
Chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp với các đơn vị cùng cấp thuộc ngành giáo dục thực hiện giám sát triển khai, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường học, đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường.
Tổ chức hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Chương trình Sữa học đường.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất trong hệ thống trường học, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên việc thực hiện hồ sơ sổ sách, phiếu theo dõi uống sữa, việc giao nhận, lưu trữ và bảo quản sữa, đánh giá sự phát triển của trẻ.
Chỉ đạo Các phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với cơ quan Y tế cùng cấp tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình Sữa học đường, chỉ đạo các trường học cho trẻ uống sữa đúng quy định; tuyên truyền vận động trực tiếp tại trường học, tại các cuộc họp phụ huynh học sinh; tổ chức các hoạt động tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Sữa học đường thu hút phụ huynh và học sinh tham gia; tổ chức ngày hội sữa học đường,...
4. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình Sữa học đường đã được phê duyệt.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, tổng hợp chỉ tiêu liên quan về dinh dưỡng trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế để tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền về các nội dung liên quan của Chương trình Sữa học đường.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các nội dung hoạt động liên quan trong Chương trình Sữa học đường.
8. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với các đơn vị có liên quan ưu tiên kinh phí nhằm nghiên cứu đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất sau các giai đoạn triển khai Chương trình Sữa học đường.
9. UBND các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai Chương trình Sữa học đường tại địa phương, tích cực huy động thêm nguồn lực để thực hiện Chương trình Sữa học đường.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường phù hợp với thực tế của địa phương.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng và các tổ chức thành viên: tham gia, thực hiện Chương trình Sữa học đường.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm học 2019 - 2020./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC I
ĐỊA BÀN, ĐỐI TƯỢNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2019 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2852/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
TT1 | Xã |
| Trường | Dự kiến số học sinh năm học 2019 -2020 |
I | Bảo Lạc |
|
|
|
1 | Xã Bảo Toàn | 1 | Mầm non Bảo Toàn | 185 |
2 | Tiểu học Bảo Toàn | 187 | ||
3 | Tiểu học Bản Lũng | 168 | ||
II | Bảo Lâm |
|
|
|
2 | Xã Thái Học | 4 | Mầm non Thái Học | 217 |
5 | Tiểu học Thái Học | 253 | ||
III | Hạ Lang |
|
|
|
3 | Xã Việt Chu | 6 | Mẫu giáo Việt Chu | 128 |
7 | Tiểu học Việt Chu | 133 | ||
IV | Hà Quảng |
|
|
|
4 | Xã Nà Sác | 8 | Mầm non Nà Sác | 109 |
9 | TH Nà Sác | 89 | ||
V | Hòa An |
|
|
|
5 | Xã Nguyễn Huệ | 10 | Mầm non Nguyễn Huệ |
|
11 | Tiểu học Nguyễn Huệ |
| ||
VI | Nguyên Bình |
|
|
|
6 | Xã Tam Kim | 12 | Mẫu giáo Tam Kim | 171 |
13 | Tiểu học Tam Kim | 179 | ||
VII | Phục Hòa |
|
|
|
7 | Xã Đại Sơn | 14 | Mầm non Đại Sơn | 122 |
15 | TH Đại Sơn | 95 | ||
VIII | Quảng Uyên |
|
|
|
8 | Xã Ngọc Động | 16 | Mầm non Đống Đa | 138 |
17 | Tiểu học Đống Đa | 179 | ||
IX | Thạch An |
|
|
|
9 | Xã Lê Lai | 18 | Mầm non Lê Lai | 127 |
19 | Tiểu học Tân Việt | 74 | ||
20 | PTCS Tiên Hoàng | 84 | ||
X | Thành phố Cao Bằng |
|
| |
10 | Chu Trinh | 21 | Mầm non Chu Trinh | 115 |
22 | Tiểu học Chu Trinh | 133 | ||
XI | Thông Nông |
|
|
|
11 | Xã Lương Can | 23 | Mầm non Lương Can | 123 |
24 | Tiểu học Lương Can | 153 | ||
XII | Trà Lĩnh |
|
|
|
12 | Xã Quang Hán | 25 | Mầm non Quang Hán | 182 |
26 | Tiểu học Quang Hán | 202 | ||
XIII | Trùng Khánh |
|
|
|
13 | Xã Phong Nậm | 27 | Mầm non Phong Nậm | 74 |
28 | Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Phong Nặm | 101 | ||
| Tổng toàn tỉnh |
|
| 3,945 |
PHỤ LỤC 2:
DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ PHÂN NGUỒN KINH PHÍ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2019 -2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2852/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Cao Bằng)
Đơn vị tính: Đồng
TT | Nội dung chi/năm học | Tổng kinh phí | Phân nguồn kinh phí | ||
Công ty cung ứng sữa (25%) | Ngân sách của tỉnh (mua sữa (25 %) | Nguồn vận động từ phụ huynh học sinh (50%) | |||
1 | Kinh phí hoạt động | 90,000,000 |
| 90,000,000 |
|
1.1 | Hội nghị triển khai hàng năm, tập huấn, tuyên truyền và kiểm tra giám sát hoạt động trong trường học | 50,000,000 |
| 50,000,000 |
|
1.2 | Cân trẻ định kỳ, in ấn phiếu điều tra trẻ, kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | 40,000,000 |
| 40,000,000 |
|
2 | Kinh phí mua sữa cho học sinh: Mỗi học sinh uống 5 hộp sữa/ Tuần x 35 tuần x 8.000 đ/ hộp sữa x 3.945 học sinh) | 5,523,000,000 | 1,380,750,000 | 1,380,750,000 | 2,761,500,000 |
| Tổng cộng | 5,613,000,000 | 1,380,750,000 | 1,470,750,000 | 2,761,500,000 |