Văn bản khác 31/KH-UBND

Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020

Nội dung toàn văn Kế hoạch 31/KH-UBND Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy Cà Mau 2020 2014


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/KH-UBND

Cà Mau, ngày 10 tháng 09 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Hướng dẫn các ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 phù hợp với đặc điểm từng địa phương, đơn vị.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, các giải pháp thực hiện và tiến độ thực hiện để các ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

2. Yêu cầu:

Cụ thể hóa các chỉ tiêu, giải pháp, tổ chức thực hiện đồng bộ, đm bảo phù hợp với thực tiễn công tác quản lý nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng địa phương.

Triển khai thực hiện Đề án phải kết hợp lồng ghép với việc thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm phát huy tối đa nguồn lực, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung:

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân; hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2014 - 2015:

Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và các tng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 80% cán bộ chính quyền các cấp và 60% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện.

Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 80% cán bộ tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 50% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ; 80% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện.

Nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 24,97% (234 người/937 người) hiện nay lên 50% vào năm 2015, trong đó tăng tỷ lệ điều trị tự nguyện tại Trung tâm từ 1,71% (04 người/234 người) hiện nay lên khoảng 20% vào năm 2015. Giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại Trung tâm còn khoảng 20%.

Tỷ lệ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm từ 25%.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 100% cán bộ chính quyền các cấp và 80% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện.

Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 90% cán bộ tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 100% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ; 100% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện.

Nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 50% (năm 2015) lên khoảng 80% vào năm 2020, trong đó tăng tỷ lệ điều trị tự nguyện tại Trung tâm từ 20% năm 2015 lên 70% vào năm 2020.

Tăng tỷ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm lên 50%.

III. NHIỆM VỤ

1. Bổ sung chức năng điều trị nghiện tự nguyện cho Trung tâm Giáo dục lao động xã hội:

a) Mục đích: Bổ sung chức năng điều trị nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ điều trị nghiện; tạo điều kiện thuận li cho người nghiện ma túy tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

b) Nguyên tắc: Căn cứ vào nhu cầu điều trị và tình hình thực tế của tỉnh, UBND tỉnh quyết định bổ sung chức năng điều trị nghiện tự nguyện trên cơ sở vật chất, tổ chức và nguồn nhân lực của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh và bổ sung nhân lực của ngành Y tế.

c) Chức năng điều trị nghiện bao gồm: Cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị toàn diện cho người nghiện ma túy với các phương pháp điều trị thích hợp cho từng người.

d) Tchức:

- Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm, đáp ứng yêu cầu công tác điều trị nghiện.

- Sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Trung tâm để bảo đảm các điều kiện theo quy định về điều trị nghiện.

- Lộ trình:

+ Năm 2014 - 2015: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị các điều kiện, thủ tục trình UBND tỉnh quyết định bổ sung chức năng điều trị nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Trung tâm hoàn thiện và đi vào hoạt động với đầy đủ chức năng điều trị nghiện tự nguyện.

2. Phát triển các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng:

a) Mục đích: Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện nâng cao nhận thức, tuân thủ việc điều trị lâu dài tại cộng đồng.

b) Nguyên tắc thành lập:

- Cơ sở, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ của điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng chủ yếu sử dụng Trạm y tế cấp xã để hoạt động, bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế và các quy định về tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện.

- Huy động sự tham gia và kết nối hoạt động của các cá nhân, tổ chức xã hội tại địa phương

- Căn cứ số lượng người nghiện ma túy tại địa phương, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đề xuất Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định thành lập điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Cán bộ làm việc tại các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng chủ yếu là kiêm nhiệm và những người tình nguyện tham gia, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

c) Nhiệm vụ của điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng: Tư vấn giúp người nghiện lựa chọn phương pháp điều trị nghiện thích hợp; tư vấn và hỗ trợ giúp người nghiện tuân thủ điều trị.

d) Thực hiện:

Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ mô hình thí điểm “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng” tại phường 4, thành phố Cà Mau, tiếp tục nhân rộng mô hình, thành lập Trung tâm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại trung tâm các huyện, thành phố Cà Mau và một số xã, phường, thị trấn có nhiều người nghiện ma túy.

3. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ:

a) Mục đích: sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tình nguyện viên đáp ứng cơ bản nhiệm vụ về dự phòng, điều trị nghiện và tư vấn điều trị nghiện.

b) Hình thức: Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ về dự phòng, điều trị nghiện và tư vấn điều trị cho cán bộ quản lý, cán bộ tham gia trong lĩnh vực điều trị nghiện theo chương trình khung thống nhất của Trung ương hướng dẫn.

c) Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2015 - 2020: Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ các cơ sở điều trị nghiện, điểm chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng.

IV. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện:

Công tác thông tin, truyền thông phải được thực hiện đa dạng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, bằng nhiều hình thức đảm bảo nội dung tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân.

Nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy, nghiện ma túy và các biện pháp dự phòng và điều trị nghiện phù hợp với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và các tầng lớp nhân dân.

2. Huy động nguồn lực cho công tác dự phòng và điều trị nghiện:

a) Tăng cường hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước:

Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để bổ sung chức năng điều trị nghin tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Hỗ trợ người có công với cách mạng, gia đình chính sách để họ có điều kiện tiếp cận với dịch vụ dự phòng và điều trị nghiện.

b) Huy động sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích xã hội hóa công tác điều trị nghiện:

Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, thành lập các cơ sở tư vấn dự phòng và điều trị nghiện, thành lập các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện.

Khuyến khích Đội công tác xã hội tình nguyện, các tổ chức tôn giáo, các câu lạc bộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người sử dụng ma túy tham gia chương trình dự phòng và điều trị nghiện.

c) Tăng cường sự phối hợp liên ngành và huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội:

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác dự phòng và điều trị nghiện.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch liên ngành để triển khai công tác tư vấn dự phòng và điều trị nghiện, lồng ghép, phối hợp hiệu quả giữa các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; dịch vụ hỗ trợ dạy nghề, vay vốn, tạo việc làm với dịch vụ tư vấn dự phòng và điều trị nghiện.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ngành, đoàn thể trong công tác dự phòng và điều trị nghiện.

d) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện:

Sắp xếp, bố trí lại và sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác điều trị nghiện.

Tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện.

Tổ chức học tập kinh nghiệm, hợp tác với các tỉnh bạn và tranh thủ sự hỗ trợ các Bộ, ngành Trung ương về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính cho công tác điều trị nghiện.

3. Chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra, đánh giá:

- Trong năm 2015, triển khai bộ chỉ số thống kê, báo cáo định kỳ do Trung ương hướng dẫn và quy định chế độ báo cáo định kỳ từ cấp xã về cấp huyện và từ cấp huyện về cấp tỉnh để tổng hợp.

- Thành lập Tổ công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy của tỉnh hàng năm tại các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí trong nguồn kinh phí Trung ương giao hàng năm và nguồn ngân sách của tỉnh; lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và các Chương trình mục tiêu khác.

2. Người tham gia điều trị chi trả một phần phí dịch vụ điều trị theo quy định. Nhà nước có chính sách hỗ trợ điều trị cho những người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tnh hàng năm; xây dựng kế hoạch giao chức năng điều trị nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh; hướng dẫn tổ chức triển khai thí điểm các điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng; xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng về dự phòng, điều trị nghiện và tư vấn điều trị cho cán bộ quản , cán bộ tham gia trong lĩnh vực điều trị nghiện; nghiên cứu đề xuất các chế độ, chính sách hỗ trợ người nghiện trong học nghề, tạo việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc triển khai thực hiện Đề án; định ksơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án báo cáo về UBND tỉnh.

2. Sở Y tế:

Hướng dẫn việc chẩn đoán và điều trị nghiện; nghiên cứu các phương pháp hỗ trợ điều trị cắt cơn, chống tái nghiện; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan trong việc nhập khẩu, quản lý và cung ứng thuốc điều trị nghiện; phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai mô hình thí điểm điều trnghiện, tập huấn vphương pháp điều trị nghiện.

3. Công an tỉnh:

Lồng ghép các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy với các hoạt động của Đề án; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế rà soát, phân loại người nghiện ma túy trong toàn tỉnh, hướng dẫn công tác quản lý và tổ chức điều trị nghiện tại cộng đồng; kết hợp Dự án xây dựng xã, phường không có ma túy của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy với việc thành lập và duy trì các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng.

4. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động để thực hiện lộ trình bổ sung chức năng điều trị nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh; hướng dẫn xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong hệ thống điều trị nghiện.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Bố trí ngân sách để nâng cấp, mua sắm trang thiết bị bổ sung chức năng điều trị nghiện tự nguyện, điều trị nghiện bắt buộc và cho các điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng; chủ trì hướng dẫn việc lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan với các hoạt động của Đề án.

6. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về nội dung chi, mức chi thực hiện các hoạt động của Đề án; bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các hoạt động của Đề án.

7. Sở Tư pháp:

Chủ trì rà soát văn bản Hội đồng phối hợp giáo dục pháp luật các cấp, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về điều trị nghiện; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh nghiện, các biện pháp dự phòng và điều trị nghiện; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông trong tỉnh triển khai các hoạt động truyền thông về dự phòng và điều trị nghiện.

9. UBND các huyện, thành phố:

Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án tại đơn vị mình.

Bố trí ngân sách và huy động các nguồn đóng góp hợp pháp cho công tác dự phòng và điều trị nghiện.

Chỉ đạo, hướng dẫn các ngành tại địa phương khảo sát đánh giá chính xác về tình hình nghiện ma túy đơn vị mình.

Chỉ đạo việc tổ chức và thành lập điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng.

10. Ủy ban Măt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:

Tham gia vào công tác dự phòng và điều trị nghiện, hỗ trgiúp đỡ người bệnh trong quá trình điều trị nghiện; giám sát, kiểm tra các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai công tác dự phòng và điều trị nghiện.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH (b/c);
- Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP (H.Hùng);
- Cổng TTĐT;
- Trung tâm CB-TH;
- VX
T;
- Lưu: VT, Mi23.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Thân Đức Hưởng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 31/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu31/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/09/2014
Ngày hiệu lực10/09/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 31/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 31/KH-UBND Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy Cà Mau 2020 2014


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 31/KH-UBND Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy Cà Mau 2020 2014
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu31/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cà Mau
                Người kýThân Đức Hưởng
                Ngày ban hành10/09/2014
                Ngày hiệu lực10/09/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Kế hoạch 31/KH-UBND Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy Cà Mau 2020 2014

                        Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 31/KH-UBND Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy Cà Mau 2020 2014

                        • 10/09/2014

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 10/09/2014

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực