Văn bản khác 315/KH-UBND

Kế hoạch 315/KH-UBND năm 2016 triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang năm 2017

Nội dung toàn văn Kế hoạch 315/KH-UBND triển khai hoạt động phòng chống HIV AIDS Hà Giang 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 315/KH-UBND

Hà Giang, ngày 13 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TỈNH HÀ GIANG NĂM 2017

A. THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2016

I. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

1. Tình hình dịch HIV

1.1. Mức độ lây nhiễm HIV (tính đến 31/10/2016)

- Từ sau ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1998 đến nay lũy tích toàn tỉnh có 1.580 ca nhiễm HIV, chuyển AIDS 1019, tử vong do AIDS 436 và số nhiễm HIV còn sống 712 người, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong cộng đồng chiếm 0,14%.

- 11/11 huyện/thành phố và 118 xã có người nhiễm HIV (năm 2016 tăng thêm 11 xã), địa bàn có người nhiễm cao nhất là thành phố Hà Giang (36,2%), Bắc Quang (25,2%), Vị Xuyên (13,8%), Quang Bình (6,1%), các huyện khác (18,7%).

1.2. Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng

Dịch HIV/AIDS vẫn đang trong giai đoạn tập trung ở nhóm nguy cơ (NCMT, GBD), nhưng đã có xu hướng lan ra cộng đồng, năm 2015 - 2016 phát hiện nhiều ca nhiễm mới là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh, chủ yếu là người trẻ (15-29 tuổi) chiếm 85,2% và cả phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển quân sự... Phân bố nhiễm HIV theo giới (nam 69,7%, nữ 30,3%), tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV mới ở nữ từ 42,7% năm 2014 lên 48,3% năm 2016.

2. Các yếu tố liên quan

2.1. Tình hình nghiện chích ma túy

Tệ nạn nghiện chích ma túy diễn biến phức tạp, khó lường, số người nghiện chích quản lý được 669 người (Số liệu Công an, Sở Lao động- TB&XH cung cấp), nhưng trên thực tế số lượng tiếp cận đồng đẳng cao hơn rất nhiều. 85/195 xã trên 11 huyện/thành phố có người nghiện chích. Hiện có 225 người nghiện tham gia điều trị Methadone tại các huyện vùng thấp (chiếm 33,6%), số còn lại hơn 60,4% vẫn tiếp tục sử dụng ma túy và chủ yếu là Heroin bằng đường tiêm chích, nhóm đối tượng này thường là thanh niên (15-20 tuổi) thiếu hiểu biết, vẫn còn tình trạng chích chung BKT và quan hệ tình dục không an toàn với GBD, hoạt động lén lút, hay thay đổi địa điểm, khó kiểm soát, đây là nguy cơ làm lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

2.2. Tình hình hoạt động mại dâm

Hoạt động mại dâm lén lút, trá hình bằng nhiều hình thức như gái gọi, núp dưới vỏ bọc tiếp viên nhà hàng, khách sạn, quán cà phê...theo số liệu tiếp cận của đồng đẳng viên hiện có khoảng > 800 người hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh. Nhóm này thường hay thay đổi địa bàn, việc tiếp cận và quản lý gặp nhiều khó khăn. Xu thế hiện nay, nam nữ thanh niên thường có quan hệ tình dục khá sớm và không an toàn, quan hệ cả với gái mại dâm đây là nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục ra cộng đồng.

2.3. Nhóm dân di biến động

Hà Giang hiện đang xây dựng nhiều công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, khai khoáng; du lịch, thương mại, dịch vụ và các nghề tự do khác có chiều hướng phát triển, đã thu hút nhiều lao động từ tỉnh khác đến làm ăn. Nhóm này rất khó quản lý, tiếp cận đây cũng là một trong những nguy cơ cao trong lây nhiễm.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2016

1. Kết quả

- Công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2016 đã nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của tỉnh, của các ngành thành viên ban chỉ đạo tỉnh, được sự đồng thuận và tham gia của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, sự nỗ lực của cán bộ ngành y tế và mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên và sự hỗ trợ từ dự án ADB. Về cơ bản đã thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng của tỉnh là 0,14% (chỉ tiêu KH<0,23%). Số bệnh nhân (BN) HIV còn sống/cộng đồng là 0,14%.

- Công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS được triển khai tại 100% huyện, thành phố, có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp trên phương tiện đại chúng...truyền thông trực tiếp 45.135 lượt người.

- Công tác can thiệp giảm tác hại được tăng cường, tiếp cận 515 đối tượng nghiện chích ma túy đạt >90% (KH 90%), cấp phát 88.685 BKT miễn phí và tiếp cận 296 nhóm chị em đạt >90% (KH 90%), cấp phát 90.970 bao cao su miễn phí. Tổ chức triển khai điều trị Methadone tại thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên, hiện đang điều trị 225 bệnh nhân (đạt 90% chỉ tiêu Chính phủ giao), tiếp tục triển khai 2 điểm điều trị Methadone tại huyện Bắc Mê và Mèo Vạc.

- 11/11 huyện, thành phố có cơ sở tư vấn xét nghiệm HlV tự nguyện, duy trì 01 cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV(+), số người được xét nghiệm 19.868/3.000 KH đạt 662%, phát hiện 41 ca nhiễm HIV mới, tăng 3 ca so với cùng kỳ năm 2015.

- Công tác điều trị ARV được duy trì 13 cơ sở điều trị tại 11 huyện, thành phố, 84% cơ sở điều trị đặt tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh/huyện, 16% đặt tại Trung tâm Y tế. Hiện đang điều trị 555 BN (trẻ em 26) bằng 77,9% tổng số nhiễm còn sống; 100% ca nhiễm HIV mới được đưa vào đăng ký và điều trị ARV.

- Hoạt động điều trị dự phòng lây truyền mẹ con được duy trì, 100% huyện, thành phố triển khai dự phòng lây truyền mẹ con tại BVĐK huyện. 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV được điều trị (năm 2016 điều trị cho 04 ca) và trẻ nhi được sinh từ mẹ nhiễm được làm xét nghiệm kết quả XN PCR trẻ < 18 tháng 11 mẫu (01 mẫu dương tính), XN kháng thể trẻ ≥ 18 tháng 18 mẫu đều âm tính.

- Công tác quản lý, sử dụng kinh phí phòng chống HIV đúng mục đích và đạt hiệu quả, thực hiện giải ngân đạt 100%. Số kinh phí được cấp thực tế trong năm đạt 23,74% so với kế hoạch được phê duyệt (Đề án "Đảm bảo tài chính").

2. Tồn tại, hạn chế

- Một số chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch như điều trị ARV đạt 77,9% (chỉ tiêu 90%), điều trị nghiện ma túy bằng Methadone đạt 90 %, thu gom BKT bẩn qua sử dụng đạt 67,1%;

- Độ bao phủ truyền thông chủ yếu tập trung tại trung tâm huyện và các xã giao thông thuận tiện, chưa triển khai được cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, nhận thức về HIV/AIDS của người dân còn hạn chế; sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm vẫn còn tồn tại trong cộng đồng;

- Cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm chủ yếu tại trung tâm huyện/thành phố và 1 số ít xã được triển khai xét nghiệm HIV lưu động;

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai đến xét nghiệm HIV còn trong giai đoạn muộn do hiểu biết của phụ nữ hạn chế, dịch vụ cung cấp xét nghiệm quá xa, chưa thuận tiện, công tác truyền thông một số vùng chưa tốt;

- Thiếu kinh phí triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, số kinh phí được cấp chỉ đạt 23,74% kế hoạch phê duyệt. Công tác truyền thông, can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV rất hạn chế, số BKT được phát chỉ đạt 0,57 cái/ngày/người; số BCS được phát chỉ đạt 01 cái/ngày/người.

- Cơ chế chính sách cho cán bộ, giáo dục viên đồng đẳng thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng (phụ cấp đồng đẳng 450.000đ/tháng).

- 100% bệnh viện chưa thực hiện thanh toán bảo hiểm điều trị thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ DỰ BÁO

1. Đánh giá

Mặc dù công tác lãnh chỉ đạo được tăng cường, đa số chỉ tiêu kế hoạch đã đạt được trong năm 2016, khống chế được tỷ lệ lây nhiễm HIV < 0,23%, nhưng công tác phòng chống HIV/AIDS của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức:

- Tình hình dịch HIV/AIDS còn trong giai đoạn tập trung, số ca mắc mới có xu hướng tăng hơn so với năm trước, dịch còn diễn biến phức tạp, số xã có người nhiễm tiếp tục tăng hơn so với năm trước (tăng thêm 11 xã), lây nhiễm HIV không chỉ ở nhóm có nguy cơ, đang có xu thế lây nhiễm HIV ra các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ mang thai, học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa;

- Tình hình tệ nạn nghiện chích ma túy và hoạt động mại dâm còn diễn biến phức tạp, chưa kiểm soát được, vẫn còn tình trạng chích chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn trong lớp thanh niên trẻ tuổi. Số nghiện chích ma túy tham gia điều trị Methadone còn thấp, dịch vụ cung cấp điều trị methadone chưa đáp ứng; nhóm dân di biến động đến Hạ Giang làm ăn tăng lên, khó quản lý, tiếp cận.

- Vẫn còn một số ban, ngành đoàn thể còn coi công tác phòng chống HIV/AIDS là nhiệm vụ của ngành y tế, chưa đưa chỉ tiêu kế hoạch phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch của đơn vị, chưa chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ triển khai các hoạt động;

- Các dịch vụ cung cấp như truyền thông, xét nghiệm và điều trị ARV và dự phòng lây truyền mẹ con còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, khoảng cách còn xa, tiếp cận chưa thuận lợi;

- Kinh phí đầu tư triển khai các hoạt động phòng chống HIV cấp quá thấp, cấp muộn nên chưa đáp ứng với nhu cầu triển khai nhiệm vụ (đạt 23,74% KH).

2. Dự báo tình hình dịch

Tại thời điểm hiện tại, dịch HIV/AIDS của tỉnh tuy được khống chế, tỷ lệ hiện nhiễm trên tổng dân số sẽ giảm nhẹ và duy trì ở mức < 0,14 - 0,15% năm 2017, tuy nhiên số người nhiễm HIV còn sống và những ca phát hiện nhiễm HIV mới còn tiếp tục tăng và sẽ duy trì ổn định khoảng > 1.000 người/năm 2017 và 1.500 người/năm 2020. Do đó nhu cầu cung cấp dịch vụ như điều trị ARV, xét nghiệm hỗ trợ và các can thiệp dự phòng cần được duy trì thường xuyên và tiếp tục tăng lên;

Mặt khác tình hình nghiện chích ma túy, hoạt động mại dâm còn diễn biến phức tạp, chưa kiểm soát được, số người nghiện chích và gái hoạt động mại dâm tiếp tục tăng lên. Số người dân di biến động các tỉnh khác đến Hà Giang làm ăn ngày càng đông việc quản lý và tiếp cận còn khó khăn đây là nguy cơ tiềm ẩn làm lây nhiễm HIV;

Với dự báo trên, đặc biệt sự phát triển du lịch trong những năm tới. Với ca nhiễm HIV tích lũy ngày càng tăng thì nhu cầu nguồn lực đầu tư cho công tác phòng chống HIV cần tăng dần qua các năm. Hơn nữa, nguồn lực chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và các dự án cắt giảm dần hoặc cắt hẳn. Vì vậy, để khống chế, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch, cần đầu tư cân đối nguồn lực phù hợp và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2017.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Chương trình phối hợp số 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL ngày 26/11/2012 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch về Chương trình phối hợp "Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" giai đoạn 2012-2020;

Quy chế số 1192/QC-BYT-BTP ngày 01/12/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tư pháp về việc phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Tư pháp trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV;

Kế hoạch hành động số 72/KH-UBND ngày 02/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh Hà Giang;

Quyết định số 2377/QĐ-UBND ngày 28/10/2013 của UBND tỉnh Hà Giang Về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013 - 2020;

Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 11/2/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Đề án "Đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020";

Kế hoạch số 62/KH-BCĐ ngày 22/12/2015 của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh về thực hiện Chương trình Can thiệp giảm tác hại phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020;

Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 04/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về Thực hiện chiến lược quốc gia bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Hà Giang.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh hoạt động phòng chống HIV/AIDS các cấp các ngành, duy trì, giảm tỷ lệ mắc HIV mới và giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,25%; Tăng tỷ lệ điều trị ARV và điều trị Methadone trong năm 2017.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. 100% huyện, thành phố và ngành thành viên Ban Chỉ đạo 347 của tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2017.

2.2. 100% huyện, thành phố triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 10% và nhóm người bán dâm dưới 3% năm 2017.

2.3. Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch tại tuyến tỉnh/huyện. Mở rộng độ bao phủ, cải thiện chất lượng và tăng cường thông tin xét nghiệm HIV; 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân.

2.4. Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS. Đảm bảo 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV theo hướng dẫn quốc gia, 90% người nhiễm HIV điều trị ARV với tải lượng vi rút dưới ngưỡng lây truyền. Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2%.

2.5. Tăng cường năng lực hệ thống đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

2.6. Bảo đảm nguồn tài chính cho việc thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.

III. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Ban Chỉ đạo các cấp

1.1. Mục tiêu chung

100% các huyện, thành phố và ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2017.

1.2. Mục tiêu cụ thể và các hoạt động

1.2.1. Mục tiêu 1: 100% các huyện, thành phố và ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc của tỉnh đưa chỉ tiêu kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch của đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra.

- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn quản lý (đặc biệt cấp huyện/thành phố, cấp xã/phường/thị trấn). Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đưa các chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS vào chỉ tiêu, kế hoạch của địa phương;

- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định về chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS và người nhiễm HIV/AIDS;

- Định kỳ hàng quý, 1 năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.

1.2.2. Mục tiêu 2: 100% Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến huyện, xã rà soát, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo.

- Tăng cường chủ động phối hợp liên ngành, nâng cao trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo các cấp về tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường thông tin liên lạc trong triển khai các hoạt động. Lồng ghép chặt chẽ công tác phòng, chống HIV/AIDS với công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

- Tổ chức 01 Hội nghị tổng kết đánh giá công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2017 và biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2. Dự phòng và can thiệp giảm tác hại

2.1. Mục tiêu chung

100% huyện, thành phố triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 10% và nhóm người bán dâm dưới 3% năm 2017.

2.2. Mục tiêu cụ thể và các hoạt động

2.2.1. Chương trình can thiệp giảm tác hại

a) Mục tiêu

Đẩy mạnh hoạt động của các ban ngành đoàn thể về can thiệp giảm tác hại. Khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 10% và nhóm người bán dâm dưới 3%, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ nhóm nguy cơ ra cộng đồng. Thực hiện thành công Kế hoạch can thiệp giảm tác hại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020.

b) Chỉ tiêu cụ thể và các hoạt động

* Chỉ tiêu 1: 100% các huyện, thành phố duy trì được mạng lưới thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại;

- Tổ chức kiện toàn, phân công nhiệm vụ và duy trì hoạt động của 33 đồng đẳng (3 đồng đẳng/huyện);

- Tổ chức 04 cuộc giao ban và tập huấn chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kiến thức cho nhóm giáo dục viên đồng đẳng các huyện (1 cuộc/quý);

- Đảm bảo chế độ phụ cấp và trang thiết bị bảo hộ cho 33 đồng đẳng thực hiện hoạt động can thiệp giảm hại.

- In ấn 400 cuốn sổ ghi chép tiếp cận cộng đồng cấp phát cho nhóm đồng đẳng hoạt động.

* Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm người bán dâm đạt trên 90% và tỷ lệ người bán dâm được khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình đục đạt trên 70%;

- Tổ chức 10 buổi truyền thông cho nhóm người có hành vi bán dâm và tình dục không an toàn về kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV, bệnh STIs;

- In ấn 10.000 tờ rơi về can thiệp giảm hại BCS...

- Tổ chức mua sắm 500.000 BCS cung ứng và phân phát cho các đối tượng đích sử dụng qua các kênh đồng đẳng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, trạm y tế, đợt khám chữa bệnh lưu động;

- Phối hợp lồng ghép với các hoạt động khám sức khỏe hoặc tổ chức 22 chuyến khám STI lưu động (mỗi huyện 2 đợt) tại các tụ điểm, các xã có nguy cơ lây nhiễm cao HIV và thực hiện tư vấn lấy mẫu xét nghiệm HIV.

*Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm sạch trong nhóm nghiện chích ma túy đạt trên 90%, giảm tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy nhiễm HIV <5%, tỷ lệ bơm kim tiêm đã sử dụng được thu gom đạt 80% số bơm kim tiêm được phân phát.

- Tổ chức 10 buổi truyền thông cho 700 lượt người NCMT và các đối tượng có liên quan về kiến thức CTGTH dự phòng lây nhiễm HIV, khuyến khích sử dụng BKT, kỹ năng sử dụng;

- In ấn 10.000 tờ rơi về can thiệp giảm hại BKT...

- Tổ chức mua sắm 100.000 BKT cung ứng và phân phát cho các đối tượng đích sử dụng qua các kênh đồng đẳng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, trạm y tế, đợt khám chữa bệnh lưu động, hộp BKT cố định...;

- Tổ chức thu gom BKT bẩn đã sử dụng và thực hiện tiêu hủy theo quy định.

* Chỉ tiêu 4: 95% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm được chẩn đoán sớm và điều trị dự lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Thực hiện xét nghiệm HIV lưu động cho phụ nữ mang thai có nguy cơ lồng ghép các đợt khám STI, khám sức khỏe sinh sản tại cộng đồng;

- Giới thiệu, chuyển tiếp dịch vụ chăm sóc thai nghén và điều trị dự phòng LTMC cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

* Chỉ tiêu 5: Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho > 60% người nghiện ma túy trên địa bàn toàn tỉnh.

- Lồng ghép triển khai các hoạt động can thiệp giảm hại thực hiện truyền thông về lợi ích và chương trình điều trị methadone;

- Giới thiệu quảng bá các dịch vụ thực hiện điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh.

* Hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình

- Công tác kiểm tra, giám sát:

+ Tổ chức 11 chuyến kiểm tra, giám sát tại các huyện, thành phố về hoạt động can thiệp giảm tác hại;

+ Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả chương trình CTGTH.

- Công tác thống kê, báo cáo:

+ Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin quản lý số liệu, báo cáo;

+ Hàng tháng, quý, năm tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động theo quy định.

c) Tổng kinh phí: 1.845.805.000đ (Một tỷ, tám trăm bốn mươi năm triệu, tám trăm linh năm nghìn đồng chẵn).

* Ghi chú: Nguồn kinh phí cho các hoạt động của Chương trình can thiệp giảm tác hại năm 2017 được ghi vào Kế hoạch của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS - Sở Y tế để triển khai các hoạt động.

2.2.2. Chương trình Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

a) Mục tiêu: Đến hết tháng 12/2017 có ít nhất 270 trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại các cơ sở điều trị.

b) Chỉ tiêu cụ thể và các hoạt động

* Chỉ tiêu 1. Tổ chức duy trì hoạt động của 5 cơ sở điều trị Methadone.

- Lập kế hoạch tháng, quý, năm triển khai các hoạt động điều trị Methadone;

- Đảm bảo chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ tham gia điều trị Methadone;

- Thực hiện chi trả dịch vụ công cộng (điện, nước, vật tư, văn phòng phẩm...);

- Thực hiện duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị thiết yếu.

* Chỉ tiêu 2. Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia quản lý và điều trị Methadone.

- Định kỳ hàng quý các cơ sở điều trị tổ chức giao ban, chia sẻ kinh nghiệm điều trị Methadone (1 lần/quý);

- Tổ chức đào tạo lại 02 lớp cho cán bộ quản lý và cán bộ tham gia điều trị Methadone tại 5 cơ sở điều trị (35 người/lớp x 5 ngày, 3 ngày tập huấn lý thuyết, 2 ngày thực hành).

* Chỉ tiêu 3. Tỷ lệ các xã/phường được truyền thông về điều trị Methadone đạt 30% (Ưu tiên xã/phường có người nghiện chích ma túy và nhiễm HIV cao).

- Tổ chức truyền thông 35 xã/phường (1 buổi/xã/60 người nghe) nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của các ban ngành, đoàn thể, người NCMT và người nhà của họ, thúc đẩy người nghiện chất ma túy tham gia điều trị Methadone.

- Thiết kế in ấn 20.000 tờ rơi truyền thông về điều trị Methadone cung cấp cho các đối tượng trong cộng đồng.

* Chỉ tiêu 4. Tổ chức điều trị Methadone cho 270 trường hợp NCMT (Trung tâm PC HIV/AIDS 110, Bắc Quang 100, Vị Xuyên 30, Bắc Mê 15, Mèo Vạc 15).

- Tổ chức tiếp nhận, tư vấn, lập hồ sơ, bệnh án khởi liều, dò liều điều trị cho bệnh nhân mới;

- Tư vấn, khám, phát thuốc điều trị cho bệnh nhân ổn định theo định kỳ;

- In ấn hồ sơ bệnh án và biểu mẫu liên quan phục vụ công tác điều trị (400 bộ);

- Thực hiện tiếp nhận, quản lý sử dụng thuốc Methadone theo đúng quy trình và định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo, dự trù thuốc Methadone theo quy định.

* Hoạt động khác:

- Thực hiện 2 chuyến giám sát, hướng dẫn hỗ trợ khám, khởi liều điều trị cho 2 huyện Bắc Mê, Mèo Vạc (6 người/chuyến x 5 ngày/huyện);

- Thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động điều trị Methadone theo định kỳ 1 lần/quý tại 4 cơ sở (4 người/chuyến x 3 ngày/huyện).

- Thực hiện phối hợp thanh tra liên ngành Sở Y tế và Công an tỉnh kiểm tra quản lý, sử dụng thuốc Methadone tại 5 cơ sở điều trị (4 người/chuyến x 3 ngày/huyện - trừ huyện Vị Xuyên về trong ngày);

- Định kỳ hàng tháng, quý, năm tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động về Sở Y tế và cấp trên (qua trung tâm phòng chống HIV/AIDS tổng hợp); 6 tháng, 1 năm thực hiện sơ, tổng kết đánh giá hiệu quả chương trình.

c) Tổng kinh phí: 2.747.000.000đ (Hai tỷ, bảy trăm bốn mươi bảy triệu đồng chẵn).

2.2.3. Hoạt động Thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS

a) Mục tiêu: 60% người dân trong độ tuổi 15 - 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.

b) Chỉ tiêu cụ thể và các hoạt động

* Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ cán bộ các ban ngành đoàn thể, trưởng thôn bản các xã/phường được tập huấn truyền thông phòng chống HIV/AIDS đạt 30% năm 2017.

- Tổ chức 59 lớp tập huấn truyền thông kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS, can thiệp giảm hại, điều trị Methadone cho cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, trưởng thôn bản xã/phường (1 lớp/xã x 59 xã x 2 ngày/60 người tham gia).

* Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các cơ quan báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh và 11 huyện, thành phố đăng phát thông tin về phòng, chống HIV/AIDS đạt 60% năm 2017.

- Hợp đồng với Báo Hà Giang, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện thực hiện đăng, phát tin, bài, phóng sự trên báo, truyền hình quảng bá về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS can thiệp giảm tác hại, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, điều trị Methadone trên địa bàn (đăng phát 1 lần/tháng).

- Viết và đăng 2 tin bài/ tháng (24 tin bài) về chống kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS trên Báo, Tạp chí AIDS & Cộng đồng.

* Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ xã, phường tổ chức các hoạt động hoặc mô hình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 đạt từ 60% năm 2016 lên 80% năm 2017.

- Thành lập, kiện toàn các tổ truyền thông phòng chống HIV/AIDS xã/phường.

- Tổ chức 02 cuộc mít tinh và diễu hành hưởng ứng phòng chống HIV/AIDS trong Tháng chiến dịch Dự phòng lây truyền mẹ con; Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS (tại tuyến tỉnh), dự kiến 1.000 người tham gia/cuộc.

- Tổ chức 11 cuộc mít tinh và diễu hành tại tuyến xã/phường (1 cuộc/huyện, dự kiến 600 người tham gia).

- Thực hiện in ấn 30.000 tờ rơi, áp phích và tổ chức phân phát cho các đối tượng nguy cơ và người dân tại các buổi truyền thông...

- Tổ chức 120 buổi truyền thông trực tiếp kiến thức về phòng chống HIV/AIDS (dự kiến 80 người nghe/buổi) nhân các sự kiện trong năm như Tháng chiến dịch Dự phòng lây truyền mẹ con; Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và các sự kiện văn hóa, xã hội khác...

* Chỉ tiêu 4: 30% các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, các dịch vụ vui chơi giải trí, bến xe tổ chức hoạt động truyền thông về HIV/AIDS.

- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 6 buổi truyền thông cho cán bộ, công nhân lao động tại nơi làm việc, lồng ghép cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (Tại Quyết định số 4744/QĐ-BYT ngày 08/12/2010 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc).

- Lồng ghép tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

* Chỉ tiêu 5: Tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phối hợp phòng chống HIV/AIDS giữa các Sở, ban ngành, đoàn thể trong năm 2017

- Hoạt động phối hợp triển khai phòng, chống HIV/AIDS ở khu vực Biên giới giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Sở Y tế (theo Quy chế phối hợp số 2258/QC-BTLBĐBP-BYT ngày 21/9/2012 giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Y tế):

+ Tổ chức 7 lớp tập huấn cho cán bộ y tế và Bộ đội biên phòng (BĐBP) làm chuyên trách phòng chống HIV/AIDS tại 34 xã biên giới (dự kiến 30 người/lớp x 3 ngày).

+ Lồng ghép tổ chức cung cấp các dịch vụ xét nghiệm HIV, khám STI, cung cấp BCS, BKT theo nhu cầu cho cán bộ, chiến sỹ BĐBP, nhân dân khu vực Biên giới và Nhóm người có hành vi nguy cơ cao, phụ nữ mang thai có nguy cơ...

+ Tổ chức 7 chuyến kiểm tra giám sát đánh giá hoạt động triển khai công tác phối hợp thực hiện Quy chế giữa 2 ngành tại các xã vùng biên giới.

- Hoạt động thực hiện "Phong trào Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" năm 2017 (Chương trình phối hợp số 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL ngày 26/11/2012).

+ Chỉ tiêu cụ thể, nội dung hoạt động và các giải pháp:

Chỉ tiêu 1. 100% huyện, thành phố và 30% xã/phường mỗi huyện triển khai thực hiện Phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư". Riêng thành phố Hà Giang thực hiện 50% xã/phường trở lên.

Cấp huyện:

Ban hành văn bản chỉ đạo các xã/phường xây dựng kế hoạch và lựa chọn xã/phường/thị trấn thực hiện phong trào phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư (Ưu tiên lựa chọn xã/phường/thị trấn có đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV).

Tổ chức 11 hội nghị lựa chọn xã/phường thực hiện phong trào (1 hội nghị/huyện x 1 ngày x 35 đại biểu).

Định kỳ hàng quý kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện phong trào phòng chống HIV/AIDS tại xã, phường, thị trấn thực hiện phong trào.

Cấp xã/phường:

Thành lập Nhóm Nòng cốt thực hiện phong trào (Thành phần gồm: Trưởng ban công tác mặt trận; Bí thư chi bộ; tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn; Trưởng chi hội các đoàn thể: Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân, Người cao tuổi..; Cán bộ Y tế; Người bị nhiễm HIV/AIDS; Người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư".

Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào phòng chống HIV/AIDS tại các xã/phường/thị trấn và báo cáo định kỳ hàng Quý, năm hoặc đột xuất theo quy định.

Chỉ tiêu 2. 90% các xã/phường/thị trấn được lựa chọn thực hiện Phong trào phòng, chống HIV/AIDS xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch.

Lồng ghép hoạt động truyền thông trực tiếp về phòng chống HIV/AIDS tại các buổi họp, giao ban, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của xã hoặc của thôn bản.

Thực hiện phát các bản tin trên loa phát thanh của xã/phường/thị trấn, khu dân cư về phòng chống HIV/AIDS (2 lần/tháng).

Tiếp nhận và phân phát tài liệu, tờ rơi truyền thống về phòng chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư.

Tổ chức hoạt động thăm viếng gia đình người nhiễm HIV/AIDS nhằm giúp người nhiễm, người có nguy cơ lây nhiễm được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ...

Thực hiện cung cấp các dịch vụ can thiệp giảm hại, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm, giới thiệu chuyển tiếp đến các điểm cung cấp dịch vụ và điều trị HIV/AIDS sẵn có trên địa bàn.

Chỉ tiêu 3. 90% các xã/phường/thị trấn thực hiện Phong trào đưa chỉ tiêu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào tiêu chí của khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa.

Tổ chức ký cam kết phòng chống HIV/AIDS với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn.

Bổ sung nội dung phòng chống HIV/AIDS vào Quy ước, Hương ước của cộng đồng, khu dân cư và tiêu chuẩn xây dựng "Gia đình văn hóa; Khu dân cư văn hóa", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

Hoạt động khác:

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS phối hợp Trung tâm Y tế huyện tổ chức 11 chuyến kiểm tra giám sát đánh giá hoạt động tại các xã thực hiện phong trào phòng chống HIV/AIDS (5 người/chuyến x 3 ngày - tỉnh 3, huyện 2).

3. Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS

3.1. Mục tiêu: Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch tại tuyến tỉnh/huyện. Mở rộng độ bao phủ, cải thiện chất lượng và tăng cường thông tin xét nghiệm HIV. Đảm bảo 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân.

3.2. Chỉ tiêu cụ thể, nội dung hoạt động và các giải pháp

3.2.1. Chỉ tiêu 1. Mở rộng độ bao phủ xét nghiệm phát hiện HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị, số mẫu giám sát phát hiện HIV đạt 3.000 mẫu.

a) Mở rộng độ bao phủ xét nghiệm HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị

- Tăng cường tư vấn xét nghiệm về HIV tự nguyện tại các phòng khám, khoa sản bệnh viện tuyến tỉnh huyện, các phòng khám tư nhân và các trạm y tế xã/phường giới thiệu khách hàng nghi ngờ, đối tượng nguy cơ đến cơ sở xét nghiệm HIV sẵn có trên địa bàn tỉnh hoặc huyện;

- Thực hiện tư vấn xét nghiệm đạt 3.000 mẫu;

- Duy trì, kiện toàn nâng cấp các phòng xét nghiệm;

- Tổ chức lồng ghép lấy máu xét nghiệm lưu động tại tuyến xã/phường, Trung tâm cai nghiện, Trại tạm giam...

- Triển khai hoạt động kết nối dịch vụ trước và sau tư vấn xét nghiệm, chăm sóc toàn diện; Tổ chức triển khai xét nghiệm CD4, PCR hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.

b) Cải thiện chất lượng xét nghiệm

- Duy trì phòng xét nghiệm khẳng định HIV tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, tiếp tục mở rộng xây dựng phòng xét nghiệm khẳng định tại huyện (Bắc Quang, Vị Xuyên...);

- Cải thiện và tăng cường chất lượng xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ dưới 18 tháng tuổi;

- Tham gia chương trình nội kiểm, ngoại kiểm về xét nghiệm HIV và thực hiện các quy trình chuẩn từ lấy mẫu, vận chuyển, thực hiện thông báo và báo cáo xét nghiệm.

c) Tăng cường thông tin về xét nghiệm HIV

- Triển khai hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm HIV tuyến tỉnh huyện. Hoàn thiện và đảm bảo chất lượng sổ sách ghi chép, báo cáo phân tích thông tin và sử dụng phần mềm quản lý số liệu;

- Thực hiện trao đổi dữ liệu, số liệu qua công nghệ thông tin khác nhau như phần mềm VCT, Prevent HIV, trang mạng của ngành...

d) Giám sát dịch

- Cập nhật rà soát số liệu báo cáo đảm bảo tránh trùng lặp và thông tin ca bệnh được thu thập đầy đủ; ước tính dự báo được kích thước quần thể nguy cơ cao tại 11 huyện/thành phố làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và triển khai các can thiệp;

- Triển khai báo cáo qua hệ thống phần mềm trực tuyến xuống huyện/thành phố;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS đinh kỳ (4 người/chuyến x 3 ngày x 11 huyện, thành phố).

3.2.2. Chỉ tiêu 2. 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm và trẻ nghi nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV

- Tăng cường tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV cho phụ nữ mang thai tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã/phường... khuyến cáo phụ nữ xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai;

- Tăng cường công tác quản lý, theo dõi trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, các bà mẹ nghi ngờ nhiễm HIV tại tuyến cơ sở, xã/phường. Triển khai hoạt động lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi;

- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đảm bảo tính sẵn có và dễ tiếp cận tại tuyến cơ sở.

4. Điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

4.1 Mục tiêu

Tiếp tục duy trì và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS cho người nhiễm HIV. Đảm bảo 90% người nhiễm HIV được điều trị theo hướng dẫn quốc gia về điều trị ARV, 90% người nhiễm HIV được điều trị với tải lượng vi rút dưới ngưỡng lây truyền. Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2%.

4.2. Chỉ tiêu cụ thể, nội dung hoạt động và giải pháp

4.2.1. Chỉ tiêu 1. 82% bệnh nhân còn duy trì phác đồ ARV bậc 1 sau 12 tháng đầu điều trị và 86% bệnh nhân đạt ngưỡng ức chế tải lượng vi rút HIV sau 12 tháng điều trị ARV (Ức chế thành công tải lượng vi rút HIV)

a) Tăng cường tiếp cận chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, đảm bảo 100% người nhiễm HIV được điều trị ARV

- Tổ chức điều trị ARV, tăng cường phối hợp giữa các cơ sở điều trị với Trung tâm 05-06, Trại tạm giam trong việc cung cấp các dịch vụ toàn diện về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

- Đảm bảo chuyển tiếp 100% người nhiễm HIV được phát hiện từ cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đến cơ sở điều trị HIV/AIDS để tiếp cận điều trị ARV.

- Tổ chức quản lý, chăm sóc và điều trị tại cộng đồng.

- Tổ chức triển khai thực hiện khám, chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân điều trị HIV/AIDS.

- Mở rộng, duy trì điều trị ARV tại tuyến huyện và triển khai cấp phát thuốc điều trị ARV tại tuyến xã/phường (theo nhu cầu và điều kiện thực tế của cơ sở).

b) Cải thiện chất lượng điều trị

- Lồng ghép cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS vào quản lý chất lượng bệnh viện.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và bổ sung vào bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.

- Xây dựng chỉ số cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và lồng ghép vào bộ chỉ số quản lý chất lượng bệnh viện.

- Thực hiện theo dõi, đánh giá HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV.

4.2.2. Chỉ tiêu 2. Khống chế tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2%; 100 % phụ nữ có thai được phát hiện nhiễm HIV và con của họ sinh ra được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV

- Tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chương trình HIV và chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản trong việc triển khai can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con.

- Tăng cường quản lý thai nghén, phát hiện sớm các trường hợp phụ nữ mang thai (+). Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Triển khai các hoạt động can thiệp giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các cơ sở sản phụ khoa, điều trị trẻ em, kế hoạch hóa gia đình; kết nối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản với kế hoạch hóa gia đình.

- Cung cấp đủ thuốc ARV điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chuyển tiếp dịch vụ chăm sóc và theo dõi tiếp tục cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm đến các cơ sở nhi khoa và mẹ đến các cơ sở chăm sóc người lớn.

- Tập huấn cho cán bộ cơ sở điều trị và chuyên trách HIV tuyến huyện, xã về điều trị ARV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (50 người/lớp x 3 ngày x 2 lớp).

4.2.3. Chỉ tiêu 3: 80% người nhiễm HIV mới đăng ký điều trị dự phòng mắc lao bằng INH và 100% bệnh nhân HIV mắc lao được điều trị đồng thời lao và thuốc ARV

- Kiện toàn Ban điều phối HIV/lao và tổ chức triển khai quy chế phối hợp HIV/lao đạt hiệu quả.

- Phối hợp với chương trình phòng chống lao xây dựng kế hoạch HIV/Lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tổ chức phối hợp các tuyến điều trị ARV cho bệnh nhân lao nhiễm HIV và điều trị lao cho những bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao; Phối hợp cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/lao cho người nhiễm HIV, lao tại Trại tạm giam.

- Thực hiện quản lý ca bệnh HIV/lao. Thiết lập cơ chế chuyển tiếp giữa cơ sở điều trị Lao và điều trị HIV/AIDS. Khám, sàng lọc lao và điều trị dự phòng Lao cho người nhiêm HIV bằng INH; Chẩn đoán điều trị lao cho người nhiễm HIV và điều trị ARV cho bệnh nhân lao nhiễm HIV.

- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ các tuyến thực hiện chương trình phối hợp HIV/lao về tư vấn xét nghiệm HIV/lao, chẩn đoán điều trị HIV/lao, kiểm soát nhiễm khuẩn lao tại các cơ sở điều trị (5 người/chuyến x 3 ngày x 11 huyện - Trừ thành phố Hà Giang và Vị Xuyên về trong ngày).

5. Hoạt động phối hợp phòng chống HIV/AIDS và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDS

5.1. Mục đích

Đảm bảo thực hiện có hiệu quả Quy chế số 1192/QC-BYT-BTP ngày 01/12/2014 giữa Bộ Y tế và Bộ Tư pháp về việc phối hợp giữa 2 Bộ trong triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường khả năng tiếp cận của người nhiễm HIV/AIDS với dịch vụ trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn tỉnh, để nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống HIV/AIDS.

5.2. Nội dung hoạt động và giải pháp

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ ngành y tế và ngành tư pháp về phòng chống HIV/AIDS và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDS (30 người/lớp x 3 ngày x 2 lớp - tổ chức tại tuyến tỉnh);

- Cung cấp tờ rơi tuyên truyền pháp luật tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và các buổi sinh hoạt chuyên đề, trợ giúp pháp lý lưu động.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động trợ giúp pháp lý tại tuyến cơ sở (5 người/chuyến x 3 ngày x 4 chuyến), Báo cáo kết quả thực hiện.

6. Hợp tác phòng chống HIV/AIDS và dịch bệnh qua đường Biên giới giữa Sở Y tế Hà Giang và Cục Y tế huyện Malypho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

6.1. Mục tiêu

Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, truyền thông về công tác phòng chống HIV/AIDS tại khu vực biên giới Việt - Trung nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh gây ra.

6.2. Nội dung hoạt động

- Tăng cường kiểm tra, theo dõi, quản lý và cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có nguy cơ cao xuất nhập cảnh qua đường biên giới;

- Tổ chức truyền thông, tư vấn xét nghiệm HIV cho các đối tượng nguy cơ cao tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy và các xã vùng biên giới (Nghĩa Thuận, Phú lũng....); cung cấp, phân phát tài liệu truyền thông về HIV/AIDS, bao cao su tại các buổi truyền thông;

- Tăng cường quản lý, điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại các xã vùng biên giới và khu vực cửa khẩu;

- Tăng cường trao đổi thông tin về tình hình dịch HIV/AIDS đảm bảo mỗi quý 1 lần và thực hiện báo cáo kết quả theo quy định.

7. Quỹ Hỗ trợ người nhiễm

7.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động của Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Đảm bảo huy động sự đóng góp, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhận trong nước và nước ngoài để hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS khám, chữa bệnh.

7.2. Mục tiêu cụ thể

- Trong năm 2017 huy động được 60% các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hỗ trợ, ủng hộ cho quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS;

- 100% đối tượng nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ cụ thể nhận được hỗ trợ theo sự ủy quyền của tổ chức, cá nhân tài trợ;

- 100% người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh không thuộc nội dung chi trả của bảo hiểm y tế;

- 90% gia đình người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ nhân dịp các sự kiện, ngày Lễ, Tết trong năm;

- 100% bệnh nhân HIV/AIDS tử vong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mai táng theo quy định.

7.3. Hoạt động và các giải pháp

- Tăng cường công tác chỉ đạo triển khai hoạt động Quỹ hỗ trợ người nhiễm; Thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động của Quỹ hỗ trợ người nhiễm;

- Đảm bảo duy trì, phát triển nguồn vốn Quỹ hỗ trợ người nhiễm. Tăng cường hoạt động ban, ngành, đoàn thể các cấp trong tuyên truyền vận động các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho Quỹ. Tổ chức phát động quyên góp trong Tháng chiến dịch dự phòng lây truyền Mẹ con, Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS"... ở trên 11/11 huyện thành phố;

- Hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân AIDS, người nhiễm HIV và trẻ em nhiễm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các dịp lễ, tết, Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS;

- Hỗ trợ một phần viện phí, tiền ăn trong thời gian nằm viện cho các đối tượng được Quỹ quy định;

- Đảm bảo quản lý, chi tiêu quỹ công khai, minh bạch và đúng mục đích;

- Tổng hợp và báo cáo kết quả theo quy định.

7.4. Kinh phí

Thực hiện theo Nguồn Quỹ hỗ trợ, quyên góp huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

IV. KINH PHÍ

1. Tổng kinh phí: 6.942.625.000 đ, (Sáu tỷ, chín trăm bốn mươi hai triệu, sáu trăm hai mươi năm nghìn đồng chẵn).

Trong đó:

2. Kinh phí theo nội dung chương trình hoạt động:

TT

Tên chương trình

Tổng nhu cầu kinh phí (ĐVT: VNĐ)

Ghi chú

1

Chương trình truyền thông, xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS, dự phòng LTMC (Mục tiêu quốc gia y tế dân số)

1.448.980.000

 

2

Can thiệp giảm tác hại của tỉnh

1.845.805.000

 

3

Chương trình Methadone của tỉnh

2.747.000.000

 

4

Phong trào toàn dân

394.340.000

 

5

Quy chế phối hợp BĐBP - Sở Y tế

450.400.000

 

6

Quy chế hỗ trợ, trợ giúp pháp lý HIV/AIDS

48.000.000

 

7

Phối hợp phòng chống HIV/AIDS xuyên biên giới

8.100.000

 

 

Tổng cộng:

6.942.625.000

 

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh (phân công theo Phụ lục)

1.1. Ban chỉ đạo tỉnh

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai kế hoạch này;

- Ban hành văn bản hướng dẫn các ngành, UBND các huyện thành phố tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của kế hoạch;

- Đôn đốc các ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong triển khai các hoạt động, báo cáo kết quả về Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS & phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và UBND tỉnh theo quy định.

1.2. Sở Y tế - Ngành thường trực phòng, chống HIV/AIDS

- Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên BCĐ tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS năm 2017;

- Xây dựng Kế hoạch phối hợp liên ngành trong triển khai, giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh;

- Điều phối hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực (Chương trình MTQG - y tế dân số, ngân sách tỉnh, các dự án tài trợ nước ngoài) sử dụng trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS;

- Chỉ đạo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật; tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống HIV/AIDS;

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tình quản lý Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, điều phối nguồn lực của Quỹ để hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS, tìm kiếm nguồn lực bổ sung cho quỹ;

- Là đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế.

1.3. Công an tỉnh

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch liên ngành về phòng chống HIV/AIDS và kiểm soát ma túy trên địa bàn toàn tỉnh. Đấu tranh, xử lý các đối tượng có hành vi phạm pháp về tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS;

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, tạo điều kiện phối hợp tốt với ngành Y tế triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại trên địa bàn tỉnh;

- Chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp với ngành Y tế tổ chức truyền thông dự phòng phơi nhiễm, phòng lây truyền HIV/AIDS trong cán bộ chiến sỹ của ngành.

1.4. Sở Lao động, Thương binh & Xã hội

- Phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh và các ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách phù hợp cho công tác phòng chống HIV/AIDS;

- Kết hợp chặt chẽ công tác cai nghiện với tuyên truyền vận động phòng chống HIV/AIDS cho các đối tượng nghiện chích ma túy, mại dâm. Tổ chức công tác giáo dục, dạy nghề, giới thiệu việc làm, tái hòa nhập cho những người nghiện chích ma túy/mại dâm/HIV đã được cai nghiện, giáo dục tại cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng;

- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại tại các Trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động & Xã hội.

1.5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh tổ chức truyền thông PC HIV/AIDS cho các đối tượng di biến động qua đường biên giới, người được trao trả về Việt Nam qua đường biên giới Việt - Trung; Thực hiện quy chế phối hợp phòng chống HIV/AIDS vùng biên giới;

- Phối hợp với Ngành Y tế tổ chức xét nghiệm HIV tự nguyện, cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm và khám các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm đối tượng nguy cơ qua đường biên giới.

1.6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông PC HIV/AIDS. Tập trung đưa thông tin đến người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thông tin tiếp cận với các đối tượng có hành vi nguy cơ cao;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác truyền thông trong Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS (Tháng 12/2017);

- Đề nghị Báo Hà Giang, Đài phát thanh, Truyền hình tỉnh/huyện/thành phố cân đối nguồn lực tiếp tục duy trì, xây dựng chuyên mục truyền hình, chuyên trang phòng chống HIV/AIDS; Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn khai thác thông tin cho hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS.

1.7. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch

- Phối hợp với ngành Y tế, Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai lồng ghép Phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng các chương trình truyền thông lưu động kết hợp giữa biểu diễn văn hóa nghệ thuật với chuyển tải các thông điệp truyền thông phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa;

- Tăng cường triển khai thực hiện chương trình Bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

1.8. Sở Giáo dục & Đào tạo

- Phối hợp với ngành Y tế xây dựng chương trình đào tạo kiến thức, huấn luyện kỹ năng phòng chống HIV/AIDS trong trường học. Nội dung đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên;

- Vận động học sinh, sinh viên tham gia phòng, chống HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm.

1.9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu cho UBND tỉnh về công tác phòng chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Bố trí và huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống phòng, chống HIV/AIDS năm 2017;

- Kiểm tra, giám sát việc lồng ghép các chi tiêu phòng chống HIV/AIDS vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.

1.10. Sở Tài chính

- Cân đối nguồn ngân sách của địa phương để hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS theo đề án Đảm bảo tài chính đã được UBND tỉnh phê duyệt;

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

1.11. Sở Tư pháp

Phối hợp với các ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS theo Quy chế số 1192/QC-BYT-BTT ngày 01/12/2014 giữa Bộ Y tế và Bộ Tư pháp.

1.12. Sở Nội vụ

Phối hợp với ngành Y tế rà soát nhân lực, chế độ chính sách đối với các cán bộ đang tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh để tham mưa cho UBND tỉnh có chính sách phù hợp và bổ sung nhân lực đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Điều chỉnh mức ưu đãi nghề cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS toàn tỉnh theo quy định hiện hành của Nhà Nước;

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

1.13. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khi có chỉ đạo của cấp trên;

- Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV thông qua hệ thống bảo hiểm y tế;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS.

1.14. Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố

- Kiện toàn BCĐ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở cấp huyện. Chỉ đạo các xã/phường rà soát, kiện toàn BCĐ đảm bảo 100% các xã/phường/thị trấn có BCĐ triển khai hoạt động phòng, chống;

- Xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS lồng ghép với các hoạt động phòng chống Tội phạm và Ma túy, mại dâm cho phù hợp với từng địa phương;

- Phân công các Ban, ngành của huyện/thành phố và các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn phụ trách các xã/phường, đặc biệt các xã/phường trọng điểm;

- Bố trí nguồn kinh phí của địa phương để đảm bảo thực hiện các hoạt động của Phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”, hoạt động chăm sóc người nhiễm tại cộng đồng;

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả phòng chống HIV/AIDS tại địa bàn huyện/thành phố.

2. Đề nghị

2.1. Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh

- Căn cứ hướng dẫn của cấp trên, chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, các ngành, các tổ chức liên quan xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư";

- Chỉ đạo các thành viên trong khối triển khai, vận động nhân dân hưởng ứng tham gia thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" tới cấp xã/phường, khu dân cư;

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các thành viên triển khai lồng ghép "Chương trình xây dựng nông thôn mới" với cuộc vận động "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư".

2.2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Tuyên truyền về Luật phòng chống HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống HIV/AIDS. Tuyền truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng chống HIV/AIDS;

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới".

2.3. Các Ban, Ngành, Hội, Đoàn thể và các ngành thành viên khác

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị và địa bàn được phân công phụ trách phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông, tư vấn phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

3. Chế độ báo cáo

- Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố: Tổng hợp toàn bộ các hoạt động chỉ đạo triển khai thực hiện về phòng, chống HIV/AIDS, báo cáo về cơ quan thường trực Sở Y tế (qua Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đơn vị thường trực - mỗi quý/1 lần) để tổng hợp;

- Giao cho Sở Y tế (cơ quan thường trực) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung ương theo quy định, mỗi Quý một lần;

Trên đây là Kế hoạch triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang năm 2017. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch cụ thể và nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc các đơn vị phản ảnh về Sở Y tế cơ quan thường trực tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục PC HIV/AIDS-Bộ Y tế (báo cáo);
- TTr Tỉnh ủy-HĐND tỉnh (báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ 347;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan;
- UBND các huyện/thành phố;
- Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KT, NC, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đức Quý

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG CÁC NGÀNH THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI & PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TỈNH PHỤ TRÁCH CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 315/KH-UBND ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Ngành thành viên BCĐ

Huyện, thành phố phụ trách

1

 Lãnh đạo UBND tỉnh

Trưởng ban

Phụ trách chung

2

* Lãnh đạo Công an tỉnh

Phó ban Thường trực

Đồng Văn

Lãnh đạo Đoàn thanh niên CS HCM

Thành viên

3

* Lãnh đạo Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Phó ban

Mèo Vạc

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang

Thành viên

4

* Lãnh đạo Sở Văn hóa - TT & Du lịch

Thành viên

Yên Minh

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT

Thành viên

5

* Lãnh đạo Sở Y tế

Phó ban

Quản Bạ

Lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

Thành viên

6

* Lãnh đạo Sở khoa học & Công nghệ

Thành viên

Bắc Mê

Lãnh đạo Sở nội vụ

Thành viên

7

* Lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư

Thành viên

Thành phố Hà Giang

Lãnh đạo Đài P.thanh & Truyền hình tỉnh

Thành viên

8

* Lãnh đạo Sở Lao động - TB &XH

Phó ban

Vị Xuyên

Lãnh đạo Sở Tư pháp

Thành viên

9

* Lãnh đạo Sở Tài chính

Thành viên

Bắc Quang

Lãnh đạo Sở Thông tin & Truyền thông

Thành viên

10

* Lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

Thành viên

Quang Bình

Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo

Thành viên

11

* Lãnh đạo UBMTTQ tỉnh

Thành viên

Hoàng Su Phì

Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

Thành viên

12

* Lãnh đạo Hải Quan tỉnh

Thành viên

Xín Mần

Lãnh đạo Ban Dân tộc

Thành viên

Ghi chú: Những đơn vị đánh dấu (*) là đơn vị chủ trì

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 315/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu315/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/12/2016
Ngày hiệu lực13/12/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 315/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 315/KH-UBND triển khai hoạt động phòng chống HIV AIDS Hà Giang 2017


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 315/KH-UBND triển khai hoạt động phòng chống HIV AIDS Hà Giang 2017
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu315/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Giang
                Người kýTrần Đức Quý
                Ngày ban hành13/12/2016
                Ngày hiệu lực13/12/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Kế hoạch 315/KH-UBND triển khai hoạt động phòng chống HIV AIDS Hà Giang 2017

                  Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 315/KH-UBND triển khai hoạt động phòng chống HIV AIDS Hà Giang 2017

                  • 13/12/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 13/12/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực