Văn bản khác 331/KH-UBND

Kế hoạch 331/KH-UBND thực hiện Chương trình phòng chống mua bán người theo nội dung Dự án “Phát triển nông thôn dựa vào kết quả” (dự án JICA) giai đoạn cuối năm 2016 đến 2018 do tỉnh Hà Giang ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 331/KH-UBNDthực hiện Chương trình phòng chống mua bán người Hà Giang 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 331/KH-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI THEO NỘI DUNG DỰ ÁN “PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO KẾT QUẢ” (DỰ ÁN JICA) GIAI ĐOẠN CUỐI NĂM 2016 ĐẾN 2018

Thực hiện Quyết định số 2546/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua, bán người giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP về chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mua, bán người giai đoạn 2016 - 2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện truyền thông, quảng bá cho đường dây nóng phòng chống mua bán người theo nội dung Dự án “Phát triển nông thôn dựa vào kết quả” (gọi tắt là dự án JICA) giai đoạn cuối năm 2016 đến 2018, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân về công tác phòng, chống mua, bán người, phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng, chống mua bán người nhằm hoàn thành mục tiêu chương trình hành động truyền thông, quảng bá cho đường dây nóng phòng, chống mua bán người giai đoạn cuối năm 2016 đến 2018.

2. Giới thiệu các hoạt động của đường dây nóng đường dây nóng số: 18001282 tỉnh Hà Giang và 18001567 Trung ương về phòng, chống mua bán người và các mục tiêu, đề án của chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn cuối năm 2016 đến 2018 tới các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân về công tác phòng, chống mua, bán người nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả kết nối và hỗ trợ tốt nhất trong các hoạt động của đường dây nóng đối với nạn nhân bị mua bán trở về

3. Thực hiện đồng bộ giữa Kế hoạch hành động phòng, chống mua, bán người giai đoạn 2016 - 2020 của UBND tỉnh Hà Giang và Dự án JICA; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện hoạt động giới thiệu về đường dây nóng và nâng cao năng lực cho nhân dân về phòng, chống mua bán người để thực hiện có hiệu quả, triệt để trong đấu tranh phòng, chống mua, bán người.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Công tác tuyên truyền giới thiệu đường đây nóng 18001282 tỉnh Hà Giang và 18001567 Trung ương

1.1. Tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống mua bán người (tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua sách mỏng, tờ rơi, áp phích và trên hệ thống báo chí của tỉnh...)

1.2. Cung cấp những thông tin hữu ích về thủ đoạn, tác hại của các hành vi mua bán người; các kỹ năng xử lý trong trường hợp có nghi ngờ việc mua bán người; trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người qua số điện thoại đường dây nóng 18001282; 18001567:

- Gọi miễn phí 24h/24 giờ hàng ngày

- Thông tin, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ ngăn chặn nạn mua bán người

- Hỗ trợ công tác giải cứu nạn nhân bị mua bán

- Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng

2. Công tác nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống mua bán người

- Tổ chức có hiệu quả công tác truyền thông và tập huấn về công tác phòng, chống mua, bán người cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội từ tỉnh tới cơ sở (tổ, bản, tiểu khu, xã, phường, thị trấn) nhằm trang bị cho họ kiến thức về phòng, chống mua, bán người và nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân về phòng, chống mua bán người, huy động sự tự giác của người dân tham gia vào công tác phòng, chống mua bán người.

- Tổ chức các hoạt động tọa đàm, hội thảo về công tác phòng, chống mua, bán người nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, nâng cao nhận thức của người dân về chống tội phạm mua bán người; hỗ trợ tốt nhất đối với nạn nhân bị mua bán qua số điện thoại đường dây nóng 18001282; 18001567.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Cuối năm 2016

1.1. Công tác xây dựng văn bản

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng.

- Lồng ghép vào các kế hoạch nhiệm vụ tuyên truyền về hoạt động của đường dây phòng chống mua bán người - số điện thoại 18001282; 18001567.

- Hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai tuyên truyền, phổ biến đường dây nóng phòng chống mua bán người đến người dân của các xã, phường, thị trấn.

1.2. Công tác truyền thông

Tổ chức tuyền truyền, phổ biến hoạt động đường dây nóng phòng chống mua bán người 18001282; 18001567 tại các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác phòng chống tệ nạn xã hội năm 2016, hội nghị triển khai công tác phòng chống tệ nạn xã hội năm 2017.

2. Năm 2017

2.1. Công tác truyền thông

- In và phát hành tờ rơi về phòng, chống mua, bán người đến 195 xã, phường, thị trấn. Nội dung: tuyên truyền một số quy định của pháp luật về phòng chống mua bán người và cung cấp số điện thoại nóng phòng, chống mua bán người 18001282; 18001567 và các hoạt động của đường dây nóng.

- Xây dựng 07 cụm panô tuyên truyền về phòng, chống mua bán người và số điện thoại đường dây nóng phòng, chống mua, bán người 18001282; 18001567.

- Mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về công tác phòng chống mua bán người.

2.2. Công tác tập huấn

- Lồng ghép các chương trình tổ chức 02 lớp tập huấn tại các huyện biên giới:

+ 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người cho cán bộ huyện và thôn, bản.

Nội dung tập huấn: giới thiệu số điện thoại nóng 18001282; 18001567, một số chính sách của nhà nước về phòng, chống mua, bán người, các biện pháp phòng ngừa mua, bán người và công tác tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

Đối tượng tham gia: cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội của huyện, cán bộ chủ chốt cấp xã, trưởng thôn, trưởng bản làm công tác phòng chống mua bán người.

+ 01 lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức về công tác phòng, chống mua bán người cho cán bộ làm công tác phụ nữ tại huyện.

Nội dung: tuyên truyền phổ biến Luật Phòng, chống mua bán người. Tuyên truyền về thực trạng tình hình tội phạm mua bán người tại địa phương về nguyên nhân, âm mưu, thủ đoạn của tội phạm mua, bán người. Vai trò trách nhiệm của gia đình và cộng đồng, đặc biệt là bản thân người phụ nữ trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán người cho tuyên truyền về thực trạng tình hình tội phạm mua bán người tại địa phương.

Đối tượng tham gia: Ủy viên Ban chấp hành Hội phụ nữ cơ sở, chi hội trưởng, chi hội phó hội viên nòng cốt.

2.3. Mở chuyên trang, chuyên mục trên Báo Hà Giang giới thiệu các hoạt động chính của đường dây nóng 18001282; 18001567 (đường dây phòng chống mua bán người) tuyên truyền về công tác phòng, chống mua bán người; phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống mua bán người, tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người, kết quả phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3. Năm 2018

3.1. Công tác truyền thông

- In và phát hành tờ rơi về phòng, chống mua, bán người các xã, phường, thị trấn tại các xã biên giới.

Nội dung: Tuyên truyền các hoạt động của đường dây nóng 18001282; 18001567 và một số nội dung về phòng ngừa mua bán người; phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.

- Xây dựng các bài viết tuyên truyền về phòng, chống mua bán người để phát trên hệ thống loa truyền thanh tại trung tâm huyện, xã, phường, thị trấn nhằm giúp người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình.

3.2. Công tác tập huấn

- Lồng ghép các chương trình tổ chức 02 lớp tập huấn cho lãnh đạo UBND xã, cán bộ Lao động - TBXH, các tổ chức đoàn thể.

Nội dung tập huấn: giới thiệu số điện thoại nóng 18001282; 18001567, kỹ năng tuyên truyền thay đổi hành vi phòng, chống mua bán người, tư vấn và hỗ trợ nạn nhân bị mua, bán trở về; các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Đối tượng tham gia: cán bộ chủ chốt xã, thị trấn; cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội các xã, thị trấn; Trưởng thôn, trưởng bản, hội viên hội nông dân thôn, bản.

3.3. Mở chuyên trang, chuyên mục về phòng chống mua bán người trên Báo Hà Giang, trong đó tập trung vào tuyên truyền thủ đoạn, tác hại của hành vi mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương trong phòng chống mua bán người; công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm về phòng chống mua bán người.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

4.1. Năm 2016: 307.000.000,đồng

4.2. Năm 2017: 581.000.000,đồng

4.3. Năm 2018: 476.000.000,đồng

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 1.365.000.000 đồng (một tỷ ba trăm sáu mươi lăm triệu đồng chẵn)

(có biểu dự toán kinh phí kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hàng năm phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung đã được nêu trong kế hoạch của UBND tỉnh.

- Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo đúng hướng dẫn của JICA và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Lao động - TBXH trong việc triển khai kế hoạch và báo các kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống mua bán người với các chương trình, dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện.

3. Sở Y tế: Có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở y tế các bệnh viện thực hiện công tác khám chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế cho nạn nhân bị mua bán trở về.

4. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đơn vị để tổ chức lồng ghép các nguồn kinh phí, chương trình, đề án tổ chức.

Theo dõi, kiểm tra giám sát, bố trí kinh phí đối ứng các nội dung hoạt động của Dự án JICA.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì và phối hợp với các ngành đẩy mạnh việc thông tin truyên truyền, nâng cao cảnh giác các âm mưu, thủ đoạn phòng, chống mua bán người.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các ngành thực hiện các hoạt động tăng cường quản lý văn hóa, du lịch, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở về phòng chống mua bán người.

7. Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Giang: Viết các tin bài làm các phóng sự về phòng chống mua bán người để đăng trên báo và phát trên sóng truyền hình, truyền thanh của tỉnh và các huyện, thành phố, chú trọng những gương điển hình, tiên tiến, những tập thể, cá nhân làm tốt công tác phòng chống mua bán người đặc biệt là các địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống mua bán người, giới thiệu quảng bá đường dây nóng về phòng chống mua bán người 18001282;18001567.

8. UBND các huyện, thành phố: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xây dựng Kế hoạch, đầu tư nguồn lực và chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống mua bán người, trong đó tập trung vào địa bàn ưu tiên; quản lý, theo dõi, giám sát việc triển khai các hoạt động của kế hoạch ở các cấp địa phương mình. Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống mua bán người lồng ghép các hoạt động ở địa phương, chú trọng tại các địa bàn trọng điểm có tỷ lệ mua bán người cao. Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; khuyến kích, huy động nguồn lực của địa phương trong việc giúp nạn nhân trở về ổn định cuộc sống.

Căn cứ kế hoạch, yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai cho phù hợp với từng năm và cả giai đoạn./.

 


Nơi nhận:
- T.Tr Tỉnh ủy (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Lao động - TBXH;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Tài chính, Thông tin và TT, Văn hóa Thể thao và DL, Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP (Đ/c Sang, Hùng, Bình);
- Lưu: VT, KGVX, NNTNMT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Minh Tiến

 

BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ ĐƯỜNG DÂY NÓNG PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016-2018

(kèm theo Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung hoạt động

Tổng kinh phí

Kinh phí đối ứng ngân sách địa phương hàng năm

Đơn vị thực hiện

2016

2017

2018

1

Trả lương hợp đồng 2 cán bộ trực tổng đài đường dây nóng

259

86

86

86

Trung tâm Bảo trợ xã hội - Sở Lao động TBXH

2

Tiền cước điện thoại, Sửa chữa, bảo dưỡng đường dây, thanh toán DVCC, chi khác

291

91

100

100

Trung tâm Bảo trợ xã hội - Sở Lao động TBXH

3

Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt cho nạn nhân tỉnh

330

50

130

150

Trung tâm Bảo trợ xã hội - Sở Lao động -TBXH

4

Hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập tại cộng đồng

140

50

40

50

Trung tâm Bảo trợ xã hội - Sở Lao động TBXH

5

Công tác tư vấn định hướng cho nạn nhân

35

0

15

20

Trung tâm Bảo trợ xã hội - Sở Lao động -TBXH

6

In phát tờ rơi, sổ tay 195 xã, phường, thị trấn về phòng chống mua bán người

69

9

30

30

Sở Lao động - TBXH phối hợp với Sở TT và TT

7

Làm pa nô tuyên truyền 7 huyện biên giới

490

0

140

0

Sở Lao động - TBXH phối hợp với Sở TT và TT

8

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ huyện, xã, phường, thôn, bản về chính sách pháp luật của đảng và nhà nước, cách phòng ngừa nạn mua bán người: 06 lớp

270

0

0

0

Phối hợp với các Lồng ghép các nguồn chương trình

9

Tổ chức truyền mở chuyên trang, chuyên mục về phòng chống mua bán người trên báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh:

48

8

20

20

Báo, Đài phát thanh truyền hình tỉnh

10

Công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát tại cơ sở

53

13

20

20

Sở Lao động - TBXH phối hợp với các ngành liên quan

 

Cộng

1365

307

581

476

Sở Lao động - TBXH phối hợp với các ngành liên quan

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 331/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu331/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/12/2016
Ngày hiệu lực30/12/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 331/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 331/KH-UBNDthực hiện Chương trình phòng chống mua bán người Hà Giang 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 331/KH-UBNDthực hiện Chương trình phòng chống mua bán người Hà Giang 2016
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu331/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Giang
                Người kýNguyễn Minh Tiến
                Ngày ban hành30/12/2016
                Ngày hiệu lực30/12/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 331/KH-UBNDthực hiện Chương trình phòng chống mua bán người Hà Giang 2016

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 331/KH-UBNDthực hiện Chương trình phòng chống mua bán người Hà Giang 2016

                      • 30/12/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 30/12/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực