Nội dung toàn văn Kế hoạch 346/KH-UBND 2013 thực hiện 53/2013/NQ-HĐND Phát triển thương mại nông thôn Hà Tĩnh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 346/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 09 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 53/2013/NQ-HĐND NGÀY 13/7/2013 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020
Kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013 về Phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và yêu cầu đối với việc phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức phổ biến rộng rãi Nghị quyết để các đơn vị, địa phương liên quan biết, tham gia phát triển thương mại nông thôn.
- Cụ thể hóa nội dung, yêu cầu nhiệm vụ của UBND các cấp, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch triển khai thể hiện việc trước mắt và lâu dài. Thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả nội dung của Nghị quyết.
- Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải đảm bảo thực hiện tốt nội dung công việc được phân công tại Kế hoạch này.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ chung
Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện những nội dung của Đề án Phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013.
Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp với các sở, ngành liên quan, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tham gia tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Sở Công Thương
2.1. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về phục vụ ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng tái định cư gắn với thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức giao thương, hợp tác, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đảm bảo chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm để đưa các sản phẩm vào hệ thống tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ tham gia các hội chợ, các hội nghị xúc tiến giao thương để giới thiệu, quảng bá sản phẩm; hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường nhằm giúp định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí, sắp xếp biên chế, phương tiện để Sở Công Thương, UBND huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, đầu cơ găm hàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, không đảm bảo VSATTP tại nông thôn...
2.3. Chủ trì triển khai xây dựng các quy hoạch, đề án, dự án:
a) Quy hoạch, đề án:
- Năm 2013: Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thương mại nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến 2020.
- Năm 2014: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025.
- Năm 2014 - 2015: Xây dựng Đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
b) Các dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại nông thôn:
- Giai đoạn 2014 - 2015:
+ Đào tạo, bồi dưỡng 5.000 hộ kinh doanh, thành viên hợp tác xã (HTX) thương mại dịch vụ (TMDV) và thương nhân.
- Đào tạo nghiệp vụ cho 100 cán bộ quản lý chợ, thời gian đào tạo từ 01 - 2,5 tháng, hình thức đào tạo tập trung. Sau khóa học học viên được cấp chứng nhận, chứng chỉ nghiệp vụ quản lý chợ.
+ Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý chợ cho 300 cán bộ quản lý chợ, thời gian bồi dưỡng từ 2 - 5 ngày, hình thức tập trung. Sau khóa học cấp chứng nhận, chứng chỉ bồi dưỡng, tập huấn.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo, bồi dưỡng 5.000 hộ kinh doanh, thành viên HTX TMDV và thương nhân. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 100 cán bộ quản lý chợ, thời gian đào tạo từ 1 - 2,5 tháng, hình thức đào tạo tập trung và cấp chứng nhận, chứng chỉ nghiệp vụ quản lý chợ. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý chợ cho 200 cán bộ quản lý chợ, thời gian bồi dưỡng từ 2 - 5 ngày.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng điều phối Chương trình MTQG XDNTM
- Phát triển và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phối hợp các sở, ngành chức năng tham mưu bố trí kinh phí xây dựng chợ nông thôn mới từ nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm đạt tiêu chí số 7 theo lộ trình của tỉnh.
- Hình thành, triển khai vùng sản xuất nông sản tập trung, cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo các sản phẩm sạch phục vụ cho chế biến và tiêu thụ; hình thành mạng lưới kho nông sản sau thu hoạch, mạng lưới bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND huyện, thành phố, thị xã rà soát quy hoạch sử dụng đất, cân đối và phân bổ quỹ đất phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn nói riêng.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu hoạt động trên lĩnh vực thương mại thực hiện nhanh gọn các thủ tục về đất đai, môi trường và những nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước của ngành; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình xử lý môi trường để bảo đảm chất thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn trực tiếp.
5. UBND huyện, thành phố, thị xã/Ban Quản lý Khu kinh tế
5.1. Nhiệm vụ chung
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Nghị quyết, đề án, chính sách về phát triển thương mại nông thôn, triển khai kế hoạch này trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án phát triển Thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với Sở Công Thương triển khai dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại nông thôn.
- Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, giao lưu thương mại, kết nối thị trường giữa các địa phương. Hàng năm, lập kế hoạch xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn (trên cơ sở quy hoạch được duyệt); lựa chọn dự án, mô hình gửi sở Công Thương;
- Căn cứ tiến độ triển khai Đề án phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các tầng lớp dân cư để thực hiện. Thực hiện thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao cho Nhà đầu tư, Chủ đầu tư theo phân cấp hoặc theo ủy quyền của UBND tỉnh để xây dựng hạ tầng thương mại nông thôn, phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Chủ động cân đối bố trí ngân sách cấp huyện để hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển thương mại nông thôn, đồng thời huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án, kế hoạch, chính sách nói trên thuộc địa bàn.
5.2. Chủ trì triển khai xây dựng các dự án
5.2.1. UBND thành phố Hà Tĩnh:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới: Chợ Thanh Tiến, xã Thạch Môn (2014); chợ Thạch Trung (2015); chợ Đò, xã Thạch Đồng (2015).
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Thạch Hạ (2014).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ phía Tây thành phố (đường Hàm Nghi); Trung tâm thương mại và dịch vụ mới phía Bắc thành phố tại giao lộ đường Quang Trung và đường Ngô Quyền thuộc xã Thạch Hạ.
- Xây dựng Siêu thị Trung tâm thương mại và dịch vụ Hàm Nghi (đường Hàm Nghi); siêu thị Thạch Hạ (giao Tỉnh lộ 9 và đường Ngô Quyền).
5.2.2. UBND huyện Kỳ Anh:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Trạm, xã Kỳ Giang (2014); chợ thị trấn Kỳ Anh (2013 - 2015); chợ đầu mối nông sản Nam Kỳ Anh, thị trấn Kỳ Anh (2015).
+ Trung tâm thương mại HDB, thị trấn Kỳ Anh; Trung tâm thương mại và dịch vụ nhà ở Đại Dương, xã Kỳ Thư.
+ Siêu thị thị trấn Kỳ Anh (2014 - 2015).
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Voi, xã Kỳ Bắc (2014); chợ Cầu, xã Kỳ Châu (2015), chợ Điếm, xã Kỳ Thư (2015).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
- Chợ Kỳ Tây; chợ Kỳ Văn; chợ Kỳ Hoa; chợ Kỳ Hợp; chợ Kỳ Hải.
+ Khu khách sạn, nhà hàng Hồ Thủy Sơn (thị trấn Kỳ Anh).
+ Siêu thị Kỳ Phong; siêu thị Kỳ Lâm.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Kỳ Đồng; chợ Kỳ Thọ; chợ Kỳ Sơn; chợ Kỳ Khang; chợ Kỳ Lâm; chợ Kỳ Xuân; chợ Kỳ Tiến; chợ Trạm Voi, xã Kỳ Phong; chợ Kỳ Phú; chợ Kỳ Lạc; chợ Kỳ Thượng.
5.2.3. UBND huyện Cẩm Xuyên:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới:
+ Trung tâm thương mại chợ Hội (hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2013); chợ đầu mối thủy sản, xã Cẩm Nhượng (2014 - 2015).
+ Trung tâm thương mại và dịch vụ Cẩm Xuyên (2013 - 2015).
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Cẩm Bình (2014); chợ Cơn Gọ, xã Cẩm Nam (2015); chợ Biền, xã Cẩm Lạc (2015).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Cẩm Yên; chợ Cẩm Thành; chợ Cẩm Hòa; chợ Cẩm Phúc; chợ Cẩm Quang; chợ Thiên Cầm; chợ Cẩm Hưng; chợ đầu mối nông sản Cẩm Vịnh.
+ Trung tâm thương mại Cẩm Huy; Trung tâm thương mại Nam Cẩm Xuyên, xã Cẩm Trung; Trung tâm thương mại và dịch vụ Bắc Cẩm Xuyên; Trung tâm thương mại và dịch vụ ven biển thị trấn Thiên Cầm.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Lụi, xã Cẩm Hà; chợ Cẩm Dương; chợ Cầu, xã Cẩm Thạch; chợ Vực, xã Cẩm Duệ; chợ Thá, xã Cẩm Lĩnh; chợ Bãi Bằng, xã Cẩm Minh; chợ Cầu, xã Cẩm Lộc; chợ Cẩm Trung; chợ Tran, xã Cẩm Quan; chợ Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ; chợ Cẩm Sơn; chợ Mới, xã Cẩm Thịnh).
5.2.4. UBND huyện Thạch Hà:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới:
+ Chợ đầu mối thủy sản Tượng Sơn (2014 - 2015).
+ Trung tâm thương mại Kinh doanh tổng hợp Đại Bàng, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà.
+ Xây dựng kho Logistic tại khu Công nghiệp Thạch Long.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Ba Giang, xã Phù Việt; Chợ Trẻn, xã Thạch Long (2015); chợ Trổ, xã Thạch Đài; chợ Đạo, xã Thạch Văn (2014).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Bắc Sơn; chợ Thạch Ngọc; chợ Thạch Lâm; chợ Thạch Hải.
+ 02 điểm thương mại dịch vụ tại Thạch Khê và Thạch Việt.
+ Siêu thị tổng hợp thị trấn Thạch Hà; Siêu thị Thạch Khê; Siêu thị điện máy tại cụm Công nghiệp Thạch Long.
- Cải tạo: Chợ Rú, xã Thạch Sơn; chợ Thạch Lưu; chợ Đón, xã Thạch Đinh; chợ Thạch Thắng; chợ Đồn, xã Thạch Điền; chợ Thạch Trị; chợ Động, xã Thạch Hội; chợ Bia, xã Thạch Xuân; chợ Gát, xã Việt Xuyên; chợ Chùa Sò, xã Thạch Lạc; chợ Hương Bộc, xã Thạch Hương; chợ Nông Trường, xã Ngọc Sơn; chợ Mới, xã Thạch Vĩnh; chợ Mới, xã Thạch Khê.
5.2.5. UBND huyện Lộc Hà:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới:
+ Chợ đầu mối thủy sản Thạch Kim.
+ 02 điểm thương mại dịch vụ tại xã Thạch Bằng và Thạch Châu.
- Cải tạo: Chợ Phủ, xã Thạch Châu (2013); chợ Eo, xã Ích Hậu (2014); chợ Mới, xã Thạch Bằng (2015); chợ Trai, xã Hộ Độ (2015).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới: Siêu thị Lộc Hà, thị trấn Bằng Sơn.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Cồn, xã Thạch Mỹ; chợ Phủ, xã Mai Phụ; chợ Cầu Trù, xã Phù Lưu; chợ Đình, xã Tân Lộc; chợ Hôm, xã Thạch Kim; chợ Lù, xã Hồng Lộc; chợ Vùn, xã Thịnh Lộc.
5.2.6. UBND huyện Can Lộc:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới;
+ Chợ Thanh Lộc (2014).
+ Trung tâm thương mại Thiên Lộc (Ocean bank)
+ Siêu thị Thiên Lộc.
- Cải tạo, nâng cấp: chợ Phù Minh, xã Thiên Lộc (2013 - 2014); Chợ Lối, xã Quang Lộc (2015); chợ Huyện, xã Đồng Lộc (2014); chợ Quán Trại, xã Thường Nga (2015).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Xuân Lộc; chợ Thượng Lộc,
+ Trung tâm thương mại thị trấn Can Lộc.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Nghèn, thị trấn Can Lộc; chợ Lù, Tùng Lộc, chợ Phúc Lộc; chợ Vi, xã Kim Lộc; chợ Tổng, xã Song Lộc; chợ Đình, xã Trung Lộc; chợ Nhe, xã Vĩnh Lộc; chợ Quan, xã Trường Lộc; chợ Đại Thành, xã Nhân Lộc; Chợ Cường, xã Sơn Lộc.
5.2.7. UBND huyện Đức Thọ:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Hôm, xã Thái Yên (2014); chợ Cầu Nghiêng, xã Trung Lễ (2015); Chợ Thượng, xã Trường Sơn (2015); chợ Hôm, thị trấn Đức Thọ (2013 - 2014).
+ Xây dựng 07 điểm thương mại dịch vụ tại các xã: Đức Lạng, Đức Lâm, Đức Thịnh, Yên Hồ, Bùi Xá, Đức Vĩnh, Đức Thủy.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Trổ, xã Đức Nhân; chợ Bàu, xã Đức Long.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Đức Hòa; chợ đầu mối nông sản thị trấn Đức Thọ.
+ Trung tâm thương mại dịch vụ Đức Thọ; Trung tâm thương mại dịch vụ Hồng Đức, thị trấn Đức Thọ.
+ Xây dựng 8 điểm thương mại dịch vụ tại các xã: Đức Lập, Tân Hương, Đức Thanh, Đức La, Đức Quang, Đức Yên, Đức Châu, Liên Minh.
+ Siêu thị Đức Thọ, thị trấn Đức Thọ.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Giấy, xã Đức Dũng; chợ Nướt, xã Đức Lạc; chợ Tùng, xã Đức Tùng; chợ Chay, xã Đức An; chợ Đàng, xã Đức Đồng.
5.2.8. UBND thị xã Hồng Lĩnh:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới:
+ Trung tâm thương mại Hồng Lĩnh (Ngân hàng Bắc Á).
+ Siêu thị tổng hợp và văn phòng cho thuê Bắc Hồng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Đồng Đán, xã Thuận Lộc; chợ đầu mối nông sản Hồng Lĩnh.
+ Trung tâm thương mại dịch vụ đường 70 và Điểm TMDV Đức Thuận.
+ Siêu thị Trung Lương và siêu thị Đức Thuận.
5.2.9. UBND huyện Nghi Xuân:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Cương Gián (2014 - 2015).
+ Xây dựng 06 điểm thương mại dịch vụ tại các xã: Xuân Lĩnh, Xuân Thành, Xuân Hội, Cương Gián, thị trấn Xuân An; Xuân Viên.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Hôm, xã Xuân Hội (2014), chợ thị trấn Xuân An (2015).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Xuân Lĩnh; chợ Xuân Viên; chợ Xuân Mỹ; chợ Xuân Phổ.
+ Xây dựng 10 điểm thương mại dịch vụ tại các xã: Tiên Điền, Xuân Phổ, Xuân Liên, Cổ Đạm, Xuân Hồng, Xuân Trường, Xuân Hải, Xuân Mỹ, Xuân Giang, Xuân Yên.
+ Siêu thị thị trấn Xuân An; siêu thị thị trấn Nghi Xuân.
- Cải tạo nâng cấp: Chợ Đò Củi, xã Xuân Hồng; chợ Xuân Liên; chợ Đón, xã Xuân Hải; chợ Bơ, xã Xuân Đan; chợ Xuân Trường; chợ Cầu, xã Xuân Yên; chợ Xuân Thành; chợ Giang Đình, thị trấn Nghi Xuân; chợ Cổ Đạm.
5.2.10. UBND huyện Hương Sơn:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới: Chợ Nầm, xã Sơn Châu (2013).
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Rạp, xã Sơn Trung.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Sơn Ninh; chợ Sơn Long; chợ Sơn Lễ; chợ Sơn Giang; chợ Sơn Mỹ; chợ Sơn Trường; chợ Sơn Lĩnh; chợ biên giới Sơn Hồng.
+ Trung tâm thương mại Phố Châu; Trung tâm phân phối hàng hóa thị trấn Phố Châu.
+ Siêu thị thị trấn Phố Châu.
- Cải tạo, nâng cấp: chợ Choi, xã Sơn Hà; Chợ Sông Con, xã Sơn Diệm; chợ Gôi, xã Sơn Hòa; chợ Chùa, xã Sơn Tiến; chợ Phố Châu, thị trấn Phố Châu; chợ Đình, xã Sơn Thủy.
5.2.11. UBND huyện Vũ Quang:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới: chợ Bộng (Đức Bồng).
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Xây dựng mới:
+ Trung tâm thương mại Vũ Quang.
+ Siêu thị Vũ Quang.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Quánh, Hương Thọ; chợ Sơn Thọ; chợ Đại, thị trấn Vũ Quang; chợ Phùng, xã Đức Hương.
5.2.12. UBND huyện Hương Khê:
a) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới:
+ Trung tâm thương mại Hương Khê (thị trấn Hương Khê).
+ Siêu thị thị trấn Hương Khê.
- Cải tạo, nâng cấp: chợ Hương Trà; chợ Phúc Trạch; chợ Gia, xã Phú Gia; chợ Đón, xã Hương Long.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Sơn, thị trấn Huơng Khê; chợ Hương Lâm.
+ Điểm thương mại và dịch vụ Gia Phố.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ La Khê, xã Hương Trạch; chợ Sòng, xã Hương Thủy; chợ Hôm, xã Phương Mỹ; chợ Hào, xã Hương Bình; chợ Vang, xã Phương Điền; chợ Hà Linh; chợ Phúc Đồng; chợ Nổ, xã Hòa Hải.
5.2.13. Ban quản lý KKT CKQT Cầu Treo:
b) Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng mới chợ biên giới Sơn Kim 1.
- Cải tạo, nâng cấp chợ Hà Chua, xã Sơn Tây (2015).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Hà Tân.
+ Trung tâm thương mại khu vực cổng B, Khu Kinh tế Cầu Treo Trung tâm phân phối hàng hóa thị trấn Tây Sơn.
+ Siêu thị thị trấn Tây Sơn.
- Cải tạo, nâng cấp chợ Tây Sơn.
5.2.14. Ban quản lý KKT Vũng Áng:
Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng mới:
+ Chợ Kỳ Phương; chợ Kỳ Thịnh; chợ Kỳ Liên; chợ Kỳ Lợi.
+ Điểm thương mại và dịch vụ Kỳ Phương; Trung tâm thương mại Cảng Vũng Áng; Điểm thương mại và dịch vụ Nam Cảng Vũng Áng; Điểm thương mại và dịch vụ Kỳ Nam.
+ Siêu thị Cảng Vũng Áng; siêu thị Nam Cảng Vũng Áng.
- Cải tạo, nâng cấp: Chợ Kỳ Ninh; chợ Kỳ Hà; chợ Kỳ Long; chợ Kỳ Trinh; chợ Kỳ Nam.
6. Đề nghị Hội Nông dân phối hợp thực hiện
a) Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại nông thôn, phát triển sản xuất sản và chế biến sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng.
b) Chủ trì, phối hợp sở Công Thương các sở ngành liên quan, UBND huyện, thành phố, thị xã lựa chọn dự án để xây dựng, nhân rộng mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cung ứng nguyên liệu đầu vào. Chủ trì xây dựng, nhân rộng các mô hình sau:
- Giai đoạn 2013 - 2015: Xây dựng tối thiểu 05 mô hình thí điểm liên kết cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, cụ thể:
+ Năm 2014 xây dựng tối thiểu 02 mô hình cho sản phẩm: Thịt lợn thương phẩm và rau củ quả đối với vùng sản xuất tập trung của tỉnh hoặc mô hình có sức lan tỏa rộng.
+ Năm 2015 xây dựng tối thiểu 03 mô hình cho sản phẩm: Lúa, lạc và hải sản đánh bắt đối với vùng sản xuất tập trung của tỉnh hoặc mô hình có sức lan tỏa rộng.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Nhân rộng tối thiểu 05 mô hình thí điểm liên kết cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp nông thôn, cụ thể:
+ 2016: Nhân rộng tối thiểu 01 mô hình cho các sản phẩm thịt lợn thương phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
+ 2017: Nhân rộng tối thiểu 01 mô hình cho rau củ quả trên địa bàn tương đồng với mô hình thí điểm rau củ quả nêu trên của tỉnh.
+ 2018: Nhân rộng tối thiểu 01 mô hình cho sản phẩm lúa trên địa bàn tương đồng với mô hình thí điểm rau củ quả nêu trên của tỉnh.
+ 2019: Nhân rộng tối thiểu 01 mô hình cho sản phẩm lạc trên địa bàn tương đồng với mô hình thí điểm cho sản phẩm lạc nêu trên của tỉnh.
+ 2020: Nhân rộng tối thiểu 01 mô hình cho sản phẩm hải sản đánh bắt trên địa bàn tương đồng với mô hình thí điểm cho sản phẩm hải sản đánh bắt nêu trên của tỉnh.
7. Liên minh Hợp tác xã
- Hình thành và phát triển các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác để cung ứng nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ đầu ra hàng hóa nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ...; các HTX; tổ hợp tác đa chức năng hoặc HTX dịch vụ tổng hợp, chú trọng mô hình HTX nông nghiệp, TM - DV phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Công Thương, UBND huyện, thành phố, thị xã đôn đốc, hướng dẫn chuyển đổi mô hình quản lý tại các chợ sang mô hình HTX quản lý chợ; hướng dẫn thành lập mới HTX quản lý chợ; đề xuất cơ chế hỗ trợ kinh phí chuyển đổi mô hình Ban quản lý chợ sang mô hình HTX quản lý chợ. Phấn đấu giai đoạn từ 2013 - 2015 mỗi năm chuyển đổi hình thức quản lý chợ sang mô hình HTX quản lý chợ 01 HTX; mỗi năm thành lập 01 HTX quản lý chợ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền Luật HTX, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản Lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.
- Phối hợp với Sở Công Thương triển khai dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại nông thôn.
8. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn UBND huyện, thành phố, thị xã rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch giao thông để thuận lợi cho việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn gắn với nông thôn mới, bảo đảm nối liền mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới hậu cần logistics... với các trục đường giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và phương tiện vận chuyển.
- Xem xét thẩm định các phương án bảo đảm an toàn giao thông của các dự án đầu tư chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới hậu cần logistics...
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh
Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng chính sách và các chi nhánh ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân... đơn giản hóa các thủ tục, thực hiện các chính sách tín dụng liên quan đến phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh theo các chủ trương, chính sách có liên quan để các đối tượng dễ tiếp cận vốn vay, phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó có lĩnh vực thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Các chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn: Xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm đối với lĩnh vực cho vay phát triển thương mại nông thôn gắn với XDNTM, chú trọng đẩy mạnh việc cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án phục vụ hoạt động thương mại nông thôn có hiệu quả.
III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Kinh phí thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 27/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- Hàng năm căn cứ vào nội dung nhiệm vụ trọng tâm và phân công thực hiện của Kế hoạch, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; là cơ quan đầu mối, định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, đánh giá kết quả, hiệu quả của việc thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh.
Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển thương mại nông thôn gắn XDNTM trong tháng 9/2013.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Triển khai có hiệu quả các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chủ trì tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình MTQG về xây dựng NTM.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh và nước ngoài để tham gia thực hiện các dự án, chương trình trong Kế hoạch đề ra; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, HTX... trong quá trình thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh tại địa bàn.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan xem xét, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách trong dự toán thu, chi ngân sách tỉnh hàng năm; phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vấn đề về môi trường đối với các trung tâm thương mại, chợ, cơ sở kinh doanh thương mại...; quy hoạch quỹ đất có lợi thế về thương mại để bố trí cho hạ tầng thương mại nông thôn.
6. Ban quản lý Khu kinh tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, UBND huyện có Khu kinh tế điều tra số liệu về dân số các xã trong Khu kinh tế; lao động, việc làm tại các doanh nghiệp và cung cấp cho Sở Công Thương tính toán nhu cầu tiêu dùng để tổ chức các hoạt động thương mại trên địa bàn cho phù hợp.
7. Liên minh hợp tác xã: Tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể trong lĩnh vực TMDV ở địa bàn nông thôn. Hướng dẫn các HTX trên địa bàn nông thôn tăng cường liên kết với các hộ nông dân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn nông thôn thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, hợp đồng đại lý.
8. Hội nông dân: Vận động hội viên tham gia mô hình liên kết kinh tế với các tổ chức, cá nhân khác; chủ trì xây dựng, triển khai có hiệu quả các mô hình được phân công tại Kế hoạch này.
9. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Hỗ trợ, hướng dẫn và phối hợp các ngành liên quan để khuyến khích phát triển các loại hình thương mại phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại nông thôn.
10. UBND huyện, thành phố, thị xã/Ban quản lý Khu kinh tế: Huy động xã hội hóa đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn để triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, đã được phân công theo Kế hoạch này; chỉ đạo UBND xã, thị trấn, các phòng ban chức năng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
11. UBND các xã, thị trấn:
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã/thị trấn hiểu và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch, Chính sách về phát triển thương mại nông thôn; xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện đảm bảo có hiệu quả trong thực tế.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn, phối hợp lực lượng chức năng để quản lý thị trường, đo lường chất lượng, quản lý môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Khuyến khích, vận động thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác.
12. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thương mại đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp.
13. Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ lập và triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của từng đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013 của HĐND tỉnh; yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ hàng quý, năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương), Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |