Kế hoạch 350/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 350/KH-UBND 2023 phát triển lâm nghiệp bền vững Kon Tum 2021 2025


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 350/KH-UBND

Kon Tum, ngày 13 tháng 02 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2023

Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 3968/SNN-CCKL ngày 27 tháng 12 năm 2022, Ủy ban nhân dân ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp năm 2023 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng cao trong tổng sản phẩm của tỉnh. Phát huy tối đa các tiềm năng để phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng, cải thiện sinh kế cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

- Huy động tối đa các nguồn lực để tập trung phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, năm 2023 phấn đấu huy động khoảng 558,618 tỷ đồng. Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật; tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau cao hơn năm trước.

- Nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp. Năm 2023 trồng mới được 4.000 ha rừng tập trung và trồng 598,8 ngàn cây phân tán; diện tích rừng có trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 500 ha, khoanh nuôi phục hồi rừng 891 ha.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả rừng trồng nguyên liệu và rừng trồng cao su, phấn đấu phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh cơ bản hiện đại, đủ năng lực về công nghệ tham gia hội nhập thị trường trong nước và quốc tế.

b) Về xã hội

Ngành lâm nghiệp giải quyết được việc làm cho khoảng 23.000 lao động/năm và bảo đảm bình đẳng giới; khoảng 50% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp; góp phần phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 3-4%/năm.

c) Về môi trường

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, đặc dụng; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; phấn đấu số vụ vi phạm năm 2023 giảm 10% so với năm 2022. Rừng được quản lý bền vững; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường.

- Độ che phủ rừng năm 2023 đạt trên 63,12%.

II. NHIỆM VỤ

1. Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững:

a) Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, năm 2023 độ che phủ rừng đạt trên 63,12%.

- Khoán bảo vệ rừng (trong lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng) 105.173 ha.

b) Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

- Trồng mới 190 ha, trong đó:

+ Trồng rừng sản xuất: 50 ha.

+ Trồng rừng phòng hộ đặc dụng: 140 ha.

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 500 ha.

c) Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Dự án quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Tiểu dự án 1, dự án 3 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

- Khoán bảo vệ rừng: 33.796 ha.

- Hỗ trợ bảo vệ rừng: 6.057,5 ha.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: 391 ha.

- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất: 3.640 ha.

- Trồng rừng phòng hộ đặc dụng: 170 ha.

3. Nhu cầu vốn:

Tổng nhu cầu vốn cho phát triển lâm nghiệp năm 2023 dự kiến 558,618 tỷ đồng trong đó:

3.1. Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững:

Tổng dự toán nhu cầu vốn thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 417,847 tỷ đồng, chia theo nguồn vốn:

- Vốn ngân sách Trung ương: 25,341 tỷ đồng (đã giao kế hoạch)1.

- Vốn ngoài ngân sách (nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng và huy động khác): 365,506 tỷ đồng, trong đó:

+ Nguồn thu cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2023 dự kiến khoảng 347 tỷ đồng.

+ Vốn trồng rừng thay thế 18,506 tỷ đồng (Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương cấp 7,88 tỷ đồng; các dự án chuyển đổi rừng nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh 10,626 tỷ đồng).

3.2. Tiểu dự án 1, dự án 3

Vốn cho các hoạt động thực hiện Tiểu Dự án 1, nguồn ngân sách Trung ương là 140,771 tỷ đồng (đã giao vốn)2.

4. Giải pháp:

4.1. Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

a) Quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên và Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng.

b) Xây dựng các phóng sự, bài viết, tin đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh gắn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng.

4.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, các ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong công tác phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

a) Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên, công chức và người lao động vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng.

b) Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm, Công an, Bộ đội Biên phòng và cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục kiểm lâm) chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.

c) Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương, chủ rừng và cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì phối hợp với các chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

d) Đẩy mạnh điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản; rà soát, xử lý dứt điểm các loại phương tiện dùng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn, nhất là phương tiện độ chế.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

đ) Tăng cường quản lý các cơ sở chế biến gỗ, kiên quyết đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

e) Kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ quan quản lý Nhà nước ngành lâm nghiệp; nâng cao năng lực, trang bị công cụ, phương tiện, thiết bị cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan.

g) Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định và tình hình thực tế; đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh để phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và các đơn vị có liên quan.

h) Tiếp tục rà soát, đánh giá hiện trạng, phân định diện tích 03 loại rừng để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Thời gian thực hiện: Theo tiến độ của Quy hoạch tỉnh.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan.

i) Tiếp tục thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; giải quyết dứt điểm diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm nằm trong lâm phần của các đơn vị chủ rừng trước năm 2025, không để phát sinh diện tích lấn chiếm mới; tiếp tục rà soát, giải quyết đất ở và sản xuất cho người dân, hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nhiệm vụ chức năng chủ trì, phối hợp với các đơn vị chủ rừng và các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện.

k) Theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng, giao rừng, cho thuê rừng; xử lý nghiêm các trường hợp có vi phạm và thu hồi chủ trương đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, có biểu hiện đầu cơ, chiếm dụng rừng và đất lâm nghiệp. Giám sát chặt chẽ các dự án trồng rừng sử dụng ngân sách Nhà nước từ khi trồng đến khi thu hoạch, tránh thất thoát vốn trồng rừng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

4.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp

a) Triển khai có hiệu quả, đúng đối tượng đối với các cơ chế, chính sách của Trung ương; nghiên cứu chính sách đặc thù của địa phương. Thực hiện tốt chính sách khoán quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, cộng đồng dân cư.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan.

b) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp trên cơ sở hài hòa giữa các luật liên quan và các điều ước quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong Quý II năm 2023.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.

4.4. Tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững

a) Xây dựng Dự án bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2023.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

b) Tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế lâm nghiệp, nhất là thu hút các mô hình nông - lâm kết hợp, trồng rừng, trồng dược liệu dưới tán rừng, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gỗ, phát triển du lịch sinh thái.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

c) Phát triển các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình trong lâm nghiệp, thúc đẩy liên kết với các thành phần kinh tế khác để nâng cao giá trị hàng hóa lâm sản. Khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất trồng cây nông nghiệp hằng năm trên đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả đa mục đích có giá trị kinh tế cao hơn.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế lâm nghiệp từng bước đồng bộ, hiện đại, phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết vùng nguyên liệu quy mô, tập trung với nhà máy chế biến; giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị sản phẩm gỗ từng bước hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

đ) Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lâm nghiệp, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức lâm nghiệp quốc tế, khu vực về triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tăng cường năng lực, chuyển giao, hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

4.5. Bố trí, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp

a) Lồng ghép, bố trí, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho ngành lâm nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Tháng 01 năm 2023.

- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì (đối với vốn đầu tư), Sở Tài chính chủ trì (đối với vốn sự nghiệp) và phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, văn bản quy định hiện hành và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hằng năm theo phân cấp nhà nước hiện hành.

b) Sử dụng hiệu quả kinh phí dịch vụ môi trường rừng. Tiếp tục mở rộng nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

c) Tăng cường xã hội hóa, vận động, huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực lâm nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

4.6. Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động phát triển lâm nghiệp

a) Giám sát diễn biến ngành lâm nghiệp trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời, chính xác, đồng bộ để phục vụ công tác quản lý, quy hoạch và phát triển sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2023.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

b) Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra đối với các hoạt động về lâm nghiệp, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 12 năm 2023 để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và các bộ, ngành Trung ương.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các chủ rừng và các đơn vị có liên quan chủ động đề xuất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng;
- Các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP UBND tỉnh: CVP (đ/b);
- Lưu: VT, NNTN.NTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp



1 Tại Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2 Tại Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 350/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu350/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/02/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 350/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 350/KH-UBND 2023 phát triển lâm nghiệp bền vững Kon Tum 2021 2025


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 350/KH-UBND 2023 phát triển lâm nghiệp bền vững Kon Tum 2021 2025
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu350/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Kon Tum
                Người kýNguyễn Hữu Tháp
                Ngày ban hành13/02/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 350/KH-UBND 2023 phát triển lâm nghiệp bền vững Kon Tum 2021 2025

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 350/KH-UBND 2023 phát triển lâm nghiệp bền vững Kon Tum 2021 2025

                            • 13/02/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực