Văn bản khác 36/KH-UBND

Kế hoạch 36/KH-UBND lưu chuyển, tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” cho thị trường thành phố Hà Nội

Nội dung toàn văn Kế hoạch 36/KH-UBND lưu chuyển tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Gà đồi


ỦỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

LƯU CHUYỂN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM MANG THƯƠNG HIỆU “GÀ ĐỒI YÊN THẾ” CHO THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại văn bản số 9383/VPCP-KGVX ngày 19/11/2012 về việc ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm;

Biên bản thỏa thuận về việc phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm ngày 14/12/2012 của UBND Thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Giang;

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch lưu chuyển, tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “gà đồi Yên Thế” cho thị trường Thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn thịt gà an toàn, được quản lý về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, các Lễ hội năm 2013, tiến tới đáp ứng nhu cầu tiêu dung thường xuyên của nhân dân.

Mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến gà cho các thương nhân, hộ nuôi gà ở Bắc Giang.

Ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển, tiêu thụ gia cầm không có nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ:

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức, đa dạng kênh phân phối, tiêu thụ gà đảm bảo an toàn thực phẩm, thiết lập mạng lưới tiêu thụ đến các tổ dân phố, khu phố, cộng đồng dân cư, các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn Thành phố.

Trên cơ sở năng lực kinh doanh và đề xuất của các doanh nghiệp, UBND Thành phố giao các doanh nghiệp tổ chức thu mua, giao nhận, vận chuyển, tập kết hàng hóa từ Bắc Giang về Hà Nội. Triển khai các điểm bán mặt hàng “Gà đồi Yên Thế” đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dung của nhân dân trên địa bàn Thành phố, tập trung khu vực nội thành dưới hình thức bán hàng cố định tại các điểm kinh doanh và bán qua Sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội. Cụ thể:

- Các điểm kinh doanh cố định: Giao các đơn vị Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Công ty CP Intimex Việt Nam, Công ty CP Nhất Nam, Công ty CP Sản xuất & Thương mại An Việt, Công ty TNHH Thành Đồng II, Công ty TNHH Sài Gòn Coop Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại quốc tế dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long, Công ty CP xuất nhập khẩu sản phẩm xanh Việt Nam, Công ty TNHH thực phẩm sạch Phúc Thịnh.

- Bán hàng qua Sàn giao dịch: Giao Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội thuộc công ty cổ phần XNK sản phẩm xanh Việt Nam thực hiện cung cấp sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” theo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đăng ký trên sàn giao dịch.

- Chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ nơi tập kết “Gà đồi Yên Thế”, phát luồng đi các chợ nhỏ lẻ trên địa bàn.

2. Tổ chức các địa điểm giết mổ:

Giao các doanh nghiệp có khả năng thực hiện giết mổ, phân phối sản phẩm thịt gà: Công ty TNHH Minh Hiền, Công ty TNHH Thành Đồng II, Công ty TNHH thực phẩm sạch Phúc Thịnh tổ chức giết mổ, phân phối sản phẩm “Gà đồi Yên Thế”; các doanh nghiệp được giao tổ chức phân phối tập kết, bảo quản thịt gà và phân phối đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng.

3. Tuyên truyền:

Tăng cường tuyên truyền rộng rãi, hình thức truyền thông đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng: qua báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác. Đối tượng truyên truyền là tổ chức, cá nhân sơ chế, chế biến sản phẩm gia cầm và người tiêu dung; nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, thú y và danh sách địa điểm siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, hệ thống phân phối mạng lưới tiêu thụ sản phẩm gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm.

4. Kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả gia cầm không có nguồn gốc:

Tổ chức thực hiện đề án, phương án quản lý việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm; phương án ngăn chặn và xử lý nghiêm, triệt để việc vận chuyển, tiêu thụ gia cầm không có nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo 127 Thành phố

Chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác đấu tranh ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm không có nguồn gốc..

2. Sở Công thương

Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức các điểm giết mổ, tập kết, phân phối sản phẩm “gà đồi Yên Thế”.

Chỉ đạo các doanh nghiệp phát triển kênh phân phối đảm bảo cung ứng phục vụ nhu cầu nhân dân.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh kiểm tra, xử phạt nghiêm việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm không có nguồn gốc từ các tỉnh lưu chuyển vào Hà Nội theo đề án và phương án đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5421/QĐ-UBND ngày 21/11/2012; Quyết định số 5422/QĐ-UBND ngày 21/11/2012.

Tổng hợp, tạo cơ sở dữ liệu thông tin chung trên website của ngành về: các doanh nghiệp phân phối tiêu thụ sản phẩm, điểm bán hàng, mẫu mã, các hình thức tem nhãn gắn trên sản phẩm mang thương hiệu “gà đồi Yên Thế”; Lập đường dây nóng, cung cấp thông tin, theo dõi, tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “gà đồi Yên Thế” báo cáo UBND Thành phố.

Đầu mối tổng hợp và yêu cầu các cơ quan được giao nhiệm vụ báo cáo kết quả triển khai theo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất.

3. Công an Thành phố:

Chỉ đạo các đơn vị liên quan (phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, phòng Cảnh sát kinh tế, Trung đoàn cảnh sát cơ động, phòng An ninh kinh tế, phòng An ninh văn hóa…) và Công an các quận, huyện, thị xã tiến hành điều tra, trinh sát, tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo ATTP trên địa bàn Thành phố.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chỉ đạo cơ quan Thú y tăng cường kiểm tra tại các chợ và các cơ sở giết mổ. Phát hiện và xử lý nghiêm đối với những trường hợp sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch khống, giấy chứng nhận kiểm dịch giả. Kiên quyết và xử lý nghiêm đối với các cán bộ tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm qua việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xử lý tiêu hủy đối với các sản phẩm gia cầm và gia cầm không có nguồn gốc bị tịch thu, tiêu hủy.

5. Sở Y tế

Phối hợp kiểm tra việc thực hành kiến thức, điều kiện sức khỏe của cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh gia cầm thương phẩm và sản phẩm gia cầm tươi sống.

6. Sở Giao thông – Vận tải:

Tham mưu trình UBND Thành phố ban hành quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm; đường vận chuyển thực phẩm đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm tươi sống tại các đô thị.

Chủ trì phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm bằng các phương tiện vận tải.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo 29 phòng Văn hóa – Thông tin, 20 Đài truyền thanh các quận, huyện, thị xã và 577 đài truyền thanh xã, phường, thị trấn và 14 cơ quan báo đài Hà Nội tổ chức hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc kinh doanh, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc,chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là gà thải, loại ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến sức khỏe con người. Đồng thời tiến hành tuyên truyền danh sách địa điểm siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm gia cầm đảm bảo ATTP, tuyên truyền việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “gà đồi Yên Thế” để mọi người dân biết, lựa chọn mua hàng.

8. Sở Tài chính

Tham mưu trình UBND Thành phố ban hành cụ thể nội dung, mức hỗ trợ đầu tư để mở rộng thị trường tiêu thụ cho gia cầm được chăn nuôi an toàn thực phẩm gia cầm được giết mổ, sơ chế, chế biến an toàn theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

9. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã có trách nhiệm:

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức công tác đấu tranh ngăn chăn việc vận chuyển gia cầm không có nguồn gốc trên địa bàn quản lý. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh sản phẩm gia cầm tại các chợ theo thẩm quyền. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chương trình tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” trên hệ thống phát thanh phường để nhân dân trên địa bàn hưởng ứng và lựa chọn mua hàng.

UBND huyện Thường Tín: triển khai có hiệu quả hoạt động Tổ công tác chuyên trách được thành lập theo Quyết định số 5413/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của UBND huyện Thường Tín. Thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng chợ Hà Vỹ.

UBND huyện Thanh Trì: triển khai dự án đầu tư xây dựng Chợ gia cầm an toàn trên địa bàn huyện Thanh Trì, là nơi chuyên doanh gia cầm được chăn nuôi an toàn.

UBND huyện Thường Tín: triển khai dự án đầu tư xây dựng mới Trung tâm ấp nở và kinh doanh giống gia cầm Đại Xuyên.

10. Các doanh nghiệp:

Căn cứ vào khả năng của đơn vị mình xây dựng phương án tổ chức kinh doanh, bố trí các điểm giết mổ, tập kết, kinh doanh, phân phối sản phẩm “gà đồi Yên Thế” phục vụ người tiêu dùng đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm. Các điểm bán hành có đủ trang thiết bị, nhân lực đảm bảo các quy định về ATTP.

IV. Thông tin, báo cáo

Căn cứ vào Kế hoạch và các nhiệm vụ được giao theo chức năng các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện. Giao Sở Công thương tổng hợp báo cáo UBND Thành phố kết quả triển khai theo tiến độ cụ thể như sau:

- Đối với các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã được giao nhiệm vụ thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý (chậm nhất là ngày 25 tháng, tháng cuối quý).

- Đối với các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm gà nói chung và sản phẩm mang thương hiệu “gà đồi Yên Thế” nói riêng hàng ngày, bắt đầu từ ngày Kế hoạch được ban hành đến hết ngày 08/02/2013. Sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ báo cáo hàng tuần (vào ngày thứ năm). Báo cáo tập trung vào các vấn đề như: hình thức thu mua, vận chuyển, số lượng hàng nhập, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, số lượng các điểm bán, số lượng sản phẩm bán ra hàng ngày, giá bán.

Trong quá trình thực hiện kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các biện pháp để triển khai thực hiện đạt hiệu quả./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 36/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu36/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/03/2013
Ngày hiệu lực06/03/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 36/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 36/KH-UBND lưu chuyển tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Gà đồi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 36/KH-UBND lưu chuyển tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Gà đồi
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu36/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýNguyễn Văn Sửu
                Ngày ban hành06/03/2013
                Ngày hiệu lực06/03/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 36/KH-UBND lưu chuyển tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Gà đồi

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 36/KH-UBND lưu chuyển tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Gà đồi

                      • 06/03/2013

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 06/03/2013

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực