Văn bản khác 3811/KH-UBND

Kế hoạch 3811/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nội dung toàn văn Kế hoạch 3811/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế Dân số tỉnh Đồng Nai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3811/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 08 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ NĂM 2016 - 2018

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Đồng Nai triển khai 04 Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế gồm: Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) y tế, Chương trình MTQG phòng chống HIV/AIDS, Chương trình MTQG an toàn vệ sinh thực phẩm và Chương trình MTQG Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Với nguồn kinh phí từ chương trình MTQG, các chương trình được triển khai có hiệu quả, kiểm soát tốt các bệnh dịch, không để các dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn, các chỉ số sức khỏe có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, hầu hết các chương trình đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả cụ thể theo từng chương trình như sau:

1. Chương trình MTQG y tế

a) Phòng chống bệnh sốt rét: Triển khai giám sát dịch tễ và côn trùng tại các xã trọng điểm. Từ năm 2011 đến 2015, không có bệnh nhân sốt rét ác tính, không có trường hợp tử vong, không có dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh.

b) Tiêm chủng mở rộng: Duy trì giám sát tiêm chủng mở rộng hàng tháng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; đảm bảo an toàn trong tiêm chủng; không xảy ra trường hợp tai biến, sai sót trong tiêm chủng. Kết quả trong các năm, tỷ lệ trẻ em < 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đều đạt trên 95%.

c) Phòng, chống bệnh lao: Tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức khám phát hiện bệnh nhân lao tại cộng đồng, xét nghiệm phát hiện và điều trị bệnh nhân lao mới; kết quả đạt các mục tiêu, chỉ tiêu được giao. Tổng số bệnh nhân lao các thể thu nhận trong 05 năm từ 2011 - 2015 là 3.397 trường hợp, tỷ lệ các trường hợp lao được điều trị khỏi đạt trên 90%.

d) Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: Duy trì tốt công tác phòng chống bệnh tâm thần tại các xã, phường, thị trấn. Tổ chức khám phát hiện bệnh nhân tâm thần mới, điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Đến 2015, chương trình đang quản lý, cấp thuốc điều trị cho 2.074 bệnh nhân tâm thần và động kinh tại cộng đồng.

đ) Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em: Tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em; hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em và ngày vi chất dinh dưỡng hàng năm. Kết quả uống vitamin A hàng năm: 100% số trẻ 6 - 36 tháng tuổi và trên 95% bà mẹ đẻ trong tháng đầu được bổ sung vitamin A. Tỷ lệ trẻ em < 02 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng đạt > 98%; tỷ lệ trẻ < 05 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi giảm nhanh và liên tục qua các năm: từ 12% năm 2011 xuống 9,3% năm 2015. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai từ 03 lần trở lên trong 3 thời kỳ thai nghén đạt > 95% ; tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt 100%;

e) Các dự án: Phòng chống ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản, sốt xuất huyết, quân dân y, tăng cường năng lực truyền thông, giám sát được triển khai đúng tiến độ, đạt và vượt mục tiêu được giao trong giai đoạn 2011 - 2015.

2. Chương trình MTQG phòng chống HIV/AIDS

a) Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng, theo dõi giám sát dịch trên địa bàn, can thiệp giảm tác hại cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao, điều trị thuốc kháng vi rút cho bệnh nhân AIDS và dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, điều trị nghiện thuốc phiện bằng Methadone.

b) Kết quả trong giai đoạn đều đạt và vượt mục tiêu: Khống chế tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư < 0,3%; 75,8% đối tượng có hành vi nguy cơ cao được tư vấn xét nghiệm HIV; 96,6 người nghiện, chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch; 93,7% người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục; 70% người lớn nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV; 100% cán bộ bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV; 98% phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV.

3. Chương trình mục tiêu Quốc gia an toàn vệ sinh thực phẩm

a) Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đạt được nhiều kết quả tích cực. Hoạt động truyền thông được tăng cường, chú trọng về hình thức và nội dung thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo...; công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP đã được đẩy mạnh, đặc biệt trong các đợt trọng điểm như tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP và tết Trung thu, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về ATTP. Ngoài ra, các đoàn giám sát ATTP đã tổ chức bảo đảm ATTP cho nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra các sự cố về ATTP; các mô hình điểm về ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể được triển khai có hiệu quả.

b) Kết quả, trong giai đoạn 2011 - 2015 có 85,6% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu điều kiện vệ sinh ATTP (kế hoạch giai đoạn 85%); tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trên 100.000 dân được báo cáo ở mức 6,63 trường hợp; 99,1% cơ sở thực phẩm do tuyến tỉnh quản lý và 84,5% cơ sở thực phẩm thuộc ngành y tế quản lý được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

4. Chương trình MTQG dân số và kế hoạch hóa gia đình

a) Công tác Dân số - KHHGĐ bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Mỗi năm tổ chức 02 đợt chiến dịch “Truyền thông lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng khó khăn và vùng có mức sinh cao”; triển khai các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số như: Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh, mô hình Tư vấn và khám tiền hôn nhân, Đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, Đề án tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Trong các năm qua tốc độ tăng dân số nhanh được khống chế, chất lượng dân số từng bước được nâng cao từ đó góp phần tăng tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

b) Kết quả trong giai đoạn 2011 - 2015: Mức giảm sinh đạt 0,05‰, tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 50%, tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh hàng năm được khống chế ở mức 0,4.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ - DÂN SỐ NĂM 2016 - 2018

Từ năm 2016, các chương trình mục tiêu Quốc gia bị cắt giảm, 04 Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2015 không còn, thay vào đó là Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. Trong hai năm 2016 - 2018, việc triển khai hoạt động các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số gặp nhiều khó khăn do chưa được bố trí kinh phí hoạt động kịp thời hoặc kinh phí bị cắt giảm. Do đó, quy mô và phạm vi các hoạt động của các chương trình cũng thu hẹp hơn. Về kết quả triển khai, các chỉ tiêu cơ bản do Ủy ban nhân dân tỉnh giao đều đạt so với kế hoạch. Sau đây là một số kết quả nổi bật theo từng dự án:

1. Dự án phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

a) Trong 03 năm qua, tỉnh đã duy trì tốt công tác giám sát dịch; tổ chức giám sát thường xuyên các trường hợp bệnh truyền nhiễm, chủ động phòng chống các dịch bệnh theo mùa. Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và phương tiện phòng chống dịch để ứng phó khi có dịch xảy ra. Kết quả, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Năm 2018 ghi nhận sự diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên, Đồng Nai đã kiểm soát tốt, không để dịch lan rộng, không để xảy ra tử vong do sốt xuất huyết.

b) Công tác phòng, chống bệnh sốt rét: Duy trì hoạt động tẩm màn phòng chống sốt rét, xét nghiệm kí sinh trùng sốt rét và điều trị sốt rét. Kết quả, không có ca sốt rét ác tính, không có trường hợp tử vong, không có dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh.

c) Công tác phòng, chống bệnh lao và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Tăng cường phát hiện người bị bệnh lao tại cộng đồng, trong 03 năm qua, tỷ lệ người được xét nghiệm đờm phát hiện bệnh lao/dân số dao động 0,9%- 1%; tỷ lệ điều trị khỏi đạt trên 90%. Bên cạnh đó, duy trì quản lý, điều trị tốt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản...

d) Công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần: Thực hiện có hiệu quả hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng. Tính đến cuối năm 2018, tổng số người bệnh tâm thần, động kinh và các loạn thần khác đang quản lý tại cộng đồng 4.136 người, trong đó: Tâm thần phân liệt 1.046, loạn thần nặng khác 1.000 và động kinh 2.090. Hiện đang duy trì cấp thuốc cho 2.086 bệnh nhân tại 171 xã, phường, thị trấn.

đ) Công tác phòng, chống bệnh phong và các bệnh hoa liễu khác: Tiếp tục duy trì kết quả loại trừ bệnh phong, khống chế tỷ lệ lưu hành và tỷ lệ phát hiện trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,01 trên vạn dân.

e) Công tác y tế trường học: Tăng cường tập huấn về nghiệp vụ công tác y tế trường học và kỹ thuật giám sát các yếu tố vệ sinh trường học, khám, phân loại và quản lý sức khỏe học sinh; truyền thông, giáo dục các biện pháp vệ sinh phòng bệnh học đường; và kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác y tế trường học. Kết quả: 85% trường học từ mẫu giáo đến THCS được quản lý về số lượng học sinh, thực trạng vệ sinh học đường, quản lý hồ sơ và phân loại sức khỏe, bệnh tật theo quy định; 85% trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở được kiểm tra, giám sát các yếu tố vệ sinh học đường và 86% cán bộ chuyên trách y tế trường học được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ y tế trường học.

2. Dự án tiêm chủng mở rộng

Duy trì thường xuyên công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR), đảm bảo an toàn tiêm chủng và cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 01 tuổi và tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm AT2+ các năm đạt trên 95%.

3. Dân số và phát triển

a) Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình: Đẩy mạnh hoạt động truyền thông vận động nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân về công tác dân số và nâng cao chất lượng giống nòi trong đó chú trọng đến tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh. Tiếp tục triển khai các mô hình, đề án như: Đề án "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh", mô hình "Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”, mô hình "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân", Đề án “Can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Nhờ đó, tỷ lệ tăng dân số hàng năm được duy trì ổn định, tỷ số giới tính khi sinh được khống chế.

b) Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em: Duy trì tốt công tác quản lý thai nghén, chăm sóc phụ nữ có thai trước và sau sinh. Kết quả: Tử vong mẹ và trẻ em hàng năm giảm: năm 2018, tỷ suất tử vong mẹ là 3,63/100.000 trẻ đẻ sống giảm so với các năm trước đó; tỷ suất chết trẻ em < 01 tuổi: 2,0‰ (giảm 0,1‰/năm); tỷ suất chết trẻ em < 05 tuổi: 3,2‰. Tỷ lệ bà mẹ, trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt trên 99,8%; tỷ suất chết trẻ em dưới 01 tuổi và dưới 05 tuổi giảm trung bình 0,1‰/năm.

c) Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi: Duy trì các hoạt động can thiệp tập trung vào đối tượng đích như cân đo trẻ em dưới 02 tuổi, bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 05 tuổi và bà mẹ sau sinh, truyền thông nâng cao kiến thức cho các bà mẹ; tổ chức uống bổ sung vitamin A cho trẻ em 06 - 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh được uống vitamin A liều cao với tỷ lệ trên 98%/năm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tiếp tục giảm nhưng với mức độ chậm hơn: Năm 2018 giảm còn 8,4%, giảm 0,2% so với năm 2017.

4. Dự án an toàn thực phẩm

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm vào các đợt trọng điểm như tết Nguyên đán, Tháng hành động và tết Trung thu; hoạt động giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm, kiểm tra chất lượng sau công bố được chú trọng; công tác phối hợp liên ngành được tăng cường, đặc biệt các đoàn kiểm tra liên ngành đã mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia giám sát. Nhờ đó ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở thực phẩm và của cộng đồng đã được cải thiện, tỷ lệ cơ sở thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu điều kiện về an toàn thực phẩm đạt trên 85%. Đồng thời bảo đảm tốt công tác an toàn thực phẩm tại các sự kiện văn hóa, chính trị trong nước và Quốc tế diễn ra trên địa bàn tỉnh... Tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trên 100.000 dân ở mức 2,8 ca.

5. Dự án phòng chống HIV/AIDS

Duy trì công tác giám sát phát hiện người nhiễm, tăng cường công tác chăm sóc điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS. Kết quả: Sự kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã được cải thiện, kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của người dân tăng lên, các cơ sở điều trị HIV/AIDS và Methadone đã được mở rộng nhằm tăng độ bao phủ của chương trình, tiếp tục khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng ở mức dưới 0,3%. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ tiêu điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone gặp nhiều khó khăn.

6. Dự án theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình và truyền thông y tế

a) Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo các hoạt động được triển khai theo kế hoạch.

b) Công tác truyền thông y tế: Truyền thông giáo dục sức khỏe được xác định là hoạt động quan trọng để nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe. Trong những năm qua, công tác truyền thông đã góp phần kiểm soát các dịch bệnh đặc biệt là dịch sốt xuất huyết trên địa bàn; nâng độ bao phủ bảo hiểm y tế của người dân và nhận thức về chính sách bảo hiểm y tế; nâng cao nhận thức về nguy cơ sức khỏe và thay đổi các hành vi nguy cơ của người dân.

III. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI

1. Các nguồn lực đầu tư cho công tác y tế đều bị cắt giảm, nguồn ngân sách địa phương cho các chương trình y tế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nguồn lực đầu tư cho công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm còn ở mức thấp.

2. Chế độ hỗ trợ cho đội ngũ cộng tác viên một số chương trình còn thấp nên chất lượng hoạt động chưa cao.

3. Kế hoạch Chương trình Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 của toàn quốc được phê duyệt muộn; một số Vụ, Viện, Cục chưa kịp thời ban hành kế hoạch của từng dự án được giao nhằm định hướng việc xây dựng kế hoạch tại địa phương.

4. Mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở có sự biến động do định hướng hợp nhất, sát nhập một số đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng.

5. Sự tham gia, phối hợp trong công tác y tế của một số sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương chưa chặt chẽ, sâu sát.

6. Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo công tác y tế trên địa bàn.

7. Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, môi trường bị ô nhiễm, hành vi lối sống thiếu lành mạnh của người dân, diễn biến các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan ngày càng tinh vi, phức tạp...

8. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác y tế tại tuyến cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

9. Tỷ lệ mắc một số bệnh không lây nhiễm như: Ung thư, tim mạch, tiểu đường... có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

10. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đa số có quy mô nhỏ lẻ, điều kiện sản xuất, kinh doanh hạn chế tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ATTP.

11. Mặc dù đã mở rộng điều kiện tiếp cận song độ bao phủ của một số chương trình chưa cao: Điều trị ARV, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

Phần II

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

I. CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

1. Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến.

2. Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng.

3. Dự án 3: Dân số và phát triển.

4. Dự án 4: An toàn thực phẩm.

5. Dự án 5: Phòng, chống HIV/AIDS.

6. Dự án 6: Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học.

7. Dự án 7: Quân dân y kết hợp.

8. Dự án 8: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN

1. Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhim ph biến

a) Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Chủ động phòng chống một số dịch bệnh, phát hiện dịch sớm, kịp thời khống chế, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh, tật lứa tuổi học đường.

- Mục tiêu cụ thể

+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 100/100.000 dân.

+ 50% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng; 50% số người đã phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;

+ 40% số người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng; 40% số người bệnh hen phế quản được điều trị: Đạt kiểm soát hen, trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn.

+ Tiếp tục duy trì kết quả loại trừ bệnh phong. Khống chế tỷ lệ lưu hành bệnh phong ở mức dưới 0,2/10.000 dân và tỷ lệ lây lan bệnh phong ở mức dưới 0,1/100.000 dân.

+ Giảm tỷ lệ mắc sốt rét/1.000 dân <0,19; khống chế tỷ lệ chết do sốt rét dưới 0,02/100.000 dân.

+ Không để dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra. Khống chế tỷ lệ chết/mắc hàng năm do sốt xuất huyết < 0,09%.

+ 100% số xã, phường, thí trấn quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt, 80% số xã, phường, thị trấn quản lý bệnh nhân động kinh và 20% xã, phường, thị trấn quản lý bệnh nhân rối loạn trầm cảm. Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng cho 85% số bệnh nhân tại các xã, phường, thị trấn đã được triển khai.

+ 20% số người mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm; 80% cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo nâng cao nghiệp vụ về phòng chống ung thư.

+ 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện sớm; 30% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

+ 40% số người bệnh đái tháo đường được phát hiện, trong đó 40% được quản lý, điều trị. Khống chế tỷ lệ tiền đái tháo đường < 20% ở người 30 - 69 tuổi và khống chế tỷ lệ đái tháo đường < 10% ở người 30 - 69 tuổi.

+ Giảm tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 08 - 10 tuổi <5%.

+ Giảm ít nhất 30% tỷ lệ mắc mới các bệnh tật ở trẻ mầm non, học sinh phổ thông như: Cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân, béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường so với tỷ lệ mắc mới năm 2015. Trên 90% số trẻ mầm non, học sinh phổ thông được sàng lọc, tư vấn điều trị cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường; 85% số học sinh ở vùng nguy cơ cao được tẩy giun định kỳ 02 lần/năm.

b) Nội dung hoạt động chủ yếu

- Hoạt động phòng, chống lao

+ Tăng cường năng lực xét nghiệm và X-quang phổi, bảo đảm chất lượng theo quy định.

+ Triển khai các can thiệp tích cực, phát hiện chủ động, chẩn đoán sớm và quản lý bệnh nhân lao, lao kháng thuốc, bảo đảm chất lượng điều trị, tăng tỷ lệ điều trị thành công, giảm tỷ lệ thất bại, bỏ điều trị, chết.

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống lao.

+ Giám sát chuyên môn, hiệu quả hoạt động phòng chống lao tại các tuyến, tăng cường áp dụng hệ thống thông tin điện tử trong quản lý dữ liệu và quản lý chương trình.

- Hoạt động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

+ Sàng lọc phát hiện sớm, quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

+ Tổ chức mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản ở bệnh viện tại các tuyến để nâng cao kiến thức của người bệnh.

- Hoạt động phòng, chống phong

+ Tổ chức khám phát hiện và đa hóa trị liệu cho bệnh nhân phong mới.

+ Phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân phong.

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống phong.

+ Giám sát chuyên môn hoạt động phòng chống phong ở địa phương.

+ Tổ chức loại trừ bệnh phong ở tuyến huyện.

- Hoạt động phòng, chống sốt rét

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống sốt rét.

+ Điều tra, giám sát ca bệnh/ổ bệnh sốt rét.

+ Giám sát dịch tễ sốt rét và giám sát công tác điều trị bệnh nhân.

- Hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

+ Giám sát dịch tễ tại các địa bàn trọng điểm.

+ Điều tra, giám sát ca bệnh, ổ bệnh.

+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống sốt xuất huyết.

- Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần

+ Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm đã được phát hiện ở giai đoạn trước.

+ Phát hiện, lập hồ sơ điều trị, quản lý, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm mới.

+ Xây dựng các mô hình điểm quản lý bệnh động kinh, trầm cảm.

+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn phát hiện, quản lý, điều trị và phục hồi chức năng bệnh nhân tâm thần.

+ Giám sát chuyên môn hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần.

- Hoạt động phòng, chống ung thư

+ Tổ chức khám sàng lọc ung thư tại cộng đồng.

+ Đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh ung thư.

+ Triển khai các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư.

+ Giám sát chuyên môn hoạt động phòng, chống ung thư.

+ Hướng dẫn phòng, chống bệnh ung thư, các yếu tố nguy cơ cho người bệnh và cộng đồng.

- Hoạt động phòng, chống bệnh tim mạch

+ Sàng lọc phát hiện sớm, quản lý người bệnh tăng huyết áp.

+ Xây dựng, triển khai mô hình ghi nhận, quản lý người bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tổ chức mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

+ Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh tim mạch.

- Hoạt động phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu i ốt

+ Điều tra, giám sát dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các rối loạn do thiếu i ốt.

+ Phát hiện sớm người mắc bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường để áp dụng các biện pháp quản lý, điều trị.

+ Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu i ốt.

+ Nâng cao năng lực hệ thống phòng xét nghiệm Iốt tại tuyến tỉnh.

- Hoạt động y tế trường học

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường.

+ Thực hiện các hoạt động giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi về phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường cho học sinh.

+ Thực hiện các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ, tư vấn, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh. Triển khai khám chuyên khoa, phát hiện các bệnh, tật thường gặp ở lứa tuổi học đường.

+ Triển khai các hoạt động cho học sinh tự phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe học đường.

+ Giám sát chuyên môn.

2. Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng

a) Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Giữ vững các kết quả đã đạt được tiến tới khống chế và loại trừ một số bệnh có vắc xin phòng ngừa; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống tiêm chủng.

- Mục tiêu cụ thể

+ Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi hàng năm đạt trên 95%.

+ Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi và triển khai một số vắc xin mới.

b) Nội dung hoạt động

- Duy trì công tác tiêm chủng mở rộng và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng.

- Mua và cung ứng đủ vắc xin, vật tư tiêm chủng đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai, nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh và các sinh phẩm, vật tư tiêu hao chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn tiêm chủng mở rộng.

- Giám sát chuyên môn tiêm chủng mở rộng.

- Quản lý đối tượng tiêm chủng trên hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

3. Dự án 3: Dân số và phát triển

a) Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số về thể chất; khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Củng cố, phát triển hệ thống và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Giảm tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em.

- Mục tiêu cụ thể

+Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt ≥ 75%;

+ Nâng tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh lên 75%, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh lên 80%;

+ Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, phấn đấu đến năm 2020 tỷ số giới tính khi sinh không quá 114,8 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái;

+ Giảm 20% số người chưa thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn;

+ 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp; 60% trẻ em khuyết tật dưới 06 tuổi được phát hiện, can thiệp sớm;

+ Tối thiểu 50% người cao tuổi được chăm sóc dự phòng toàn diện, khám sức khỏe định kỳ, được điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế;

+ Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 01 tuổi xuống còn dưới 3,5‰.

+ Giảm tỷ suất chết mẹ xuống còn dưới 25/100.000 trẻ đẻ sống.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân < 8%.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi < 23%.

+ Tiếp tục cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và ở trẻ em dưới 05 tuổi.

b) Nội dung hoạt động

- Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ)

+ Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Củng cố, mở rộng và phát triển dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; theo dõi, quản lý đối tượng đã sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

+ Can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS - KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số.

+ Tổ chức can thiệp giảm tình trạng người chưa thành niên, thanh niên mang thai ngoài ý muốn, chú trọng nhà trường, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và các địa bàn đặc thù; củng cố các điểm cung cấp dịch vụ KHHGĐ thân thiện;

+ Duy trì, hoàn thiện hệ thống quản lý phương tiện tránh thai, khai thác và cung cấp thông tin chuyên ngành DS - KHHGĐ.

+ Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Khuyến khích cộng đồng, tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số; đưa nội dung chính sách dân số vào hương ước, quy ước, vào chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

+ Hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng mức sinh cao thực hiện dịch vụ KHHGĐ và xử lý tai biến theo chuyên môn y tế (nếu có). Tư vấn sử dụng, theo dõi, quản lý đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai, KHHGĐ.

+ Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai; xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển.

+ Tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, chú trọng công tác thăm, tư vấn tại hộ gia đình và tư vấn nhóm nhỏ cho các đối tượng khó tiếp cận và địa bàn trọng điểm.

+ Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ tại các địa bàn trọng điểm, nâng cao nhận thức về mất cân bằng giới tính khi sinh; tổ chức các hoạt động nhân các sự kiện DS - KHHGĐ; tuyên truyền phổ biến, giáo dục về DS - KHHGĐ.

+ Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về DS - KHHGĐ.

+ Triển khai các mô hình các dịch vụ can thiệp về DS - KHHGĐ.

+ Hỗ trợ cộng tác viên thực hiện công tác DS - KHHGĐ.

- Hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng

+ Đào tạo nhân viên y tế hướng dẫn tập luyện tại cộng đồng.

+ Triển khai các mô hình phục hồi chức năng tại tuyến y tế cơ sở.

+ Sàng lọc phát hiện khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

+ Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của dự án.

- Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

+ Triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn, mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tại các đơn vị nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tập trung cho người cao tuổi.

+ Đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho cán bộ, nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng;

+ Tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm ở người cao tuổi.

- Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản

+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn chăm sóc sức khỏe sinh sản.

+ Hỗ trợ thực hiện gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu toàn diện.

+ Triển khai các can thiệp chăm sóc sức khỏe trẻ em dựa vào cộng đồng. Triển khai mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại một số tỉnh trọng điểm.

+ Sàng lọc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục; phát hiện sớm, điều trị các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung theo kế hoạch hành động Quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung.

- Hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

+ Đào tạo, tập huấn và giám sát chuyên môn về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.

+ Hướng dẫn thực hành kỹ thuật chế biến thức ăn và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì; xây dựng mô hình phòng, chống suy dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng.

+ Tổ chức các chiến dịch bổ sung vitamin A, chiến dịch phòng, chống suy dinh dưỡng.

4. Dự án 4: An toàn thực phẩm

a) Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng

- Mục tiêu cụ thể

+ Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân.

+ Xây dựng và duy trì hoạt động phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005.

+ 100% người quản lý, 95% người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 80% người tiêu dùng được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.

+ 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; ít nhất 80% cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATTP như GMP, HACCCP, ISO...; 60% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hóa chất độc hại; 40% diện tích sản xuất rau áp dụng VietGap và 100% vùng nuôi trồng thủy sản chủ lực, vùng trồng rau và vùng chăn nuôi tập trung được giám sát dư lượng các chất độc hại; 95% cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

+ 98% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc tuyến tỉnh quản lý và 90% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc tuyến huyện quản lý được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% bếp ăn tập thể được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện ký cam kết bảo đảm ATTP; 80% chợ được quy hoạch và kiểm soát ATTP (không bao gồm chợ tự phát).

+ Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép trên tổng số mẫu được kiểm tra ATTP trong các chương trình giám sát Quốc gia về ATTP nông sản < 6%.

+ Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép trên tổng số mẫu được kiểm tra ATTP trong các chương trình giám sát Quốc gia về ATTP thủy sản < 4%.

b) Nội dung hoạt động chủ yếu

- Cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất cho Phòng Xét nghiệm của TTYT Dự phòng tỉnh và Chi cục An toàn thực phẩm.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn an toàn thực phẩm cho cán bộ làm công tác ATTP các tuyến.

- Kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm; lấy mẫu, kiểm nghiệm phục vụ thanh tra, hậu kiểm bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm, giám sát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm và phân tích nguy cơ ATTP; cảnh báo, xử lý các sự cố về ATTP, kiểm soát ATTP các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố; giám sát dịch tễ học các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Hỗ trợ xây dựng, áp dụng một số mô hình tiên tiến đạt chuẩn về ATTP như: Chợ an toàn thực phẩm, GMP, GHP, VietGAP, HACCP, ISO 22000, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố...

5. Dự án 5: Phòng, chống HIV/AIDS

a) Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020; giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS hàng năm.

- Mục tiêu cụ thể

+ Số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy giảm 25%, do lây nhiễm qua đường tình dục giảm 20%, so với năm 2015;

+ 90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV); 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.

b) Nội dung hoạt động chủ yếu

- Tăng cường xét nghiệm phát hiện HIV: Mở rộng xét nghiệm sàng lọc HIV, đặc biệt là xét nghiệm tại cộng đồng; giám sát dịch HIV.

- Mở rộng can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV: Phân phát bơm kim tiêm và bao cao su, ưu tiên các khu vực trọng điểm về HIV; kết hợp phát miễn phí với tiếp thị xã hội bao cao su và truyền thông thay đổi hành vi. Mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; triển khai cấp phát thuốc thay thế theo quy định.

- Mở rộng, bảo đảm chất lượng điều trị HIV/AIDS: Kiện toàn mạng lưới các Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS đủ điều kiện để thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hợp đồng với cơ quan bảo hiểm; mở rộng mạng lưới cấp phát thuốc ARV tại trạm y tế tuyến xã. Tăng cường quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS, kiểm soát tải lượng vi rút. Tăng cường dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; hoàn thiện mạng lưới điều trị đồng nhiễm HIV/lao, HIV/viêm gan vi rút. Bảo đảm cung ứng thuốc và giám sát tình hình kháng thuốc ARV.

6. Dự án 6: Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học

a) Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Bảo đảm cung cấp máu, an toàn truyền máu và phòng, chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học

- Mục tiêu cụ thể

+ Số lượng máu tiếp nhận 4.000 đơn vị/năm trong đó từ nguồn tình nguyện 2.000 đơn vị.

+ 70% người bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) được chẩn đoán và điều trị tại viện.

+ 60% người bệnh ưa chảy máu (Hemophilia) được chẩn đoán đưa vào quản lý và điều trị tại bệnh viện.

b) Nội dung hoạt động chủ yếu

- Triển khai tổ chức vận động hiến máu tình nguyện.

- Tổ chức các hoạt động vận động hiến máu tình nguyện bằng các hoạt động truyền thông đặc thù.

- Phối hợp tổ chức các sự kiện hiến máu, mô hình tổ chức hiến máu hiệu quả, thiết thực nhằm tuyển chọn nguồn người hiến máu an toàn.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn về an toàn truyền máu và phòng, chống một số bệnh lý huyết học.

- Nâng cao chất lượng nội kiểm, triển khai hoạt động ngoại kiểm các xét nghiệm bảo đảm cung cấp máu và truyền máu an toàn.

- Triển khai các hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học.

- Giám sát dịch tễ; thực hiện phác đồ điều trị một số bệnh lý huyết học.

7. Dự án 7: Quân dân y kết hợp

a) Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Tạo điều kiện cho người dân sinh sống ở khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao; tăng cường khả năng đáp ứng của ngành y tế trong các tình huống khẩn cấp.

- Mục tiêu cụ thể

+ Duy trì đẩy mạnh hoạt động kết hợp quân dân y, công tác y tế quân sự địa phương.

+ Nâng cao năng lực quân dân y, sẵn sàng tham gia trong hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và các tình huống khẩn cấp khác.

+ Hỗ trợ bổ sung, sửa chữa các phương tiện, trang thiết bị và thuốc thiết yếu để phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh quân dân y.

b) Nội dung hoạt động chủ yếu

- Đào tạo, tập huấn nội dung quân dân y kết hợp.

- Khám bệnh, chữa bệnh lưu động và theo chiến dịch cho các đối tượng chính sách, người nghèo tại xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, các khu vực trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

- Hỗ trợ sửa chữa, bổ sung trang thiết bị y tế thiết yếu cho các cơ sở y tế vùng khó khăn, miền núi, dân tộc.

8. Dự án 8: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế

a) Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá bảo đảm thực hiện Chương trình hiệu quả. Triển khai các hoạt động truyền thông y tế, chủ động góp phần phòng, chống bệnh tật nâng cao sức khỏe người dân và cộng đồng.

- Mục tiêu cụ thể

+ 7/8 Dự án thuộc Chương trình được kiểm tra, giám sát, đánh giá theo đánh giá thường xuyên, theo quy định.

+ 7/8 Dự án thuộc Chương trình được truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Nội dung hoạt động chủ yếu

- Thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình, Dự án.

- Đào tạo, tập huấn về theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và truyền thông về các nội dung của Chương trình.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về các nội dung của Chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả truyền thông về công tác an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

- Tổ chức các ngày, tháng cao điểm truyền thông phù hợp với các hoạt động của Chương trình, Dự án.

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông, trang thiết bị công nghệ thông tin.

- Xây dựng, sản xuất, nhân bản, phát hành các sản phẩm truyền thông.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn về y tế, dân số và ATTP. Xây dựng, duy trì, triển khai đội truyền thông cơ động; đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP của các nhóm đối tượng.

- Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu.

- Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, điển hình trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

Các chỉ tiêu kế hoạch Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Phụ lục I, II, III (đính kèm).

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Ngoài các nội dung hoạt động chủ yếu của từng Dự án, cần tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp chung của các Dự án như sau:

1. Công tác quản lý, chỉ đạo

a) Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp đối với các hoạt động Dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

b) Nghiên cứu đưa các chỉ tiêu quan trọng của Kế hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm.

c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động y tế thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số trên địa bàn; tổ chức tốt các hoạt động phối hợp liên ngành, trong đó ngành y tế làm đầu mối.

2. Tăng cường phối hợp hoạt động liên ngành

Nâng cao hiệu quả phối hợp, lồng ghép giữa ngành y tế với các ngành, đoàn thể, góp phần bảo đảm thành công của Chương trình trong giai đoạn đến năm 2020, đặc biệt phối hợp triển khai tốt các can thiệp tại cộng đồng về phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, an toàn thực phẩm, dân số và phát triển.

3. Củng cố, kiện toàn hệ thống y tế

a) Kiện toàn hệ thống y tế tỉnh theo chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Kế hoạch số 173-KH/TU ngày 10/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới”, Kế hoạch số 177-KH/TU ngày 16/4/2018 thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó tập trung hoàn thiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

b) Tiếp tục kiện toàn, củng cố và phát triển hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở theo Kế hoạch số 5643/KH-UBND ngày 06/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2025 và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Tỉnh ủy Đồng Nai.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch Chương trình Y tế - Dân số giai đoạn 2019 - 2020 cụ thể như sau:

- Tổng kinh phí năm 2019: 67.370 triệu đồng, trong đó: Trung ương 3.959 triệu đồng, địa phương 63.411 triệu đồng.

- Tổng kinh phí năm 2020: 78.632 triệu đồng, trong đó: Trung ương 3.218 triệu đồng, địa phương 75.414 triệu đồng.

(Đính kèm: Phụ lục III nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2019 - 2020).

1. Ngân sách Trung ương: Theo quyết định cấp hàng năm của Bộ Y tế.

2. Ngân sách địa phương: Ngân sách địa phương được bố trí để thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Mua vật tư tiêm chủng (trừ bơm kim tiêm và hộp an toàn); vật tư, trang thiết bị, hóa chất thông dụng của Chương trình.

b) Tiêu hủy bơm kim tiêm; thuốc, vắc xin, mẫu bệnh phẩm, vật tư, hóa chất hết hạn sử dụng (nếu có) thuộc Chương trình; tiêu hủy thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, chế biến thực phẩm; vật tư, hóa chất phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (đối với hàng vô chủ) phát hiện trong các đợt kiểm tra, thanh tra, giám sát thuộc Chương trình.

c) Hỗ trợ chi phí đi lại cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo đến kiểm tra tình trạng bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa từ tuyến huyện trở lên.

d) Đầu tư, duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của các chương trình, dự án tại địa phương; chi hỗ trợ cán bộ y tế đưa bệnh nhân lao tới tổ khám, điều trị lao tuyến huyện, hỗ trợ khám, phát hiện bệnh nhân lao phổi và cấp phát thuốc, theo dõi tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

đ) Xây dựng, triển khai mô hình quản lý bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và tâm thần; mô hình phòng chống bệnh tật lứa tuổi học đường; thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, xử lý tai biến theo chuyên môn y tế.

e) Đào tạo, tập huấn, diễn tập nâng cao năng lực cho các đối tượng của các dự án tại tuyến cơ sở; thù lao cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, hỗ trợ cho cán bộ y tế; chi trả công cho người trực tiếp thực hiện các hoạt động xử lý ổ dịch và hoạt động phòng, chống bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết.

g) Hỗ trợ quản lý chương trình tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình của địa phương.

h) Bố trí vốn đối ứng cho các cơ quan, đơn vị để cùng với ngân sách Trung ương triển khai các hoạt động của Dự án; lồng ghép với các chương trình, dự án, hoạt động khác có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nội dung, hoạt động của Dự án.

i) Nguồn vốn hợp pháp khác theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

a) Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

b) Hàng năm, trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể, Sở Y tế xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chính sách, đề án, dự án trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật.

d) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành liên quan huy động các nguồn lực đầu tư cho các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

e) Định k tổ chức đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ về UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Nghiên cứu hướng dẫn và đưa các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc CTMT Y tế - Dân số vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của ngành và của địa phương theo hướng dẫn, quy định của Trung ương và quy định của pháp luật có liên quan.

b) Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư cho các dự án thuộc CTMT Y tế - Dân số.

c) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn ngân sách tỉnh nhằm triển khai thực hiện đạt các mục tiêu, kế hoạch giai đoạn đến năm 2020.

3. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế căn cứ nhiệm vụ và khả năng ngân sách địa phương theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí hàng năm cho triển khai các hoạt động, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra.

b) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch.

4. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tăng cường công tác quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý và đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản trên địa bàn tỉnh.

b) Cụ thể hóa cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm.

c) Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các giải pháp, các chương trình, các đề án thực hiện kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao về ATTP.

d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm, quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

5. Sở Công Thương

a) Tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phân cấp quản lý và đối với các chợ, siêu thị, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

b) Phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

c) Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa triển khai các giải pháp, các chương trình, các đề án thực hiện kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao về ATTP.

d) Kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, việc kinh doanh hóa chất liên quan đến thực phẩm.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với ngành y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai tốt công tác y tế trường học, chỉ đạo đổi mới nội dung giáo dục thể chất, tâm lý theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh việc gắn y tế trường học với y tế cơ sở.

7. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu thực phẩm; phát hiện, điều tra, xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP; phòng chống ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa

a) Phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn đến năm 2020.

b) Bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung hoạt động thuộc nhiệm vụ ngân sách địa phương.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Sở Y tế là cơ quan theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Hàng năm, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Y tế (trước ngày 05/12) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (trước ngày 20/12)./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hòa Hiệp

 

PHỤ LỤC I

CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 3811/KH-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Đồng Nai)

TT

Chương trình

Đơn vị

Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020

Mục tiêu giai đoạn 2020

TH năm 2016

TH năm 2017

TH năm 2018

TH năm 2019

TH năm 2020

Đồng Nai

Toàn quốc

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến; trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng chống bệnh lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ mắc bệnh lao trong cộng đồng

100.000 dân

58,6

60,7

62

64

65

< 70

< 131

2

Phòng chống phong

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ bệnh nhân phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế

%

100

100

100

100

100

100

100

 

Trong đó: Tỷ lệ bệnh nhân nặng được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng

%

100

100

100

100

100

100

100

 

Tỷ lệ bệnh phong lưu hành 1/10.000 dân

1/10.000

0,06

0,03

0,03

0,03

0,03

< 0,2

0,3

-

Tỷ lệ phát hiện 1/100.000 dân

1/100.000

0,3

0,28

0,3

0,3

0,3

< 1

1

3

Phòng chống sốt rét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ mắc sốt rét

1.000 dân

0,09

0,10

0,04

0,04

0,05

< 1

< 0,19

 

- Tỷ lệ chết sốt rét/dân số

100.000 dân

0

0

0

0

0

0

0,02

4

Sốt xuất huyết

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trung bình trên 100.000 dân giai đoạn 2016 - 2020 so với trung bình giai đoạn 2011 - 2015 (giai đoạn 2011 - 2015: Điện Biên không có ca mắc)

100.000 dân

0,20

0,24

0,25

0,23

0,23

Giảm 10%

Giảm 8%

5

BV Sức khỏe Tâm thần cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ xã, phường quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt

%

100

100

100

100

100

100

88

 

- Tỷ lệ xã, phường quản lý bệnh nhân động kinh

%

100

100

100

100

100

100

80

 

- Tỷ lệ xã, phường quản lý bệnh nhân trầm cảm

%

0

0

0

4

5

10

20

 

- Tỷ lệ bệnh nhân được quản lý, điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng tại xã/phường triển khai

%

50

50

80

80

80

80

85

6

Phòng, chống ung thư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ người mắc một số bệnh ung thư (khoang miệng, vú, cổ tử cung, đại trực tràng) được phát hiện ở giai đoạn sớm

%

0

0

0

0

20

20

20

 

- Tỷ lệ cán bộ y tế hoạt động trong dự án được tham gia đào tạo, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ về phòng, chống ung thư

%

80

80

80

80

80

80

80

7

Phòng, chống bệnh tim mạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ người bị tăng huyết áp được phát hiện sớm

%

 

 

 

 

50

50

50

 

- Tỷ lệ người bệnh được phát hiện quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

%

 

 

 

 

50

50

30

8

Bệnh đái tháo đường và các rối loạn do thiếu i ốt

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ người bị bệnh đái tháo đường được phát hiện

%

 

 

 

 

40

40

40

 

Trong đó: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được quản lý và điều trị

%

 

 

 

 

50

50

40

-

Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở người 30 - 69 tuổi được khống chế

%

 

 

 

 

< 20

< 20

< 20

-

Tỷ lệ đái tháo đường ở người 30 - 69 tuổi được khống chế

%

 

 

 

 

< 10

< 10

< 10

-

Duy trì tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 08 - 10 tuổi

%

4,8

4,3

4,2

4,0

< 5

< 5

< 8

9

Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính và hen phế quản

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng

%

14

17

21

20

35

35

35

 

Tỷ lệ người mắc bệnh phổi mạn tính đã phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

%

16

18

20

25

30

30

35

 

Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng

%

17,8

18,6

20

22

30

30

35

 

Trong đó: Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được điều trị kiểm soát hen đạt kiểm soát hoàn toàn

%

4

5

7

8

10

10

15

10

Hoạt động y tế trường học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảm tỷ lệ mắc mới các bệnh tật ở trẻ mầm non, học sinh phổ thông như: (Cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường) so với tỷ lệ mắc mới 2015

%

 

 

10

15

20

20

30

 

Tỷ lệ trẻ mầm non, học sinh phổ thông được sàng lọc, tư vấn điều trị cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường

%

 

 

85

90

90

90

90

-

Tỷ lệ học sinh ở vùng nguy cơ cao được tẩy giun định kỳ 2 lần/năm

%

 

 

90

90

90

90

85

II

Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ TE<1 tuổi TCĐĐ các loại vaccin

%

98,6

98

> 98

> 98

> 98

> 98

> 95

-

Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh

 

Duy trì

Duy trì

Duy trì

Duy trì

Duy trì

Duy trì

Duy trì

-

Phấn đấu loại trừ bệnh sởi

 

 

 

 

 

Loại trừ

Loại trừ

Loại trừ

-

Triển khai một số vaccin mới (theo quy định của Bộ Y tế)

 

Thực hiện

Thực hiện

Thực hiện

Thực hiện

Thực hiện

Thực hiện

Thực hiện

III

Dự án 3: Dân số và phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

%

75,2

75,4

> 75

> 75

> 75

> 75

70,1

-

Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh

%

50

50

50

50

50

50

 

-

Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh

%

30

30

30

30

30

30

 

-

Tỷ số giới tính khi sinh

Số bé trai/100 bé gái

107

106

105

105

< 113

< 113

113

-

Giảm tỷ lệ người chưa thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn so với năm 2015 (2015 = 17%)

%

16,8

16,6

16,10

15

20

20

Giảm 20%

2

Hoạt động PHCN cho người khuyết tật tại cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp

%

 

 

60

70

80

80

80

 

Tỷ lệ TE khuyết tật < 06 tuổi được phát hiện, can thiệp sớm

%

 

 

50

60

60

60

60

3

Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ người cao tuổi được chăm sóc dự phòng toàn diện, khám sức khỏe định kỳ, được điều trị kịp thời tại cơ sở y tế

%

 

 

40

45

50

50

50

4

Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi

%

1,4

2,0

< 5

< 5

< 5

< 5

< 5

 

Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

Bà mẹ

7,46

3,36

< 18,7

< 18,7

< 18,7

< 18,7

18,7

5

Hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ TE dưới 05 tuổi SDD (cân nặng/tuổi)

%

8,8

8,6

8,4

8,2

8

8

< 10

 

Tỷ lệ TE dưới 05 tuổi SDD (chiều cao/tuổi)

%

24,5

24,4

24

23,5

23

23

21,8

IV

Dự án 4: An toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận

100.000 dân

6

5

< 9

< 9

< 9

< 9

< 7

-

Tỷ lệ phòng xét nghiệm tham gia thử nghiệm liên phòng đánh giá chất lượng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005 (hiện tại của Điện Biên đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2014)

%

100

100

100

100

100

100

90

-

Tỷ lệ người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; người tiêu dùng; người quản lý được cập nhật kiến thức về ATTP

%

81

85

85

85

85

85

80

*

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

 

 

< 6

< 6

< 6

< 6

< 6

 

Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra ATTP trong các Chương trình giám sát Quốc gia về ATTP nông sản

%

 

 

< 4

< 4

< 4

< 4

< 4

*

Ngành công thương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ chợ thuộc tỉnh, thành phố có mô hình bảo đảm ATTP

%

 

 

 

100

100

100

100

V

Dự án 5: Phòng chống HIV/AIDS

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng

%

0,27

0,26

<0,3

<0,3

<0,3

<0,3

<0,3

2

Giảm tỷ lệ người nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy so với năm 2015 (năm 2015: 55,7%

%

62

54

10

10

10

10

25

3

Giảm tỷ lệ người nhiễm mới HIV do lây đường tình dục so với năm 2015 (năm 2015: 40,6%)

%

38,6

40,8

40

38

38

10

20

4

Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình

%

80

85

90

90

90

90

90

5

Tỷ lệ người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV)

%

87

89

90

90

90

90

90

6

Tỷ lệ người điều trị ARV có tải lượng vi rút thấp dưới ngưỡng ức chế

%

80

85

90

90

90

90

90

VI

Dự án 6: Đảm bảo máu an toàn và phòng, chống một số các bệnh lý huyết học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số đơn vị mẫu được tiếp nhận trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm

Đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ BVĐK tuyến tỉnh đủ khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh tan máu (bệnh Thalassemia) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh

%

100

100

100

100

100

100

70

 

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ưa chảy máu (bệnh Hemophilia) được chẩn đoán và quản lý

%

 

 

60

60

60

60

60

VII

Dự án 7: Quân dân y kết hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ phòng khám quân dân y hoạt động

%

100

100

100

100

100

100

100

 

Duy trì hoạt động kết hợn quân dân y tại địa phương

 

Duy trì

Duy trì

Duy trì

Duy trì

Duy trì

Duy trì

Duy trì

VIII

Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ các huyện, thị xã, thành phố được kiểm tra giám sát thực hiện triển khai các dự án/hoạt động

%

 

 

100

100

100

100

100

 

Tỷ lệ các huyện, thị xã, thành phố truyền thông các nội dung chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng

%

 

 

100

100

100

100

100

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP NGÂN SÁCH CHI CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 3811/KH-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Đồng Nai)

TT

Chương trình/Dự án

Nhu cầu kinh phí 05 năm (2011 - 2015)

 

TỔNG KINH PHÍ ĐÃ BỐ TRÍ 05 NĂM (2011 - 2015)

TỶ LỆ KINH PHÍ ĐÃ CẤP SO VỚI NHU CẦU

Tổng số

TW

ĐP

Tổng số

TW

ĐP

Tổng số

TW

ĐP

ĐTPT

SNYT

SNYT

ĐTPT

SNYT

SNYT

ĐTPT

SNYT

SNYT

 

TỔNG SỐ

115.124

12.146

102.978

97.565

210.307

9.764

102.978

97.565

280

80

100

100

1

Chương trình mục tiêu Quốc gia y tế

53.309

12.146

41.163

58.483

109.410

9.764

41.163

58.483

-

 

 

 

2

Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số -KHHGĐ

46.457

 

46.457

22.060

68.517

 

46.457

22.060

-

 

 

 

3

Chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm

5.604

 

5.604

6.318

11.922

 

5.604

6.318

-

 

 

 

4

Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

9.754

 

9.754

10.704

20.458

 

9.754

10.704

-

 

 

 

 

TT

Chương trình/Dự án

Thực hiện năm 2011

Thực hiện năm 2012

Tổng số

TW

ĐP

Tổng số

TW

ĐP

ĐTPT

SNYT

SNYT

ĐTPT

SNYT

SNYT

 

TỔNG SỐ

33.976

-

22.678

11.298

44.441

2.940

27.883

13.618

1

Chương trình mục tiêu Quốc gia y tế

14.959

 

8.724

6.235

21.474

2.940

10.655

7.879

2

Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số - KHHGĐ

13.755

 

10.415

3.340

15.684

 

12.344

3.340

3

Chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm

2.336

 

1.263

1.073

3.031

 

1.732

1.299

4

Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

2.926

 

2.276

650

4.252

 

3.152

1.100

 

TT

Chương trình/Dự án

Thực hiện năm 2013

Thực hiện năm 2014

Thực hiện năm 2015

Tổng số

TW

ĐP

Tổng số

TW

ĐP

Tổng số

TW

ĐP

ĐTPT

SNYT

SNYT

ĐTPT

SNYT

SNYT

ĐTPT

SNYT

SNYT

 

TỔNG SỐ

40.322

2.278

23.537

14.507

33.953

2.000

14.292

17.661

49.183

1.927

15.062

32.194

1

Chương trình mục tiêu Quốc gia y tế

19.897

2.278

10.160

7.459

17.352

2.000

5.519

9.833

28.486

1.927

5.746

20.813

2

Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số -KHHGĐ

14.238

 

9.888

4.350

11.434

 

6.951

4.483

13.721

 

7.889

5.832

3

Chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm

2.510

 

1.244

1.266

1.754

 

655

1.099

1.737

 

528

1.209

4

Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

3.677

 

2.245

1.432

3.413

 

1.167

2.246

5.239

 

899

4.340

 

PHỤ LỤC III

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020 TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 3811/KH-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Đồng Nai)

STT

Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu

TH NĂM 2016

TH NĂM 2017

TH NĂM 2018

GIAI ĐOẠN 2019-2020

Tổng số

TW

ĐP

Hỗ trợ, viện trợ

Tổng số

TW

ĐP

Hỗ trợ, viện trợ

Tổng số

TW

ĐP

Hỗ trợ, viện trợ

KH NĂM 2019

KH NĂM 2020

Tổng số

TW

ĐP

Hỗ trợ, viện trợ

Tổng số

TW

ĐP

 

Tổng số

42.332

6.463

35.869

-

46.197

487

45.710

-

60.551

7.606

52.945

-

67.370

3.959

63.411

-

78.632

3.218

75.414

I

Dự án 1: Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

17.869

1.722

16.147

-

21.235

-

21.235

-

26.537

2.591

23.946

-

30.138

1.337

28.801

-

35.998

1.436

34.561

1

- Hoạt động phòng chống phong

485

50

435

 

463

-

463

 

636

96

540

 

631

96

535

 

757

115

642

2

- Hoạt động phòng chống lao

2.689

624

2.065

 

1.438

 

1.438

 

2.748

699

2.049

 

2.510

699

1.811

 

3.012

839

2.173

3

- Hoạt động phòng chống sốt rét

636

152

484

 

501

 

501

 

770

100

670

 

1.203

262

941

 

1.444

314

1.129

4

- Hoạt động phòng chống sốt xuất huyết

10.598

644

9.954

 

14.402

 

14.402

 

15.436

572

14.864

-

18.792

-

18.792

-

22.550

-

22.550

5

- Hoạt động Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng

2.166

140

2.026

 

2.496

 

2.496

 

3.800

600

3.200

-

3.600

-

3.600

-

4.320

-

4.320

6

- Hoạt động phòng chống bệnh ung thư

278

34

244

 

411

 

411

 

689

140

549

-

646

-

646

-

775

-

775

7

- Hoạt động phòng chống bệnh tim mạch (CHA)

139

8

131

 

348

 

348

 

593

54

539

 

665

 

665

 

798

-

798

8

- Hoạt động bệnh đái tháo đường và phòng chống các rối loạn do thiếu I - ốt

766

50

716

 

956

-

956

 

1.288

50

1.238

-

1.514

-

1.514

-

1.817

-

1.817

 

+ Hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường

766

50

716

 

759

 

759

 

1.017

25

992

-

1.249

-

1.249

-

1.499

-

1.499

 

+ Hoạt động phòng chống các rối loạn do thiếu I - ốt

-

 

 

 

197

 

197

 

271

25

246

-

265

-

265

-

318

-

318

9

- Hoạt động phòng , chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản

112

20

92

 

80

 

80

 

177

80

97

 

177

80

97

 

212

96

116

10

- Hoạt động y tế học đường

-

 

 

 

140

 

140

 

400

200

200

 

400

200

200

 

480

240

240

II

Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng

1.972

288

1.684

 

1.971

 

1.971

 

5.490

 

5.490

 

6.795

 

6.795

 

7.475

-

7.475

III

Dự án 3: Dân số và phát triển

16.592

4.192

12.400

-

15.702

163

15.539

-

18.460

2.307

16.153

-

21.815

1.347

20.468

-

24.814

252

24.562

1

- Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

12.789

3.782

9.007

 

11.640

163

11.477

 

12.231

1.639

10.592

 

16.142

1.347

14.795

 

19.370

1.616

17.754

2

- Hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa trên cộng đồng

-

 

 

 

62

 

62

-

111

 

111

-

100

-

100

-

120

-

120

3

- Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

-

 

 

 

80

 

80

-

597

 

597

-

439

-

439

-

527

-

527

4

- Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản

700

 

700

 

850

 

850

-

1.120

170

950

-

1.000

-

1.000

-

1.200

-

1.200

5

- Hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

3.103

410

2.693

 

3.070

-

3.070

-

4.401

498

3.903

-

4.134

-

4.134

-

4.961

-

4.961

 

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản

2.772

252

2.520

 

2.376

 

2.376

 

3.027

227

2.800

 

3.000

 

3.000

 

3.600

-

3.600

 

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

331

158

173

 

694

 

694

 

1.374

271

1.103

 

1.134

 

1.134

 

1.361

-

1.361

IV

Dự án 4: An toàn thực phẩm

1.033

261

772

-

1.109

 

1.109

-

3.158

1.447

1.711

-

2.378

1.065

1.313

-

2.854

1.278

1.576

1

 Sở Y tế quản lý

1.033

261

772

-

1.109

 

1.109

-

2.834

1.123

1.711

-

2.378

1.065

1.313

-

2.854

1.278

1.576

 

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

-

 

 

 

-

 

 

 

1.361

700

661

 

1.393

700

693

 

1.672

840

832

 

Chi cục ATVSTP

1.033

261

772

 

1.109

 

1.109

 

1.473

423

1.050

 

985

365

620

 

1.182

438

744

2

 Sở khác quản lý

-

 

-

-

-

 

-

-

324

324

-

-

350

-

350

-

420

-

420

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

-

 

 

 

-

 

 

-

324

324

 

-

350

-

350

-

420

-

420

V

Dự án 5: Phòng, chống HIV/AIDS

3.390

 

3.390

 

4.375

324

4.051

-

5.262

610

4.652

-

4.574

-

4.574

-

5.489

-

5.489

VI

Dự án 6: Đảm bảo an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học

-

 

 

 

-

 

 

-

189

 

189

-

189

-

189

-

227

-

227

VII

Dự án 7: Quân dân y kết hợp

58

 

58

 

25

 

25

 

70

20

50

 

70

20

50

 

84

24

60

VIII

Dự án 8: Quản lý (theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình) và truyền thông y tế

541

 

541

-

496

 

496

-

1.385

631

754

-

1.411

190

1.221

-

1.693

228

1.465

 

Nâng cao năng lực truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

541

-

541

-

496

 

496

-

1.385

631

754

 

1.411

190

1.221

 

1.693

228

1.465

 

- Truyền thông Y tế - Dân số

541

 

541

 

496

 

496

 

945

191

754

 

944

190

754

 

1.133

228

905

 

- Truyền thông ATTP

-

 

-

 

-

 

 

-

440

440

-

-

467

-

467

-

560

-

560

IX

Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

398

 

398

 

758

 

758

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

X

Vệ sinh nông thôn tiểu dự án 2

-

 

 

 

36

 

36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

XI

Tăng cường năng lực hệ thống

479

 

479

 

490

 

490

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3811/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu3811/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/04/2019
Ngày hiệu lực08/04/2019
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3811/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 3811/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế Dân số tỉnh Đồng Nai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 3811/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế Dân số tỉnh Đồng Nai
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu3811/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đồng Nai
                Người kýNguyễn Hòa Hiệp
                Ngày ban hành08/04/2019
                Ngày hiệu lực08/04/2019
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 3811/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế Dân số tỉnh Đồng Nai

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 3811/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế Dân số tỉnh Đồng Nai

                      • 08/04/2019

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 08/04/2019

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực