Văn bản khác 3832/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 3832/KH-UBND 2022 sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cây trồng vụ mùa Ninh Thuận


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3832/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 05 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG VỤ MÙA NĂM 2022

I. Nhận định tình hình thời tiết, thủy văn, nguồn nước

1. Tình hình thời tiết, thủy văn:

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận, từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 01 năm 2023 như sau: Hiện tượng ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 50-60%. Từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 9-11 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng từ 4-6 cơn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, đề phòng xảy ra bão dồn dập trong các tháng cuối năm 2022. Trong tháng 11-12, khu vực tỉnh Ninh Thuận ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp từ 1-2 cơn Bão, Áp thấp nhiệt đới. Mùa mưa ở tỉnh Ninh Thuận khả năng xảy ra vào khoảng đầu tháng 9. Nhiệt độ trung bình phổ biến các tháng 9 đến tháng 10 ở mức 26,5-27,5°C, xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Tổng lượng mưa trong các tháng 8 đến tháng 12 năm 2022 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; vùng ven biển lượng mưa ở mức 555-810 mm, vùng núi lượng mưa từ 560-910 mm, lượng mưa một số xã thuộc các huyện Ninh Sơn, Bác Ái vùng giáp ranh tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa dự báo sẽ ở mức cao hơn. Mùa mưa năm nay khả năng xảy ra từ đầu tháng 9 đến nửa đầu tháng 12. Đề phòng xuất hiện một số ngày mưa lớn trong thời gian ngắn, gây lũ trên sông Cái Phan Rang và sông Lu huyện Ninh Phước. Trong tháng 10, 11 có khoảng 1-3 đợt lũ lớn, mực nước lũ ở mức báo động III và trên báo động III, trọng tâm mưa trong tháng 10, 11.

2. Tình hình nguồn nước:

Tính đến ngày 19/8/2022, tổng dung tích 22 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh là 256,18/414,29 triệu m3, đạt 61,8% dung tích thiết kế; lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương 143,02/165 triệu m3, đạt 86,7% dung tích thiết kế, lưu lượng nước vào hồ là 22,15 m3/s và lưu lượng xả qua nhà máy là 16,9 m3/s.

II. Kế hoạch sản xuất vụ Mùa năm 2022

1. Quan điểm chỉ đạo: Ưu tiên nguồn nước đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, nước uống cho gia súc và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, nguồn nước cho cây trồng lâu năm. Tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, đặc biệt là lượng nước được tích trữ tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh và hồ Đơn Dương để chủ động có phương án sản xuất linh hoạt, hiệu quả, tổ chức điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, phù hợp sản xuất cụ thể từng xứ đồng; ứng phó với việc sản xuất lệch vụ, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn được Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Tuyên truyền nhân dân tổ chức sản xuất vụ Mùa năm 2022 đảm bảo đúng tiến độ, lịch thời vụ khuyến cáo của ngành Nông nghiệp.

2. Mục tiêu: Phát triển sản xuất cây trồng theo hướng an toàn thực phẩm, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao thu nhập của nông dân; vừa đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, vừa khắc phục khó khăn, phục hồi, phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Kế hoạch sản xuất: Căn cứ dự báo tình hình khí tượng, thủy văn, nguồn nước trữ tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh và hồ Đơn Dương đến thời điểm hiện tại thì cơ bản nguồn nước đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân, nước uống cho gia súc và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, nguồn nước cho cây trồng lâu năm, nguồn nước còn lại sẽ phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vụ Mùa năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Tổng diện tích sản xuất vụ Mùa năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 23.356,3 ha (Lúa 12.547,5ha; màu 10.808,8 ha), cụ thể như sau:

- Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm: 1.271,8 ha (Lúa 900 ha, màu 371,8 ha).

- Huyện Bác Ái: 2.812 ha (Lúa 701 ha; màu 2.111 ha).

- Huyện Ninh Sơn: 7.002 ha (Lúa 3.068 ha; màu 3.934 ha).

- Huyện Ninh Hải: 2.079,5 ha (Lúa 1.633,5 ha; màu 446 ha).

- Huyện Ninh Phước: 5.556,4 ha (Lúa 3.090 ha; màu 2.466,4 ha)

- Huyện Thuận Bắc: 3.995 ha (Lúa 2.873 ha; màu 1.122 ha).

- Huyện Thuận Nam: 640 ha (Lúa 282 ha; màu 358 ha).

(Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm)

4. Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất cánh đồng lớn vụ Mùa năm 2022: Thực hiện theo Quyết định số 2323/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch triển khai mô hình sản xuất cánh đồng lớn năm 2022; theo đó vụ Mùa tiếp tục duy trì thực hiện 31 cánh đồng lớn/4.241,3 ha đã thực hiện trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2022.

5. Kế hoạch chuyển đổi cây trồng vụ Mùa năm 2022:

Căn cứ kết quả rà soát về diện tích chuyển đổi tại các địa phương, trên cơ sở đăng ký và thống nhất kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Mùa 2022 toàn tỉnh là 202,8 ha (chuyển đổi đất lúa 139,5 ha và đất khác 63,3 ha), sang cây ngắn ngày 171,2 ha và cây dài ngày 31,8 ha, cụ thể:

- Huyện Thuận Nam: 10 ha chuyển đổi trên đất lúa, sang cây ngắn ngày.

- Huyện Ninh Phước 20,8 ha (chuyển đổi đất lúa 12 ha và đất khác 8,8 ha), sang cây ngắn ngày 13 ha và cây dài ngày 7,8 ha.

- Huyện Thuận Bắc 22 ha (chuyển đổi đất lúa 16 ha và đất khác 06 ha), sang cây ngắn ngày 20 ha và cây dài ngày 02 ha.

- Huyện Ninh Sơn: 90 ha chuyển đổi trên đất lúa, sang cây ngắn ngày.

- Huyện Bác Ái 60 ha (chuyển đổi đất lúa 16 ha và đất khác 06 ha), sang cây ngắn ngày 20 ha và cây dài ngày 02 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục II đính kèm)

III Giải pháp thực hiện

1. Về công tác quản lý nhà nước:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và đơn vị liên quan chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động bà con nông dân xuống giống đúng thời vụ và cơ cấu giống theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp; đồng thời, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt chỉ tiêu năm 2022.

- Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu để có các biện pháp chỉ đạo, ứng phó kịp thời, hiệu quả. Hướng dẫn người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng đại trà các giống mới, ngắn ngày, có khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất chất lượng cao để tăng hiệu quả kinh tế.

- Tăng cường kiểm tra về chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để người dân yên tâm sản xuất; đồng thời, khuyến cáo để người dân biết giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng phân bón hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí.

2. Giải pháp kỹ thuật:

- Xuống giống đúng thời vụ, tập trung theo cơ cấu giống và thời vụ đã được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo. Đối với giống lúa, khuyến cáo sử dụng giống lúa cấp xác nhận, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như: kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”; ưu tiên lựa chọn các giống ngắn ngày, giống có chất lượng; quản lý và điều tiết nước tiết kiệm, hiệu quả tùy vào giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, dự tính dự báo sâu bệnh kịp thời. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”.

- Đối với hoa màu: Xây dựng kế hoạch sản xuất rau màu linh hoạt, xem xét điều chỉnh cơ cấu giống rau củ, quả có thời gian bảo quản kéo dài, phù hợp thị trường, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ rau tại địa phương, cung ứng ngoài tỉnh, chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý, quản lý dịch hại và bón phân cân đối. Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, không để úng cục bộ.

- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ từ các nguồn phế phẩm chăn nuôi của các hộ để giảm bớt phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất cho người nông dân.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện gieo trồng đúng khung lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ Mùa năm 2022.

- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cường công tác dự tính, dự báo các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng và hướng dẫn nông dân thực hiện kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh giống, vật tư sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các địa phương triển khai kế hoạch sản xuất cánh đồng lớn đạt kết quả tốt; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hướng dẫn nông dân áp dụng kịp thời các biện pháp “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”,… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông chủ động phối hợp với địa phương và các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong chuyển đổi vụ Mùa năm 2022 nhằm đạt chỉ tiêu được giao trong năm. Xây dựng, nhân rộng mô hình, tiến bộ kỹ thuật về giống và công nghệ, thiết bị phù hợp để hỗ trợ nông dân sản xuất hiệu quả.

- Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng nông sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm dùng trong trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản và thủy sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người dân biết, tiếp cận; sử dụng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển giao để chủ động đăng ký thực hiện chuyển đổi cây trồng vụ Mùa năm 2022 phù hợp với điều kiện tại địa phương. Đồng thời, kêu gọi các Công ty, doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ bà con nông dân trong việc cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ Mùa năm 2022 trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, khuyến cáo nhân dân tổ chức xuống giống tập trung, đồng loạt, dứt điểm từng khu vực, xứ đồng theo lịch thời vụ. Đối với những vùng trũng, cuối kênh thường bị ngập úng khi xuất hiện lũ hoặc những khu vực thu hoạch vụ Hè Thu muộn không kịp xuống giống vụ Mùa năm 2022, có thể chuyển sang gieo trồng vụ Đông xuân 2022-2023 sớm để đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ Mùa năm 2022 theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 2872/SNNPTNT- TTBVTV ngày 11/8/2022.

- Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt các chương trình, mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng và thực hiện mô hình sản xuất cánh đồng lớn đạt hiệu quả.

- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tổ chức rà soát, có giải pháp phù hợp duy trì hoạt động các tổ PIM để tổ chức quản lý, điều tiết nước tại từng cánh đồng, vùng sản xuất, tránh tình trạng các vùng sản xuất đầu nguồn thì lãng phí nguồn nước, dẫn đến nước không đủ phục vụ các vùng sản xuất cuối nguồn,...

3. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi:

- Tiếp tục theo dõi tình hình khí hậu, thời tiết, lượng mưa trong thời gian tới, đồng thời thường xuyên phối hợp với Công ty Cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi thống nhất kế hoạch cấp nước từ nay đến cuối năm 2022 để phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, phù hợp theo từng thời điểm.

- Nạo vét các kênh mương, gia cố các bờ đập, khơi thông dòng chảy, đảm bảo điều tiết nước nhanh và kịp thời cho sản xuất, điều tiết nước theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu cây trồng. Quán triệt đến từng địa phương cụ thể về khả năng đảm bảo của nguồn nước, không sản xuất diện tích vượt quá năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, chuyển đổi vụ Mùa tại những nơi có khả năng thiếu nước. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động thực hiện điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với lịch sản xuất, cụ thể đến từng khu vực, xứ đồng, tránh lãng phí nguồn nước.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cây trồng vụ Mùa năm 2022 đảm bảo đạt hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT, CT, KHCN;
- UBND các huyện, thành phố;
- Công ty TNHH MTV KTCTTL;
- Các Chi cục: TTBVTV, QLCLNLTS, TL;
- Trung Tâm Khuyến nông;
- Báo Ninh Thuận, Đài PT&TH tỉnh;
- VPUB: LĐVP, TCDNC, VXNV, KTTH;
- Lưu: VT. HC

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỤ MÙA NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 3832/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Danh mục

ĐVT

Tổng số

Chia ra các huyện, thành phố

Phan Rang- Tháp Chàm

Bác Ái

Ninh Sơn

Ninh Hải

Ninh Phước

Thuận Bắc

Thuận Nam

 

Tổng diện tích cây hàng năm

ha

23.356,3

1.271,40

2.812,00

7.002,00

2.079,50

5.556,40

3.995,00

640,00

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích cây lúa

ha

12.547,5

900,0

701,0

3.068,0

1.633,5

3.090,0

2.873,0

282,0

 

Diện tích cây màu

ha

10.808,8

371,4

2.111,0

3.934,0

446,0

2.466,4

1.122,0

358,0

I

Diện tích sản xuất trong hệ thống tưới

ha

19.652,0

1.271,8

1.970,0

5.217,0

1.693,5

5.345,7

3.514,0

640,0

1

Cây lương thực

ha

14.471,1

910,0

1.530,0

3.475,6

1.593,5

3.580,0

3.025,0

357,0

1.1

Lúa:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

11.332,5

900,0

635,0

2.405,0

1.593,5

2.652,0

2.865,0

282,0

 

-Năng suất

tạ/ha

55,8

58,0

38,0

58,4

55,4

58,0

55,0

55,0

 

-Sản lượng

tấn

63.196,3

5.220,0

2.413,0

14.045,2

8.828,0

15.381,6

15.757,5

1.551,0

1.2

Ngô:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

2.492,1

10,0

662,0

900,6

-

684,5

160,0

75,0

 

-Năng suất

tạ/ha

50,4

54,0

39,0

52,9

-

63,0

48,0

45,0

 

-Sản lượng

tấn

12.817,8

54,0

2.581,8

4.764,2

-

4.312,4

768,0

337,5

1.3

Cây lương thực có hạt khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

250,0

-

80,0

170,0

-

-

-

-

 

-Năng suất

tạ/ha

22,0

-

-

22,0

-

-

-

-

 

-Sản lượng

tấn

374,0

-

-

374,0

-

-

-

-

2

Cây lấy củ có chất bột

ha

136,3

0,6

-

53,2

-

11,5

66,0

5,0

2.1

Khoai lang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

70,8

0,6

-

53,2

-

-

12,0

5,0

 

-Năng suất

tạ/ha

129,3

81,0

-

153,0

-

-

77,0

92,0

 

-Sản lượng

tấn

957,2

4,9

-

814,0

-

-

92,4

46,0

2.2

Mì (sắn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

65,5

-

-

-

-

11,5

54,0

-

3

Cây rau, đậu, hoa các loại

ha

3.315,6

314,0

402,0

924,7

100,0

1.158,9

254,0

162,0

3.1

Rau các loại:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

2.242,2

295,5

145,0

426,7

100,0

1.032,0

151,0

92,0

 

-Năng suất

tạ/ha

174,4

581,0

75,0

142,0

120,0

95,2

125,0

90,0

 

-Sản lượng

tấn

38.055,3

17.168,6

1.087,5

6.059,1

1.200,0

9.824,6

1.887,5

828,0

3.2

Đậu hạt các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

1.061,4

6,5

257,0

498,0

-

126,9

103,0

70,0

 

-Năng suất

tạ/ha

7,6

9,0

7,1

7,5

-

9,0

8,0

7,0

 

-Sản lượng

tấn

807,4

5,9

182,5

373,5

-

114,2

82,4

49,0

3.3

Hoa các loại

ha

12,0

12,0

-

-

-

-

-

-

4

Cây công nghiệp hàng năm

ha

393,0

-

3,0

340,0

-

39,0

-

11,0

4.1

Lạc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

310,0

-

-

260,0

-

39,0

-

11,0

 

-Năng suất

tạ/ha

11,1

-

-

11,0

-

12,0

-

9,0

 

-Sản lượng

tấn

342,7

-

-

286,0

-

46,8

-

9,9

4.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

83,0

-

3,0

80,0

-

-

-

-

 

-Năng suất

tạ/ha

4,5

-

4,5

4,5

-

-

-

-

 

-Sản lượng

tấn

37,3

-

1,3

36,0

-

-

-

-

5

Cây gia vị, dược liệu hàng năm

Ha

154,4

13,4

-

27,0

-

69,0

35,0

10,0

5.1

Cây gia vị hàng năm

ha

136,4

13,4

-

20,0

-

69,0

24,0

10,0

5.2

Cây dược liệu hàng năm

ha

18,0

-

-

7,0

-

-

11,0

 

6

Cây hàng năm khác

 

1.240,4

33,4

78,0

396,5

-

503,5

134,0

95,0

6.1

Cỏ làm thức ăn gia súc

ha

1.218,8

20,0

78,0

396,5

-

495,3

134,0

95,0

6.2

Cây hàng năm khác (sen)

 

21,6

13,4

-

-

-

8,2

-

-

II

Diện tích sản xuất ngoài hệ thống tưới

ha

4.042,0

-

952,0

1.785,0

386,0

438,0

481,0

-

1

Cây lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

1.215,0

-

66,0

663,0

40,0

438,0

8,0

-

 

-Năng suất

tạ/ha

55,9

-

38,0

58,4

50,0

58,4

55,0

-

 

-Sản lượng

tấn

6.924,6

-

250,8

3.871,9

200,0

2.557,9

44,0

-

2

Ngô:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

1.722,0

-

555,0

936,0

-

-

231,0

-

 

-Năng suất

tạ/ha

44,7

-

39,0

52,9

-

-

25,0

-

 

-Sản lượng

tấn

7.693,4

-

2.164,5

4.951,4

-

-

577,5

-

3

Rau các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

458,0

-

15,0

150,0

223,0

-

70,0

-

 

-Năng suất

tạ/ha

120,4

-

75,0

142,0

120,0

-

85,0

-

 

-Sản lượng

tấn

5.513,5

-

112,5

2.130,0

2.676,0

-

595,0

-

4

Đậu hạt các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Diện tích

ha

369,0

-

204,0

36,0

-

-

129,0

-

 

-Năng suất

tạ/ha

6,4

-

7,1

7,5

-

-

5,0

-

 

-Sản lượng

tấn

236,3

-

144,8

27,0

-

-

64,5

-

5

Sắn

ha

133,0

-

112,0

-

-

-

21,0

-

6

Cỏ làm thức ăn gia súc

ha

145,0

-

-

-

123,0

-

22,0

-

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI VỤ MÙA NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 3832/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Đơn vị

Tổng

Trong đó

Chuyển đổi trên đất lúa (ha)

Chuyển đổi trên đất khác (ha)

Cây ngắn ngày

Cây dài ngày

Cộng

Cây ngắn ngày

Cây dài ngày

Cộng

Cây ngắn ngày

Cây dài ngày

1

Thuận Nam

10

10

0

10

10

0

0

0

0

2

Ninh Phước

20,8

13

7,8

12

7,4

4,6

8,8

5,6

3,2

3

Thuận Bắc

22

20

2

16

15

1

6

5

1

4

Ninh Hải

-

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Ninh Sơn

90

90

0

90

90

0

0

0

0

6

Bác Ái

60

38

22

11,5

0

11,5

48,5

38

10,5

 

Tổng

202,8

171

31,8

139,5

122,4

17,1

63,3

48,6

14,7

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3832/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu3832/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/09/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3832/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 3832/KH-UBND 2022 sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cây trồng vụ mùa Ninh Thuận


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 3832/KH-UBND 2022 sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cây trồng vụ mùa Ninh Thuận
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu3832/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Thuận
                Người kýLê Huyền
                Ngày ban hành05/09/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 3832/KH-UBND 2022 sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cây trồng vụ mùa Ninh Thuận

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 3832/KH-UBND 2022 sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cây trồng vụ mùa Ninh Thuận

                            • 05/09/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực