Văn bản khác 3854/KH-UBND

Kế hoạch 3854/KH-UBND năm 2016 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Kế hoạch 3854/KH-UBND 2016 ứng dụng công nghệ trong hoạt động của cơ quan nhà nước Vĩnh Phúc


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3854/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 6 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 33/TTr-STTTT ngày 09/5/2016; trên cơ sở ý kiến tham gia, thống nhất của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các thành viên Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh và ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và truyền thông tại Văn bản số 826/BTTTT-THH ngày 22/3/2016;

UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 như sau:

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Môi trường pháp lý

- Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách đã được ban hành như: Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/5/2006 và Kết luận số 27-KL/TU ngày 19/8/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển và ứng dụng CNTT,...

- Giai đoạn 2011-2015, tỉnh tiếp tục ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng gồm: Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về hỗ trợ cán bộ làm về CNTT; Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh; Quy chế tạm thời quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ; Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh;… qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc quản lý, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Hạ tầng kỹ thuật

2.1. Cơ sở hạ tầng CNTT tại các đơn vị, địa phương:

- Giai đoạn 2011-2015, các đơn vị, địa phương tiếp tục được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng mạng và bổ sung trang thiết bị CNTT bảo đảm triển khai các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ. Đến hết 2015, 100% các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp huyện trở lên có mạng LAN, kết nối internet cáp quang và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; gần 100% cán bộ, công chức, viên chức có máy tính (cấp huyện khoảng 90%, cấp tỉnh khoảng 95%). Tuy nhiên hiện nay, tại UBND các huyện: Lập Thạch, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Yên và một số sở, ngành: Y tế, Tài nguyên và Môi trường,…hạ tầng mạng được đầu tư từ lâu, đang xuống cấp và cần được nâng cấp trong giai đoạn 2016-2020.

- Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc đã được xây dựng theo tiêu chuẩn Tier 2 (Tiêu chuẩn quốc tế về Data Center) và đưa vào vận hành. Theo thiết kế, năng lực của hệ thống đủ đáp ứng cho khoảng 600-1.000 máy chủ; dung lượng lưu trữ khả dụng là 27TB (hiện đã sử dụng 20TB/27TB với các ứng dụng, cơ sở dữ liệu của tỉnh hiện nay, khả năng lưu trữ đáp ứng tới năm 2017); hệ thống thiết bị, phần mềm bảo mật, an toàn an ninh thông tin gồm: thiết bị tường lửa, phần mềm tưởng lửa, phần mềm antivirus cơ bản bảo đảm an toàn an ninh thông tin của Trung tâm. Việc đưa vào vận hành Trung tâm giúp hoàn thiện hạ tầng cơ bản, phục vụ triển khai liên kết, tích hợp kỹ thuật, vận hành, bảo đảm an toàn, bảo mật; quản trị các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm dùng chung của tỉnh. Hiện nay, nhiều ứng dụng dùng chung trên toàn tỉnh đã đưa vào sử dụng dựa trên mô hình tập trung như: phần mềm quản lý văn bản và điều hành, cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử tỉnh, hệ thống một cửa điện tử,…

2.2. Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh: đã được xây dựng với trục đường cáp quang, thiết bị đầu cuối được Cục Bưu điện Trung ương hoàn thành lắp đặt tại 55 cơ quan, đơn vị; hạ tầng mạng diện rộng đã triển khai kết nối 32 đơn vị, địa phương qua mạng truyền số liệu chuyên dùng.

2.3. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến: được xây dựng hoàn thiện, đưa vào vận hành phục vụ các cuộc họp từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện với 01 điểm tập trung tại UBND tỉnh, 09 điểm tại UBND các huyện, thành phố, thị xã và 07 điểm tại các sở, ngành.

2.4. Hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin: chưa được các đơn vị, địa phương quan tâm đúng mức, còn nhiều đơn vị, địa phương chưa có các thiết bị như: tường lửa, cảnh báo truy nhập trái phép,…. Năm 2015, đã có 22 đơn vị, địa phương được trang bị mới, bổ sung thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Việc cài đặt, sử dụng phần mềm diệt và phòng chống virus hiện nay đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng phần mềm thương mại còn hạn chế, tại cấp huyện khoảng 35%, cấp tỉnh khoảng 55,5%.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các cơ quan nhà nước

3.1. Sử dụng máy tính, mạng máy tính, Internet: khoảng 96% cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, 91% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, sử dụng mạng máy tính để truy cập Internet tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ tác nghiệp. Sử dụng máy tính, khai thác mạng internet, vận hành, sử dụng, ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý, điều hành và chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan, đơn vị đã trở thành thói quen. Tuy nhiên, mức độ sử dụng, ứng dụng tại các đơn vị, địa phương chưa đồng đều, vẫn còn khoảng cách lớn giữa các đơn vị, đặc biệt là tại cấp huyện.

3.2. Ứng dụng hệ thống thư điện tử công vụ:

- Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được nâng cấp công nghệ và đưa vào vận hành chính thức năm 2014. Hiện nay, đã có 8.150 hộp thư điện tử công vụ cấp cho 100% cơ quan, địa phương (trừ viên chức thuộc ngành y tế, giáo dục) và cán bộ, công chức, viên chức các cấp.

- Tỷ lệ thường xuyên sử dụng (1 lần/ngày) tại cấp huyện đạt 10%; cấp tỉnh đạt gần 25%. Tỷ lệ các loại văn bản, tài liệu trao đổi với bên ngoài như: mời họp, thông báo, kế hoạch, báo cáo…được gửi nhận qua hệ thống tại cấp huyện đạt gần 50%, cấp tỉnh đạt 62,4%,... . Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thư điện tử trong công việc (thư công vụ và các dịch vụ thư điện tử khác) ước đạt khoảng 80%.

3.3. Ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành và chuyên môn, nghiệp vụ:

- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được nâng cấp công nghệ, được tích hợp hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống chữ ký điện tử. Đến nay, đã triển khai cài đặt và hướng dẫn sử dụng cho 35 đơn vị, địa phương. Đa số các đơn vị mới sử dụng quy trình quản lý văn bản đến, chưa thực hiện đầy đủ quy trình quản lý văn bản đi. Một số đơn vị đã sử dụng phần mềm ở cả 02 quy trình văn bản đến và đi như các sở, ngành, đơn vị: Kế hoạch và Đầu tư, Tư Pháp, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Nội Vụ, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, UBND các huyện Tam Dương, Tam Đảo,…

- Bên cạnh việc sử dụng 03 phần mềm dung chung, hầu hết các đơn vị, địa phương đều sử dụng các phần mềm như: Quản lý kế toán - tài chính, tài sản; quản lý nhân sự;... trong quản lý, điều hành. Ngoài ra, nhiều đơn vị vận hành các ứng dụng, phần mềm chuyên ngành như: quản lý hộ tịch; quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý dự án; phần mềm các ngành Thuế, Kho Bạc, Hải Quan,.... trong điều hành và chuyên môn nghiệp vụ.

3.4. Cổng thông tin điện tử phục vụ điều hành: đã có 30 cổng thông tin điện tử của tỉnh, ngành, địa phương đồng bộ về công nghệ, được cài đặt tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh. Các cổng thông tin điện tử đã công khai hoạt động, điều hành, thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn,... góp phần đẩy mạnh minh bạch và tiếp cận thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân với các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, nhiều đơn vị chưa cập nhật dữ liệu nền như: tổ chức bộ máy; chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch; văn bản quy phạm pháp luật; thông tin về dự án, đấu thầu, mua sắm; tiếp nhận, trả lời ý kiến của công dân; các dịch vụ công trực tuyến. Một số cổng thông tin điện tử hoạt động còn gặp nhiều khó khăn do các đơn vị không bố trí kinh phí để tạo lập, cấp nhật dữ liệu điện tử. Việc phân công cơ quan thường trực ban biên tập ở cấp huyện còn chưa phù hợp; các ban biên tập được thành lập nhưng chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, chủ yếu giao cho cán bộ quản trị mạng tự thu thập, cập nhật tin bài. Năm 2015, các cổng thông tin điện tử tiếp tục triển khai xây dựng đến 12 các cơ quan, đơn vị còn lại trên địa bàn tỉnh.

3.5. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành:

Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tiếp tục được các sở, ngành cập nhật, nâng cấp và ứng dụng bước đầu có hiệu quả cho hoạt động quản lý và tác nghiệp chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức. Các cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; cơ sở dữ liệu của ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc, Hải quan; ứng dụng GIS hạ tầng viễn thông; GIS hạ tầng thủy lợi; ứng dụng quản lý hộ nghèo, hồ sơ người có công; bộ thủ tục hành chính; công báo điện tử; các ứng dụng chuyên ngành của ngành Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông, Nội vụ, Thống kê; các hệ thống thông tin của ngành Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo,… đã được triển khai, vận hành và đem lại hiệu quả tích cực; các cơ sở dữ liệu quan trọng của tỉnh được lưu trữ, bảo đảm an toàn và quản lý tập trung tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh.

3.6. Ứng dụng chữ ký số: đã cấp phát, bàn giao 93 chứng thư số, trong đó có 41 chứng thư số cơ quan, 52 chứng thư số cá nhân trên địa bàn tỉnh. Việc ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động giao dịch, quản lý còn ở bước đầu.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

4.1. Dịch vụ công trực tuyến: Hiện có 1.614 thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh. Trong đó, có 1.179 thủ tục cấp tỉnh (mức độ 1: 395, mức độ 2: 784); 271 thủ tục cấp huyện (mức độ 1: 109, mức độ 2: 162); thủ tục cấp xã 162 (mức độ 1: 54, mức độ 2: 108. Có 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đã được cung cấp trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh là Cấp phép xuất bản bản tin và Cấp phép hoạt động ngành in của Sở Thông tin và Truyền thông.

4.2. Ứng dụng tại bộ phận một cửa: Giai đoạn 2011-2013, ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa đã được thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, Trụ sở tiếp dân, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Bình Xuyên vận hành, tuy nhiên hiệu quả hoạt động còn chưa cao, do chưa có sự quan tâm sát sao của lãnh đạo các đơn vị, phần mềm chưa bảo đảm tính liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các cấp. Giai đoạn 2014-2015, hệ thống một cửa điện tử hiện đại, quy mô toàn tỉnh, bảo đảm khả năng liên thông theo ngành dọc và quan hệ phối hợp ngang cấp đã triển khai xong giai đoạn 1 cho 25 đơn vị, địa phương (07 sở, ngành; 09 UBND cấp huyện và 09 đơn vị cấp xã). Giai đoạn 2 đang được tiếp tục triển khai đến tất cả các đơn vị còn lại và sẽ khắc phục cơ bản những bất cập trước đây, đồng thời sẽ cung cấp thêm các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 theo Quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, muốn hệ thống hoạt động hiệu quả thì phải có sự vào cuộc và quan tâm sát sao của thủ trưởng các đơn vị, địa phương.

5. Hiện trạng nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin

Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức làm về công nghệ thông tin, viễn thông trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 đã tác động lớn tới nhận thức, ý thức trong công việc của đội ngũ cán bộ làm về công nghệ thông tin, viễn thông trong các cơ quan nhà nước.

Hiện tại, phần lớn các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị xã đã có lãnh đạo phụ trách ứng dụng CNTT của cơ quan và cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ cao đẳng trở lên với tổng số cán bộ được hỗ trợ theo Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND là 124 người. Tuy nhiên, do mức độ quan tâm và quyết tâm tin học hoá hoạt động của lãnh đạo các cơ quan rất khác nhau, trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT còn nhiều bất cập của đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT, vì vậy mức độ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tại mỗi cơ quan, đơn vị không đồng đều.

Công tác đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ chuyên trách được tổ chức định kỳ hàng năm (03 lớp/năm). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ bản thực hiện tốt công tác tham mưu, hướng dẫn, xử lý các sự cố máy tính và đảm bảo an ninh an toàn thông tin cũng như hướng dẫn sử dụng các ứng dụng CNTT trong cơ quan đơn vị.

Công tác đào tạo tin học ứng dụng và đào tạo nâng cao kiến thức về CNTT được tiếp tục quan tâm, thực hiện. Đến nay, cơ bản cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện được đào tạo kiến thức và kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng thư điện tử, truy cập Internet phục vụ công việc,....

6. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn giai đoạn 2011-2015

Tổng kinh phí nguồn CNTT theo kế hoạch giai đoạn 2011-2015 là 116,5 tỷ. Trong đó, năm 2011 là 11,5 tỷ đồng được phân bổ cho 16 dự án (10 dự án quyết toán, 01 dự án chuyển tiếp, 05 dự án mới); năm 2012 là 20 tỷ đồng phân bổ cho 12 dự án (09 dự án quyết toán, 03 dự án mới); năm 2013 là 21 tỷ đồng chủ yếu được phân bổ cho dự án trọng điểm xây dựng Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh; năm 2014 là 26 tỷ đồng được phân bổ cho 13 dự án quyết toán, 08 dự án mới, 01 dự án chuyển tiếp và năm 2015 là 38 tỷ đồng cho 01 dự án quyết toán, 11 dự án mới (3 dự án Viễn thông). Ngoài ra, 04 dự án thuộc kế hoạch ứng dụng CNTT được bố trí 8,5 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác (năm 2013). Tổng giá trị giải ngân, thanh toán vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2011-2015 là gần 125 tỷ đồng.

Ngoài nguồn đầu tư phát triển, nguồn kinh phí bố trí cho các hoạt động ứng dụng CNTT thường xuyên hàng năm của tỉnh như: tuyên truyền; đào tạo, bồi dưỡng CNTT; bổ sung, thay thế thiết bị các ngành, địa phương; thuê đường truyền Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh, hệ thống thư điện tử tỉnh; các hội thi về CNTT;... được bố trí bình quân khoảng 01 tỷ đồng/năm.

7. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015: (Chi tiết như phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này).

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện kế hoạch, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT-TT trong cải cách hành chính còn hạn chế;

- Việc xây dựng các cơ chế, chính sách về CNTT-TT nhằm tăng cường năng lực ứng dụng và hiệu quả quản lý nhà nước còn chậm, chưa được quan tâm đúng mức;

- Một số đơn vị chưa phát huy hiệu quả của các dự án CNTT-TT, chưa khai thác tốt hạ tầng CNTT đã có và chưa thường xuyên ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ;

- Triển khai các ứng dụng CNTT quan trọng của tỉnh như: phần mềm QLVB&ĐH, hệ thống một cửa điện tử, các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4,… còn chậm so với yêu cầu;

- Công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện đầu tư, thanh quyết toán các dự án ứng dụng CNTT còn chậm; chất lượng tư vấn lập hồ sơ dự án, thiết kế - dự toán còn hạn chế dẫn đến phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án;

- Các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước khác về lĩnh vực CNTT vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ nên việc tổng hợp, đánh giá, chỉ đạo điều hành hoàn thành các một số chỉ tiêu kế hoạch gặp khó khăn; chất lượng một số dự án chưa cao, đầu tư trùng lặp.

2. Nguyên nhân

- Kinh phí triển khai một số nội dung ứng dụng theo kế hoạch chưa được bố trí đầy đủ, kịp thời. Việc quản lý nguồn lực và triển khai thực hiện các dự án ứng dụng, phát triển CNTT chưa thống nhất, đồng bộ;

- Các văn bản về quản lý đầu tư dự án CNTT còn thiếu và chưa được đồng bộ; hệ thống các quy định, cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý để quản lý, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT của tỉnh còn thiếu;

- Công tác chỉ đạo triển khai ứng dụng và phát triển CNTT tại một số cơ quan, đơn vị chưa được người đứng đầu quan tâm đúng mức. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo ngành, địa phương chưa thực sự quyết tâm ứng dụng CNTT-TT trong quản lý và điều hành (trong đó có cả cơ quan có thành viên Ban chỉ đạo).

- Công tác giám sát thực hiện kế hoạch, đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án chưa được quan tâm đúng mức.

- Nhân lực chuyên trách về CNTT còn thiết, năng lực còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT các tại đơn vị.

PHẦN II

KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020;

Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0;

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020; Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 26/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;

Văn bản số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020; Văn bản số 826/BTTTT-THH ngày 22/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020;

Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Quan điểm

- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước xây dựng chính quyền hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức và công dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng.

- Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải tiến hành đồng bộ, gắn chặt với quá trình cải cách hành chính để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các ngành, các địa phương.

- Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước phải kế thừa triệt để kết quả các dự án đã được đầu tư giai đoạn trước. Ưu tiên nguồn lực tập trung giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm.

- Tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước phải thống nhất, đồng bộ, bảo đảm sự tương thích trong hoạt động và quy định an toàn bảo mật; thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phần cứng phải gắn liền với việc xây dựng và đưa vào sử dụng các phần mềm ứng dụng, kết hợp với đào tạo, chuyển giao công nghệ để khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao; Ứng dụng CNTT phải đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật thông tin dữ liệu.

- Đẩy mạnh đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực CNTT tại các cơ quan Nhà nước. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT là trọng tâm trong phát triển ứng dụng CNTT của tỉnh.

- Từng bước xã hội hoá việc ứng dụng và phát triển CNTT, triển khai hình thức thuê dịch vụ CNTT.

2. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020

- Phát triển mạnh mẽ và toàn diện CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, làm cho CNTT trở thành phương tiện chủ lực để nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước.

- Xây dựng hoàn chỉnh về cơ bản cơ sở vật chất và kỹ thuật, kết cấu hạ tầng CNTT của tỉnh. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật triển khai chính quyền điện tử tỉnh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu.

- Xây dựng, hoàn thiện và thống nhất áp dụng các hệ thống thông tin, chương trình ứng dụng dùng chung trong toàn tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng, sử dụng các phần mềm, ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, điều hành, tác nghiệp và cải cách hành chính.

- Hoàn thành việc xây dựng một số cơ sở dữ liệu chung của tỉnh, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Phát triển và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng cơ bản yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

- Đến 2020 về cơ bản ứng dụng và phát triển CNTT của Vĩnh Phúc đạt mức khá, trong đó lĩnh vực ứng dụng CNTT trong khu vực quản lý nhà nước nằm trong tốp 10 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

3.1. Phát triển hạ tầng

- Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật triển khai chính quyền điện tử các cấp; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu; Phát triển hạ tầng kiến trúc chính quyền điện tử.

- 100% các cơ quan nhà nước có hệ thống mạng LAN hoàn thiện, kết nối Internet cáp quang tốc độ cao và kết nối mạng WAN của tỉnh qua đường truyền số liệu chuyên dùng. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức được trang bị 01 máy tính để làm việc.

- Bảo đảm 100% việc kết nối thông suốt, trao đổi và tích hợp thông tin thường xuyên giữa hệ thống mạng của các cơ quan Đảng với hệ thống mạng của các cơ quan quản lý nhà nước với nhau; kết nối với các hệ thống thông tin Trung ương.

- Xây dựng đồng bộ hạ tầng an toàn, an ninh thông tin.

- Nâng cấp Trung tâm Hạ tầng thông tin của tỉnh với hạ tầng CNTT đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu triển khai chính quyền điện tử, thương mại điện tử và các dịch vụ CNTT, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh.

- Bảo đảm điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ chính phủ điện tử.

3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước

- 100% văn bản không mật trình UBND tỉnh và văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy) và được vận hành tích hợp trong khuôn khổ hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành.

- Tỷ lệ điều hành, xử lý, giải quyết văn bản và các công việc trên môi trường mạng máy tính tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh đạt 100%; cấp huyện đạt 85%.

- 100% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện được tin học hoá và thực hiện trên môi trường mạng máy tính.

- 100% các văn bản, hồ sơ, dữ liệu, số liệu tại các cơ quan nhà nước cấp huyện trở lên được số hoá và quản lý trên mạng máy tính.

- 100% cán bộ công chức tại cơ quan nhà nước từ cấp xã trở lên sử dụng thành thạo máy tính và mạng máy tính trong công việc.

- Giảm ít nhất 80% lượng giấy tờ sử dụng trong các cơ quan nhà nước.

- Triển khai sử dụng, ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước.

3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Tiếp tục tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.

- Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và 100% các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên có cổng thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định của Luật CNTT và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

- Cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến ở mức độ 3 và 4, được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

- 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4.

- Tối thiểu 50% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 40% số lượng gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.

- Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%; cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10%.

- 95% hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng.

- 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng.

- 50% số hộ, cá nhân kinh doanh kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc cho thuê tài sản và lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô, xe máy.

- Rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp, đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4.

- 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, giảm số giờ thực hiện thủ tục đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4.

- Xây dựng, hoàn thiện và phát triển các cơ sở dữ liệu trọng điểm của tỉnh trong khuôn khổ các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, doanh nghiệp, đất đai, tài chính, kinh tế. Trong đó tập trung vào các cơ sở dữ liệu về dân cư, cải cách hành chính, kinh tế, tài chính, tài nguyên môi trường, doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài,... phục vụ quản lý, điều hành và đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành Cổng giao dịch thương mại điện tử của tỉnh nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp về luật pháp và các dịch vụ khác như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường,...

- Triển khai hiệu quả, toàn diện hệ thống một cửa điện tử, bảo đảm khả năng liên thông theo ngành dọc và quan hệ phối hợp ngang cấp nhằm tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng.

3.4. Phát triển nguồn nhân lực

- 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được đào tạo, phổ cập kiến thức về chính phủ điện tử, kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh và kỹ năng ứng dụng CNTT.

- 100% các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ từ cao đẳng trở lên.

- 100% cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước được đào tạo vận hành các ứng dụng CNTT của tỉnh, đào tạo chuyên sâu về CNTT, về an toàn, an ninh thông tin.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường công tác tuyên truyền

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, nhân dân và doanh nghiệp về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về CNTT và ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính; Chú trọng tuyên truyền về lợi ích khi ứng dụng CNTT giao dịch với chính quyền, cơ quan nhà nước qua các cơ quan báo, đài ở Trung ương, địa phương, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và qua các cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị; Bản tin Thông tin và Truyền thông.

- Tăng cường phối hợp, tuyên truyền quán triệt chủ trương sử dụng, ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước tỉnh.

- Tăng cường giới thiệu, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện các dịch vụ công trực tuyến hiện có, khai thác thông tin trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và các cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.

- Phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tổ chức tốt các hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, hội thảo về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh; Biểu dương, nhân rộng các mô hình tiên tiến triển khai, ứng dụng CNTT hiệu quả.

2. Xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện cơ chế, chính sách về công nghệ thông tin nhằm tăng cường năng lực ứng dụng và hiệu quả quản lý nhà nước

- Xây dựng, hoàn thiện kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về cung cấp thông tin, chuẩn hóa thông tin, an toàn, an ninh thông tin; đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động ứng dụng CNTT; các cơ chế, chính sách vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu,… được triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng chính sách định hướng, khuyến khích, tạo điều kiện về hành lang  pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phát triển loại hình cung cấp cho thuê dịch vụ CNTT cho các cơ quan nhà nước.

- Xây dựng chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến;

- Xây dựng các chính sách về đào tạo, thu hút, sử dụng và hỗ trợ nguồn nhân lực CNTT.

3. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

- Phát triển hạ tầng kiến trúc chính quyền điện tử.

- Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN tại các cơ quan nhà nước. Xây dựng, hoàn thiện và vận hành có hiệu quả mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước.

- Đầu tư, xây dựng hệ thống mạng LAN cấp xã nhằm phục vụ triển khai các ứng dụng tin học hoá; thu thập dữ liệu cung cấp cho các cơ sở dữ liệu trọng điểm; triển khai việc tin học hoá các dịch vụ công thực hiện ở cấp xã.

- Nâng cấp, đảm bảo hạ tầng an toàn, an ninh thông tin của tỉnh; nâng cấp Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh.

- Nâng cấp hệ thống các dịch vụ nền (dịch vụ cơ bản) để phục vụ hạ tầng kết nối và truyền nhận dữ liệu dựa trên nguyên tắc đảm bảo tích hợp dữ liệu, ứng dụng.

- Tăng tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo mỗi cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính để làm việc.

- Triển khai hình thức thuê doanh nghiệp CNTT cung cấp dịch vụ, hạ tầng trong thực hiện cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

4. Xây dựng mới, nâng cấp các ứng dụng và cơ sở dữ liệu

- Bảo đảm các ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc từng bước được triển khai thống nhất, đồng bộ theo kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh và hệ thống các cơ sở dữ liệu điện tử.

- Tiếp tục chuẩn hoá các quy trình, thủ tục hành chính, quy trình tác nghiệp, các biểu mẫu điện tử của các cơ quan nhà nước theo hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008,... tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNTT một cách hiệu quả.

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản và điều hành để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành, tác nghiệp và quản lý văn bản điện tử tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống thư điện tử và văn bản điện tử; cổng thông tin điện tử.

- Tổ chức đánh giá và nâng cấp các phần mềm hiện có nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước và khai thác, sử dụng của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời tiếp tục xây dựng, triển khai các ứng dụng hỗ trợ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;

- Xây dựng hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Hoàn thiện hệ thống 1 cửa hiện đại ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã bảo đảm liên thông, chia sẻ thông tin.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và các trang thông tin điện tử về cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định của Luật Công nghệ thông tin và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

- Tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính theo cơ chế "Một cửa" tại các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã.

- Xây dựng và triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trên Cổng TTGT-ĐT. Các nhóm dịch vụ công được ưu tiên triển khai tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ gồm: 40 dịch vụ công cấp tỉnh; 08 dịch vụ công cấp huyện và 05 dịch vụ công cấp xã.

- Thực hiện thuê các dịch vụ, sản phẩm CNTT trong triển khai các dịch vụ công có thu.

- Nâng cấp, hoàn thiện các kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng như: tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục Hỏi - Đáp trực tuyến trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của các sở, ngành về hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

6. Phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực về CNTT tại các đơn vị, địa phương.

- Rà soát, kiến nghị bổ sung đủ biên chế và bố trí sử dụng đúng, có hiệu quả đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT làm việc tại các đơn vị, địa phương.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ chuyên trách CNTT tại các đơn vị, địa phương.

- Đào tạo và cử các cán bộ có năng lực tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước về: quản trị mạng, an toàn, bảo mật thông tin và hệ điều hành mã nguồn mở; quản trị dữ liệu,...

- Đào tạo về kỹ năng quản trị dự án, giám đốc CNTT.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo CNTT tỉnh, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan Nhà nước trong việc ứng dụng và phát triển CNTT.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy phạm, chuẩn hoá thông tin đầu vào, đầu ra, chuẩn hoá các chỉ số báo cáo, thống kê, các chế độ đảm bảo dữ liệu đầy đủ và chính xác, các quy chế quản lý, bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo tiêu chuẩn chung phục vụ các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.

3. Bảm đảm nguồn lực để thực hiện các nội dung kế hoạch; kết hợp giữa nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tư về CNTT tập trung với các nguồn vốn ngân sách khác và nguồn vốn do các chủ đầu tư huy động; Thực hiện thí điểm thuê các dịch vụ, sản phẩm CNTT trong triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

4. Tập trung đầu tư cho một số dự án trọng điểm là cơ sở cho phát triển và ứng dụng CNTT của tỉnh.

5. Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực ứng dụng CNTT: lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chuyên trách CNTT.

6. Học tập các đơn vị đã triển khai ứng dụng các mô hình thành công, theo hướng triển khai các ứng dụng từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng.

7. Lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án, đơn vị triển khai có kinh nghiệm, năng lực thực sự trong ứng dụng và phát triển CNTT.

8. Tăng cường quản lý nhà nước, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình triển khai đầu tư các hoạt động ứng dụng về CNTT.

V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2016-2018:

1.1. Ban hành chính sách công nghệ thông tin

- Xây dựng, hoàn thiện khung chính quyền điện tử tỉnh.

- Hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy phạm, chuẩn hoá thông tin đầu vào, đầu ra; chuẩn hoá các chỉ số báo cáo, thống kê, các chế độ đảm bảo dữ liệu đầy đủ và chính xác; các quy chế quản lý, bảo đảm an toàn an ninh thông tin,... trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo tiêu chuẩn chung phục vụ các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.

1.2. Hoàn thiện, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:

- Nâng cấp hệ thống mạng LAN, kết nối Internet băng rộng, bổ sung trang thiết bị CNTT cho các đơn vị, địa phương.

- Hoàn thiện mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước, hệ thống mạng WAN của tỉnh; hoàn thiện kết nối mạng WAN của tỉnh qua đường truyền số liệu chuyên dùng.

- Xây dựng đồng bộ hạ tầng an toàn, an ninh thông tin của tỉnh và tại các đơn vị, địa phương.

- Triển khai xây dựng thí điểm hệ thống mạng LAN cho cấp xã.

- Thực hiện nâng cấp Trung tâm Hạ tầng thông tin của tỉnh để triển khai chính quyền điện tử, thương mại điện tử và các dịch vụ CNTT.

1.3. Xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp:

- Nâng cấp, xây dựng mới các ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước gồm: các ứng dụng tương tác trực tuyến với tổ chức, công dân trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh; các hệ thống thông tin chuyên ngành; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; các ứng dụng quản lý, điều hành,…

- Thực hiện đánh giá, nâng cấp 03 ứng dụng dùng chung của tỉnh: Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và các cổng thông tin điện tử thành phần; hệ thống thư điện tử công vụ và phần mềm quản lý văn bản và điều hành.

- Triển khai ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số.

- Xây dựng phần mềm số hóa tài liệu và triển khai đến các cơ quan, đơn vị.

- Triển khai xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia.

1.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực về CNTT tại các đơn vị, địa phương; Rà soát, kiến nghị bổ sung đủ biên chế và bố trí sử dụng đúng, có hiệu quả đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ chuyên trách CNTT tại các đơn vị, địa phương đặc biệt đào tạo về an toàn, an ninh thông tin;

- Đào tạo chuyên gia về CNTT; đào tạo về Khung kiến trúc chính phủ điện tử, chính quyền điện tử cấp tỉnh và đánh giá hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT.

2. Giai đoạn 2019-2020: Trên cơ sở kế thừa kết quả thực hiện trong giai đoạn từ 2016-2018, giai đoạn 2019-2020 điều chỉnh và hoàn thiện các nội dung còn lại của kế hoạch.

VI. DANH MỤC DỰ ÁN VÀ KHÁI TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ

1. Tổng nhu cầu vốn: 260.650 triệu đồng. Trong đó:

1.1. Nguồn đầu tư phát triển công nghệ thông tin: 250.000 triệu đồng, gồm:

- Dự phòng 10%: 25.000 triệu đồng;

- Thực hiện các dự án chuyển tiếp và thanh toán nợ: 21.733 triệu đồng;

- Triển khai các dự án mới: 181.375 triệu đồng.

1.2. Nguồn chi thường xuyên: 10.650 triệu đồng, gồm:

- Xây dựng cơ chế, chính sách về CNTT: 150 triệu đồng;

- Đào tạo về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh: 1.500 triệu đồng;

- Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách, đào tạo chuyên gia, CEO CNTT của tỉnh: 1.500 triệu đồng;

- Thuê các dịch vụ CNTT phục vụ vận hành các ứng dụng CNTT của tỉnh: 7.500 triệu đồng.

2. Phân kỳ đầu tư:

2.1. Nguồn đầu tư phát triển công nghệ thông tin:

- Năm 2016: 20.000 triệu đồng;

- Năm 2017: 70.000 triệu đồng;

- Năm 2018: 60.000 triệu đồng;

- Năm 2019: 50.000 triệu đồng;

- Năm 2020: 50.000 triệu đồng.

2.2. Nguồn chi thường xuyên: (Chi tiết như Phụ lục kèm theo Kế hoạch này).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định; Chủ động tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung đảm bảo phù hợp, khả thi.

- Chịu trách nhiệm tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước; Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh một số giải pháp nhằm nâng cao “Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin” theo Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả Trung tâm Hạ tầng thông tin của tỉnh.

Triển khai các ứng dụng dùng chung của tỉnh như: Hệ thống thư điện tử công vụ, Phần mềm quản lý văn bản và điều hành, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và cổng thông tin điện tử thành phần của các đơn vị địa phương, cơ sở dữ liệu của tỉnh,... bảo đảm thông suốt, liên tục.

- Tham mưu cho UBND tỉnh về đầu tư các dự án CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh bảo đảm hiệu quả, thiết thực; Thực hiện giám sát đầu tư các dự án ứng dụng CNTT tại các đơn vị. Phối hợp với đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra (định kỳ, đột xuất) đánh giá tình hình quản lý, đầu tư và hiệu quả sử dụng, ứng dụng CNTT, báo cáo với UBND và Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh.

- Cụ thể hoá các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về CNTT để hướng dẫn áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CNTT.

- Tổ chức đánh giá việc ứng dụng 03 phần mềm dùng chung: quản lý văn bản và điều hành, cổng thông tin điện tử, Thư điện tử công vụ tại các đơn vị, địa phương. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan để phát triển các ứng dụng trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh phục vụ cải cách hành chính.

- Hỗ trợ chuyên gia trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch; tổ chức các hoạt động ứng cứu, hỗ trợ về kỹ năng, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tư vấn cho các đơn vị, địa phương triển khai ứng dụng CNTT.

2. Văn phòng UBND tỉnh: Chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương và với Trung ương kết nối liên thông Phần mềm quản lý văn bản và điều hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu, đề xuất bố trí kinh phí, bảo đảm triển khai các dự án ứng dụng và phát triển CNTT theo Kế hoạch phù hợp với các quy định về đầu tư.

- Đề xuất các giải pháp huy động tổng hợp từ các nguồn lực: chương trình viện trợ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay của cá tổ chức tín dụng,… cho các dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương bố chi kinh phí chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ ứng dụng CNTT.

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí chi ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Thực hiện cấp phát và quyết toán kinh phí các chương trình, dự án ứng dụng CNTT của các cơ quan đơn vị đã được phê duyệt. Tổng hợp tình hình cấp phát, quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, đề xuất với UBND tỉnh bố trí kinh phí theo hình thức thuê dịch vụ CNTT, chi bổ sung cho lĩnh vực CNTT.

5. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành, địa phương rà soát, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức hoặc lao động hợp đồng làm nhiệm vụ chuyên trách CNTT, bảo đảm việc quản lý hạ tầng và triển khai ứng dụng CNTT tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; giám sát chặt chẽ việc tuyển dụng, bố trí sắp xếp cán bộ, công chức viên chức.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ về CNTT: gồm đào tạo đội ngũ giám đốc CNTT, quản lý hệ thống thông tin và đào tạo nâng cao, chuyên sâu đối với đội ngũ chuyên gia, cán bộ chuyên trách; đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Chủ trì triển khai hệ thống một cửa hiện đại, liên thông các cấp gắn với cung cấp các dịch vụ hành chính công.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng các đề tài nghiên cứu ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất bố trí kinh phí từ nguồn khoa học và công nghệ đầu tư cho các dự án trong kế hoạch.

7. Kho bạc Nhà nước tỉnh

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính thực hiện quản lý và thanh toán các nội dung chi ứng dụng CNTT theo đúng quy định của nhà nước.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư về quy trình, thủ tục liên quan đến thanh toán các nội dung chi ứng dụng CNTT, bảo đảm tiến độ giải ngân nguồn vốn.

8. Các sở, ngành, địa phương

- Cân đối nguồn vốn của ngành, địa phương mình để bố trí vốn xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể về ứng dụng, phát triển CNTT; chủ động thực hiện ứng dụng, phát triển CNTT tại ngành, địa phương.

- Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo triển khai ứng dụng và phát triển CNTT tại ngành, địa phương bảo đảm đạt hiệu quả cao./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Quốc gia về UDCNTT (BC);
- Bộ TT&TT, Cục Tin học hóa (BC);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (BC);
- CPCT, CPVP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- HU, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Thành viên BCĐ CNTT tỉnh;
- CV: NCTH;
- Lưu: VT, VX3. (ĐHV- b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Trì

 

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch số: 3854/KH-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

(Đơn vị: Triệu đồng)

STT

Tên dự án

TMĐT

Mục tiêu đầu tư

Ghi chú

 

TỔNG (A+B)

166,151

 

 

A

DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP

5,640

 

 

1

Xây dựng mạng LAN tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh

489.6

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

2

Xây dựng mạng LAN và Website Sở Ngoại vụ

459.4

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

3

Xây dựng hạ tầng mạng và trang thiết bị CNTT tại Trung tâm Thông tin và xúc tiến thương mại-Sở Công Thương

381.0

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

4

Nâng cấp hạ tầng mạng và bổ sung trang thiết bị CNTT tại Trường Chính trị tỉnh

1,092.0

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

5

Xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, đào tạo và triển khai thử nghiệm các giải pháp CNTT

1,117.3

Xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, đào tạo và triển khai thử nghiệm các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông tại Trung tâm CNTT&TT Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc

 

6

Xây dựng hạ tầng CNTT tại trụ sở tiếp công dân

729.5

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

7

Xây dựng hệ thống mạng LAN tại Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

525.3

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

8

Mua sắm thiết bị hạ tầng CNTT tại Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

506.6

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

9

Xây dựng hạ tầng CNTT -TT và mua sắm trang thiết bị cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

339.7

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

B

DỰ ÁN KHỞI CÔNG MỚI GIAI ĐOẠN 2011-

160,511

 

 

I

Năm 2011

11,650

 

 

1

Nâng cấp Cổng Thông tin giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc và xây dựng mới các dịch vụ hành chính công

8,215

Nâng cấp công nghệ, đảm bảo hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công trực tuyến; hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin; cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, quy hoạch,…cho tổ chức, công dân

 

2

Mua sắm bổ sung trang thiết bị CNTT phục vụ hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh

600

Bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

3

Xây dựng hệ thống giám sát người truy cập vào Cổng thông tin giao tiếp điện tử

740

Bổ sung thiết bị, đảm bảo hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động an toàn của Cổng TTGT-ĐT tỉnh

 

4

Xây dựng mạng LAN và trang thông tin điện tử của Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc

1,295

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

5

Đầu tư hạ tầng và ứng dụng CNTT-TT phục công tác quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội tỉnh Vĩnh

800

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

II

Năm 2012

70,363

 

 

6

Xây dựng bộ phận một cửa huyện Bình Xuyên

1,650

Xây dựng hạ tầng mạng và cung cấp thiết bị CNTT-TT phục vụ hoạt động tại bộ phận một cửa điện tử

 

7

Xây dựng Trung tâm hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc

67,765

Xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ của tỉnh phục vụ triển khai chính quyền điện tử, phát triển các ứng dụng, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công, bảo đảm an toàn an ninh thông tin,….

 

8

Xây dựng mạng LAN và bổ sung trang thiết bị CNTT tại Sở LĐTB&XH

948.3

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

III

Năm 2013

15,309.1

 

 

9

Nâng cấp hạ tầng CNTT, Cổng Thông tin Doanh nghiệp và Đầu tư

2,024.0

Đảm bảo hoạt động của Cổng thông tin DN và đầu tư, phục vụ tổ chức công dân

 

10

Xây dựng Cổng TTĐT thành phần cho các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (25 đơn vị, địa phương)

2,888.1

Cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công trực tuyến; hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin; cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, quy hoạch,…cho tổ chức, công dân

 

11

Nâng cấp phòng máy tính phục vụ đào tạo tin học cho cán bộ, công chức

870

Phục vụ công tác đào tạo tin học cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh

 

12

Đầu tư bổ sung trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành tại các đơn vị, địa phương năm 2013

1,778

Bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành cho các đơn vị, địa phương

 

13

Nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT tại Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh

429

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

14

Nâng cấp phần mềm hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp Lotus notes trên 4.6 lên Lotus notes 8.5 cho các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

7,320

Nâng cấp phần mềm phục vui công tác chuyên môn và hoạt động điều hành tác nghiệp

 

IV

Năm 2014

19,783

 

 

15

Đầu tư hạ tầng và ứng dụng CNTT -TT phục vụ công tác quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ tại Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất

1,199.8

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

16

Xây dựng hệ thống mạng máy tính nội bộ và đầu tư trang thiết bị CNTT-TT tại UBMT TQ tỉnh

595.5

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

17

Đầu tư hạ tầng CNTT tại Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc

560.4

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

18

Nâng cấp hệ thống mạng máy tính nội bộ và bổ sung thiết bị CNTT tại Sở Xây Dựng

900

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

19

Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hoạt động của Hội LHPN các cấp

601.2

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

20

Dự án xây dựng mạng LAN và Website của Sở Ngoại Vụ Vĩnh Phúc

610

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

21

Bổ sung, nâng cấp mạng LAN Sở NN&PTNT

1,553.3

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

22

Dự án Đầu tư TTB truyền thanh FM không dây cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh

13,763

Đầu tư TTB truyền thanh FM không dây cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên cho hệ thống

 

V

Năm 2015

43,405

 

 

23

Dự án Xây dựng cổng thông tin điện tử thành phần cho các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (giai đoạn II)

8,800

Cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công trực tuyến; hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin; cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, quy hoạch,…cho tổ chức, công dân

 

24

Dự án bổ sung, nâng cấp mạng nội bộ, thiết bị CNTT cho các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND cấp huyện

13,859

Bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành cho các đơn vị, địa phương

 

25

Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

786

Hỗ trợ công tác thi đua khen thưởng: cung cấp thông tin, chủ trương chính sách, theo dõi, đánh giá tổ chức, cá nhân,… trong hoạt động thi đua, khen thưởng

 

26

Nâng cấp mạng LAN, thiết bị CNTT cho chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc

967.6

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

27

Đầu tư bổ sung mua sắm trang thiết bị CNTT tại Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc

672.7

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

28

Đầu tư xây dựng phần mềm quản lý thông tin Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

626

Hỗ trợ công tác quản lý Bảo hiểm y tế

 

29

Dự án Nâng cấp máy chủ dịch vụ mạng IP các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

1,880

Bổ sung, nâng cấp hệ thống máy chủ phục vụ hoạt động của cơ quan Đảng

 

30

Dự án bổ sung TTB, phần mềm phục vụ nhu cầu của các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

2,988

Bổ sung thiết bị CNTT và phần mềm đảm bảo hoạt động của các cơ quan Đảng

 

31

Dự án Đầu tư XDCT trụ sở làm việc Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc, hạng mục: Hệ thống hạ tầng thông tin mạng LAN và mạng điện thoại trong nhà

1,690

Hoàn thiện hạ tầng LAN và bổ sung thiết bị CNTT-TT phục vụ công tác chuyên môn và quản lý, điều hành

 

32

Mua sắm trang thiết bị chuyên ngành phục vụ công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực điện tử, viễn thông

1,205

Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực điện tử, viễn thông

 

33

Đầu tư mua sắm máy phát hình dự phòng cho Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc

9,931

Dự án bị hủy bỏ

 

 

PHỤ LỤC 2:

THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NỘI DUNG ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch số: 3854/KH-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Stt

Nội dung/Chỉ tiêu

Năm 2010

Mục tiêu KH GĐ 2011-2015

Năm 2015

Kết quả thực hiện kế hoạch

I

HẠ TẦNG KỸ THUẬT CNTT

 

 

 

 

1

Mạng diện rộng của tỉnh

Chưa có

Xây dựng hoàn thiện mạng WAN của tỉnh

Có, kết nối tới 32 đơn vị, địa phương

Đạt mục tiêu kế hoạch

2

Trung tâm hạ tầng thông tin (Data Center) của tỉnh

Chưa có

Xây dựng trung tâm thông tin, dữ liệu của tỉnh

Đã đưa vào vận hành năm 2014

Đạt mục tiêu kế hoạch

3

Hệ thống Hội nghị Truyền hình trực tuyến

17 điểm

Hoàn thiện hệ thống

17 điểm

 

4

Tỷ lệ cơ quan Nhà nước có mạng LAN và kết nối Internet (%)

99%

100%

100%

Đạt mục tiêu kế hoạch (Kết nối Internet cáp quang và mạng TSLCD)

5

Tỷ lệ máy tính/CBCC

 

 

 

 

5.1

Trong các cơ quan cấp tỉnh

85%

95%

95%

Đạt mục tiêu kế hoạch

5.2

Trong các cơ quan cấp huyện

75%

90%

90%

Đạt mục tiêu kế hoạch

5.3

Trong các cơ quan cấp xã, phường

25%

50%

-

-

II

ỨNG DỤNG CNTT

 

 

 

 

1

Tỷ lệ CBCC biết và thường xuyên sử dụng máy tính, mạng máy tính và Internet

 

80%

 

 

1.1

Trong các cơ quan cấp tỉnh

90%

80%

96%

Đạt mục tiêu kế hoạch

1.2

Trong các cơ quan cấp huyện

85%

80%

91%

Đạt mục tiêu kế hoạch

1.3

Trong các cơ quan cấp xã, phường

30%

80%

-

 

2

Tỷ lệ các cơ quan Nhà nước đã được cung cấp và triển khai sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh trong công việc (từ cấp huyện trở lên)

100%

Nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ

100%

Hệ thống thư điện tử được nâng cấp, vận hành năm 2014 với 8.150 hộp thư

3

Tỉ lệ CBCCVC được cấp hộp thư điện tử các cấp (trừ viên chức ngành y tế, giáo dục)

68%

-

>80%

4

Tỉ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc (kiểm tra và sử dụng hàng ngày)

75%

-

80%

Tỷ lệ sử dụng thư công vụ (1 lần/ngày) cấp tỉnh gần 25%; cấp huyện 10%

5

Tỷ lệ văn bản (mời họp, thông báo, kế hoạch,…) trao đổi qua hệ thống thư điện tử

45%

-

56%

Cấp huyện 50%; cấp tỉnh 62,4%

6

Tỷ lệ văn bản phục vụ cuộc họp của UBND tỉnh được gửi tới các đại biểu trước cuộc họp bằng văn bản điện tử

90%

-

100%

 

7

Phần mềm QLVB&ĐH

20 đơn vị, không liên thông

Nâng cấp và triển khai phần mềm QLVB&ĐH trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên

35 đơn vị liên thông trên cùng nền tảng công nghệ

Đạt mục tiêu kế hoạch PM QLVB&ĐH được nâng cấp công nghệ, tích hợp hệ thống thư điện tử và chữ ký số

7.1

Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (không dùng văn bản giấy) trên tổng số văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan

<10%

85% cơ quan cấp tỉnh; 65% cơ quan cấp huyện

10 đơn vị:Sở TT&TT, Sở KH&ĐT, Sở Tư Pháp, Ban Quản lý các KCN, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Tam Dương, UBND huyện Tam Đảo,…. sử dụng khá đầy đủ quy trình văn bản đi, đến

Không đạt mục tiêu kế hoạch

7.2

Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan

<30%

100%

100%

 

8

Cổng Thông tin điện tử các đơn vị, địa phương từ cấp huyện trở lên

> 12 Website độc lập

Nâng cấp Cổng TTGT-ĐT tỉnh; 100% cơ quan từ cấp huyện trở lên có Cổng thông tin điện tử

100%

Đạt mục tiêu kế hoạch

9

Số lượng các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp trên Cổng TTGTĐT của tỉnh

 

 

 

 

9.1

Mức độ 1 (dịch vụ)

281

Cung cấp tất cả dịch vụ công trực tuyến mức 2

558

Đạt mục tiêu kế hoạch

9.2

Mức độ 2 (dịch vụ)

998

1054

Đạt mục tiêu kế hoạch

9.3

Mức độ 3 (dịch vụ)

3

Cung cấp hầu hết dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức 3, 4

2

Không đạt mục tiêu kế hoạch

10

Ứng dụng CNTT tại bộ phận Một cửa

03 đơn vị (Phúc Yên, Vĩnh Yên, Sở TN&MT)

50% cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện trở lên

25 đơn vị

Không đạt mục tiêu kế hoạch (đang triển khai giai đoạn 2 tới cấp xã)

11

Ứng dụng chữ ký số

Chưa có

 

93 chứng thư

41 chứng thư cơ quan; 52 chứng thư cá nhân

IV

NHÂN LỰC CNTT

 

 

 

 

1

Tỷ lệ CBCC đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng sử dụng, ứng dụng CNTT

90%

98%

98%

Đạt mục tiêu kế hoạch

2

Tỉ lệ cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có cán bộ chuyên trách về CNTT

80%

100%

87%

Không đạt mục tiêu kế hoạch (Sở Xây dựng, Ban Dân tộc, Ban Quản lý ĐTXD công trình chưa có cán bộ chuyên trách)

3

Tỉ lệ UBND cấp huyện có cán bộ chuyên trách về CNTT

80%

100%

89%

Không đạt mục tiêu kế hoạch (huyện Sông lô chưa có cán bộ chuyên trách)

4

Trình độ của cán bộ chuyên trách về CNTT trong các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên

 

 

 

 

4.1

Thạc sỹ

-

 

7.84%

 

4.2

Đại học

26%

 

86%

 

4.3

Cao Đẳng

74%

 

6%

 

 

PHỤ LỤC 3:

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 3854/KH-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

STT

NỘI DUNG ĐẦU TƯ

KINH PHÍ

Tổng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

NGUỒN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

250,000

20,000

70,000

60,000

50,000

50,000

II

NGUỒN CHI THƯỜNG XUYÊN

10,650

2,150

2,100

2,150

2,100

2,150

1

Xây dựng chính sách về CNTT

150

50

 

50

 

50

2

Đạo tạo cho CBCCVC trong tỉnh

1,500

300

300

300

300

300

3

Đào tạo cho cán bộ chuyên trách, chuyên gia, CEO CNTT

của tỉnh

1,500

300

300

300

300

300

4

Thuê các dịch vụ phục vụ vận hành các ứng dụng chung của

tỉnh

7,500

1,500

1,500

1,500

1,500

1,500

 

TỔNG (I+II)

260,650

22,150

72,100

62,150

52,100

52,150

 

PHỤ LỤC 4:

DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 3854/KH-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

(Đơn vị tính Triệu đồng)

STT

Danh mục công trình

CĐT

TMĐT dự kiến

TDT

Kế hoạch 2016-2020

Ghi chú

 

TỔNG

 

303,204

300,587

250,000

 

I

Dự phòng 10%

 

 

 

25,000

 

II

Công trình Quyết toán: 13 dự án

 

13,785

12,297

1,514

 

III

Công trình hoàn thành chưa quyết toán: 09 dự án

 

106,179

105,162

20,051

 

IV

Công trình quá hạn đầu tư: 04 dự án

 

1,865

1,753

168

 

V

Công trình mới giai đoạn 2016-2020

 

181,375

181,375

181,375

 

1

Đầu tư mới, nâng cấp hạ tầng thông tin cho các đơn vị, địa phương

Các sở, ngành, địa phương

18,921

18,921

18,921

 

a

Các huyện, thành, thị

 

10,736

 

10,736

 

1.1

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại UBND huyện Tam Dương

UBND huyện Tam Dương

1,325

 

1,325

 

1.2

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại UBND huyện Lập Thạch

UBND huyện Lập Thạch

1,668

 

1,668

 

1.3

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại UBND huyện Tam Đảo

UBND huyện Tam Đảo

954

 

954

 

1.4

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại UBND huyện Vĩnh Tường

UBND huyện Vĩnh Tường

1,442

 

1,442

 

1.5

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại UBND huyện Yên Lạc

UBND huyện Yên Lạc

1,230

 

1,230

 

1.6

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại UBND huyện Bình Xuyên

UBND huyện Bình Xuyên

1,117

 

1,117

 

1.7

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại UBND Thành phố Vĩnh Yên

UBND Thành phố Vĩnh Yên

1,500

 

1,500

 

1.8

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại UBND Thị xã Phúc Yên

UBND Thị xã Phúc Yên

1,500

 

1,500

 

b

Các sở, ban, ngành

 

8,185

 

8,185

 

1.9

Bổ sung, thay thế nâng cấp hạ tầng CNTT của Sở TN&MT

Sở TN&MT

2,400

 

2,400

 

1.10

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại Sở Y tế

Sở Y tế

1,000

 

1,000

 

1.11

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở VHTT&DL

1,000

 

1,000

 

1.12

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại Sở Tư Pháp

Sở Tư pháp

1,135

 

1,135

 

1.13

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại Sở Nội Vụ

Sở Nội vụ

950

 

950

 

1.14

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN và bổ sung thiết bị CNTT tại Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình tỉnh

Ban QLĐTXD công trình tỉnh

800

 

800

 

1.15

Đầu tư, nâng cấp hệ thống CNTT phục vụ công tác khuyến nông

Trung tâm KN&KN tỉnh

900

 

900

 

2

Triển khai DV công trực tuyến mức 3, 4 gồm: 40 dịch vụ công cấp tỉnh; 08 dịch vụ công cấp huyện; 05 dịch vụ công cấp xã (theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Sở Nội vụ

16,218

16,218

16,218

 

3

Triển khai ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số

Sở TT&TT

2,000

2,000

2,000

 

4

Xây dựng, triển khai phần mềm số hóa cho các cơ quan, đơn vị

Sở TT&TT

4,000

4,000

4,000

 

5

Ứng dụng CNTT phục vụ đối thoại trực tuyến và hỗ trợ quản lý tin bài trên Cổng TT-GTĐT

 

1,490

1,490

1,490

 

 

Hạng mục 1 : Xây dựng hệ thống phục vụ đối thoại trực tuyến trên Cổng TT-GTĐT tỉnh

Cổng TTGT-ĐT

 

 

 

 

 

Hạng mục 2: Phầm mềm Quản lý và duyệt tin bài trực tuyến

 

 

 

 

6

Nâng cấp phòng máy tính phục vụ đào tạo tin học cho cán bộ, công chức

TT CNTT-TT, Sở TT&TT

940

940

940

 

7

Dự án ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

Văn phòng Tỉnh ủy

28,000

28,000

28,000

 

8

Xây dựng các ứng dụng, các hệ thống thông tin chuyên ngành

Các sở, ngành, địa phương

8,385

8,385

8,385

 

8.1

Ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, điều hành nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh

3,485

 

3,485

 

8.2

Xây dựng CSDL dân tộc thiểu số và phần mềm quản lý đồng bào dân tộc

Ban Dân tộc

700

 

700

 

8.3

Xây dựng CSDL và phần mềm quản lý về tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh

Sở LĐTB&XH

700

 

700

 

8.4

Phần mềm quản lý công tác khám, chữa bệnh ngành Y tế

Sở Y tế

2,000

 

2,000

 

8.5

Xây dựng CSDL nông nghiệp - nông dân - nông thôn trên Cổng TTĐT Sở Nông nghiệp

Sở NN&PTNT

1,500

 

1,500

 

9

Bổ sung, nâng cấp hạ tầng CNTT bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của tỉnh.

Sở TT&TT

12,914

12,914

12,914

 

10

Xây dựng điểm một số mạng LAN xã, phường

Sở TT&TT

5,897

5,897

5,897

 

11

Bổ sung, nâng cấp hệ thống lưu trữ dữ liệu, sao lưu dự phòng dữ liệu cho các hệ thống thông tin của tỉnh tại Trung tâm HTTT

Sở TT&TT

6,621

6,621

6,621

 

12

Nâng cấp 3 ứng dụng dùng chung của tỉnh

 

12,989

12,989

12,989

 

 

Hạng mục 1: Nâng cấp Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh và các cổng thành phần

Sở TT&TT

 

 

 

 

 

Hạng mục 2: Nâng cấp hệ thống dịch vụ cơ bản (người dùng, thư điện tử công vụ và một số hạ tầng dịch vụ thông tin khác) tỉnh Vĩnh Phúc

 

 

 

 

 

Hạng mục 3: Nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tỉnh Vĩnh Phúc

 

 

 

 

13

Đầu tư xây dựng phần mềm khung thực hiện kết nối các ứng dụng hình thành nền tảng chính quyền điện tử

Sở TT&TT

63,000

63,000

63,000

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3854/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu3854/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/06/2016
Ngày hiệu lực13/06/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3854/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 3854/KH-UBND 2016 ứng dụng công nghệ trong hoạt động của cơ quan nhà nước Vĩnh Phúc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 3854/KH-UBND 2016 ứng dụng công nghệ trong hoạt động của cơ quan nhà nước Vĩnh Phúc
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu3854/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Phúc
                Người kýNguyễn Văn Trì
                Ngày ban hành13/06/2016
                Ngày hiệu lực13/06/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Kế hoạch 3854/KH-UBND 2016 ứng dụng công nghệ trong hoạt động của cơ quan nhà nước Vĩnh Phúc

                    Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 3854/KH-UBND 2016 ứng dụng công nghệ trong hoạt động của cơ quan nhà nước Vĩnh Phúc

                    • 13/06/2016

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 13/06/2016

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực