Văn bản khác 4497/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 4497/KH-UBND 2022 phát triển dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4497/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 18 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Ninh Thuận là tỉnh ven biển cực Nam Trung bộ; địa hình của Ninh Thuận đa dạng, có điều kiện tự nhiên và địa hình thích hợp với nhiều loài cây dược liệu như: Bách bệnh, Xáo tam phân, Kim ngân hoa, Nghệ đen, Dây khai, Linh chi tím, Sa nhân tím và một số loài cây thuốc chứa hàm lượng tinh dầu cao như Bạc hà, sả, nghệ có giá trị kinh tế cao… Kết quả đề tài khoa học cấp tỉnh về Khảo sát, điều tra cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2017 của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã ghi nhận Ninh Thuận hiện có 1.269 loài cây thuốc, trong đó, đã chỉ ra 82 nguồn gen quý hiếm, đặc trưng, mang tính chất bản địa, cần bảo tồn, phát triển.

Trong những năm qua, nguồn cung dược liệu của Ninh Thuận chủ yếu dựa trên việc thu hái, khai thác từ tự nhiên, chưa chú trọng đến việc gieo trồng, tái sinh. Việc thu hái còn mang tính tự phát và không được quản lý chặt chẽ, dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều thương lái từ khắp nơi thu mua ồ ạt một số loại cây thuốc. Việc khai thác tự nhiên dẫn đến nguy cơ suy giảm rất nhanh số lượng và thành phần loài cây thuốc, dược liệu quý ở Ninh Thuận.

Ngoài ra, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào gieo trồng, sản xuất giống cây thuốc và chế biến sau thu hoạch, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Trong đó, nguồn giống chủ yếu lấy từ tự nhiên nên không có sự đồng đều; phương pháp gieo trồng thường dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa có một quy trình chuẩn; cách thức chế biến sau thu hoạch cũng không áp dụng theo quy trình khoa học dẫn tới hàm lượng hoạt chất trong sản phẩm bị hao hụt nhiều, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.

Hiệu quả kinh tế từ nguồn thu dược liệu tại tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng nguồn cung dược liệu tại địa phương. Đồng thời, vì mục đích thương mại và giá trị cây thuốc cao, việc thu hái, khai thác dược liệu tràn lan, khiến các loài dược liệu tự nhiên cạn kiệt và đối diện nguy cơ tuyệt chủng. Việc trồng, chế biến dược liệu chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát và giá trị gần như phụ thuộc thị trường thu mua từ Trung Quốc. Ngoài ra, tại tỉnh cũng thiếu vắng doanh nghiệp đầu tư chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu, khiến hiệu quả kinh tế chưa cao…

Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển Ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định 376/QĐ-TTg ngày 17/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Căn cứ Công văn số 1881/BYT-YDCT ngày 18/6/2022 của Bộ Y tế về việc triển khai Quyết định 1719/QĐ-TTg về dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.

Căn cứ Kế hoạch 1955/KH-UBND ngày 25/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện “Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Ninh Thuận”

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Phát triển cây dược liệu gắn với bảo vệ, nâng cao hiệu quả diện tích hiện có, gắn với việc bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái; phát huy ngành nghề truyền thống gắn với quảng bá và phát triển du lịch, lễ hội vùng, miền và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân.

- Phát triển dược liệu ổn định, lâu dài, với qui mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP).

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Tập trung phát triển các chủng loại dược liệu hàng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ phù hợp các tiểu vùng khí hậu, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh của địa phương.

- Phát triển các loại cây dược liệu trong định hướng gồm 25 loại: Bách bệnh, Bách bộ, Sả, Sa nhân tím, Sâm cau, Địa liền, Gấm núi, Bòng bòng dẻo, Dây đau xương, Lô hội, Hà thủ ô đỏ, Đinh lăng, Dây khai, Sâm bố chính, Linh chi tím, Bạc hà, Nghệ , Dây thần thông, Chuối cô đơn, Kim ngân hoa, Râu mèo, Cốt toái bổ, Bách bộ, Lan gấm, Cẩu tích.

- Phát triển cây dược liệu phải phù hợp với định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan; hình thành các vùng trồng cây dược liệu để phát triển ổn định, lâu dài; tạo sự liên kết chặt chẽ, ổn định theo chuỗi giá trị từ trồng, chăm sóc, thu hoạch gắn với chế biến, tiêu thụ đảm bảo phát triển cây dược liệu bền vững, hiệu quả.

II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Nội dung:

1.1. Phát triển cây dược liệu đến năm 2025:

- Bảo tồn và khai thác bền vững 82 nguồn gen quý hiếm, đặc trưng của tỉnh (theo Phụ lục I).

- Phát triển 25 cây dược liệu quý, đặc hữu với qui mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường (theo Phụ lục II).

- Phát triển 60 cây dược liệu với qui mô lớn phục vụ khám chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền của đồng bào Chăm, xã Xuân Hải (theo Phụ lục III).

- Xây dựng được vùng trồng sản xuất dược liệu có 01 - 02 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất các dược liệu quý, đặc hữu với qui mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO), sản xuất công nghệ cao.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu, thuốc từ dược liệu thực phẩm chức năng, mỹ phẩm (theo phụ lục IV).

1.2. Định hướng phát triển đến năm 2030:

- Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện việc phát triển cây dược liệu đến năm 2025, tiếp tục mở rộng diện tích và chủng loại 25 dược liệu hàng hóa trong giai đoạn 2025; Di thực 05 đến 10 cây dược liệu quí phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Ninh Thuận, phát triển thành sản phẩm hàng hóa qui mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.

2. Các giải pháp thực hiện:

2.1. Về đất đai:

- Đất dự kiến phát triển cây dược liệu phải nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các đối tượng đất nghiên cứu phát triển cây dược liệu hàng hóa:

+ Đất trồng cây hàng năm là đối tượng phù hợp với nhiều chủng loại cây dược liệu như: Bạc hà, Sả, Nghệ, Lô hội, Râu mèo, Sâm bố chính, Đinh lăng, Chuối cô đơn, Kim ngân hoa, Hà thủ ô đỏ và các dược liệu tại phụ lục 3. Trong loại đất này cần chú ý chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp khi cây trồng hằng năm khác không hiệu quả thì chuyển sang trồng cây dược liệu.

+ Đất lâm nghiệp là đối tượng nghiên cứu và có tiềm năng lớn nhất cho phát triển cây dược liệu, diện tích của đối tượng này chiếm diện tích lớn trong cơ cấu diện tích nghiên cứu phát triển như: Bách bệnh, Bách bộ, Xáo tam phân. Cây dược liệu có nhiều chủng loại, đặc điểm thích nghi khác nhau, nhiều loại chỉ thích hợp phát triển dưới tán rừng như Sa nhân tím, Sâm cau, Địa liền, Gấm núi, Bòng bòng dẻo, Dây đau xương, Dây khai, Dây thần thông, Cốt toái bổ, Linh chi tím, Lan gấm.

2.2. Về nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu:

- Việc quản lý được nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là yêu cầu cần thiết để xây dựng các vùng sản xuất cây dược liệu tập trung đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP - WHO). Phương án quản lý nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu tập trung.

- Cây dược liệu có chủng loại đa dạng, đa số đều có thể tự để giống, nhân trong tự nhiên hoặc nhân giống bằng các tiến bộ kỹ thuật (nuôi cấy mô tế bào...). Tuy nhiên, khi triển khai phát triển với quy mô và diện tích lớn, nhu cầu về giống cây dược liệu sẽ tăng lên và các phương thức nhân giống hiện tại của người dân sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất. Chính vì vậy, việc kiểm soát được nguồn giống đầu vào trong sản xuất là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm dược liệu, đây cũng là yêu cầu bắt buộc với vùng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

- Nguồn cung ứng giống qua hệ thống quản lý, giám sát của nhà nước: Đây là những đơn vị, tổ chức kinh doanh giống có đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật trong việc cung ứng giống dược liệu có chất lượng tốt cho thị trường. Do vậy cần xây dựng hệ thống vườn ươm cây con giống ngay tại các vùng tập trung để đáp ứng nhanh nhu cầu sản xuất.

- Nguồn phân hữu cơ vi sinh: Dự kiến 100% nguồn phân này được quản lý bằng hình thức khuyến cáo hoặc cung cấp phương pháp ngâm ủ phân chuồng và các chất thải hữu cơ để làm phân bón cho cây.

- Phân hóa học (N, P, K...), phân sinh học và thuốc bảo vệ thực vật: 100% được quản lý thông qua hệ thống các cửa hàng, Công ty cung cấp vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn lao động: Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình thực hiện kế hoạch. Lực lượng lao động được đào tạo, tập huấn về sản xuất, thu hái, bảo quản và chế biến dược liệu an toàn.

2.3. Về khoa học công nghệ, khuyến nông:

Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống, chăm sóc, thu hái và bảo quản, nâng cao chất lượng chế biến theo các tiêu chuẩn đã được Bộ Y tế ban hành. Xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn người sản xuất thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về canh tác, thu hái, bảo quản để duy trì và nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm.

2.4. Về tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm dược liệu:

- Xây dựng hệ thống thu gom, sơ chế và bảo quản dược liệu tại mỗi vùng phát triển tập trung. Vị trí khu thu gom, sơ chế đặt gần các vùng nguyên liệu để thuận tiện cho việc tập kết và sơ chế, bảo quản. Mỗi vùng (một xã hoặc một vài xã có diện tích cây dược liệu) bố trí một khu tập kết, thu gom và sơ chế, bảo quản cây dược liệu. Quy mô tùy theo vùng sản xuất.

- Thực hiện tiêu thụ sản phẩm qua các kênh: Các tổ chức kinh tế là các công ty kinh doanh dược liệu; các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Công ty thương mại... với việc hợp đồng, bao tiêu sản phẩm. Hình thức tiêu thụ sản phẩm qua các kênh giúp cho việc sản xuất được chuyên môn hóa trong từng khâu, từng lĩnh vực sản xuất, từ đó giúp cho thị trường sản xuất và tiêu thụ phát triển ổn định và bền vững. Đây cũng là hình thức tiêu thụ giúp cho vùng sản xuất cây dược liệu dần đi vào chuẩn hóa để quản lý được chất lượng sản phẩm đầu ra khi tiêu thụ trên thị trường.

- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại cây dược liệu, các sản phẩm chế biến từ nguồn dược liệu được nuôi trồng, sản xuất chế biến từ nguồn các loại cây dược liệu của tỉnh để góp phần quảng bá và nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

2.5. Vốn và cơ chế chính sách:

- Nguồn vốn Trung ương: Thông qua cơ chế hỗ trợ của Nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu; Nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2020-2025.

- Thông qua các chương trình khuyến nông, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế để phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn ngân sách trong tỉnh: Được huy động từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới, vốn ngân sách sự nghiệp hàng năm của tỉnh.

- Nguồn vốn hợp pháp khác: Vốn vay ưu đãi phát triển dược liệu từ ngân hàng thương mại; Vốn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân, vốn tín dụng và vốn tự có của Nhân dân.

- Thực hiện sản xuất và hỗ trợ thông qua các dự án, đề án được xây dựng từ các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cá nhân... được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

2.6. Thông tin, tuyên truyền:

Thông tin, tuyên truyền đại chúng; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch và các cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển cây dược liệu tập trung tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai hiệu quả Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và khuyến khích, hỗ trợ cho người dân khi tham gia sản xuất các loại dược liệu.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cấp phép và quản lý các cơ sở thu gom, sơ chế và kinh doanh sản phẩm cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Cục Quản lý Y Dược học cổ truyền, Bộ Y tế và các sở, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc cấp phép; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện GACP - WHO tại các cơ sở trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu hoạt động trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân dân các huyện, thành phố thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng dược liệu thay thế cây trồng khác không hiệu quả. Đồng thời, chủ động phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong chọn, lai tạo giống, bảo tồn nguồn gen dược liệu quý hiếm, đặc hữu trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền, vận động người dân khai thác dược liệu có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất các phương pháp thu hái gây tổn hại đến các loại dược liệu quý, dẫn đến tuyệt chủng.

- Huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng tại các vùng phát triển dược liệu gắn với xây dựng nông thôn mới.

3. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng khoa học tỉnh ưu tiên thực hiện các đề tài về phát triển dược liệu; tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ chuyển giao nhân rộng kết quả đề tài khoa học về dược liệu đến doanh nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nội dung liên quan tới hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm phù hợp theo quy định.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai trên cơ sở vị trí và diện tích đất sản xuất giống, vùng nuôi trồng cây dược liệu tập trung do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành địa phương liên quan đề xuất.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; vận động thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tư phát triển dược liệu.

7. Sở Tài chính: Căn cứ vào các nội dung quy hoạch, kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối kinh phí từ ngân sách tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; hỗ trợ phát triển sản xuất vùng nuôi trồng dược liệu gắn với hoạt động du lịch; xây dựng và triển khai kết nối các tuyến, điểm du lịch hiện có với việc tham quan du lịch sinh thái vùng nuôi trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh.

9. Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số vùng dự án liên kết doanh nghiệp nuôi trồng dược liệu.

10. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch phát triển dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong triển khai thực hiện Kế hoạch; ưu tiên bố trí giao đất, giao rừng cho các dự án phát triển dược liệu.

- Thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu trên địa bàn quản lý theo kế hoạch của các ngành chức năng.

- Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất dược liệu phù hợp; xây dựng và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác để kết nối giữa nông dân và các doanh nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu cho người dân.

12. Hội Đông Y và các tổ chức chính trị, xã hội: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Kế hoạch; tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định của nhà nước và tham gia lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu.

13. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình và Núi Chúa:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành liên quan triển khai thực hiện bảo tồn gen dược liệu quí, đặc hữu hiện có tại 2 Vườn quốc gia.

- Thực hiện nghiên cứu, lập bản đồ phân bố và đề xuất các giải pháp bảo tồn hiệu quả các nguồn gen theo Phụ lục I.

- Tham mưu, đề xuất việc phối hợp với doanh nghiệp hình thức liên kết chuỗi dự án trong nuôi trồng, phát triển dược liệu tại hai vườn quốc gia đạt hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch phát triển phát triển cây dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các nội dung nêu trên; quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết (thông qua Sở Y tế tổng hợp). Giao Sở Y tế theo dõi, đôn đốc việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- BQL Vườn Quốc gia: Núi chúa, Phước Bình;
- Hội Đông Y;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐ, các Phòng, Ban;
- Lưu: VT, VXNV. NNN

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Long Biên

 

PHỤ LỤC I

DƯỢC LIỆU CẦN BẢO TỒN GEN
(Đính kèm Kế hoạch số 4497/KH-UBND, ngày 18 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh)

Stt

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Dạng sống

1

Ba gạc Châu Đốc, Ba gạc bốn lá, Phao lưới

Rauvolfia chaudocensis Pierre ex Pit.

Cây gỗ lớn

2

Ba gạc lá to, cây Nhanh, Ba gạc cambot

Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. [Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit.]

Cây cỏ

3

Bạc biển, Phong ba

Argusia argentea (L.f.) Heine

Cây gỗ nhỏ

4

Bách bệnh, Bá bệnh, Mật nhân, Mật nhơn

Eurycoma longifolia Jack

Cây bụi

5

Bách bộ Collins, Bách bộ hoa tím, Bách bộ đứng

Stemona collinsiae Craib

Dây leo

6

Bách bộ, Củ ba mươi, Củ rận trâu, Dây dẹt ác

Stemona tuberosa Lour.

Dây leo

7

Bình vôi

Stephania rotunda Lour.

Dây leo

8

Bình vôi trắng, Ngải tượng trắng, Dây đồng tiền

Stephania pierrei Diels

Dây leo

9

Bổ béo đen, Giác đế Đồng Nai, Giác đế nhung

Goniothalamus vietnamensis Bân [Goniothalamus donaiensis Fin. & Gagn.]

Cây bụi

10

Cam thảo dây, Cườm thảo

Abrus precatorius L.

Dây leo

11

Cây ba vỏ, Lơ pơ tẻ

Croton crassifolius Geiseler

Cây cỏ

12

Chè dây

Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch.

Dây leo

13

Chè lông, Chè bông, Chè rừng, Chè đỏ ngọn

Amphineurion marginatum (Roxb.) D.J.Middleton [Aganosma acuminata (Roxb.) G.Don. ]

Dây leo

14

Chè vằng, Nhài gân, Nhài mạng

Jasminum nervosum Lour.

Cây bụi

15

Chi hùng, Chi hùng tròn tròn, Ba vỏ, Ba đỏ

Thyrsanthera suborbicularis Pierre ex Gagnep.

Cây bụi

16

Chuối cô đơn, Chuối hoa sen, Chuối mồi côi

Ensete glaucum (Roxb.) Cheesman

Cây bụi

17

Cỏ trường sinh, Quyển bá, Cây chân vịt, Trường sinh thảo

Selaginella tamariscina (P.Beauv.) Spring

Khuyết thực vật

18

Côm háo ẩm, Cà na

Elaeocarpus hygrophilus Kurz.

Cây gỗ lớn

19

Cốt toái bổ, Ráng đuôi phượng Fortune

Drynaria roosii Nakaike [Drynaria fortunei (Mett.) J. Smith.]

Khuyết thực vật

20

Củ gió đất, Củ dó đất, Nấm ngọc cẩu, Mào tố đắk

Balanophora fungosa J.R.Forst. & G.Forst.

Thực vật phụ sinh

21

Đa quả tán phòng, Bạch cổ đinh, Kim sài hồ

Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.

Cây cỏ

22

Dáng hương trái to

Pterocarpus macrocarpus Kurz

Cây gỗ lớn

23

Đảng sâm, Sâm leo, Đùi gà, Ngân đằng Java

Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson

Dây leo

24

Dây cóc, Dây ký ninh, Thuốc sốt rét

Tinospora crispa (L.) Hook. f. & Thomson

Dây leo

25

Dây gấm, Gấm núi, Dây sót, Sót núi

Gnetum montanum Markgr.

Dây leo

26

Dây khai, Dây vàng hoang

Coptosapelta tomentosa var. dongiense (Blume) Vahl. ex Heyne. (Pit.) Phamh.

Dây leo

27

Dây lõi tiền, Dây mối

Stephania japonica (Thunb.) Miers

Dây leo

28

Dây mối

Stephania japonica var. discolor (Blume) Forman [Stephania hernandiifolia (Willd.) Walp.]

Dây leo

29

Dây thần thông, Rễ gió, Bảo cự hành, Dây đau xương

Tinospora sinensis (Lour.) Merr.

Dây leo

30

Địa Liền, Thiền liền, Tam nại, Sơn nại, Sa khương

Kaempferia galanga L.

Cây cỏ

31

Đinh hoa trắng, Đạt phước

Millingtonia hortensis L.f.

Cây gỗ lớn

32

Đỉnh tùng, Phỉ lượt bí

Cephalotaxus mannii Hook.f.

Cây gỗ lớn

33

Đỗ trọng dây, Đỗ trọng nam

Parameria laevigata (Juss.) Moldenke

Dây leo

34

Du sam

Keteleeria evelyniana Mast.

Cây gỗ lớn

35

Gai kim, Chông

Barleria prionitis L.

Cây bụi

36

Gai ma vương, Gai chống, Tật lê, Quỷ kiến sầu, Yết hầu, Hắc hầu, bạch tật lê

Tribulus terrestris L.

Cây cỏ

37

Găng lựu, Găng nhung, Găng gai, Găng trắng, Găng bọt

Catunaregam tomentosa (Blume ex DC.) Tirveng.

Cây gỗ nhỏ

38

Găng vàng hai hạt, Xương cá

Psydrax dicoccos Gaertn [Canthium dicoccum (Gaertn.) Merr.]

Cây bụi

39

Giổi găng, Giổi xương, Đạm cúc, Kui đui

Magnolia baillonii Pierre [Paramichelia baillonii (Pierre.) Hu.]

Cây bụi

40

Gõ đỏ, Gõ cà te, Gõ tò te

Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.

Cây gỗ lớn

41

Gõ mật, Gõ đen

Sindora siamensis Miq.

Cây gỗ lớn

42

Gừng gió, Cầu khương, Phong khương, Riềng gió, Ngải xanh, Ngải mặt trời

Zingiber zerumbet (L.) Roscoe ex Sm.

Cây cỏ

43

Hoàng đằng

Fibraurea tinctoria Lour.

Dây leo

44

Huyết giác, Trầm dứa, Cây xó nhà

Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep.

Cây bụi

45

Khúc khắc, Kim cang Trung quốc, Bạt kháp

Smilax china L.

Dây leo

46

Kiền tím

Campestigma purpurea Pierre

Dây leo

47

Kim điệp thân phình, Thạch hộc dùi trống, Hoàng thảo kim điệp, Cổ chùy thạch hộc

Dendrobium chrysotoxum Lindl.

Thực vật phụ sinh

48

Kim ngân hoa, Dây nhẫn đông

Lonicera japonica Thunb.

Dây leo

49

Kỳ nam gai

Myrmecodia tuberosa Jack

Thực vật phụ sinh

50

Kỳ nam kiến, Bí kỳ nam

Hydnophytum formicarum Jack

Thực vật phụ sinh

51

Lá gấm

Ludisia discolor (Ker Gawl.) A.Rich.

Cây cỏ

52

Lệ dương

Aeginetia indica L.

Cây cỏ

53

Lõi tiến

Stephania longa Lour.

Dây leo

54

Mã tiền

Strychnos nux-vomica L.

Cây gỗ nhỏ

55

Nần gừng, Từ dấu

Dioscorea dissimulans Prain & Burkill

Dây leo

56

Nắp ấm, Nắp ấm Trung bộ, Bình nước Trung bộ

Nepenthes anamensis Macfarl.

Cây cỏ

57

Nhàu lông mềm, Cây gạch, Mặt quỷ

Morinda villosa Hook.f.

Cây gỗ nhỏ

58

Pơ mu

Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H H.Thomas

Cây gỗ lớn

59

Ráng bay, Ráng đuôi phượng lá sồi. Cây chồn đèn, Cốt toái bổ lá sồi

Drynaria quercifolia (L.) J.Sm.

Khuyết thực vật

60

Re Campuchia, Re lá dày, Quế Cambốt

Cinnamomum cambodianum Leco mte

Cây gỗ nhỏ

61

Sa nhân hai hoa, Sa nhân hồi

Amomum biflorum Jack

Cây cỏ

62

Sa nhân, Sa nhân tím, Mè tré bà

Amomum villosum Lour.

Cây cỏ

63

Sâm cau

Curculigo orchioides Gaertn.

Cây cỏ

64

Sâm mây, Sâm cau, Huệ đá

Peliosanthes teta subsp. teta

Cây cỏ

65

Sâm Phú Yên, Sâm bố chính, Sâm nam, Bụp nhân sâm, Thổ hào sâm

Abelmoschus moschatus subsp. tuberosus (Span.) Borss.Waalk.

Cây cỏ

66

Sơn đào

Gluta usitata (Wall.) Ding Hou [Melanorrhoea usitata Wall.]

Cây gỗ nhỏ

67

Sơn tiên

Melanorrhoea laccifera Pierre

Cây gỗ lớn

68

Tắc kè đá, Bổ cốt toái

Drynaria bonii Christ

Khuyết thực vật

69

Thạch hộc

Dendrobium nobile Lindl.

Thực vật phụ sinh

70

Thanh thiên quỳ lá xếp, Lan trân châu lá xếp

Nervilia plicata (Andrews) Schltr.

Cây cỏ

71

Thiên môn, Thiên môn đông, Tóc tiên leo, Dây tóc tiên

Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.

Dây leo

72

Thiên tuế lượt

Cycas pectinata Buch, Ham.

Cây bụi

73

Thiết đinh lá bẹ

Markhamia stipulata (Wall.) Seem.

Cây gỗ lớn

74

Thư trang 5 lá, Dần Tòng, Giảo cổ lam, Cổ yếm

Gynostemma pentaphyllum (Thunb. ) Makino

Dây leo

75

Tiết căn

Sarcostemma acidum (Roxb.) Voigt

Dây leo

76

Trám đen, Trám chim

Canarium pimela K.D.Koenig [Canarium tramdenum Dai & Yakol.]

Cây gỗ lớn

77

Trầm, Trầm hương, Trầm dó

Aquilaria crassna Pierre ex Lec.

Cây gỗ lớn

78

Trân châu một hoa, Một lá tím, Trân châu nhăn, Trân châu một hoa, Lan một lá

Nervilia crociformis (Zoll. & Moritzi) Seidenf.

Cây cỏ

79

Vạn tuế

Cycas revoluta Thunb.

Cây bụi

80

Vàng đắng

Coscinium fenestratum (Goetgh.) Colebr.

Dây leo

81

Xá xị, Vù hương, Re dầu, Re hương, Thiên thai ô dược, Thổ mộc hương, Kê cốt hương

Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.

Cây gỗ lớn

82

Xáo tam phân

Paramignya trimera (Oliv.) Burkill

Cây bụi

 

PHỤ LỤC II

DƯỢC LIỆU ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN QUI MÔ LỚN
(Đính kèm Kế hoạch số 4497/KH-UBND, ngày 18 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh)

STT

Tên cây thuốc

Tên khoa học

Họ thực vật

Ghi chú

1

Bá bịnh

Eurycoma longifolia Jack subsp

IMAROUBACEAE

PB, NC

2

Bạc hà

Mentha arvensis

LAMIACEAE

PB, ĐB

3

Bách bộ

Stemona tuberosa

STEMONACEAE

NC,NH

4

Bòng bòng dẻo

Lygodium flexuosum L

SCHIZEACEAE

PB

5

Cẩu tích

Cibotium barometz

DICKSONIACEAE

PB

6

Chuối cô đơn

Musa acuminata Colla.

MUSACEAE

PB, BA

7

Cốt toái bổ

Drynaria fotunei (Mett.) J. Sm

POLYPODIACEAE

PB

8

Dây đau xương

Tinospora sinensis Merr

MENISPERMACEAE

NC

9

Dây Khai

Coptosapelta tomentosa (Bl.) Vahl ex Heyne var.

RUBIACEAE

PB

10

Dây thần thông

Tinospora cordifolia Miers

MENISPERMACEAE

NC

11

Địa liền

Kaempferia galanga L.,

ZINGIBERACEAE

PB,NC, NS

12

Đinh lăng

Polyscias fruticosa L.

ARALIACEAE

ĐB

13

Gấm núi

Gnetum montanum Margf..

GNETACEAE

PB

14

Hà thủ ô đỏ

Polygonum multiflorum

POLYGONACEAE

ĐB

15

Kim ngân hoa

Lonicera japonica Thunb

CAPRIFOLIACEAE

ĐB

16

Lan gấm

Anoechilus roxburglihayata

ORCHIDACEAE

PB

17

Linh chi tím cuống dài

Ganoderma Sp

GANODERMATACEAE

PB

18

Lô hội

Aloe barbadensis Mill.

ASPHODELACEAE

ĐB

19

Nghệ Thorel

Curcuma thorelii Gagn.

ZINGIBERACEAE

PB,BA

20

Râu mèo

Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.

LAMIACEAE

ĐB

21

Sả

Cymbopogon citratus (L.) Pers

POACEAE

ĐB

22

Sa nhân tím

Amomum longiligulare (T. L. Wu)

ZINGIBERACEAE

PB,BA

23

Sâm bố chính

Hibiscus sagittifolius

MALVACEAE

PB,BA

24

Sâm cau

Curculigo Orchioides

HYPOXIDACEAE

PB, NC

25

Xáo tam phân

Paramignya trimera.

RUTACEAE

NC

Ghi chú: ĐB: Đồng bằng; NS: Ninh Sơn, BA: Bác Ái; NH: Ninh Hải; PB: Vườn QG Phước Bình; NC: Vườn QG Núi Chúa.

 

PHỤ LỤC III

DƯỢC LIỆU PHỤC VỤ BÀI THUỐC GIA TRUYỀN NGƯỜI CHĂM CẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
(Đính kèm Kế hoạch số 4497/KH-UBND, ngày 18 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh)

TT

Tên cây thuốc

Tên tiếng Chăm

Tên khoa học

1

Bình vôi

Pọ prai

Stephania sp.

2

Bao vỏ ( Thượng vàng )

Glài nhí

Chưa có tên KH

3

Cam đường, quýt hôi

Phunh trốy hùnh

Limnocitrulittorale (Miq)Sw.

4

Cam thảo dây

Harếk kừnh

Abrus precatorius L.

5

Cây xuân hoa

Cây con khỉ

Pseuderanthemum palatiferum

6

Chân rít

Kai Pan

Chưa có tên khoa học

7

Chanh rừng

Chanh

Citrus limonia Osbeck

8

Chè Vằng

Kọh Chó chặk

Jasminum sub

9

Chó đẻ

Chó đẻ răng cưa

Phyllanthus urinaria L.

10

Chùm ngay

Hala mưngây thang

Moringa oleifera Lam

11

Chùm rụm (Bùm sụm)

Phunh taithu

Polythia intermedia (Pierre)

12

Cỏ Bông tai

Harớk Watai

Asclepias curassavica L

13

Cối xay

Phunh pơ

Abutilon indicum (L.) Sweet

14

Củ gấu

Harơk kiruặk

Cyperus rotundus L.

15

Củ gió đất

Mào tố đắk

Tinospora capillipes Gagnep

16

Đa đa, cò cưa, xân

Phunh đa

Harrisonia perforate (Blanco) Merr

17

Dây Chiều

Klài đik pui

Tetracera scandens (L.) Merr.

18

Dây đau xương

Harớk Đàn

Tinospora sinensis (Lour.) Merr.

19

Dây lạc tiên

Harếh bao

Passiflora edulis Sims

20

Diệp hạ châu

Diệp hạ châu

Phyllanthus urinaria L.

21

Đinh lăng

 

Polyscias fruticosa L

22

Dứa dại

Phunh chakhek klài

Padanus tonkinensis Mart

23

Gai Yết hầu, Bạch tật lê

Phunh kachắk

Tribulus terretris L.

24

Gáo vàng

Gáo vàng

Nauclea orientalia

25

Gối hạc

 

Eea rubra Blunne

26

Gừng trắng

Phunh ngải

Zingiber officinale Rosc.

27

Hỗ vĩ

Klặk mon

Sansevieria trifasciata Prain

28

Hồi đầu thảo

 

Tacca plantaginea (Hance) Drenth

29

Huyết giác

Phunh Kachắk mao

Dracaena cambodiana Pieree ex Gagnep

30

Huyết rồng

Harếk Kumo

Spatholobus harmandii Gagnep

31

Khổ qua rừng

Nhjăm già Klài

Momordica charantia L.

32

Kim tiền thảo

Harớt chà liền

Desmodium styraci-tolium (Osb), Merr

33

Lức (cây cúc tần)

Phunh tắk tjặk

Pluchea pteropoda Hemsl

34

Lựu bạch

Phunh Kàlìm Kó

Puni-cagranatum L.,

35

Mạch môn

Mạch môn

Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker.-Gawl.

36

Mật nhân (Bá bệnh)

 

Eurycoma longifolia

37

Muồng trâu

Muồng trầu

Cassia alata L.

38

Nga truật

Nhí chụ

Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc.

39

Ngũ gia bì gai

Phen lan kì rồi

Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.

40

Ngũ trảo (hoàng kinh, )

Phunh nhàn

Vitex negundo L.

41

Nhàu

Phunh nhao thang

Morinda citrifolia L

42

Nho rừng

Phunh pọ klài

Ampelocissus arachdoinea, Planch

43

Phèn đen

Tầm tên

Phyllanthus reticulatus Poir

44

Quýt rừng

Quýt

Citrus reticulata Blanco

45

Rễ Đuối ( Mũi đuối )

Ku Kúk

Streblus asper Lour.

46

Ráy

Nhjăm Kòa Klài

Alocasia odora (Roxb) C.

47

Sứ ( Đại )

 

Plummeria rubra L.

48

Sầu đâu

Phunh tang

Azadirachta indica Juss

49

Sung

Phunh pọh dà

Ficus racemosa L.

50

Thần xạ

Phunh sầm sạ

Luvunga nitida Pierre

51

Thiên môn

 

Asparagus cochinchinensis

52

Thổ phục linh

Pọh Ku kun

Smilax glabra Roxb.

53

Thống linh

Phunh Thống linh

Chưa có tên khoa học

54

Tô mộc

Phunh pang

Caesalpinia sappan L.

55

Trinh Nữ hoàng cung

Trinh Nữ hoàng cung

Crinum latifolium L.

56

Trôm

Phunh plôm

Sterculia foetida L.

57

Vọng giang Nam

Tá Pùi

Cassia occodentalis L.

58

Vông nem

Hala phunh tạo

Erythrina variegata L.

59

Vú bò (ngải phún)

Phunh pạch

Ficus simplicissima Lour

60

Xào dông

Langay Klài

Murraya koenigil (L ) Spreng

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TẬP TRUNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Đính kèm Kế hoạch số 4497/KH-UBND, ngày 18 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh)

STT

Dư án

Nội dung

Thời gian

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Ban quản lý Khu công nghiệp và các đơn vị có liên quan:

01

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuốc, mỹ phẩm từ cây Neem (Azadirachta indica A.Juss)

Đầu tư xây dựng tại Khu Công nghiệp Phước Nam dây chuyền chiết xuất nguyên liệu làm thuốc từ cây Neem; dây chuyền sản xuất thuốc và mỹ phẩm 15 triệu sản phẩm/năm.

Vốn đầu tư 150 tỷ VNĐ.

2022-2030

02

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ cây Lô hội (Aloe vera)

Đầu tư xây dựng tại Khu Công nghiệp Phước Nam dây chuyền sản xuất thuốc và mỹ phẩm và thực phẩm chức năng 10 triệu sản phẩm/năm.

Vốn đầu tư 100 tỷ VNĐ.

2022-2030

03

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng từ Nho, Dê, Cừu.

Đầu tư xây dựng tại Khu Công nghiệp Phước Nam dây chuyền sản xuất thuốc và mỹ phẩm và thực phẩm chức năng 5 triệu sản phẩm/năm.

Vốn đầu tư 50 tỷ VNĐ.

2022-2030

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan

04

Dự án trồng các cây dược liệu bằng công nghệ cao

Đầu tư trồng 50 ha các cây dược liệu phục vụ nhu cầu sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Vốn đầu tư 20 tỷ VNĐ.

2022-2030

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4497/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu4497/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/10/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4497/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 4497/KH-UBND 2022 phát triển dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 4497/KH-UBND 2022 phát triển dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu4497/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Thuận
                Người kýNguyễn Long Biên
                Ngày ban hành18/10/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 4497/KH-UBND 2022 phát triển dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 4497/KH-UBND 2022 phát triển dược liệu tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025

                            • 18/10/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực