Văn bản khác 4733/KH-UBND

Kế hoạch 4733/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP và chương trình hành động 33-CTR/TU về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Bình Thuận ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 4733/KH-UBND 2017 thực hiện 97/NQ-CP cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Bình Thuận


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4733 /KH-UBND

Bình Thuận, ngày 22 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 97/NQ-CP NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 33-CTR/TU NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) VỀ TIẾP TỤC CƠ CẤU LẠI, ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIII) triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;

Ủy ban nhân dân tỉnh lập kế hoạch tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu đến năm 2020

- Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ. Hoàn thành việc thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn.

- Phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao một bước quan trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.

- Thực hiện chuyển giao doanh nghiệp nhà nước cho cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

2. Mục tiêu đến năm 2030

- Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

- Trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất đạt mức độ tiên tiến tương đương với các tỉnh trong nước; hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.

II. Đối tượng thực hiện: 06 doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý

1. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: 04 doanh nghiệp

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Bình Thuận.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi Bình Thuận.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Sông Dinh.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Bình Thuận.

2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (>50% vốn điều lệ): 02 doanh nghiệp

- Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận - Tỷ lệ vốn Nhà nước: 53,55% (vốn điều lệ: 79.729,27 triệu đồng).

- Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Bình Thuận - Tỷ lệ vốn Nhà nước: 52,97% (vốn điều lệ: 27.523,8 triệu đồng).

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

1.1. Định hướng sắp xếp 06 doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý đến năm 2020

a) Sắp xếp 04 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước:

- Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ 03 doanh nghiệp theo Công văn số 1974/TTg-ĐMDN ngày 06 tháng 10 năm 2014 và Công văn số 2095/TTg-ĐMDN ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Bình Thuận.

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi Bình Thuận.

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Sông Dinh.

- Sắp xếp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Bình Thuận theo quy định tại Công văn số 2095/TTg-ĐMDN ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đối với 02 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối:

- Thoái vốn nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020; trong đó, thoái vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Cấp thoát nước với tỷ lệ tối thiểu: 17,55%.

- Việc thoái vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Bình Thuận với tỷ lệ cổ phần theo quy định của Trung ương (nếu có).

1.2. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

- Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh việc tiếp tục sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện xác định phần vốn Nhà nước khi chuyển đổi theo quy định của Bộ Tài chính. Áp dụng các phương pháp định giá tài sản tiên tiến phù hợp với cơ chế thị trường; bảo đảm vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp được định giá đầy đủ, hợp lý, công khai, minh bạch. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vấn đề về tài chính trong quá trình thực hiện chuyển đổi, thoái vốn Nhà nước tại các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có phần vốn của Nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, chủ yếu thông qua bán đấu giá cạnh tranh trên thị trường. Khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết tốt việc sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ; đào tạo chuyển đổi nghề và xử 1ý lao động dôi dư. Bảo đảm đầy đủ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, đặc biệt là lao động dôi dư để ổn định cuộc sống và bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động.

2. Thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế thị trường

- Doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do Nhà nước giao thực hiện theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh, công khai và xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm không làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

- Các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai xóa bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đối xử bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế...

3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước

- Doanh nghiệp nhà nước có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản trị, điều hành doanh nghiệp lành mạnh, hiệu quả và áp dụng khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực quốc tế tại doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp nhà nước thiết lập các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích; kiên quyết đấu tranh tình trạng tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp nhà nước xây dựng quy chế, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh quản lý trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm trách nhiệm đi đôi với quyền hạn.

- Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu hiệu của chủ sở hữu vốn của của doanh nghiệp, hoạt động độc lập và không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo hoặc chi phối về lợi ích của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và ban điều hành doanh nghiệp.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ lao động, tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động và người quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh cao trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh. Thực hiện cơ chế trả lương, thưởng theo thỏa thuận đối với Giám đốc/Tổng giám đốc và một số chức danh quản lý chủ chốt của doanh nghiệp. Áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả lao động đối với từng vị trí việc làm để xác định mức độ hoàn thành, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc, làm cơ sở trả lương, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí và đề bạt cán bộ.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tách người quản lý doanh nghiệp nhà nước khỏi chế độ viên chức, công chức theo quy định của Trung ương. Triển khai cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với các chức danh quản lý, điều hành chủ chốt trong doanh nghiệp.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp nhà nước công khai và trách nhiệm giải trình của người quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn của Nhà nước, chi phí, kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, các giao dịch lớn, giao dịch với người có liên quan đến người quản lý, tài sản và thu nhập của người quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước đảm bảo tính hiệu quả; phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan thanh tra chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Áp dụng khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực quốc tế tại các doanh nghiệp nhà nước; áp dụng hệ thống giám sát, tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp nhà nước.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; thực sự đóng vai trò là nhà đầu tư, chủ sở hữu, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong doanh nghiệp. Bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường. Tôn trọng tính độc lập trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, Ban điều hành doanh nghiệp nhà nước để hoạt động và quản trị của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện một cách minh bạch, giải trình, chuyên nghiệp, hiệu quả cao.

5. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng, phát huy dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp nhà nước

Người đại diện chủ sở hữu cổ phần, vốn góp của Nhà nước (Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Giám đốc/Tổng giám đốc…) phối hợp tổ chức Đảng tại doanh nghiệp nhà nước căn cứ các quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đề ra kế hoạch, giải pháp thực hiện:

- Nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng tại doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, phát huy dân chủ cơ sở.

- Công tác tổ chức và cán bộ dựa trên nguyên tắc: Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và thống nhất quản lý cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước.

- Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức và sự đồng thuận trong doanh nghiệp nhà nước về quan điểm, mục tiêu, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

- Tiếp cận đầy đủ thông tin và tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Các sở, ban, ngành liên quan và doanh nghiệp nhà nước căn cứ Kế hoạch này và các quy định hiện hành xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

2. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các văn bản của các cơ quan Trung ương sau khi ban hành nêu trong Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ.

3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và doanh nghiệp nhà nước định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Bộ, ngành Trung ương kết quả thực hiện; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện Kế hoạch này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các doanh nghiệp nhà nước;
- Chánh, PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, ĐTQH, KGVX
NC, NV, KT. Vân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hai

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4733/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu4733/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/11/2017
Ngày hiệu lực22/11/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4733/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 4733/KH-UBND 2017 thực hiện 97/NQ-CP cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Bình Thuận


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 4733/KH-UBND 2017 thực hiện 97/NQ-CP cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Bình Thuận
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu4733/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Thuận
                Người kýNguyễn Ngọc Hai
                Ngày ban hành22/11/2017
                Ngày hiệu lực22/11/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 4733/KH-UBND 2017 thực hiện 97/NQ-CP cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Bình Thuận

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 4733/KH-UBND 2017 thực hiện 97/NQ-CP cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Bình Thuận

                      • 22/11/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 22/11/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực