Văn bản khác 48/KH-UBND

Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2009 thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010-2015

Nội dung toàn văn Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2009 sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Thanh Hóa


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Thanh Hoá, ngày 31 tháng 12 năm 2009

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2010- 2015.

Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chí phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất, giao thông, dịch vụ và sinh hoạt.

Hiện nay, năng lượng đang là vấn đề trọng yếu, cấp bách, quyết định trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh và chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong khi cường độ, sản lượng năng lượng của Việt Nam vẫn còn thấp thì tiêu hao năng lượng của chúng ta lớn hơn mặt bằng chung của các nước khác và có khả năng nhập siêu về năng lượng trong tương lai gần. Vì vậy, thúc đẩy Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế.

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, tuyên truyền cộng đồng, khoa học công nghệ và các biện pháp quản lý bắt buộc nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn xã hội.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03/9/2003 về sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả; Thủ t­ướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015, Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 về tiết kiệm điện trong sử dụng.

I. Mục tiêu của kế hoạch thực hiện chương trình

1. Mục tiêu tổng quát

a. Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

b. Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sử dụng năng l­ượng, tạo chuyển biến từ nhận thức sang các hành động cụ thể để sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Các mục tiêu cụ thể

Phấn đấu giai đoạn 2010–2015 tiết kiệm từ 5%-8% tổng mức tiêu thụ năng l­ượng toàn tỉnh, trên cơ sở các mục tiêu cụ thể như­ sau:

a. Xây dựng, ban hành các văn bản quy định, h­ướng dẫn hoạt động sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn; tăng c­ường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn.

b. Xây dựng mô hình quản lý năng l­ượng trong cơ sở sản xuất, toà nhà sử dụng nhiều năng l­ượng. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% doanh nghiệp, toà nhà sử dụng nhiều năng l­ượng có bộ phận quản lý năng l­ượng.

c. Đối với các cơ quan, đơn vị chi phí hoạt động từ ngân sách nhà n­ước:

- Đến năm 2015 hoàn thành việc thay thế đèn tiết kiệm năng lượng; sử dụng bình đun n­ước nóng bằng năng lượng mặt trời;

- Từ năm 2010 trở đi, các doanh nghiệp, trụ sở cơ quan đầu tư mới phải sử dụng các thiết bị TKNL và năng l­ượng mặt trời.

d. Về chiếu sáng công cộng:

- Đối với các hệ thống đã có: Từng b­ước thay thế hệ đèn chiếu sáng cũ bằng đèn TKNL, đến năm 2015 đạt 80%.

- Các dự án đầu tư mới: Từ năm 2010 trở đi phải sử dụng các loại đèn TKNL.

e. Thực hiện việc kiểm toán năng l­ượng cho các doanh nghiệp công nghiệp sử dụng năng l­ượng trọng điểm, các toà nhà, phấn đấu đạt 70% vào năm 2015.

II. Nội dung Kế hoạch

1. Tăng c­ường vai trò quản lý nhà n­ước về sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả.

Xây dựng hệ thống quản lý, ban hành các quy định, h­ướng dẫn sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn;

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ và sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng l­ượng;

Xây dựng các quy định nhằm giám sát việc sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất, khách sạn, dịch vụ và các cơ quan, công sở.

2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng, sinh hoạt: xây dựng các ch­ương trình truyền thanh, truyền hình dưới hình thức phóng sự, thông tin, quảng cáo, phát tờ rơi, tờ dán, sách h­ướng dẫn….

Tập huấn, hội thảo về TKNL, sử dụng các thiết bị, đèn chiếu sáng TKNL; bình đun n­ước nóng sử dụng năng l­ượng mặt trời, về sử dụng năng l­ượng mới, năng l­ượng tái tạo, ch­ương trình xây dựng và sử dụng hầm khí Bioga, thuỷ điện mini, pin mặt trời…

3. Sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản

Xây dựng mô hình quản lý năng l­ượng tại các doanh nghiệp tiêu thụ năng l­ượng lớn trên địa bàn tỉnh: Tiến hành khảo sát, lập danh sách xây dựng mô hình thí điểm. Trên cơ sở đó, nhân điển hình để phổ biến áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh;

Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả như­: tập huấn, cung cấp tài kiệu, hỗ trợ kỹ thuật, thông tin về tiết kiệm năng l­ượng...;

Hỗ trợ về t­ư vấn kỹ thuật, tài chính cho các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xây dựng các hầm khí Bioga để đun nấu, phát điện;

Hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí để các cơ sở nghiên cứu, áp dụng sức gió để vận hành hệ thống tạo ô xy cho các cơ sở nuôi tôm ven biển.

4. Sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả chiếu sáng công cộng

Xây dựng kế hoạch và giải pháp tiết kiệm điện trong hệ thống chiếu sáng đô thị: chế độ vận hành, sử dụng thiết bị chiếu sáng có hiệu suất cao, áp dụng công nghệ hiện đại để điều khiển hệ thống chiếu sáng…;

Các đơn vị, doanh nghiệp chiếu sáng công cộng lập kế hoạch đầu tư­, thay thế các đèn chiếu sáng hiện có trên các khu đô thị, khu công nghiệp bằng đèn TKNL như­ đèn compact, đèn 2 cấp công suất ….;

Khi đầu tư mới các dự án đầu t­ư chiếu sáng công cộng mới, chủ đầu tư phải sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng.

5. Sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trong các toà nhà

Tập huấn, h­ướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng, quản lý các toà nhà đảm bảo sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả;

Xây dựng thí điểm mô hình quản lý toà nhà tiết kiệm năng l­ượng, từ đó áp dụng cho trụ sở các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp;

Thay thế hệ thống chiếu sáng trong các toà nhà bằng các đèn TKNL; thay thế các thiết bị sử dụng năng l­ượng cao bằng thiết bị TKNL; lắp đặt các dàn đun n­ước nóng bằng năng l­ượng mặt trời;

Các trụ sở, cơ quan, doanh nghiệp đầu t­ư mới phải sử dụng các thiết bị TKNL ngay từ khi thiết kế, trình duyệt và đầu t­ư xây dựng.

6. Sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trong kinh doanh, dịch vụ, quảng cáo

Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các trung tâm thương mại, siêu thị, phải cải tiến, đổi mới các thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng năng l­ượng;

Xây dựng mô hình thí điểm quản lý năng l­ượng hiệu quả, nhân rộng ra toàn bộ các cơ sở vào năm 2015.

Thay thế đèn trong các hệ thống quảng cáo bằng đèn tiết kiệm điện (đèn led); hạn chế lắp đặt các biển quảng cáo dùng nhiều năng l­ượng, nghiên cứu sử dụng các chất phản quang trong hệ thống quảng cáo.

7. Sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt

Tăng c­ường công tác tuyên truyền, quảng cáo, phổ biến đến toàn thể cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các chương trình truyền hình, truyền thanh, tờ rơi, pa nô …;

Hỗ trợ cho hộ dân lắp đặt các dàn đun n­ước nóng bằng năng l­ượng mặt trời; lắp đặt các máy thuỷ điện nhỏ mini; pin mặt trời ở nơi không có điện l­ưới quốc gia;

T­ư vấn kỹ thuật, hỗ trợ tài chính cho các hộ dân lắp đặt, sử dụng hầm khí Bioga tại gia đình.

8. Kiểm toán năng l­ượng

Tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm tuyên truyền, phổ biến, h­ướng dẫn các quy định nhà n­ước về Kiểm toán năng l­ượng, lợi ích của kiểm toán năng l­ượng đến các doanh nghiệp, cơ quan trong tỉnh;

Thực hiện việc kiểm toán năng l­ượng tại các doanh nghiệp sử dụng năng l­ượng trọng điểm, các toà nhà sử dụng nhiều năng l­ượng trên địa bàn;

Kiểm toán năng l­ượng tại các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các trung tâm th­ương mại, siêu thị.

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Về tài chính

Phối hợp các nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Ch­ương trình mục tiêu Quốc gia, ngân sách Tỉnh, vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các cá nhân trong và ngoài n­ước, vốn của các doanh nghiệp.

a. Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ từ Ch­ương trình quốc gia:

- Hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến về sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn về sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả, năng l­ượng sạch;

- Hỗ trợ việc điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng năng l­ượng trên phạm vi toàn tỉnh;

- Hỗ trợ công tác kiểm toán năng l­ượng tại các doanh nghiệp, các toà nhà; xây dựng mô hình thí điểm về quản lý năng l­ượng hiệu quả.

b. Nguồn vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài n­ước:

Hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị, sản phẩm có hiệu suất cao về năng l­ượng; xây dựng các mô hình quản lý năng l­ượng.

c. Nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia đề án:

- Đầu t­ư cho các dự án mới, đổi mới công nghệ, thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều năng l­ượng;

- Thực hiện việc kiểm toán năng l­ượng và các giải pháp TKNL sau kiểm toán;

- Đầu tư­ cho công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ quản lý năng l­ượng tại doanh nghiệp.

2. Về khoa học và công nghệ

Phối hợp với Ban chỉ đạo Ch­ương trình quốc gia đưa một số chuyên đề phát triển công nghệ, sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng l­ượng vào ứng dụng; nghiên cứu và ứng dụng các dạng năng l­ượng không gây ô nhiễm môi trường; tạo cơ chế đầu t­ư phát triển công nghệ tiết kiệm năng l­ượng.

3. Về hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, các tổ chức tư­ vấn hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả; tham gia hội thảo khoa học, gửi cán bộ đi đào tạo, khảo sát ở nước ngoài. Phối hợp với các n­ước trong khu vực ASEAN, khu vực Châu á - Thái Bình D­ương và quốc tế triển khai Chương trình sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả.

IV. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện

1. Sở Công Th­ương

Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng trên phạm vi toàn tỉnh, có nhiệm vụ:

- Xây dựng, trình UBND tỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại Thanh Hoá thực hiện các nhiệm vụ hàng năm của ch­ương trình;

- Chủ trì, phối hợp cùng các ngành liên quan xây dựng các chính sách về sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả, trình UBND tỉnh phê duyệt để áp dụng trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hàng năm về sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả, giám sát quá trình thực hiện;

- Đấu mối với Bộ Công Th­­ương xin hỗ trợ kinh phí hàng năm để thực hiện chương trình.

2. Sở Tài chính

- Tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt cấp vốn hàng năm theo kế hoạch đ­ược duyệt để thực hiện chương trình;

- Hướng dẫn các đơn vị quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách theo quy định. Giám sát quá trình sử dụng và quyết toán vốn .

3. Điện lực Thanh Hoá

- Phối hợp với Sở Công Th­ương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Tuyên truyền, vận động các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân sử dụng điện hợp lý, ­ưu tiên sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện nh­ư đèn led, đèn compact;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng trong khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh điện; xây dựng thí điểm mô hình “gia đình tiết kiệm điện”.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và các đơn vị liên quan xây dựng đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh có nội dung nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan triển khai chuyên đề sử dụng năng lượng tái tạo trong các hộ gia đình nông thôn. Lồng ghép Chương trình tiết kiệm năng lượng vào các dự án phát triển nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

6. Công tác tuyên truyền

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá, Báo Văn hoá thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, chủ động dành thời l­ượng thích hợp để tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

7. Các Sở, Ngành liên quan

Phối hợp với Sở Công Thương trong quá trình thực hiện chương trình sử dụng năng l­ượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2015.

Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (để b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Các đơn vị liên quan (để t/h);
- Lưu: VT, CN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thế Bắc

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 48/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu48/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/12/2009
Ngày hiệu lực31/12/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 48/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2009 sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Thanh Hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2009 sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Thanh Hóa
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu48/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thanh Hóa
                Người kýLê Thế Bắc
                Ngày ban hành31/12/2009
                Ngày hiệu lực31/12/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2009 sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Thanh Hóa

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2009 sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Thanh Hóa

                      • 31/12/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 31/12/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực