Văn bản khác 4890/KH-UBND

Kế hoạch 4890/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 4890/KH-UBND 2019 Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức Đắk Lắk


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4890/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 18 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2018-2025”

I. Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch

Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;

Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiu số trong thời kỳ mới;

Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề ánBồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025;

Công văn số 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

II. Mc tiêu

1. Mục tiêu chung

Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu s, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu sphát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Đến năm 2020:

- Tối thiểu 50% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của Sở, ban, ngành được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

- Tối thiểu 20% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

2.2. Đến năm 2025:

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của cấp tỉnh được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

III. Đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 2 nhóm đối tượng sau:

1. Nhóm đối tượng 3:

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc huyện ủy, thành ủy, thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học nội trú, bán trú ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Nhóm đối tượng 4:

Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; cán bộ, công chức cấp xã; bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Phạm vi áp dụng:

Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh; huyện, thị xã, thành phố, xã thuộc tỉnh.

IV. Chương trình, tài liệu và hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số

1. Chương trình, tài liệu và hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số sử dụng tài liệu do Ủy ban Dân tộc ban hành.

2. Hình thức bồi dưỡng:

2.1. Kiến thức dân tộc:

- Nhóm đối tượng 3: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).

- Nhóm đối tượng 4: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).

2.2. Tiếng dân tộc thiểu số:

Tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu nghiên cu.

V. Kế hoạch thực hiện

(Có bảng chi tiết kèm theo)

VI. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc:

- Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Dân tộc cụ thể hóa chương trình, tài liệu bồi dưng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch bồi dưng kiến thức dân tộc thiu s, tiếng dân tộc thiểu số hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện Đề án.

2. Sở Nội vụ: Là cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch có nhiệm vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí cả giai đoạn và hằng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, phê duyệt.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị liên quan định kỳ hng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Dân tộc và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch và đề nghị các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí đthực hiện Kế hoạch theo quy định.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc tổ chức biên soạn tài liệu học tiếng dân tộc, bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ công chức, viên chức theo nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

5. Các Sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Dân tộc tỉnh để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý; gửi Sở Nội vụ tổng hợp và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT (b/c);
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các phòng: KGVX, KT;
- Lưu: VT, TH (ĐUC-50b)

CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Nghị

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC VÀ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 4890/KH-UBND ngày 18/6/2019 của UBND tỉnh)

STT

Nhóm đối tượng

Tổng số CBCCVC

Giai đoạn 2018-2020

Giai đoạn 2020-2025

Tổng số đến năm 2025

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí (triệu đồng)

Số ngưi

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí (triệu đồng)

Số người

Số lp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí (triệu đồng)

A

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC

I

Đi tưng 3

3.533

1.767

29

1

4.350

1.060

17

30%

2.550

2.826

46

80%

6.900

1

Trưng phòng, Phó trưng phòng và tương đương, cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2.310

1.155

23

50%

3.450

693

13

30%

1.950

1.848

36

80%

5.400

2

Cấp xã (BT, PBT, CT-PCT HĐND, CT-PCT UBND)

1.223

612

6

50%

900

367

4

30%

600

978

10

80%

1.500

II

Đối tượng 4

48.120

24.061

441

50%

127.550

14.458

265

30%

40.500

38.519

706

80%

11.600

1

Cán bộ, công chức, viên chức

40.098

20.050

401

50%

120.300

12.050

241

30%

36.150

32.100

642

80%

 

2

CBCC cấp xã

3.060

1.530

15

50%

2.250

918

9

30%

1.350

2.448

24

80%

3.600

3

Bí thư chi bộ, Trưng thôn, buôn, tdân phố

4.962

2.481

25

50%

5.000

1.490

15

30%

3.000

3.971

40

80%

8.000

 

TNG A

51.653

25.828

470

50%

131.900

15.518

282

30%

43.050

41.345

752

80%

18.500

B

BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

I

Đối tượng 3

3.533

707

13

20%

4.290

2.120

35

60%

11.659

2.826

48

80%

15.949

1

Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương, Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2.310

462

9

20%

2.970

1.386

23

60%

7.623

1.848

32

80%

10.593

2

Cấp xã (BT, PBT, CT-PCT HĐND, CT-PCT UBND)

1.223

245

4

20%

1.320

734

12

60%

4.036

978

16

80%

5.356

II

Đối tượng 4

48.120

9.624

187

20%

62.900

28.873

561

60%

29.900

6.418

107

80%

40.000

1

Cán bộ, công chức, viên chức

40.098

8.020

160

20%

52.800

24.059

481

60%

158.730

32.078

641

80%

 

2

CBCC cấp xã

3.060

612

10

20%

3.300

1.836

30

60%

9.900

2.448

40

80%

13.200

3

Bí thư chi bộ, Trưng thôn, buôn, tổ dân phố

4.962

992

17

20%

6.800

2.978

50

60%

20.000

3.970

67

80%

26.800

 

TỔNG B

51.653

10.330

200

20%

67.190

30.993

596

60%

41.559

9.244

155

80%

55.949

Ghi chú:

1. Bồi dưỡng kiến thức dân tộc:

- Từ 08-100 học viên/lớp;

- Lớp bồi dưỡng cho CBCCVC, CBCC cấp xã: 150.000.000 đồng/lớp;

- Lớp bồi dưỡng cho Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn, buôn, Tổ trưởng tổ dân phố: 200.000.000 đồng/lớp (hỗ trợ kinh phí đi lại và ở cho người hoạt động không chuyên trách).

2. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số:

- Từ 50-60 học viên/lớp;

- Lớp bồi dưỡng cho CBCCVC, CBCC cấp xã: 330.000.000 đồng/lớp;

- Lớp bồi dưỡng cho Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn, buôn, Tổ trưởng tổ dân phố: 400.000.000 đồng/lớp (hỗ trợ kinh phí đi lại và ở cho người hoạt động không chuyên trách).

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4890/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu4890/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/06/2019
Ngày hiệu lực18/06/2019
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4890/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 4890/KH-UBND 2019 Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức Đắk Lắk


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 4890/KH-UBND 2019 Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức Đắk Lắk
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu4890/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đắk Lắk
                Người kýPhạm Ngọc Nghị
                Ngày ban hành18/06/2019
                Ngày hiệu lực18/06/2019
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Kế hoạch 4890/KH-UBND 2019 Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức Đắk Lắk

                        Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 4890/KH-UBND 2019 Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức Đắk Lắk

                        • 18/06/2019

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 18/06/2019

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực