Nội dung toàn văn Kế hoạch 51/CCTTHC rà soát thủ tục hành chính giai đoạn II
TỔ CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/CCTTHC | Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2010 |
KẾ HOẠCH
RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN II CỦA TỔ CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ
Trên cơ sở kết quả rà soát các thủ tục hành chính ưu tiên của các bộ, ngành, địa phương và Hội đồng tư vấn, tiến hành nghiên cứu độc lập, tổ chức tham vấn các bên có liên quan nhằm xây dựng các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với trên 5400 thủ tục hành chính thuộc 24 ngành, lĩnh vực.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ về các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính kèm theo các số liệu tính toán cụ thể về việc cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính gắn với các phương án đơn giản hóa đã trình (mỗi bộ một phiếu trình).
2. Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính (mỗi bộ một dự thảo Nghị quyết).
3. Các biểu mẫu rà soát độc lập và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (file điện tử - đặt tên theo mẫu tại Phụ lục 1).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Việc rà soát độc lập các thủ tục hành chính ưu tiên được thực hiện theo 5 bước như sau:
- Bước 1: Các nhóm nghiên cứu của Tổ công tác chuyên trách lên kế hoạch tổ chức triển khai công việc trong nội bộ nhóm. Kế hoạch này gồm các nội dung (1) phân công nhiệm vụ trong nhóm, (2) các mốc thời gian hoàn thành công việc và (3) danh mục TTHC ưu tiên rà soát của nhóm. Danh mục ưu tiên rà soát đợt hai cần tập trung vào các vấn đề như: số lượng đối tượng tuân thủ thủ tục hành chính lớn, chi phí tuân thủ cao, các thủ tục hành chính có liên quan đến thủ tục hành chính của các bộ, ngành khác (chuỗi thủ tục). Đây là những TTHC mà các nhóm nghiên cứu cần tập trung nhiều thời gian, công sức hơn để đưa ra những phương án đơn giản hóa sâu, cắt giảm được nhiều chi phí tuân thủ. Đối với các TTHC còn lại, việc rà soát chủ yếu được thực hiện trên cơ sở kết quả rà soát của các bộ, ngành, địa phương.
- Bước 2: Thực hiện rà soát độc lập thông qua việc điền các biểu mẫu rà soát nhằm đưa ra phương án sơ bộ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc các ngành, lĩnh vực được phân công.
- Bước 3: Các nhóm nghiên cứu của Tổ công tác chuyên trách lập bảng tổng hợp kết quả rà soát thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực được giao.
- Bước 4: Tổ chức tham vấn các bên có liên quan nhằm hoàn thiện các phương án sơ bộ.
- Bước 5: Nhóm thẩm định thực hiện việc thẩm định các phương án sơ bộ để quyết định phương án cuối cùng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Thành phần các nhóm nghiên cứu gồm
Trong thời gian từ 1/2/2010 đến 30/6/2010, các nhóm nghiên cứu của Tổ công tác chuyên trách được tổ chức như sau:
STT | Tên nhóm | Thành viên |
1 | Nhóm phụ trách Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước | Vũ Đức Khánh (nhóm trưởng), Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Đắc Hoàng, các cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
2 | Nhóm phụ trách Bộ Tài chính | Trần Thị Tố Uyên (nhóm trưởng), Nguyễn Tuấn Anh, các cán bộ biệt phái của Bộ Tài chính, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
3 | Nhóm phụ trách Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Lê Việt Quang (nhóm trưởng), Phan Đức Hiếu, các cán bộ biệt phái của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm |
4 | Nhóm phụ trách Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội | Vũ Vân Anh (nhóm trưởng), Nguyễn Hồng Minh, Vũ Thị Hồng Duyên, các cán bộ biệt phái của Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm |
5 | Nhóm phụ trách Bộ Giao thông vận tải | Nguyễn Duy Hoàng (nhóm trưởng), Lê Thanh Hà, các cán bộ biệt phái của Bộ Giao thông vận tải, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm |
6 | Nhóm phụ trách Bộ Tài nguyên và Môi trường | Nguyễn Hoàng Tuấn (nhóm trưởng), Đào Thị Kim Dung, các cán bộ biệt phái của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
7 | Nhóm phụ trách Bộ Xây Dựng | Trần Quang Hồng (nhóm trưởng), Nghiêm Thị Thúy Giang, các cán bộ biệt phái của Bộ Xây dựng, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
8 | Nhóm phụ trách Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban dân tộc | Nguyễn Ngọc Hưng (nhóm trưởng), Nguyễn Hùng Huế, Hoàng Thúy Quỳnh, các cán bộ biệt phái của Bộ NN&PTNT, Ủy ban dân tộc, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
9 | Nhóm phụ trách Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch | Cao Thị Lệ (nhóm trưởng), Nguyễn Thị Phương Loan, Vũ Đình Nghĩa, các cán bộ biệt phái của Bộ GD&ĐT, Bộ VH, TT&DL, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
10. | Nhóm phụ trách Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam | Lê Kim Hoa (nhóm trưởng), Hoàng Nghị Lực, Đinh Mai Hạnh, các cán bộ biệt phái của Bộ LĐTB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
11 | Nhóm phụ trách Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông | Hà Huy Cường (nhóm trưởng), Phạm Huy Toàn, Phạm Thị Thanh Hà, các cán bộ biệt phái của Bộ KHCN và Bộ TTTT, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
12 | Nhóm phụ trách Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng | Đỗ Thái Hà (nhóm trưởng), Phạm Vân Hạnh, Phạm Quốc Hưng, các cán bộ biệt phái của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
13 | Nhóm phụ trách Bộ Công an, Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ | Nguyễn Văn Thịnh (nhóm trưởng), Nguyễn Vinh Thúy, Tạ Thị Hải Yến, các cán bộ biệt phái của Bộ Nội vụ, Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
14 | Nhóm phụ trách Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao | Nguyễn Việt Anh (nhóm trưởng), Tạ Hồng Quang, Nguyễn Đức Tưởng, các cán bộ biệt phái của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp, các chuyên gia và luật sư được bổ sung cho nhóm. |
Các nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp đồng chí Tổ phó Thường trực về các vấn đề chuyên môn, hành chính.
3. Thành phần nhóm thẩm định gồm các đồng chí
- Ngô Hải Phan,
- Tổ trưởng Tổ thư ký Hội đồng tư vấn Nguyễn Nguyên Dũng,
- Các đồng chí: Vũ Đức Khánh, Nguyễn Duy Hoàng, Cao Thị Lệ, Đỗ Thái Hà, Nguyễn Việt Anh, Phan Đức Hiếu, Lê Kim Hoa, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Hùng Huế, Đào Kim Dung.
Nhóm thẩm định đồng thời chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính ưu tiên.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN
STT | Công việc | Thời gian | Kết quả | Chịu trách nhiệm | |
Đối với các nhóm phụ trách ngành dọc hoặc có dưới 100 TTHC | Đối với các nhóm còn lại | ||||
1 | Lập kế hoạch nhóm | 8/2/2010 – 22/2/2010 | - Kế hoạch hoạt động chi tiết của nhóm với các nội dung: + Phân công công việc tới các thành viên (căn cứ vào kế hoạch chung để đặt ra các công việc phải làm mỗi tuần đối với từng thành viên trong nhóm). + Các mốc thời gian . + Danh mục TTHC ưu tiên rà soát đợt 2 (chọn các thủ tục hàng chính có số lượng đối tượng thực hiện lớn, ảnh hưởng nhiều đến cá nhân, tổ chức; đề nghị chọn không quá 30% trên Tổng số TTHC của bộ, ngành). - Báo cáo giải trình các ý kiến thành viên Chính phủ và tổng hợp phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính ưu tiên thuộc lĩnh vực của bộ, ngành do nhóm phụ trách. + Các biểu mẫu 2,2a, 2b. + Bảng tính toán chi phí tuân thủ. | Nhóm nghiên cứu | |
- Nghiên cứu, hoàn thiện phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính ưu tiên thuộc lĩnh vực của bộ, ngành do nhóm phụ trách | 8/2/2010 – 25/2/2010 | ||||
2 | Thông qua kế hoạch hoạt động chi tiết của các nhóm nghiên cứu | 23/2/2010 – 28/2/2010 | Phê chuẩn kế hoạch hoạt động chi tiết của các nhóm và danh mục TTHC ưu tiên rà soát đợt 2 | Tổ phó Thường trực | |
3 | Rà soát độc lập | 1/3/2010 – 31/3/2010 | Bảng tổng hợp các vấn đề và phương án đơn giản hóa. Các biểu mẫu 2, 2a, 2b. | Nhóm nghiên cứu | |
4 | Phản hồi về kết quả rà soát của các bộ, ngành, địa phương |
| 1/4/2010 – 10/4/2010 | Dự thảo công văn gửi các bộ, địa phương về kết quả thực hiện rà soát TTHC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (mục tiêu đơn giản hóa 30% TTHC và mục tiêu cắt giảm 30% chi phí tuân thủ TTHC) | Nhóm nghiên cứu |
5 | Lập bảng tổng hợp kết quả rà soát TTHC của các bộ, ngành, địa phương | 1/4/2010 – 15/4/2010 | 1/4/2010 – 30/4/2010 | Bảng tổng hợp các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương kèm theo kết quả tính toán SCM (không áp dụng với các nhóm phụ trách ngành dọc) | Nhóm nghiên cứu |
6 | Nghiên cứu kết quả rà soát của các bộ, ngành, địa phương và xây dựng Phiếu xin ý kiến thành viên CP | 11/4/2010 – 15/5/2010 | 1/5/2010 – 31/5/2010 | Dự thảo Phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ Các biểu mẫu rà soát độc lập Kết quả tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính | Nhóm nghiên cứu |
7 | Tổ chức tham vấn | 15/5/2010 – 15/6/2010 | 1/6/2010 – 30/6/2010 | Các buổi làm việc với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan | Nhóm nghiên cứu |
Các hội thảo tham vấn Hoàn thiện dự thảo Phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ Bản điện tử các biểu mẫu 1, 2 và tính toán chi phí tuân thủ TTHC | Nhóm thẩm định | ||||
8 | Thẩm định | 1/6/2010 – 30/6/2010 | Phương án đơn giản hóa cuối cùng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ | Nhóm thẩm định |
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Định kỳ chiều thứ 6 hàng tuần, các nhóm nghiên cứu báo cáo đồng chí Tổ phó Thường trực về kết quả triển khai trên cơ sở đối chiếu với kế hoạch cụ thể từng nhóm.
Nơi nhận: | TỔ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
CÁCH THỨC ĐẶT TÊN FILE ĐIỆN TỬ ĐỂ TRÌNH CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Công văn số 51/CCTTHC ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ)
Việc đặt tên file điện tử được thực hiện như sau:
Biểu mẫu 1: BM1_Ten TTHC; ví dụ: BM1_Cong chung HĐTC QSDĐ.doc
Biểu mẫu 2: BM2_Tên TTHC
Các Biểu mẫu 2a: BM2a_Tên mau don, to khai duoc ra
Biểu mẫu 2b: BM2b_Ten TTHC
Tính chi phí: SCM_Ten TTHC
Lưu ý: tên TTHC viết tiếng Việt không dấu, không dài quá 30 ký tự kể cả dấu cách (được phép viết tắt).
Sau khi hoàn thành việc đặt tên file như hướng dẫn, sắp xếp các biểu liên quan + file tính SCM của từng TTHC vào từng folder riêng biệt. Tên của folder là tên của TTHC
PHỤ LỤC II
MẪU: PHIẾU XIN Ý KIẾN THÀNH VIÊN CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Công văn số 51/CCTTHC ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ)
I. Các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ …
Phương án đơn giản hóa của Tổ công tác chuyên trách | Ý kiến thành viên Chính phủ |
1. Tên thủ tục …. Số series | |
1. Nội dung đơn giản hóa 1.1. Vấn đề 1 Lý do: 1.2. Vấn đề 2 Lý do: 1.3. Vấn đề 3 Lý do:
2. Kiến nghị thực thi
3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa - Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: …….. đồng/năm - Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: …….. đồng/năm - Chi phí tiết kiệm: ……… đồng/năm - Tỷ lệ cắt giảm chi phí:…………….. %
| 1. Đồng ý £
2. Không đồng ý £
Lý do:
3. Ý kiến khác: |
PHỤ LỤC III
MẪU: TỔNG HỢP KẾT QUẢ RÀ SOÁT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ ….
(Kèm theo Công văn số 51/CCTTHC ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ)
Kiến nghị của Bộ … | Kiến nghị của các địa phương | Kiến nghị của HĐTV |
1. Tên thủ tục … - số series | ||
1. Nội dung đơn giản hóa 1.1. Vấn đề 1 Lý do: 1.2. Vấn đề 2 Lý do 1.3. Vấn đề 3 Lý do:
2. Kiến nghị thực thi 3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa - Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: …….. đồng/năm - Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: …….. đồng/năm - Chi phí tiết kiệm: ……… đồng/năm - Tỷ lệ cắt giảm chi phí:…………….. %
| 1. Nội dung đơn giản hóa 1.1. Vấn đề 1 Lý do: 1.2. Vấn đề 2 Lý do 1.3. Vấn đề 3 Lý do:
2. Kiến nghị thực thi | 1. Nội dung đơn giản hóa 1.1. Vấn đề 1 Lý do: 1.2. Vấn đề 2 Lý do 1.3. Vấn đề 3 Lý do:
2. Kiến nghị thực thi |
* Lưu ý: đối với kiến nghị của các địa phương, chỉ tổng hợp các kiến nghị khác nhau bao gồm cả các ý kiến trái ngược, loại bỏ các kiến nghị giống nhau.