Văn bản khác 535/KH-UBND

Kế hoạch 535/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2019-2025

Nội dung toàn văn Kế hoạch 535/KH-UBND 2019 dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Kon Tum


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 535/KH-UBND

Kon Tum, ngày 12 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM, GIAI ĐOẠN 2019-2025

Thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.

Căn cứ các Văn bản có liên quan, các quy định pháp luật hiện hành(1) và trên cơ sở tình hình thực tế triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thng giáo dục quốc dân giai đoạn 2011-2018 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thng giáo dục quốc dântrên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019-2025 (sau đây viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, các trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập; góp phần tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục ph thông vào năm 2025.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Giai đoạn 2019-2020

- Tiếp tục triển khai dạy học tiếng Anh hệ 10 năm từ lớp 3 ở các trường Tiểu học (TH), lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở (THCS) và lớp 10 ở các trường Trung học phổ thông (THPT), mỗi năm tăng khoảng 17% số học sinh lớp 3, 10% học sinh lớp 6 và 5% học sinh lớp 10 tham gia học tiếng Anh hệ 10 năm. Phn đấu đến năm 2020, có 65,7% học sinh lớp 3, 32,1% học sinh lớp 6 và 23,8% học sinh lớp 10 học tiếng Anh hệ 10 năm.

- Triển khai dạy học một số chuyên đề của các môn Tin học, Vật lí, Hóa học và Sinh học bằng tiếng Anh ở trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.

- Bồi dưỡng nâng chuẩn cho số giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo khung Năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc của Việt Nam, phấn đấu đến năm 2020 có 100% giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn theo khung NLNN 6 bậc của Việt Nam; nâng cao năng lực và trình độ tiếng Anh cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên khác ở trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành. Phấn đấu đến năm 2020, có 10% cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông (không kể giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông) có trình độ ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên.

2.1. Giai đon 2021-2025

a) Giáo dục mầm non: Đến năm 2025, phấn đấu 10-15% cơ sở giáo dục triển khai hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh.

b) Giáo dục ph thông:

- Đến năm 2021, phấn đấu 35-40% trường TH tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1 và lớp 2.

- Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm; các trường THPT chuyên Nguyễn Tt Thành, THPT Kon Tum triển khai dạy tích hợp tiếng Anh ở môn Toán và các môn khoa học; triển khai dạy ngoại ngữ thứ hai ở một số trường THCS, THPT có điều kiện và nhu cầu của học sinh.

c) Giáo dục nghề nghiệp: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình tiếng Anh theo chuẩn đu ra và ngành nghề đào tạo.

d) Giáo dục thường xuyên: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục thường xuyên dạy tiếng Anh cho học sinh THPT.

đ) Trường Cao đẳng cộng đồng Kon Tum: Đến năm 2022, phấn đấu 100% sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và không chuyên được học ngoại ngữ theo chuẩn thuộc Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Đến năm 2025, 100% sinh viên ngoại ngữ tốt nghiệp đạt được chuẩn đầu ra theo quy định.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Giai đoạn 2019-2020

- Mở rộng quy mô dạy tiếng Anh hệ 10 năm ở các cấp học tại các trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các trường phổ thông; trình độ ngôn ngữ và năng lực thực hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản của người học (theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam) đáp ứng mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo chương trình tiếng Anh hệ 10 năm.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực tiếng Anh cho giáo viên, giảng viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn của tỉnh; năng lực tiếng Anh cho giáo viên dạy môn Toán và một số môn khoa học tự nhiên ở trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.

- Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ đáp ứng đổi mới việc dạy học tiếng Anh theo chương trình hệ 10 năm.

2. Giai đon 2021-2025

2.1. Triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ

- Thống nhất môn ngoại ngữ 1 được dạy và học trong các trường mầm non, TH, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh là tiếng Anh. Ngoài chương trình đào tạo ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1 - tiếng Anh), học sinh có thể chọn học thêm ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2 - tiếng Pháp, tiếng Trung,...) từ lớp 6 đến lớp 12.

- Xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm ở các cấp học.

- Khuyến khích các đơn vị triển khai chương trình dạy học bằng tiếng Anh đối với một số chuyên đề ở các môn học tự nhiên ở các trường THPT đảm bảo điều kiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ

- Triển khai ngân hàng dữ liệu về hoạt động kiểm tra, đánh giá định kỳ và thường xuyên trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông và mô hình hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ đi với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và giáo dục đại học. Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ theo ngân hàng đề thi và ngân hàng câu hỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nâng cao hiệu quả khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo ngoại ngữ của các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và giáo dục đại học.

2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng

- Tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định;

- Bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm, năng lực kiểm tra, đánh giá, đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên;

- Tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên. Lập kế hoạch, xem xét lựa chọn đơn vị tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận độc lập với đơn vị bồi dưỡng;

- Tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho giảng viên, giáo viên thường xuyên tham gia các tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường, liên huyện.

2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

- Sử dụng hiệu quả hệ thống học liệu trực tuyến mở quốc gia, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có uy tín;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức thi trên máy tính hoặc thi trực tuyến.

2.5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và toàn xã hội về tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là sử dụng tiếng Anh trong học tập, làm việc và cuộc sống.

- Tăng cường khai thác các chương trình dạy và học ngoại ngữ trên truyền hình, Internet; phổ biến và cung cấp các tài liệu, sách, báo chuyên ngành ngoại ngữ; tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút sự tham gia của học sinh và toàn xã hội về việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, học tập và làm việc.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, giảng viên nước ngoài đến tư vấn, hỗ trợ, giảng dạy cho giáo viên và học sinh; cử cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên tiếng Anh tham dự các khóa bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.

2.6. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin;

- Khuyến khích và phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ;

- Tăng cường kiểm soát chất lượng và nâng cao vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh.

2.7. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm. Thành lập tổ giám sát thực hiện Kế hoạch; định kỳ kiểm tra, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện;

- Nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng dự toán kinh phí thực hiện giai đoạn 2019-2025 là: 35.182,5 triệu đồng, cụ thể:

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ: 2.726,5 triệu đồng.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy học ngoại ngữ, ngân hàng câu hỏi phục vụ đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh hệ 10 năm: 32.456 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Nguồn ngân sách nhà nước bố trí hàng năm cho chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách nhà nước;

- Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí từ các nguồn huy động, tài trợ và nguồn hợp pháp khác (nếu có).

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp học theo đúng quy định, đảm bảo việc tổ chức dạy học ngoại ngữ.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động về đào tạo ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu mục tiêu, kế hoạch đề ra; tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch trong phạm vi toàn tỉnh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh; đxuất, kiến nghị y ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí trên cơ sở lồng ghép từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục hàng năm theo phân cấp; đng thời hướng dẫn, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

5. Sở Nội vụ: Trên cơ sở chtiêu biên chế được giao, nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, địa phương, phối hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thống nhất chủ trương trước khi các đơn vị thực hiện tuyển dụng.

6. Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm theo Đề án của Chính phủ.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về các chương trình đổi mới giáo dục, đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo, các cơ quan liên quan trên địa bàn xây dựng chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện; định kỳ báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan để chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung của tỉnh.

Căn cứ nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch; các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo đ tng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Đ/c Nguyễn Hữu Tháp-PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trường CĐCĐ Kon Tum;
- CVP, PVP UBND tỉnh (phụ trách KGVX)
;
- Lưu: VT, KGVX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ
(Kèm theo Kế hoạch số 535/KH-UBND ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh Kon Tum)

TT

HOẠT ĐỘNG ĐXUẤT

DKIẾN KT QUẢ

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN TỪNG NĂM (Đơn vị tính: triệu đồng)

Ghi chú

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm  2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng kinh phí đề xuất

Ngân sách Trung Ương

Ngân sách địa phương

A

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ

 

1.286,5

240

240

240

240

240

240

2.726,5

 

 

 

1

Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên đạt chuẩn theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam

91 giáo viên, giảng viên

910

 

 

 

 

 

0

910

 

Đây là số GV còn lại của tnh chưa đạt chuẩn

 

2

Khảo sát năng lực giáo viên, giảng viên tiếng Anh sau khi bồi dưỡng:

91 giáo viên, giảng viên

136,5

 

 

 

 

 

0

136,5

 

 

 

3

Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên tiếng Anh nâng cao năng lực sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ứng dụng CNTT

04 lớp/năm (Riêng năm 2018 bồi dưỡng 03 lớp)

120

120

120

120

120

120

120

840

 

Bi dưỡng năng lực SP cho GV đã đạt chuẩn

 

4

Tập huấn giáo viên dạy Toán và một số môn KHTN bằng tiếng Anh

01 lớp/năm

30

30

30

30

30

30

30

210

 

 

 

5

Dạy các lớp tiếng Anh tăng cường cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

03 lớp/năm

90

90

90

90

90

90

90

630

 

 

B

Đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ việc dạy học ngoại ngữ, ngân hàng câu hỏi phục vụ đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá tiếng Anh theo chương trình mới

 

4.602

5.102

4.752

4.500

4.500

4.500

4.500

 

32.456

 

I. Đối với các trường phổ thông

 

 

1

Trang bị các thiết bị dạy học ngoại ngữ thông dụng cho các trường phổ thông

40 phòng/năm

4.500

4.500

4.500

4.500

4.500

4.500

4.500

 

31.500

 

 

2

Xây dựng ngân hàng câu hỏi tiếng Anh phục vụ thi và kiểm tra định kỳ chương trình tiếng Anh mới các lớp cuối cấp TH, THCS, THPT (lớp 5, lớp 9 và lớp 12)

1200 câu/bộ đề

102

102

102

 

 

 

 

 

306

 

II. Đối với trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

 

1

Trang bị các thiết bị dạy học ngoại ngữ thông dụng cho trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Trang bị 01 phòng/năm

 

150

150

 

 

 

 

 

300

 

 

2

Trang bị phần mềm dạy và thi Ngoại ngữ cho Khoa sư phạm, trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

01 bộ

 

350

 

 

 

 

 

 

350

 

Tổng = (A)+(B)

5.888,5

5.342

4.992

4.740

4.740

4.740

4.740

2.726,5

32.456

 

 



1 Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/8/ 2008 về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"; Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;Thông tư s32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục ph thông;

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 535/KH-UBND

Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 535/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 12/03/2019
Ngày hiệu lực 12/03/2019
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Giáo dục
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 535/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 535/KH-UBND 2019 dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Kon Tum


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Kế hoạch 535/KH-UBND 2019 dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Kon Tum
Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 535/KH-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Ngày ban hành 12/03/2019
Ngày hiệu lực 12/03/2019
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Giáo dục
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 5 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Kế hoạch 535/KH-UBND 2019 dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Kon Tum

Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 535/KH-UBND 2019 dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Kon Tum

  • 12/03/2019

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 12/03/2019

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực