Kế hoạch 6200/KH-UBND

Kế hoạch 6200/KH-UBND 2022 Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán Bình Dương

Nội dung toàn văn Kế hoạch 6200/KH-UBND 2022 Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán Bình Dương


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6200/KH-UBND

Bình Dương, ngày 23 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU NĂM 2023, TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO VÀ ỨNG PHÓ VỚI DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đi cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2994/TTr-SCT ngày 16/11/2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023, Tết Nguyên đán Quý Mão và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn mới (thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh), góp phần bình ổn giá cả thị trường và thực hiện công tác an sinh xã hội.

2. Yêu cầu

- Hàng hóa dự trữ để bình ổn thị trường phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mức dự trữ hàng hóa phải đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường của tỉnh đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân và ứng phó với dịch bệnh Covid-19, dịch tả lợn heo Châu Phi (đang tiềm ẩn nguy cơ tái nhiễm trở lại); tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Kiểm soát giá cả nhằm giữ vững mặt bằng giá các mặt hàng thiết yếu, giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trên nguyên tắc không bị lỗ. Đảm bảo giá cả luôn thấp hơn từ 5 - 10% so với giá thị trường theo từng thời điểm.

- Tổ chức tốt hệ thống phân phối từ tỉnh xuống huyện, thị xã, thành phố nhằm kích thích tiêu dùng của nhân dân.

- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi chương trình bình ổn hàng thiết yếu đến các xã, phường, thị trấn cho nhân dân biết.

- Vận động các doanh nghiệp hoạt động thương mại, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường bằng hình thức tổ chức bán hàng lưu động hoặc tham gia các Phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt nông thôn.

- Đảm bảo chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống), các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, cửa hàng cung ứng và chế biến lương thực thực phẩm phải được vận hành liên tục, ổn định.

3. Thời gian triển khai

Tập trung dự trữ hàng hóa thiết yếu và thực hiện bình ổn giá từ ngày ban hành Kế hoạch, trong đó, tập trung cho giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão (từ ngày 01/12/2022 đến ngày 01/3/2023), sau đó tiếp tục triển khai trong các tháng còn lại của năm 2023.

II. NHU CẦU TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Dự kiến nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho khoảng 2,6 triệu người trên địa bàn tỉnh bình quân trong 01 ngày như sau:

- Lương thực (gạo, nếp...): 780 tấn;

- Lương thực khác (mì, bún, phở...): 520 tấn;

- Thực phẩm tươi sống: Thịt heo: 260 tấn, thịt trâu, bò: 78 tấn, thịt gia cầm: 130 tấn, rau củ quả: 1.170 tấn, trứng gà vịt: 1.387 triệu quả;

- Thực phẩm chế biến (giò lụa, lạp xưởng, xúc xích....): 78 tấn;

- Thực phẩm công nghệ: Đường: 52 tấn, dầu ăn: 39 tấn (55.000 lít), nước chấm: 26 tấn (20.000 lít), muối: 13 tấn, sữa: 468 tấn (460.000 lít).

* Như vậy:

- Nhu cầu tiêu dùng bình quân 01 ngày: 3.536 tấn tương đương khoảng 130 tỷ.

- Nhu cầu tiêu dùng bình quân 07 ngày: 24.752 tấn tương đương khoảng 910 tỷ.

- Nhu cầu tiêu dùng bình quân 15 ngày: 53.040 tấn tương đương khoảng 1.950 tỷ.

- Ngoài ra, nhu cầu thiết yếu về các mặt hàng phòng, chống dịch: khẩu trang y tế: 2,6 triệu cái/ngày (78 triệu cái/tháng); khẩu trang vải: 169.000 cái/ngày (5,1 triệu cái/tháng); nước sát khuẩn (loại 0,5 lít): 65.000 chai/ngày (1,95 triệu chai/tháng).

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Dự trữ các mặt hàng thiết yếu

Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân năm 2023 bao gồm:

- Lương thực (gạo, nếp...);

- Thực phẩm công nghệ (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, mì gói, bánh mứt, kẹo...);

- Thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả...); thực phẩm chế biến (giò lụa, lạp xưởng, xúc xích....);

- Mặt hàng xăng dầu;

- Thuốc trị bệnh cho người và mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch, sinh phẩm test nhanh...)

Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 6.072 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh và khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch, sinh phẩm test nhanh...), trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 khoảng 2.100 tỷ đồng.

2. Các đơn vị tham gia chương trình: Có 14 doanh nghiệp tham gia

Chi nhánh Liên Hiệp HTX TM TPHCM Co.op Mart BD, Công ty TNHH TTTM Lotte VN - BD (Siêu thị Lotte), Công ty TNHH AEON Việt Nam - Chi nhánh BD (Siêu thị Aeon - BD Canary), Công ty TNHH MTV Đông Hưng (Siêu thị Aeon Citimart BD), Công ty TNHH EB Bình Dương (Siêu thị Go! BD và Dĩ An), Chi nhánh Công ty TNHH Mega Market Việt Nam tại Bình Dương (Siêu thị MM Mega Market), Công ty CP DV TM Tổng hợp Wincommerce chi nhánh BD, Công ty CP Thương mại Du lịch Bình Dương, Chi nhánh Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Cửa hàng thực phẩm Vissan BD), Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh BD, CN Công ty CPTM Bách Hóa Xanh - CH Bách Hóa Xanh BD, Công ty TNHH Ba Huân (trứng gia cầm), Công ty TNHH MTV TP Saigon Co.op, Công ty TNHH FEDDY (Bảng tổng hợp Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Về nguồn cung thịt gia súc, gia cầm, trứng đảm bảo cung ứng cho thị trường.

* Đối với chợ truyền thống:

Dự trữ hàng hóa thiết yếu tại các chợ truyền thống để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố dự kiến như sau:

STT

Chợ

Lương thực (tn)

Thực phẩm chế biến (tấn)

Thực phẩm tươi sống (tấn)

Giá trị (tỷ đồng)

1

Thủ Dầu Một

786,5

880

115,5

68,2

2

Thuận An

106,7

847

93,5

41,8

3

Dĩ An

101,2

792

88

37,4

4

Bến Cát

94,6

130,2

85,8

15,7

5

Tân Uyên

70,4

80,4

77

12,6

6

Bắc Tân Uyên

75,9

57,2

84,7

12

7

Bàu Bàng

74,8

56,1

97,9

12,1

8

Dầu Tiếng

82,5

59,4

83,6

13,75

9

Phú Giáo

73,7

50,6

93,5

11,4

Tổng cộng

1.466

2.953

820

225

Riêng mặt hàng xăng dầu và thuốc trị bệnh cho người, giao cho các cơ quan, đơn vị phụ trách thực hiện bình ổn thị trường như sau:

- Mặt hàng xăng dầu: giao nhiệm vụ cho 2 doanh nghiệp xăng dầu là Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - CTCP và Công ty xăng dầu Sông Bé TNHH MTV đảm nhận cung ứng đầy đủ cho toàn bộ hệ thống xăng dầu trên địa bàn tỉnh với số lượng dự kiến tăng thêm từ 10% - 12% so với cùng kỳ.

- Thuốc trị bệnh cho người và mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch, sinh phẩm test nhanh...): giao Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo nhà thuc trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện bình n thuốc trị bệnh cho người, các mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch, sinh phẩm test nhanh...) và triển khai đến các trạm y tế xã, phường, thị trn với giá bán lẻ do ngành Y tế quy định đảm bảo đủ slượng phục vụ tại các bệnh viện và dân cư cộng đồng.

- Bình ổn thị trường thịt heo: 7.800 tấn/tháng; đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.

+ Tập trung, khống chế dịch tả heo Châu Phi, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không để bùng phát trở lại. Hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học nhằm góp phần bảo đảm ổn định nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng.

+ Giao Sở Công Thương chỉ đạo các siêu thị và Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Dương; Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) và Công ty TNHH Feddy tham gia thực hiện bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo trên địa bàn tỉnh, cam kết đảm bảo số lượng và thực hiện bán theo đúng giá bình ổn đã đăng ký (thấp hơn giá thị trường 5 - 10%). Đồng thời, vận động các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường việc đưa ra các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn (như thịt kho tàu, chân giò mui...) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

3. Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia chương trình

3.1. Quyền lợi

- Được ưu tiên giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ tham gia các sự kiện hội nghị, hội chợ, triển lãm, phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn ... liên quan đến chương trình bình ổn thị trường, hợp tác thương mại.

- Được giới thiệu mặt bằng để đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển hệ thống phân phối phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh; được ưu tiên giới thiệu cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường vào mạng lưới điểm bán lưu động của chương trình và được kết nối để cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến những nơi có nhu cầu như chợ truyền thng, bệnh viện, trường học, bếp ăn tập th...

- Được ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ chương trình hợp tác thương mại với các tỉnh, thành.

3.2. Nghĩa vụ

- Chủ động ký hợp đồng hàng hóa với nhà cung cấp, để kịp thời đảm bảo dự trữ phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

- Đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hóa theo kế hoạch đã đăng ký.

- Niêm yết giá theo giá được duyệt và bán theo giá niêm yết các mặt hàng theo quy định.

- Chủ động chọn lựa điểm bán hàng lưu động cho phù hợp và xây dựng Kế hoạch tổ chức bán hàng ở các xã nông thôn, khu, cụm công nghiệp (trên cơ sở phát triển thêm nhiều điểm bán hàng) để phục vụ nhân dân. Trước khi thực hiện bán hàng phải gửi kế hoạch về Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện, thị xã, thành phố về địa điểm bán để thông báo cho nhân dân biết và mua hàng.

- Đăng ký giá bán hàng bình ổn thiết yếu với Sở Tài chính, Sở Công Thương và các ngành có liên quan. Trường hợp khi có biến động giá các doanh nghiệp tham gia điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường và thông báo đến cho Sở Tài chính, Sở Công Thương.

- Các điểm bán hàng cố định và lưu động doanh nghiệp phải treo băng rôn, khẩu hiệu ở điểm dễ thấy, dễ nhìn với nội dung “Gian hàng bình ổn thị trường” để người dân được biết.

- Đẩy mạnh sản xuất, tăng cường công tác thu mua nhằm tăng lượng hàng hóa tối đa dự trữ thường xuyên tại địa điểm kinh doanh, kho chứa hàng.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giá bán bình ổn thị trường

- Doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng và đăng ký giá bán của từng mặt hàng cụ thể thuộc nhóm hàng hóa thực hiện bình ổn thị trường gửi đến Sở Tài chính, Sở Công Thương với giá thấp hơn của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký.

- Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên liệu, chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường và thông báo đến Sở Tài chính, Sở Công Thương.

- Trường hợp thị trường có biến động ảo do có hiện tượng làm giá, tạo khan hiếm giả, làm biến động thị trường, doanh nghiệp phải chp hành việc cung ứng hàng hóa theo sự điều phối của Sở Công Thương.

2. Tổ chức bán hàng bình ổn thị trường và công tác kết hợp cùng Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn

- Các doanh nghiệp tổ chức bán hàng bình ổn tại các siêu thị hiện hữu, ngoài ra, giao nhiệm vụ cho Siêu thị Co.op mart I và II; Co.op Food và Siêu thị Winmart Mỹ Phước, Dĩ An và Dĩ An 2 thực hiện bán hàng lưu động tại các chợ truyền thống, khu, cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các huyện phía Bắc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp công tác bán hàng lưu động với các phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.

- Thời gian bán hàng lưu động từ 2-3 ngày/lần bán, các mặt hàng phải đa dạng, phong phú. Các doanh nghiệp bình ổn phải tổ chức tuyên truyền và treo băng - rôn “Điểm bán hàng bình ổn” tại các điểm bán để người dân biết và tham gia mua hàng.

- Giao Sở Công Thương phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các Phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để đưa hàng hóa đến vùng nông thôn và các khu, cụm công nghiệp; chương trình phải có sự gắn kết với việc bán hàng bình ổn thị trường và sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân kết hợp có các chương trình văn nghệ lành mạnh phục vụ miễn phí cho người dân đến tham quan và mua sắm tại mỗi phiên chợ (theo chương trình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong năm).

- Hàng hóa được bán là hàng tiêu dùng, các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống người dân. Trong mỗi phiên chợ diễn ra được sự tham gia ít nhất từ 20-25 doanh nghiệp với 40-45 gian hàng do các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài tỉnh tham gia.

3. Bố trí sắp xếp chợ Tết

UBND các huyện, thị xã, thành phố sớm xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường của các hộ tiu thương buôn bán trong chợ, bổ sung các nguồn hàng thiết yếu của địa phương để phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, triển khai kế hoạch sắp xếp trật tự kinh doanh cho các hộ cố định trong chợ và bố trí sắp xếp thêm các điểm kinh doanh bên ngoài chợ để đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhất là trong những ngày cận Tết.

4. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

- Cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm việc tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, đo lường, ghi nhãn hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết...để không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm đảm bảo ổn định thị trường phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân; phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, mua bán đng vật hoang dã trái phép.

- Tập trung kiểm tra các mặt hàng thiết yếu nhất là về an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, các cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh; các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; kiểm tra việc đo lường hàng hóa, công bố chất lượng hàng hóa của các cơ sở bán buôn, bán lẻ để phát hiện các thủ đoạn gian lận về giá hoặc lợi dụng đo lường, đóng gói để tăng giá; kiểm tra phải có Kế hoạch và cùng phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra 1 lần/1 nội dung (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm phải kiểm tra đột xuất).

- Kiểm tra, giám sát các điểm bán hàng bình ổn; các Phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; các hội chợ triển lãm nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời, không để các tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng để mua bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng lậu, hàng kém chất lượng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Là cơ quan thường trực của chương trình.

- Chủ trì phối hợp cùng các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tham gia bình n kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến.

- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Phát triển công nghiệp tổ chức các phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn thiết thực, hiệu quả.

- Tổng hợp báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Kế hoạch này để có chỉ đạo kịp thời.

2. Cục Quản lý thị trường

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát:

- Thị trường hàng hóa tập trung giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Đồng thời, xử lý nghiêm những hành vi tăng giá bất hợp lý, đầu cơ găm hàng làm phương hại đến lợi ích người tiêu dùng, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc và chủ trì phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ổn định dư luận xã hội; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp cùng Sở Công Thương và các ngành liên quan xem xét xác định giá bán hàng bình ổn theo đề nghị của các đơn vị tham gia chương trình bình ổn. Trong quá trình thực hiện, nếu thị trường có biến động thì các đơn vị tham gia chương trình bình ổn có văn bản điều chỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Công Thương để làm cơ sở điều chỉnh giá bán.

- Phối hợp cùng Sở Công Thương và các sở ngành liên quan kiểm tra giá bán các mặt hàng bình ổn theo giá mà các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã đăng ký.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp cùng các doanh nghiệp tham gia bình ổn và các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh mặt hàng thịt gia súc (đặc biệt là thịt heo), gia cầm, trứng, rau củ quả trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và cả năm.

- Phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, giám sát về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống: trứng gia cầm, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch trên cây trồng, vật nuôi.

- Cung cấp, giới thiệu thông tin các đơn vị, cơ sở sản xuất sản phẩm an toàn để cho người tiêu dùng được biết.

5. Sở Y tế

- Chủ trì và phối hợp các ngành chức năng kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá đăng ký các loại thuốc trị bệnh cho người và mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch, sinh phẩm test nhanh...) tại các nhà thuốc, bệnh viện trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; trạm y tế tại các xã, phường, thị trấn.

- Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại thuộc phạm vi phụ trách và khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo, đài để đưa tin về chương trình nội dung liên quan đến bình ổn thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Sở Giao thông vận tải

Đảm bảo yêu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu được thông suốt tại các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 (nếu có) đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.

8. Công an tỉnh

Chỉ đạo các phòng chức năng và Công an huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ xác minh, điều tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân; tham gia kiểm tra, giám sát các mặt hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, trên thị trường.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các phòng ban chức năng, bố trí các địa điểm bán hàng bình ổn cho các doanh nghiệp tham gia ở các xã vùng nông thôn, khu đông dân cư, các chợ truyền thống, các khu công nghiệp; đồng thời, thông báo cho Sở Công Thương về nhu cầu tổ chức bán hàng lưu động ở các điểm mới phát sinh để Sở giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa thiết yếu đến phục vụ người dân.

- Chỉ đạo phòng Kinh tế và UBND các xã, phường, thị trấn làm việc với các Ban quản lý, doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh chợ phải tổ chức sắp xếp chợ phục vụ Tết, xây dựng và triển khai kế hoạch hàng hóa thiết yếu tại các chợ truyền thống, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết và gửi báo cáo về Sở Công Thương trước ngày 30/12/2022 để Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền việc bán hàng bình ổn cho nhân dân biết khi doanh nghiệp đưa hàng bình ổn về phục vụ tại địa phương.

- Vận động các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu, chăn nuôi, nông sản trên địa bàn tham gia chương trình bình ổn thị trường giai đoạn Tết Nguyên đán Quý Mão và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới.

- Chỉ đạo cơ quan truyền thông các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân về các điểm bán lưu động, các phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại các xã vùng nông thôn, khu cụm công nghiệp.

Định kỳ ngày 25 hàng tháng các doanh nghiệp tham gia bình n phải báo cáo cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ hàng hóa và ngày 15/02/2023 phải gửi báo cáo tổng kết giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 về Sở Công Thương, Sở Tài chính để có hướng chỉ đạo và giải quyết kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023, Tết Nguyên đán Quý Mão và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT.TU,
TT.HĐND, ĐĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT;
- Sở: CT
, TC, YT, NN-PTNT, TTTT, KHĐT, CA; C.QLTT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH Bình Dương;

- Các DN TG BOTT;
- LĐVP, Tr, TH; web;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dành

 

PHỤ LỤC A

KẾ HOẠCH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 6200/KH-UBND ngày 23/11/2022 của UBND tỉnh Bình Dương)

Giá trị: triệu đồng

STT

Mặt hàng

ĐVT

CO.OP MART 1

CO.OP MART 2

CO.OP FOOD

LOTTE

AEON

AEON CITI MART

GO! Bình Dương

Go! Dĩ An

MM MEGA MARKET

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

I

Lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gạo thơm

Tấn

161

4,800

70

1,400

75

1,500

180

4,500

80

2,960

300

83

1,799

150

3,300

43,673

7,279

2

Nếp

Tấn

9.3

225

6

208

5

173

4

300

10

260

40

1,906

51,204

18

630

3,624

231

3

Lương thực khác

 

 

18,500

 

8,200

 

5,500

 

10,000

 

 

900

 

 

 

 

 

 

II

Thực phẩm tươi sng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thịt heo

Kg

177,778

27,200

51,600

6,192

100,000

12,500

36,500

3,979

350,000

60,900

2,200

262,500

23,754

150,000

18,000

143,994

15,775

5

Thịt bò

Kg

21,132

5,600

6,600

2,310

7,600

1,900

10,950

2,190

100,000

29,126

600

30,375

8,500

40,000

6,800

29,401

5,507

6

Gia cầm

Kg

130,435

9,000

43,000

3,440

12,500

813

43,800

2,409

120,000

13,981

700

203,104

9,110

190,000

9,481

86,797

6,375

7

Kg

1,000,000

9,500

48,000

4,320

6,000

480

25,550

2,440

40,000

5,049

700

248,159

17,567

80,000

5,480

104,439

13,428

8

Trứng gà, vịt

Quả

1,363,636

4,500

360,000

1,440

47,000

174

730,000

2,190

40,000,000

132,000

500

1,735,225

4,061

2,500,000

5,500

105,819

7,355

9

Rau củ quả

Kg

809,524

17,000

216,000

6,480

59,000

1,770

73,000

2,555

600,000

87,379

2,300

1,207,199

23,431

1,700,000

29,750

824,699

26,983

10

Thực phẩm khác

 

 

37,100

 

216

 

200

41,667

5,000

 

 

500

 

 

 

 

 

25,287

11

Thực phẩm CB khác

 

 

2,100

 

900

 

500

36,200

891

 

 

500

 

 

 

 

 

 

III

Thực phẩm CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đường

Kg

226,415

6,000

97,000

2,493

60,000

1,482

60,000

1,800

108,000

2,097

450

187,500

3,956

250,000

6,000

191,011

7,814

13

Sữa

Hộp

82,799

31,000

50,000

16,175

38,000

13,999

900,000

31,500

150,000

43,689

800

50,529

20,533

30,000

7,800

149,512

33,079

14

Bột ngọt

Kg

113,208

7,800

55,000

3,630

45,000

2,970

100,000

6,500

10,000

602

300

389,754

20,354

490,000

19,551

46,664

6,820

15

Dầu ăn

Lít

389,831

23,000

170,000

7,990

145,000

6,525

60,000

3,300

700,000

29,223

550

399,905

13,423

770,000

27,720

103,997

30,022

16

Nước chấm

Lít

211,039

6,500

110,000

4,598

75,000

3,135

300,000

6,000

150,000

14,563

450

626,653

13,961

600,000

21,300

204,323

9,995

17

Bia

Thùng

20,903

7,500

10,000

3,950

10,000

3,950

200,000

72,000

80,000

31,767

700

65,000

20,315

200,000

67,200

232,296

132,684

18

Nước ngọt

Thùng

62,100

13,600

9,000

1,985

8,300

1,742

200,000

38,000

21,600

3,670

550

67,500

10,398

250,000

45,000

661,551

81,994

19

Mì gói

Thùng

 

 

150,000

8,130

100,000

10,300

100,000

10,500

130,000

14,136

1,800

74,345

4,827

350,000

48,965

1,166,408

26,846

20

Bánh, mứt, kẹo

Kg

225,322

21,000

10,000

1,090

95,000

5,149

300,000

33,000

20,000

2,330

1,600

231,445

27,024

1,700 000

52,020

959,903

23,222

21

Thực phẩm công ngh khác

 

 

118,600

 

35,500

 

23,000

 

9,000

 

 

700

 

 

 

 

 

 

IV

Hàng may mặc

 

 

230

 

674

 

 

 

24,000

 

 

 

 

59,584

 

66,940

 

4,082

V

Mặt hàng thiết yếu khác

 

 

185

 

 

 

 

 

49,000

 

 

250

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

370,940

 

121,320.9

 

97,762

 

321,053.1

 

473,732

17,390

 

333,800

 

441,437

 

464,778

 

PHỤ LỤC B

KẾ HOẠCH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU NĂM 2023
(Ban hành kèm theo kế hoạch số 6200/KH-UBND ngày 23/11/2022 của UBND tỉnh Bình Dương)

Giá trị: triệu đồng

STT

Mặt hàng

ĐVT

VINMART MP

VINMART DA

VINMART DA 2

CP DU LỊCH

VISSAN

CÔNG TY CP

Bách Hóa Xanh

BA HUÂN

FEDDY

Tổng giá trị

Slượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Slượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Số lượng

Giá trị

I

ơng thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6,072,635

1

Gạo thơm

Tấn

18

216

21

252

5

60

 

1.6

42

 

 

2,520

54,936

 

 

 

2

Nếp

Tấn

16

272

5

85

1

17

 

0.3

9

 

 

84

2,293

 

 

 

3

Lương thực khác

 

 

1,000

 

900

 

700

 

 

 

 

 

 

500,000

 

 

 

II

Thực phẩm tươi sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thịt heo

Kg

200,000

18,000

200,000

18,000

100,000

9,000

 

43,747

3,541

18,959,000

1,137,540

600,000

64,200

 

400,000

40,000

5

Thịt bò

Kg

21,000

4,830

21,000

4,830

15,000

3,450

 

2,416

395

 

 

300,000

74,700

 

500,000

90,000

6

Gia cầm

Kg

6,000

534

7,500

668

10,000

890

 

26,018

1,356

9,326,000

307,758

347,880

38,963

 

200,000

14,000

7

Kg

800

62

2,000

156

11,000

858

 

 

 

 

 

136,200

6,810

 

 

 

8

Trứng gà, vịt

Quả

600,000

1,800

150,000

450

80,000

240

 

34,500

108.4

116,694,000

282,399

1,131,600

3,621

21,500

1,000,000

3,000

9

Rau cquả

Kg

5,500

193

5,000

175

3,800

133

 

30,000

837

 

 

2,371,200

31,300

 

 

 

10

Thực phẩm khác

 

 

2,500

 

1,800

 

1,700

 

 

 

 

 

 

10,000

 

 

 

11

Thực phẩm CB khác

 

 

1,300

 

1,300

 

1,200

 

 

 

 

 

 

585

 

 

 

III

Thực phẩm CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

12

Đường

Kg

50,000

1,100

32,000

672

5,200

109

 

6,000

130

 

 

280,800

7,020

 

 

 

13

Sữa

Hộp

23,000

805

21,000

735

12,000

420

 

70,139

389

 

 

7,000,000

53,200

 

 

 

14

Bột ngọt

Kg

3,000

195

2,000

130

2,000

130

 

500

30

 

 

1,463,280

98,625

 

 

 

15

Dầu ăn

Lít

31,000

1,240

20,000

800

22,000

880

 

900

60

 

 

750,360

45,022

 

 

 

16

Nước chấm

Lít

21,000

735

20,000

700

21,000

735

 

 

40

 

 

103,320.0

6,034

 

 

 

17

Bia

Thùng

7,800

2,574

3,200

1,056

3,000

990

110,000

40

14

 

 

36,672

13,935

 

 

 

18

Nước ngọt

Thùng

5,200

520

5,000

500

3,000

300

40,000

60

22

 

 

85,152

15,327

 

 

 

19

Mì gói

Thùng

10,000

550

10,000

550

9,000

495

 

300

45

 

 

2,716,380

258,056

 

 

 

20

Bánh, mứt, kẹo

Kg

1,000

250

1,100

275

3,000

750

 

 

62

 

 

72,516

5,076

 

 

 

21

Thực phẩm công nghệ khác

 

 

1,000

 

3,000

 

1,000

 

 

40

 

 

2,424

606

 

 

 

IV

Hàng may mặc

 

 

300

 

600

 

200

 

 

 

 

 

 

504

 

 

 

V

Mặt hàng thiết yếu khác

 

 

300

 

300

 

300

 

 

80

 

 

 

4,944

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

40,276

 

37,934

 

24,557

150,000

 

7,201

 

1,727,697

 

1,295,757

 

 

147,000

 

PHỤ LỤC C

KH BOTT HÀNG HÓA THIẾT YẾU GĐ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 6200/KH-UBND ngày 23/11/2022 của UBND tỉnh Bình Dương)

Giá trị: triệu đồng

STT

Mặt hàng

ĐVT

CO.OP MART 1

CO.OP MART 2

CO-OP FOOD

LOTTE

AEON

AEON CITI MART

GO! BÌNH DƯƠNG

GO! AN

MM MEGA MARKET

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Slượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

I

Lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gạo thơm

Tấn

55

1,639

25

500

28

560

40

1,000

90,000

3,420

60

20

438

50

1,100

11,124

1,766

2

Nếp

Tấn

4

97

1.5

52

3

87

1

75

13,000

351

8

0.9

24

9

315

1,256.0

75

3

Lương thực khác

 

 

6,764

 

5

 

10

 

1,500

 

 

25

0

 

 

 

 

 

II

Thực phẩm tươi sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thịt heo

Kg

53,595

8,200

4,300

516

20,000

2,500

6,750

736

400,000

72,000

500

60,000

5,625

30,000

3,600

27,498

3,079

5

Thịt bò

Kg

6,415

1,700

550

193

900

225

2,250

450

115,000

34,500

120

8,375

2,375

9,000

1,530

7,348

1,356

6

Gia cầm

Kg

39,855

2,750

3,600

288

2,200

143

7,650

421

138,000

16,560

150

43,750

2,000

90,000

4,491

15,532

1,131

7

Kg

263,158

2,500

4,000

360

7,300

584

45,000

4,298

46,000

5,980

135

62,500

4,500

30,000

2,055

2,732

3,142

8

Trứng gà, vịt

Quả

484,848

1,600

30,000

120

11,000

41

112,500

338

50,000,000

170,000

100

435,000

1,063

1,100,000

2,420

19,207

1,103

9

Rau củ quả

Kg

259,524

5,450

18,000

540

85,000

2,550

11,250

394

700,000

105,000

500

250,000

5,000

850,000

14,875

174,490

5,967

10

Thực phẩm khác

 

 

9,275

 

18

 

90

8,333

100

0

 

120

0

 

 

 

 

 

11

Thực phẩm CB khác

 

 

525

 

75

 

270

15,600

384

 

 

110

0

 

 

 

 

 

III

Thực phẩm CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đường

Kg

67,925

1,800

43,200

1,110

40,000

988

10,000

300

124,200

2,484

95

48,750

1,038

60,000

1,440

50,623

1,857

13

Sữa

Hộp

20,700

7,750

25,500

8,249

23,000

8,473

150,000

5,250

172,500

51,750

170

16,875

6,125

11,000

2,860

39,545

11,417

14

Bột ngọt

Kg

32,656

2,250

22,000

1,452

20,000

1,320

34,000

2,210

13,000

806

55

200,000

11,125

120,000

4,788

13,788

1,660

15

Dầu ăn

Lít

110,169

6,500

62,000

2,914

55,000

2,475

10,000

550

805,000

34,615

110

125,000

4,250

220,000

7,920

31,890

6,394

16

Nước chấm

Lít

87,662

2,700

49,500

2,069

45,000

1,881

60,000

1,200

172,500

17,250

83

187,500

4,375

100,000

3,550

48,871

2,389

17

Bia

Thùng

12,542

4,500

2,000

790

3,300

1,304

80,000

28,800

95,000

38,855

150

52,500

16,800

45,000

15,120

67,894

39,596

18

Nước ngọt

Thùng

13,242

2,900

4,500

993

4,200

882

50,000

9,500

25,000

4,375

130

66,250

10 931

50000

9,000

145,426

22,860

19

Mì gói

Thùng

 

 

45,000

2,439

100,000

10,300

10,000

1,050

150,000

16 800

400

105,000

6,875

40,000

5,596

275,938

3,969

20

Bánh, mứt, ko

Kg

134,120

12,500

3,000

327

28,000

1,518

90,000

9,900

25,000

3,000

350

46,250

5,625

810,000

24,786

213,582

7,854

21

Thực phẩm công nghệ khác

 

 

37,100

 

13,600

 

 

 

2,250

 

 

100

 

 

 

 

 

 

IV

Hàng may mặc

 

 

 

 

348

 

 

 

8,000

 

 

 

 

31,250

 

4,515

 

2,348

V

Mặt hàng thiết yếu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

14,000

 

 

40

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

118,500

 

36,957

 

36,199.1

 

92,704

 

577,746

3,511

 

119,418

 

109,961

 

117,963

 

PHỤ LỤC D

KH BOTT HÀNG HÓA THIẾT YẾU GĐ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 6200/KH-UBND ngày 23/11/2022 của UBND tỉnh Bình Dương)

Giá trị: triệu đồng

STT

Mặt hàng

ĐVT

VINMART MP

VINMART DA

VINMART DA 2

CP DU LỊCH

VISSAN

CÔNG TY CP

Bách Hóa Xanh

BA HUÂN

FEDDY

Tổng giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Slượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Số lượng

Giá trị

I

Lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,099,918

1

Go thơm

Tấn

35

420

15

180

3

36

 

0.48

10

 

 

84

1,831

 

 

 

2

Nếp

Tấn

10

170

5

85

1

17

 

0.3

0.4

 

 

3

76

 

 

 

3

Lương thực khác

 

 

1,000

 

1,000

 

800

 

 

 

 

 

3,549

63,886

 

 

 

II

Thực phẩm tươi sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thịt heo

Kg

150,000

15,000

150,000

15,000

60,000

6,000

 

14,900

1,209

3,571,500

214,290

300,000

32,100

15,000

150,000

15,000

5

Thịt bò

Kg

10,000

2,400

8,000

1,920

7,000

1,680

 

702

119

 

 

200,000

49,800

 

250,000

45,000

6

Gia cầm

Kg

7,500

668

6,300

561

3,200

285

 

5,000

256

1,289,000

39,959

150,000

16,800

 

80,000

5,600

7

Kg

1,100

86

2,100

164

1,000

78

 

 

 

 

 

50,000

2,500

 

 

 

8

Trứng gà, vịt

Qu

420,000

1,260

105,000

315

50,000

150

 

14,838

52

10,620,000

25,063

282,000

902

 

400,000

1,200

9

Rau củ quả

Kg

4,500

158

4,000

140

3,300

116

 

500

14

 

 

590,000

7,788

 

 

 

10

Thực phẩm khác

 

 

2,000

 

2,000

 

1,500

 

 

 

 

 

 

3,216

 

 

 

11

Thực phẩm CB khác

 

 

1,500

 

1,500

 

1,000

 

 

 

 

 

 

19,500

 

 

 

III

Thực phẩm CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đường

Kg

25,000

550

31,000

682

2,100

46

 

1,000

22

 

 

9,360

234

 

 

 

13

Sữa

Hộp

15,900

557

15,900

557

7,500

263

 

11,600

65

 

 

2,480,900

18,855

 

 

 

14

Bột ngọt

Kg

2,500

163

2,100

137

1,600

104

 

83

5

 

 

48,776

3,288

 

 

 

15

Dầu ăn

Lít

25,000

1,000

15,500

620

15,500

620

 

150

10

 

 

25,012

1,501

 

 

 

16

Nước chấm

Lít

20,000

700

25,000

875

15,000

525

 

 

10.0

 

 

3,444

201

 

 

 

17

Bia

Thùng

10,000

3,800

10,000

3,800

8,000

3,040

40,000

10

3.6

 

 

150,000

57,000

 

 

 

18

Nước ngọt

Thùng

6,000

1,080

5,000

900

2,100

3,780

22,000

10

3.7

 

 

100,000

18,000

 

 

 

19

Mì gói

Thùng

10,000

2,500

10,000

2,500

8,000

2,000

 

50

7.5

 

 

690,000

65,550

 

 

 

20

Bánh, mứt, kẹo

Kg

30,000

3,000

20,000

2,000

15,000

1,500

 

 

 

 

 

2,417

169

 

 

 

21

Thực phẩm công nghệ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

150

 

 

 

IV

Hàng may mặc

 

 

300

1,500

400

1,000

300

 

 

 

 

 

 

100

 

 

 

V

Mặt hàng thiết yếu khác

 

 

300

2,000

250

3,000

300

 

 

20.0

 

 

 

250

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

38,610

 

35,585

 

24,139

62,000

 

1,816

 

279,312

 

363,697

15,000

 

66,800

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 6200/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu6200/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/11/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 6200/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 6200/KH-UBND 2022 Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán Bình Dương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 6200/KH-UBND 2022 Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán Bình Dương
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu6200/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Dương
                Người kýNguyễn Văn Dành
                Ngày ban hành23/11/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 6200/KH-UBND 2022 Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán Bình Dương

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 6200/KH-UBND 2022 Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán Bình Dương

                            • 23/11/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực