Văn bản khác 707/KH-UBND

Kế hoạch 707/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Luật Thú y trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Nội dung toàn văn Kế hoạch 707/KH-UBND triển khai thi hành Luật Thú y Nghệ An 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 707/KH-UBND

Nghệ An, ngày 26 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

I. Nhng căn cứ để xây dựng Kế hoạch:

Căn cứ Luật thú y s 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015.

n cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật thú y và các Thông tư hưng dẫn thi hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện Công văn số 9205/BNN-TY ngày 09/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thi hành Luật Thú y;

Luật Thú y được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2015 tại khọp thứ 9, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Ngày 15/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị đnh số 35/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thú y và 11 Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nội dung bao gồm về các lĩnh vực: Quy định về phòng chống dịch bệnh động vật, Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Kiểm soát giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; Kiểm tra vệ sinh thú y; Quản lý thuốc thú y...

Đtriển khai Luật Thú y, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan được kịp thi, hiệu quả, thống nhất và đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại các địa phương.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thú y trên địa bàn tỉnh, gồm các nội dung sau:

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Nhằm tuyên truyền phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của Luật Thú y, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật và các Thông tư hướng dẫn để chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan nâng cao nhận thức, trách nhiệm để triển khai, tổ chức, thực hiện trong đời sống xã hội đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi áp dụng của Luật Thú y;

b) Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ban Ngành địa phương tổ chức triển khai thi hành Luật. Ban hành các văn bản thi hành Luật đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, thống nhất đáp ứng yêu cầu thực tiễn;

c) Xác định cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, địa phương trong công tác thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y, góp phần ổn định và phát triển sản xuất chăn nuôi bền vững, thúc đy sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

a) Các Sở, Ban, Ngành phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan liên quan tổ chức, triển khai Luật Thú y đến các đến mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Xác định cụ thể nội dung công việc và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong việc triển khai thi hành Luật.

c) Trong quá trình triển khai phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, Ngành, địa phương; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh.

III. NỘI DUNG

1. Tuyên truyn, ph biến Luật

1.1. Tổ chức hội nghị triển khai Luật Thú y cấp tỉnh:

- Nội dung: Tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung Luật Thú y, các nội dung cơ bản của các văn bản với Luật cho đại diện các Sở, Ban, Ngành, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thành, thị; các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư Pháp;

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh;

- Thời gian thực hiện: 01 ngày (dự kiến Quý 4 năm 2016).

- Báo cáo viên: Lãnh đạo Cục Thú y, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, Lãnh đạo cơ quan thú y cấp tỉnh;

- Thành phần tham dự: Đại diện các Sở, Ban, Ngành, tổ chức chính trị xã hội; Liên minh hp tác xã, cán bộ, công chức, viên chức có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thú y cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp đang đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn.

1.2. Tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Luật Thú y tại cấp huyện:

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tư pháp, Phòng Nông nghiệp và PTNT/ phòng Kinh tế các huyện, thành, thị;

- Cơ quan tham mưu: Phòng Nông nghiệp và PTNT /Phòng Kinh tế phối hợp với Phòng Tư pháp, Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành, thị;

- Thời gian thực hiện: Trong quý 4 năm 2016;

- Thành phần tham dự: Cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thú y ở cấp huyện, xã; Lãnh đạo UBND các xã, thị;

- Báo cáo viên cấp huyện: Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, Lãnh đạo cơ quan thú y cấp tỉnh.

1.3. Tổ chức gii thiệu phổ biến Luật Thú y thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:

- Nội dung:

+) Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền phổ biến những nội dung bản của Luật thú y và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang Website của các Sở, Ban, Ngành đoàn thể và địa phương;

+) Thông qua Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, đưa tin về các hoạt động liên quan đến công tác triển khai Luật thú y. Đăng tải bài viết, bài nghiên cứu về các hoạt động có liên quan đến nội dung được quy định trong Luật; Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực thú y;

- Tổ chức thực hiện:

+) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, chuẩn bị nội dung, tài liệu; phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, địa phương trong tỉnh để thực hiện nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội họp;

+) Sở Thông tin và Truyền thông,n phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Trung tâm Công báo - Tin học) tăng cường tuyên truyền nội dung Luật, và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật, các hoạt động thực hiện liên quan trên cổng thông tin điện tử và Trang thông tin điều hành tác nghiệp tỉnh;

+) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An mở các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu các nội dung, ý nghĩa của Luật, các văn bản chỉ đạo triển khai Luật của Trung ương và của tỉnh;

+ Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân về nội dung, ý nghĩa của Luật.

- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2016 và các năm tiếp theo.

2. Rà soát, sửa đi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương phù hợp với Luật

- Nội dung:

+) Tổ chức rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thú y do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành còn hiệu lực để tham mưu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

+) Rà soát, lập danh mục bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thú y trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định ban hành;

+) Xây dng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyn Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa Luật. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý lĩnh vực thú y trên địa bàn tỉnh.

- Cơ quan thực hiện:

+) Đối với những văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan tham mưu;

+) Đối với những văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2016 và các năm tiếp theo.

3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực thú y:

- Nội dung:

+) Xây dựng Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực thú y; căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí đội ngũ nhân viên thú y xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy định của cấp có thẩm quyền và đáp ứng yêu cầu thực tiễn;

+) Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác quản lý đđáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ với các ngành liên quan để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2016 và các năm tiếp theo.

4. Tổ chức Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Thú y

- Nội dung:

+) Xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra triển khai thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thú y trên địa bàn tỉnh;

+) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thú y của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thú y. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực thú y theo đúng quy định;

+) Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nưc về thú y của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh; làm tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thú y;

+) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin và báo cáo về thi hành Luật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí phục vụ triển khai thực hiện Kế hoạch:

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y lập dự toán trình Sở Tài chính thẩm định, tham mưu y ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao;

- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách cấp huyện trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp các Sở liên quan để tổ chức, triển khai Hội nghị giới thiệu, phổ biến nội dung của Luật Thú y theo kế hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của tỉnh, rà soát các nội dung đã được quy định tại Luật Thú y, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn; xây dựng và tổ chức thực hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế dịch bệnh động vật; bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật, xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, Xây dựng quy hoạch giết mổ động vật tập trung và lập kế hoạch thực hiện việc giết mổ động vật tập trung...

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y rà soát, chun bị các điều kiện về trang thiết bị, nhân lực để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm soát sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc; hành nghề thú y. Kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả triển khai Luật thú y của các địa phương định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo lên UBND tỉnh qua sở Nông nghiệp & PTNT.

2. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn và các địa phương lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo có hiệu quả, đúng quy định; thẩm định và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để tổ chức thực hiện.

3. S Tư pháp

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành liên quan đến công tác Thú y thuộc phạm vi quản lý; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản liên quan để phù hợp với Luật Thú y.

4. S Y tế:

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, phòng chống các bệnh truyền lây giữa động vật và người.

5. S Công thương:

Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y phòng, chng gian lận thương mại, hàng giả và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y lưu thông trên thị trường.

6. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Nghệ An:

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tại biên giới, các cửa khẩu phối hợp với cơ quan Thú y, các ngành liên quan để kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật nhập lậu qua biên giới vào địa bàn tỉnh.

7. Công an tnh:

Chỉ đạo các lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y xử lý nghiêm các trường hp vi phạm trong việc kim dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, cơ sở chăn nuôi làm ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật.

8. S Tài nguyên và Môi trường:

Phi hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan hướng dẫn xử lý các trường hợp vi phạm trong việc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo chất lượng, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc ngoài danh mục, thuốc giả, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc không rõ nguồn gc, xử lý chất thải trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... theo quy định về pháp luật bảo vệ môi trường.

9. S Thông tin và Truyền thông:

Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến Luật Thú y trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đăng tải nội dung có liên quan trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử của tỉnh.

10. Các S, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội:

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để lồng ghép phổ biến Luật Thú y thông qua các hoạt động chuyên môn hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện công tác phổ biến Luật Thú y đến các tổ chức chính trị, xã hội và mọi tầng lp nhân dân.

11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thú y đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

- Ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện thi hành Luật, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Thú y và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật cho các tầng lp nhân dân trên địa bàn;

- Chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát, dự báo, cảnh báo tình hình dịch bệnh động vật;

- Chđạo phòng Nông nghiệp và PTNT / phòng Kinh tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y và UBND cấp xã tập trung triển khai tốt công tác giám sát, báo cáo dịch bệnh, tiêm phòng gia súc, khử trùng tiêu độc; tổ chức kim tra công tác phòng chống dịch tại sở. Đồng thời thực hiện tham mưu kịp thời, có hiệu quả cho UBND cấp huyện về công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn;

- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức có hiệu quả việc quản lý giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, các trang trại, gia trại chăn nuôi, trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- B trí kinh phí cho công tác tuyên truyền phổ biến Luật thú y và nguồn kinh phí dự phòng để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thú y thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các Sở, Ban, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; Để b/c;
- Cục Thú y; Để b/c;
- TT Tnh y, TT HĐND tnh; Để b/c;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
Để b/c;
- PCT NN;
- UBMT Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Báo Nghệ An, Đài PT-TH tỉnh;
- CVP, PVP TC UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, NN (Minh).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đinh Viết Hồng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 707/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu707/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/11/2016
Ngày hiệu lực26/11/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 707/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 707/KH-UBND triển khai thi hành Luật Thú y Nghệ An 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 707/KH-UBND triển khai thi hành Luật Thú y Nghệ An 2016
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu707/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nghệ An
                Người kýĐinh Viết Hồng
                Ngày ban hành26/11/2016
                Ngày hiệu lực26/11/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Kế hoạch 707/KH-UBND triển khai thi hành Luật Thú y Nghệ An 2016

                        Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 707/KH-UBND triển khai thi hành Luật Thú y Nghệ An 2016

                        • 26/11/2016

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 26/11/2016

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực