Văn bản khác 83/KH-UBND

Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và Kết luận 03-KL/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Ninh Bình ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 83/KH-UBND 2017 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Ninh Bình


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THC HIN NGH QUYT S 08-NQ/TW NGÀY 16/01/2017 CA B CHÍNH TR VÀ KT LUN S 03-KL/TU NGÀY 26/6/2017 CA BAN THƯNG V TNH Y V PHÁT TRIỂN DU LCH TR THÀNH NGÀNH KINH TMŨI NHN

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (viết tắt là Nghị quyết số 08-NQ/TW);

Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kết luận số 03-KL/TU ngày 26/6/2017 kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW và Kết luận số 03-KL/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Kết luận số 03-KL/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch của tỉnh nhằm đáp ứng yêu phát triển du lịch trong những năm tới.

2. Yêu cầu

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW gắn với việc thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị Quyết Đại hội XII của Đảng, Chương trình công tác toàn khóa của Tỉnh ủy, Kết luận số 03-KL/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch phải có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đổi mới tư duy phát triển du lịch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã hội, từ đó huy động và phát huy sự tham gia góp sức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng đến phát triển du lịch bền vững; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, mến khách.

Tạo sự đột phá về phát triển sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vng; tăng cường huy động xã hội hóa; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

2. Mc tiêu c thể

Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.

Phấn đấu đến năm 2020 đón 7,5 triệu khách du lịch trở lên (trong đó có 0,8 triệu khách quốc tế); doanh thu du lịch đạt trên 3.000 tỷ đồng. Tạo việc làm cho trên 20.000 người lao động, trong đó trên 6.000 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.

Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Phấn đấu đến năm 2020, tng số khách sạn, khu nghỉ dưỡng từ 3-5 sao là 15-20 khách sạn với 1.500 - 2.000 phòng. Đồng thời quan tâm phát triển nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay).

Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn. Đến năm 2025 cơ bản hoàn chỉnh khu du lịch sinh thái Tràng An, khu công viên động vật hoang dã quốc gia, khu du lịch tổng hợp Kênh Gà-Vân Trình, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch Cồn Nổi...

Phấn đấu đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đến năm 2030 du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Xác định rõ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và có tính văn hóa sâu sắc, có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có cơ chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau (các lớp tập huấn, bồi dưỡng; hội nghị, hội thảo; phương tiện thông tin đại chúng...) nhằm nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường du lịch, góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu du lịch Ninh Bình. Kịp thời khen thưởng động viên các doanh nghiệp, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển du lịch.

2. Cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững trong tình hình mới theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao; ưu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao; nâng cao quy trình phục vụ tại các khu, điểm du lịch; tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng; khai thác sản phẩm làng nghề phục vụ phát triển du lịch; bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch bền vững.

3. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chế, chính sách phát triển du lịch

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch theo định hướng du lịch bền vững, hài hòa gắn với bảo tồn và phát triển. Tăng cường hợp tác công tư để huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển du lịch.

Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển du lịch Ninh Bình. Ưu tiên bố trí vốn và có cơ chế tài chính cho công tác xây dựng quy hoạch, đầu tư nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch. Xây dựng phương án chuyển dần cơ chế thu phí thăm quan sang cơ chế giá dịch vụ, điều chỉnh giá điện, nước cho các cơ sở lưu trú ngang bằng với giá điện, nước sản xuất trong tỉnh.

Hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tạo hành lang pháp lý và định hướng phát triển du lịch toàn tỉnh và từng địa phương.

4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch; đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (điện, nước, giao thông, điểm vui chơi giải trí - mua sắm, internet), hệ thống bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ, nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường chính vào Khu du lịch suối Kênh Gà - Vân Trình (giai đoạn I), tuyến đường Cúc Phương - Bái Đính - Kim Sơn. Tập trung đầu tư các dự án mang tính đột phá có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch như: Khu du lịch sinh thái Tràng An; Công viên văn hóa Tràng An; tuyến du lịch Bái Đính - Đn Trần; Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư; Khu Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế; Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Công viên động vật hoang dã quốc gia tỉnh Ninh Bình; Khu dịch vụ khách sạn cao cấp trung tâm thành phố Ninh Bình; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, các di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An.

Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, các khách sạn có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; hình thành khu mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ, phát triển nhà hàng ăn uống đạt chuẩn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch.

Xây dựng đề án đầu tư khai thác cảnh quan mặt nước và khu vực ven sông Đáy phục vụ vui chơi giải trí về đêm và du thuyền trên sông, khai thác triệt để cảnh quan khu vực lâm viên núi Cánh Điều, sông Vân, núi Thúy thành khu vui chơi tổng hợp có chất lượng cao, phát triển du lịch ở Cồn Nổi và vùng sinh quyển bãi bồi huyện Kim Sơn.

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong du lịch, đưa các loại hình nghệ thuật dân tộc (hát chèo, hát xẩm, hát văn, múa rối nước...) vào phục vụ ở các khu, điểm du lịch, khôi phục một số lễ hội văn hóa dân gian (lễ hội cồng chiêng, hát ru, hát đúm của đồng bào Mường, hát xẩm...) nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp trực tiếp đến với du khách. Khôi phục và nâng cao chất lượng các món ăn truyền thống (thịt dê, cơm cháy, cá rô Tổng Trường, mắm tép Gia Viễn...) của địa phương phục vụ khách du lịch.

5. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Tích cực triển khai thực hiện công tác xã hội hóa trong quảng bá xúc tiến du lịch. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của Ninh Bình nói chung và Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng đối với du khách và các nhà đầu tư; chú trọng kết hợp nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm với các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Ninh Bình, chú trọng xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An bằng chính chất lượng sản phẩm dịch vụ - du lịch, môi trường du lịch an toàn, văn minh, thái độ ứng xử lịch sự, hiếu khách của cộng đồng địa phương.

Đẩy mạnh liên kết, mở rộng hợp tác, phát huy tiềm năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển gắn kết du lịch Ninh Bình với các địa phương trong cả nước và khu vực.

6. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư phát triển du lịch

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tiếp tục nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép hoạt động lữ hành, công nhận loại, hạng các cơ sở lưu trú, cấp thẻ hướng dẫn viên, hỗ trợ hướng dẫn và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Khuyến khích và hướng dẫn các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp.

Có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và hưởng lợi từ du lịch.

7. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch. Cần có chính sách ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực là người dân địa phương phục vụ du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm trong khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo.

Đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm mở rộng quy mô, đa dạng hóa hình thức đào tạo; quan tâm công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, công tác đào tạo lại nguồn nhân lực; khuyến khích xã hội hóa trong hoạt động đào tạo.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về công tác quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề cho lực lượng lao động ngành du lịch. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025.

8. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các huyện, thành phố theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý du lịch; phát huy tốt vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh; tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Bình đảm bảo cầu nối giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước.

Quản lý chặt các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường cảnh quan, đặc biệt là di sản thế giới. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xâm hại đến tài nguyên môi trường cảnh quan du lịch.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành về chất lượng dịch vụ du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị vận chuyển du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu, điểm du lịch; xử lý nghiêm vi phạm quy định của nhà nước đảm bảo tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư phát triển du lịch.

Đảm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch, các điểm tập trung đông du khách. Ngăn chặn, xử lý kịp thời trường hợp đeo bám, chèo kéo khách để bán hàng, chụp ảnh, xin tiền... Thực hiện hiệu quả các Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới Tràng An.

(Có Danh mục các công việc, nhiệm vụ kèm theo)

III. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, nghiên cứu, quán triệt, xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả; Định kỳ 6 tháng, cuối năm các đơn vị lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, gửi Sở Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Du lịch có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; Làm việc với các đơn vị được giao chủ trì các nhiệm vụ để nắm tình hình, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí kinh phí hỗ trợ hàng năm cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ, tổng hợp vào dự toán Ngân sách hàng năm, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị tổng hợp, đề xuất giải pháp gửi Sở Du lịch nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo./

 


Nơi nhận:
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Các Ban Đảng;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP 2,4,5,6.
ZH/

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Đinh Chung Phụng

 

DANH MỤC

CÁC CÔNG VIỆC, NHIỆM VỤ
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 14/8/2017 của UBND tỉnh)

I. Đi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch

TT

Nhiệm vụ công vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Giai đoạn thực hiện, hoàn thành

Ghi chú

1

Phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết 08-NQ/TW và các chiến lược, chính sách, pháp luật về du lịch đến các cấp ủy Đảng, sở, ban, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; đặc biệt là quan điểm mới của Đảng về vị trí, vai trò động lực của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Các Sở: Du lịch, Thông tin & Truyền thông; Báo Ninh Bình; Đài PT-TH Ninh Bình; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

2

Xây dựng kế hoạch và triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch bền vững, bảo vệ di sản, kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa, văn minh du lịch.

Sở Du lịch

Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hội Nông dân tỉnh; Hội phụ nữ tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

3

Tham mưu lồng ghép kiến thức về du lịch, về di sản, định hướng nghề du lịch trong một số bài học, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Du lịch; UBND các huyện, thành phố

Từ năm học 2018- 2019

 

4

Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quy chế bảo vệ Di sản

Sở Du lịch

Các Sở: Du lịch, Thông tin & Truyền thông; Báo Ninh Bình; Đài PT&TH Ninh Bình; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp du lịch

Thường xuyên

 

II. Cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững trong tình hình mới theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

1

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch theo hướng tập trung nguồn lực xây dựng các khu du lịch trọng điểm

Sở Du lịch

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; UBND các huyện, thành phố

2018-2025

 

2

Tham mưu xây dựng đ án đu tư khai thác sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để phục vụ khách du lịch

Sở Du lịch

Sở Văn hóa và Thể thao; UBND các huyện, thành phố; Hiệp hội du lịch; các doanh nghiệp du lịch

2018-2025

 

3

Xây dựng kế hoạch đảm bảo ANTT, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh

Công an tỉnh

Các Sở: Du lịch, Y tế, Công thương, Tài nguyên & Môi trường; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

III. Ban hành các chế, chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

1

Tham mưu, đề xuất chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch nhất là cơ chế hỗ trợ phát triển, hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí chất lượng cao, phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch Ninh Bình

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở: Du lịch, Công thương; UBND các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp du lịch

2018-2020

 

2

Ưu tiên bố trí vốn và có cơ chế tài chính cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch và xây dựng đề án thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính

Các Sở: Du lịch, Tài nguyên & Môi trường, Xây dựng; UBND các huyện, thành phố

Theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm

 

3

Xem xét, đề xuất chuyển đổi cơ chế phí tham quan sang cơ chế giá dịch vụ; tăng cường công tác quản lý phí, lệ phí và giá dịch vụ

Sở Tài chính

Sở Du lịch, Cục thuế tỉnh và các đơn vị có liên quan

Hằng năm

 

4

Nghiên cứu, đxuất chính sách phù hợp về thuế sử dụng đất và tin thuê đất đối với các dự án du lịch

Sở Tài nguyên và Môi Trường

Các Sở: Du lịch, Tài chính; UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

5

Quản lý thu thuế, phí trong hoạt động du lịch

Cục Thuế tỉnh

Các Sở: Du lịch, Tài chính; UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp du lịch

Hằng năm

 

6

Hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết các khu du lịch; trên địa bàn tỉnh và quản lý chặt chẽ các quy hoạch đã được phê duyệt

 

 

 

 

-

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Sở Du lịch

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố

2017-2018

 

-

Quy hoạch chi tiết Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình

Sở Du lịch

UBND thành phố Ninh Bình; các sở, ngành liên quan

2020

 

-

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái Vân Long

Sở Du lịch

UBND huyện Gia Viễn; các sở, ngành có liên quan

2018-2020

 

-

Quy hoạch chi tiết Khu du lịch: Vườn quốc gia Cúc Phương

Sở Du lịch

Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương; UBND huyện Nho Quan; các sở, ngành liên quan

2019-2020

 

-

Quy hoạch chi tiết khu du lịch nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn

Sở Du lịch

Các sở, ngành liên quan; UBND huyện Kim Sơn

2021-2022

 

7

Hoàn thiện Đề án chuyển đổi mô hình quản lý Khu du lịch sinh thái Vân Long

Sở Du lịch

UBND huyện Gia Viễn và các sở, ngành, đơn vị liên quan

2017-2018

 

IV. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

1

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường chính vào Khu du lịch suối Kênh Gà - Vân Trình (giai đoạn I), tuyến đường Cúc Phương - Bái Đính - Kim Sơn.

- Tập trung đầu tư các dự án mang tính đột phá có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch của tỉnh như: Quần thể Danh thắng Tràng An; Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cố đô Hoa Lư; Khu Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế; Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Công viên động vật hoang dã quốc gia; Khu dịch vụ khách sạn cao cấp trung tâm TP Ninh Bình; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Du lịch; Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp du lịch

2017-2025

 

2

Huy động và tìm kiếm nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế để thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường gắn với phát triển du lịch trong khu Di sản.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Sở: Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; các doanh nghiệp và nhà đầu tư

Hằng năm

 

3

Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng Tràng An trở thành khu du lịch quốc gia

Sở Du lịch, DNXD Xuân Trường

Các sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố trong khu di sản và các đơn vị liên quan

2018-2022

 

4

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hình thành khu vui chơi giải trí hiện đại để phục vụ khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch.

Sở Du lịch

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương; các đơn vị có liên quan

2020 - 2025

 

5

Lựa chọn khu mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ, phát triển nhà hàng ăn uống đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố Ninh Bình

Sở Công Thương

Sở Du lịch, UBND các huyện, thành phố

2018-2020

 

6

Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng khách sạn có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở: Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố

2017-2020

 

7

Nâng cao chất lượng tour, tuyến du lịch, xây dựng và dựa vào khai thác các tuyến du lịch mới

DN xây dựng Xuân Trường và Sở Du lịch

Các sở, ngành có liên quan

 

Từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa

+ Tuyến Tràng An- Mắt Rồng

2020

+ Tuyến Tràng An - Trường Sinh

2020

+ Tuyến Bái Đính - Đền Trần

2018-2019

+ Tuyến Tam Cốc - Tràng An (Suối Tiên)

2018-2019

+ Các tuyến thăm quan Bái Đính và khu sinh thải Tràng An về đêm.

DN xây dựng Xuân Trường và Sở Du lịch

Các sở ngành có liên quan

2018-2019

Từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa

8

Xây dựng đề án đầu tư khai thác cảnh quan mặt nước và khu vực ven sông Đáy phục vụ vui chơi giải trí về đêm và du thuyền trên sông

UBND thành phố Ninh Bình

Sở Du lịch; các sở, ngành, đơn vị liên quan

2019-2025

 

9

Xây dựng đề án khai thác cảnh quan khu vực lâm viên núi Cánh Diều, sông Vân, núi Thúy thành khu vui chơi tổng hợp có chất lượng cao

UBND thành phố Ninh Bình

Sở Du lịch; các sở, ngành, đơn vị liên quan

2020 - 2025

 

10

Xây dựng đề án phát triển du lịch ở Cồn Nổi và vùng sinh quyển bãi bồi Kim Sơn

UBND huyện Kim Sơn

Sở Du lịch; các sở, ngành, đơn vị liên quan

2020 - 2025

 

11

Đẩy mạnh các hoạt động Văn hóa trong du lịch, đưa hát Chèo, hát Xẩm, hát Văn, múa Rối nước vào phục vụ ở các điểm du lịch, tua du lịch

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Du lịch; UBND các huyện, thành phố liên quan

Thường xuyên

 

12

Khôi phục một số lễ hội văn hóa dân gian như: Lễ hội Cồng Chiêng, hát Ru, hát Đúm của đồng bào Mường nhm đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Du lịch; UBND các huyện, thành phố liên quan

Thường xuyên

 

13

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao gn với du lịch và xây dựng nông thôn mới

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Du lịch; UBND các huyện, thành phố liên quan

Thường xuyên

 

14

Khôi phc và nâng cao chất lượng các món ăn truyền thống của địa phương phục vụ khách du lịch

Sở Công Thương

Sở Du lịch; Sở Y tế; UBND các huyện, thành phố liên quan

Thường xuyên

 

V. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch

1

Xây dựng kế hoạch, tổ chức và triển khai quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, truyền hình, internet, đặc biệt tại các hội chợ, triển lãm trong nước, quốc tế

Sở Du lịch

Hiệp hội du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch

Hằng năm

 

2

Xây dựng, triển khai Đề án năm du lịch quốc gia 2020 tại Ninh Bình

Sở Du lịch

Sở VH, TT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố; Hiệp hội du lịch; Doanh nghiệp du lịch trong tỉnh và các đơn vị liên quan

- Năm 2017 xây dựng dự thảo Đề án

- Từ năm 2018- 2020 triển khai các hoạt động tổ chức năm du lịch quốc gia

 

3

Xây dựng kế hoạch tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch, di sản trên các biển quảng cáo tấm lớn tại các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh

Sở Du lịch

Hiệp hội du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch

2018-2019

 

4

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá và quản lý du lịch; chủ động cung cấp thông tin và tương tác với khách du lịch

Sở Du lịch

Hiệp hội du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch

Thường xuyên

 

5

Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao; đẩy mạnh xã hội hóa các chương trình, sự kiện, lễ hội đẳng cấp quốc tế phục vụ quần chúng nhân dân và du khách; đề xuất kế hoạch tổ chức các sự kiện lễ hội văn hóa và thể thao định kỳ hàng năm

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Du lịch; Hiệp hội du lịch, các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

6

Tổ chức đón các hãng lữ hành, báo, đài truyền nh; đoàn làm phim trong nước và quốc tế đến Ninh Bình nghiên cứu, khảo sát xây dựng các chương trình du lịch, các bộ phim giới thiệu cho khách du lịch

Sở Du lịch

Các đơn vị kinh doanh du lịch

Thường xuyên

 

7

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển, quảng bá du lịch Ninh Bình (đặc biệt là quảng bá Di sản Quần thể danh thắng Tràng An) với các địa phương trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng và các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Du lịch

Các đơn vị kinh doanh du lịch

Thường xuyên

 

8

Tổ chức nghiên cứu xuất bản các ấn phẩm: tập gấp, sách cẩm nang du lịch, quà lưu niệm, băng đĩa, tranh ảnh, phim quảng bá du lịch, di sản... tuyên truyền giới thiệu du lịch Ninh Bình

Sở Du lịch

Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Thường xuyên

 

9

Xây dựng chiến lược quảng bá, kết nối các chương trình du lịch liên vùng, liên tỉnh và kết nối các khu Di sản thế giới ở Việt Nam với các khu di sản thế giới trên phạm vi toàn cầu theo chủ đề nhm quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của các tỉnh

Sở Du lịch

Hiệp hội du lịch Ninh Bình; các đơn vị lữ hành; các khu di sản thế giới tại Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

VI. Tạo môi trường thuận li cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch

1

Tiếp tục nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép hoạt động lữ hành, công nhận hạng sao các cơ sở lưu trú, cấp thẻ hướng dẫn viên, hỗ trợ hướng dẫn và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp

Sở Du lịch

UBND các huyện, thành phố; Hiệp hội du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch

Hng năm

 

2

Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch; chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp du lịch

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở: Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp du lịch

Hằng năm

 

3

Tăng cường, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp phát huy tốt vai trò trong phát triển du lịch

Hiệp hội du lịch

Các Sở: Du lịch, Nội vụ; các doanh nghiệp du lịch và đơn vị liên quan

Hằng năm

 

VII. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

1

Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch NB giai đoạn 2020-2030

Sở Nội vụ

Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan

2019-2020

 

2

Tham mưu, bổ sung đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên môn cao cho Sở Du lịch, các huyện, thành phố nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện công tác quản lý du lịch trong tình hình mới

Sở Nội vụ

Sở Du lịch; UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

3

Áp dụng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) và Bộ tiêu chuẩn năng lực chung ASEAN

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Sở Du lịch; doanh nghiệp du lịch và các đơn vị liên quan

Hằng năm

 

4

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động du lịch; các doanh nghiệp du lịch; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về khảo cổ học, địa chất địa mạo, quản lý di sản, ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An và UBND các huyện, thành phố trong khu di sản

Sở Du lịch

Các Sở: Nội vụ, Tài chính; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp du lịch

Hằng năm

 

5

Tổ chức các lớp bi dưỡng ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh và đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ về du lịch cho đội ngũ quản lý, lao động làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch

Sở Giáo dục đào tạo

Các Sở; Nội vụ, Du lịch và các đơn vị có liên quan

Hằng năm

 

6

Khai thác và thu hút các dự án, nguồn vốn hỗ trợ đào tạo từ các tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo tồn di sản thế giới và phát triển du lịch

Sở Du lịch

Văn phòng UBND tỉnh; Các Sở: Văn hóa và Ththao, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính

Hằng năm

 

VIII. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch

1

Tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành về thực hiện các quy định của nhà nước trong hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu điểm du lịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Sở Du lịch

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

2

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là mùa du lịch cao điểm

Công an tỉnh

Các Sở: Du lịch, Giao thông Vận tải; Doanh nghiệp du lịch và các đơn vị liên quan

Hằng năm

 

3

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

Sở Y tế

Sở Du lịch; Các sở, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

4

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch và các tuyến giao thông

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Du lịch; Ban quản lý các khu, điểm du lịch; UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

5

Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch

 

 

 

 

-

Tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy chế quản lý Nhà nước về bảo tồn di sản và phát triển du lịch

Sở Du lịch

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp du lịch trong khu di sản

Hằng năm

 

-

Xây dựng dự án xác định tọa độ, cắm mốc giới phân định ranh giới vùng lõi và vùng đệm khu di sản

Sở Du lịch

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp du lịch trong khu di sản

2018-2020

 

-

Tổ chức, khảo sát, nghiên cứu, thăm dò, khai quật các di tích khảo cổ học, nghiên cứu về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học (trong khu di sản thế giới)

Sở Du lịch

Cục Di sản văn hóa (Bộ VH,TT&DL); Viện Khảo cổ học; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; Đại học Queen, Cambridge (Vương quốc Anh); Sở Văn hóa và Thể thao

Hằng năm

 

-

Tổ chức Hội nghị tham vấn quốc tế về Kế hoạch quản lý các hoạt động du lịch trong khu di sản. Tổ chức Hội thảo về quản lý, bảo tồn các di tích khảo cổ học

Sở Du lịch

Cục Di sản VH; Tổng cục DL; Viện Khảo cổ học; Viện Khoa học, Địa chất và Khoáng sản; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Xây dựng; Sở TN&MT; UBND các xã, huyện, TP trong khu Di sản

Hằng năm

 

-

Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi xâm hại tới di sản và tài nguyên du lịch

Sở Du lịch

UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành liên quan

Hằng năm

 

6

Xây dựng Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động trở thành điểm sáng về văn minh, văn hóa và an toàn

UBND huyện Hoa Lư

Sở Du lịch; Công an tỉnh; Các sở, ngành liên quan, các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch

2017-2020

 

7

Rà soát, lắp đặt bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông, biển chỉ dẫn vào các khu, điểm du lịch để đảm bảo thuận tiện cho các hoạt động du lịch

Sở Giao thông Vận tải

Sở Du lịch, UBND các huyện, thành phố

Hằng năm

 

8

Thực hiện công tác thống kê du lịch

Cục Thống kê

Sở Du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch

Hằng năm

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 83/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu83/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/08/2017
Ngày hiệu lực14/08/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 83/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 83/KH-UBND 2017 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Ninh Bình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 83/KH-UBND 2017 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Ninh Bình
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu83/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Bình
                Người kýĐinh Chung Phụng
                Ngày ban hành14/08/2017
                Ngày hiệu lực14/08/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Kế hoạch 83/KH-UBND 2017 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Ninh Bình

                        Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 83/KH-UBND 2017 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Ninh Bình

                        • 14/08/2017

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 14/08/2017

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực