Văn bản khác 85/KH-UBND

Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2018 thực hiện trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Nội dung toàn văn Kế hoạch 85/KH-UBND 2018 trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Hải Phòng


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khoán rừng vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông, lâm nghip Nhà nước; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm phát thải nhà kính thông qua hạn chế mt và suy thoái rừng; bảo tn, nâng cao trữ lượng các - bon và qun lý bền vững tài nguyên rừng; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghtrực tuyến toàn quốc về “tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và gii pháp thực hiện trong thời gian tới”.

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Hi Phòng, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phn kinh tế, các tchức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng; nâng cao chất lượng rừng, gia tăng tích lũy các bon, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển rừng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập ci thiện đời sống cho người dân, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, đảm bo an ninh, quốc phòng.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; nghiêm cm khai thác rng trái phép, ln chiếm rừng; mua bán, ct trữ, vận chuyn lâm sản trái với các quy định của Nhà nước. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các xã, phường, thị trn (nơi có rừng và đất lâm nghiệp), các ngành liên quan, các chrừng, khc phục những hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, thiết lập kỷ cương trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Phân công trách nhiệm thực hiện Kế hoạch cụ thể cho các cấp, sở, ngành thành phố, các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Rà soát, đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất, rừng đã giao, đề xuất phương án giao khoán theo quy định của pháp luật.

- Xác định diện tích các loại rừng, đất quy hoạch cho lâm nghiệp, diện tích biến động của từng loại rừng, từng chủ rừng nhằm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phục vụ cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng.

2. Yêu cầu

- Thủ trưởng các Sở, ngành thành phố, các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận, xã, phường, thị trấn có rừng; các tổ chức cá nhân là chủ rừng nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thuộc phạm vi, quyền hạn và thẩm quyền được giao.

- Tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng yếu; phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết, nghiêm minh đúng pháp luật các hành vi vi phạm, phải tp trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan, ban, ngành được phân công thực hiện nhiệm vụ đề ra.

- Kế hoạch phải bảo đảm mang tính khả thi cao, thống nhất, đồng bộ từ thành phố đến cơ sở và được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

II. Trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của các cấp, ngành

1. Ủy ban nhân dân huyện, quận liên quan

a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn theo thẩm quyền.

c) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

d) Huy động, chỉ đạo các phòng chuyên môn và đơn vị có liên quan (công an, bộ đội, kim lâm, các tđội xung kích bảo vệ rng) trên địa bàn kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.

Thời gian thực hiện: Hàng năm

đ) Chủ trì, tổ chức thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng gắn liền với việc giao đất, thuê đất và thu hồi đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện việc giao đất, giao rừng, cụ th:

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng theo thẩm quyền đối với trường hợp đã được giao đất, thuê đất lâm nghiệp có rừng hoặc công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, thuê rừng.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan lập và tổ chức thực hiện phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng và giải quyết việc quản lý diện tích rừng thu hồi theo quy định của pháp luật; gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồ sơ phương án bồi thường, thu hi rừng.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ địa chính đối với trường hợp đã được giao rừng, thuê rừng nhưng chưa được giao đất, thuê đất lâm nghiệp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận, để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất đang sử dụng theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải tổ chức rà soát, thu hồi diện tích đất đã giao trong phạm vi quy hoạch Vườn quốc gia Cát Bà, đề xuất bàn giao cho Vườn Quốc gia Cát Bà quản lý theo quy định.

Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2019

e) Chỉ đạo triển khai thực hiện thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, cụ thể:

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thng kê rừng, kim kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

f) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.

g) Triển khai thực hiện nghiêm Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ, cụ thể:

- Rà soát các cơ sở chế biến gỗ, kinh doanh lâm sản theo quy định, đình chỉ các cơ sở vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, xoá bỏ những tụ điểm kinh doanh, buôn bán gỗ, lâm sản trái pháp luật.

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang các mục đích khác theo thẩm quyền.

- Kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ, không để thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng, nhưng cũng không để lợi dụng khai thác ngoài khu vực cho phép.

- Tổ chức rà soát, kiến nghị đình chỉ, thu hồi các dự án vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để trục lợi theo thẩm quyền.

- Kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, khi thực hiện các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng.

h) Chủ động bố trí ngân sách của địa phương và huy động các nguồn vốn hp pháp khác để thực hiện cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

i) Lập kế hoạch, rà soát, kiểm tra các dự án có toàn bộ hoặc một phần diện tích nằm trong rừng, đất rừng đã được quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn. Hướng dn, yêu cu các cá nhân, tổ chức là chủ dự án thực hiện nghiêm việc trng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

k) Quản lý các công trình lâm sinh trên địa bàn

- Chỉ đạo phòng chức năng chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh thuộc Dự án do cấp huyện, cấp xã quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.

- Thực hiện các quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các dự án do mình quyết định đầu tư.

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các công trình lâm sinh trên địa bàn; chỉ đạo tiếp nhận bàn giao công trình lâm sinh trên địa bàn và đề xuất giải pháp bảo vệ và giải pháp kthuật lâm sinh cho giai đoạn tiếp theo để lập qui hoạch, kế hoạch bảo v và phát triển rừng của các chủ rừng.

Thời gian thực hiện: Hàng năm

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc đxảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn liên quan

a) Thực hiện nghiêm Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ, Thông báo số Thông báo s511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Lập quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó.

c) Tổ chức rà soát diện tích rừng hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức giao, cho thuê cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện: Năm 2018-2019

d) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn, cụ thể:

- Chỉ đạo chủ rừng kê khai sliệu thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi din biến rừng, đất lâm nghiệp; kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng đối với những diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do mình trực tiếp quản lý

- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan kiểm lâm kết quả thống kê rừng, kim kê rừng, theo dõi din biến rừng và đất lâm nghiệp.

đ) Tổ chức hoạt động có hiệu quả các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng ct là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; giải quyết tranh chấp về rừng; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.

e) Hàng năm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng theo thm quyền.

f) Lập kế hoạch, rà soát, kiểm tra các dự án có toàn bộ hoặc một phần diện tích nằm trong rừng, đất rừng đã được quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn. Hướng dẫn, yêu cầu các cá nhân, tổ chức là chủ dự án thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

g) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật; tiếp nhận, bàn giao đối với các công trình lâm sinh trên địa bàn, tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố:

- Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018, giai đoạn 2018-2020; tổ chức, triển khai công tác bảo vệ rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; tổng hợp kết quả thống kê theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, báo cáo theo quy định.

Thời gian thực hiện: Năm 2018

- Chỉ đạo việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng tổng thể gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố; hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, thuê đất lâm nghiệp có rừng hoặc công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, thuê rừng.

Thời gian thực hiện: Năm 2018- 2019

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện thống kê, kiểm kê, theo dõi din biến rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương. Phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp của thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

- Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quy định tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ; chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng thay thế đi với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đình chỉ thu hi các dự án vi phạm pháp luật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng chủ trương cải tạo rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng để trục lợi; đng thời xử lý trách nhiệm bồi thường giá trị tài nguyên rừng.

- Chỉ đạo và tổ chức kim điểm, xử lý nghiêm các chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, tổ chức ngăn ngừa hành vi phá rừng.

b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong trong việc tổ chức thực hiện khoán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây ăn quả lâu năm, diện tích mặt nước theo quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ.

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất gắn với việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng.

d) Chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các dự án đã hoàn thành; không giải quyết ngoại lệ về miễn, giảm, chậm thực hiện trách nhiệm trng rừng thay thế đi với dự án mới.

Thời gian thực hiện: Hàng năm

đ) Quản lý các công trình lâm sinh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy kiểm lâm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 11901/VPCP-TCCV ngày 07/11/2017.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ nguồn vốn đầu tư công thực hiện các Dự án đầu tư phát triển rừng; xem xét nhu cầu đầu tư, nguồn vốn triển khai các dự án phát triển rừng; thẩm định Báo cáo đề xuất đầu tư các dự án theo Luật Đầu tư công.

- Chủ trì tổng hợp, cân đối kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm trong công tác bảo vệ phát triển rừng, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố.

7. Công an thành phố

a) Chỉ đạo lực lượng công an các quận, huyện phối hợp với cơ quan kiểm lâm cùng cấp và lực lượng liên ngành ở địa phương truy quét, xoá bỏ các tụ điểm khai thác, buôn bán, vn chuyển trái phép lâm sản, săn bắt, buôn bán, vận chuyn trái phép động vật hoang dã.

b) Chỉ đạo đu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản. Chỉ đạo việc điều tra, xác minh nguyên nhân và các đối tượng nh vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; trực tiếp điều tra hoặc tiếp nhận vic điều tra và xử lý theo thẩm quyền các tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

c) Chỉ đạo, huy động lực lượng thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng.

Thời gian thực hiện: Hàng năm

8. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố

a) Thẩm định, kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị chủ rừng, các t, đội qun chúng chữa cháy rừng cơ sở;

b) Thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng; xác định nguyên nhân cháy rừng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

c) Chỉ đạo, huy động lực lượng thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng.

Thời gian thực hiện: Hàng năm

9. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng thành phố

a) T chc quán triệt cho toàn thcán bộ, chiến sĩ thuộc thẩm quyền quản lý, lực lượng dự bị và lực lượng dân quân tự vệ nhận thức đy đủ trách nhiệm của lực lượng vũ trang tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

b) Tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền phối hợp cùng cơ quan kim lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, buôn bán lâm sản trái pháp luật trên địa bàn đơn vị quản lý.

c) Tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, xử lý các trường hp cản trở, chng lực lượng bảo vệ rừng trong thi hành công vụ

Thời gian thực hiện: Hàng năm

10. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; mở các chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng đưa tin về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; đăng tin, bài biểu dương người tt, việc tt trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, trong việc phê phán các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng;

b) Tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thời gian thực hiện: Hàng năm

11. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước và hướng dẫn các doanh nghiệp thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

b) Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuê môi trường rừng, trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư.

12. Vườn Quốc Gia Cát Bà

a) Tổ chức thực hiện đầy đtrách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao theo đúng quy định pháp luật; bảo toàn vn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới được giao.

b) Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn bắt, bẫy động vật rừng, biển trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

c) Tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên diện tích được giao báo cáo theo quy định.

d) Triển khai các hoạt động nhằm giảm mất rừng suy thoái rừng, nhằm bảo tồn, tăng cường trữ lượng các bon và quản lý rừng bền vững theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng.

đ) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác khoán và tổ chức thực hiện khoán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây ăn quả lâu năm, diện tích mặt nước theo quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ.

Thời gian thực hiện: Hàng năm

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao trong kế hoạch này, Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có rừng căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng kế hoạch cụ thể để khai nhiệm vụ được giao.

2. Kế hoạch này được quán triệt, triển khai đến cấp xã có rừng và chủ rừng.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Định kỳ ngày 20 của tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các sở, ngành: NN và PTNT, TNMT
, Nội vụ, CATP, BCH BĐBPHP, BCH QSTP, KHĐT, CSPCCCTP;
- TTXTĐTTMDL;
- UBND các quận, huyện: KA
, HA, DK, ĐS, TL, KT, TN, CH, BLV, AL;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Phòng: NN và TNMT, KTGS

- CV: NN;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hà

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 85/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu85/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/03/2018
Ngày hiệu lực23/03/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 85/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 85/KH-UBND 2018 trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Hải Phòng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 85/KH-UBND 2018 trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Hải Phòng
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu85/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hải Phòng
                Người kýPhạm Văn Hà
                Ngày ban hành23/03/2018
                Ngày hiệu lực23/03/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 85/KH-UBND 2018 trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Hải Phòng

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 85/KH-UBND 2018 trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Hải Phòng

                      • 23/03/2018

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 23/03/2018

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực