Nội dung toàn văn Kế hoạch 95/KH-UBND 2018 hành động tăng trưởng xanh Kiên Giang 2020 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/3/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
- Tăng trưởng xanh là nội dung cơ bản không thể tách rời trong các chủ trương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của Kiên Giang, là cơ sở và sự thể hiện quyết tâm của địa phương trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tăng trưởng xanh được thực hiện dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng xanh được thực hiện bởi con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường và tiêu dùng bền vững.
- Tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, đưa kinh tế Kiên Giang từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của tỉnh Kiên Giang.
- Các hoạt động tăng trưởng xanh của tỉnh phải bảo đảm đạt được sự kết hợp giữa yêu cầu trước mắt với lợi ích lâu dài, có những bước đi thích hợp, cụ thể, với những đột phá và trật tự ưu tiên được xác định rõ, nhưng vẫn có thể điều chỉnh được cho phù hợp với tình hình, hoàn cảnh mới; có tính đến các mối quan hệ liên ngành, liên vùng, đáp ứng yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm cả trong tỉnh và ở tầm quốc gia.
- Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh phải được xác định với sự tham gia của các bên liên quan, đảm bảo tính khả thi về nguồn lực và thời gian, đảm bảo khả năng kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện. Trong Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh, vai trò của các bên liên quan bao gồm cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và của cộng đồng người dân được xác định rõ.
II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, hỗ trợ phát triển kinh tế nhanh và bền vững, với trọng tâm là hướng đến nền kinh tế các - bon thấp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, làm giàu vốn tự nhiên, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo hướng xanh hóa; cải thiện các vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng cảnh quan; xây dựng lối sống thân thiện với môi trường; nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Giảm phát thải khí nhà kính:
- Đến năm 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường là 3,3% tương đương 730 nghìn tấn CO2 tương đương;
- Đến năm 2025: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường là 21,2% tương đương 5,5 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó mức giảm tự nguyện khoảng 9,1%, và 12,1% còn lại là mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc gia và/hoặc quốc tế;
- Đến năm 2030: Căn cứ vào kết quả thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của giai đoạn trước tại Kiên Giang và trên cả nước để xác định các mục tiêu cụ thể.
2. Xanh hóa sản xuất:
Hình thành và phát triển cơ cấu “kinh tế xanh” trên cơ sở đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra giá trị gia tăng lớn, các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao.
- Đến năm 2020:
+ Duy trì 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 80% khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 50% làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn đạt yêu cầu.
+ 60% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó 50% các cơ sở áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
+ Nâng mức đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên lên đạt 3 - 4% GDP.
- Đến năm 2030:
+ Duy trì 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ 90% khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 70% làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn đạt yêu cầu.
+ 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ 100% cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc sử dụng trang thiết bị giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng.
3. Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững:
Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tạo nhiều việc làm xanh từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn; cải thiện môi trường sống và phong cách sinh hoạt của cư dân.
- Đến năm 2020:
+ 60% số xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới.
+ 100% chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ 90% chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý, trong đó 85% được tái sử dụng hoặc tái chế.
+ 70% chất thải rắn nông thôn và 80% chất thải rắn từ các làng nghề được thu gom, trong đó 50% được tái sử dụng, tái chế hoặc tái sản xuất làm phân bón.
+ 90% chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 75% được tái chế hoặc tái sử dụng.
+ 90% chất thải rắn công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
+ 80% các đô thị có cơ sở tái chế chất thải rắn thực hiện việc phân loại chất thải rắn tại nguồn.
+ 50% bùn bể phốt tại các đô thị loại II và 30% bùn bể phốt của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn môi trường.
+ Giảm 70% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ dân sinh so với năm 2010.
+ 80% dân cư, có kiến thức cơ bản về ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu.
+ 100% đô thị có diện tích cây xanh đạt tiêu chuẩn.
+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%.
+ 90% tổng số dân đô thị được sử dụng nước sạch, 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
- Đến năm 2030:
+ 100% tổng số hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh.
+ Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đô thị đạt 90% tổng diện tích lưu vực thoát nước.
+ Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đạt 70%; phấn đấu để 100% các đô thị có cơ sở tái chế chất thải rắn thực hiện việc phân loại chất thải rắn tại nguồn; 95% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý, trong đó 90% được tái sử dụng hoặc tái chế.
+ 100% chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch.
+ 80% chất thải rắn nông thôn và 95% chất thải rắn từ các làng nghề được thu gom, trong đó 60% được tái sử dụng, tái chế hoặc được tái sản xuất làm phân bón.
+ 95% chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 80% được tái chế hoặc tái sử dụng.
+ 100% chất thải rắn công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
+ Giảm 95% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ dân sinh so với năm 2020.
+ 100% dân cư có kiến thức cơ bản về ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu.
+ 100% đô thị có diện tích cây xanh đạt tiêu chuẩn.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực và thể chế:
- Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành của tỉnh, nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các mục tiêu, định hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu và đề xuất điều chỉnh, bổ sung.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, giữa các thành viên thuộc bộ máy quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện tăng trưởng xanh nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế đang ngày càng đa dạng và phức tạp.
- Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực (trong nước và quốc tế) cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030.
- Đẩy mạnh hợp tác, tài trợ quốc tế đa phương và song phương về xây dựng mô hình phát triển xanh, mô hình sinh thái, phát triển nguồn nhân lực cho tăng trưởng xanh. Chú trọng liên kết phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh với phát triển khoa học, công nghệ của vùng và khu vực.
- Tăng cường việc trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng tăng trưởng, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn.
- Xây dựng các tiêu chí khung hoặc phương án theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh.
2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức:
- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền vận động và thông tin về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng giao thông công cộng, ứng dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, của cộng đồng về Chiến lược tăng trưởng xanh.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực phục vụ thực hiện chiến lược phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
- Quan tâm tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã.
- Nghiên cứu, lựa chọn, lồng ghép các nội dung giảng dạy hoặc tổ chức sinh hoạt ngoại khóa về tăng trưởng xanh, công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững... vào các cấp học, bậc học phù hợp.
- Phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về tăng trưởng xanh, về cách phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, chú trọng việc tăng cường ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết của các chủ doanh nghiệp, chủ dự án ở các khu đô thị về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đăng ký chủ nguồn thải, gửi báo cáo định kỳ về giám sát môi trường, chủ động lập kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường, đầu tư công trình xử lý chất thải, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản...
3. Nhóm giải pháp về giảm cường độ phát thải khí nhà kính:
a. Trong nông lâm ngư nghiệp:
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng phương pháp canh tác tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất và nước để giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp. Xây dựng các hệ thống quản lý nước để ngăn chặn xói mòn; áp dụng các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước; hạn chế sử dụng các loại phân bón và chất bảo vệ thực vật hóa học; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước và điện năng trong tưới tiêu, bằng cách đó giảm phát thải khí nhà kính.
- Đẩy mạnh trồng mới và phát triển rừng, tăng diện tích rừng để mở rộng bể hấp thụ các-bon, thay thế diện tích rừng bị mất do quá trình khai thác và phát triển kinh tế, đặc biệt ở các vùng ven biển phải gắn với sinh kế của người dân. Có sự lựa chọn chiến lược các khu rừng cho năng suất cao để trồng mới và tăng độ che phủ rừng; nâng cao chất lượng rừng hiện có. Đấu tranh kiên quyết chống lại nạn phá rừng. Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Xây dựng các vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn để quản lý rừng có hiệu quả hơn.
- Đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng không gây ảnh hưởng lớn đến các khu bảo tồn tự nhiên trọng yếu, không tác động tiêu cực các loài động thực vật đang bị đe dọa; sử dụng các phương pháp khai thác và vận chuyển gây tác động thấp nhất đến môi trường xung quanh.
b. Trong công nghiệp và năng lượng:
- Thực hiện hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, tài nguyên. Áp dụng các công nghệ các-bon thấp trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng các máy móc chạy điện, tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Phấn đấu để đến năm 2020 tất cả các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh đạt tiêu chuẩn môi trường ngay từ khi xây dựng.
- Tăng nguồn cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cải tạo và nâng cấp lưới điện hiện có; từng bước nâng cấp chất lượng lưới điện nhằm giảm tổn thất điện.
- Phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo mà tỉnh có lợi thế so sánh như: Điện gió, điện mặt trời.
c. Trong thương mại và dịch vụ:
- Tăng cường các dịch vụ xanh, dịch vụ phát thải các-bon thấp. Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động thương mại và dịch vụ.
- Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, có khả năng kết nối các vùng trong tỉnh và với các tỉnh/vùng lân cận. Ưu tiên đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm, theo các tiêu chuẩn bền vững. Chú trọng tăng cường giao thông thủy, đặc biệt phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái và vận chuyển hàng hóa.
4. Nhóm giải pháp về xanh hóa sản xuất:
- Hạn chế và giảm dần những ngành hoặc những hoạt động kinh tế làm phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm môi trường. Ưu tiên phát triển các ngành sản xuất ít tác động đến môi trường và tài nguyên.
- Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu việc xả chất thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khí thải, nước thải và chất thải rắn độc hại.
- Thay thế các nguyên, vật liệu độc hại hoặc không có khả năng tái chế bằng các nguyên vật liệu ít độc hại hơn hoặc có thể tái chế. Thay đổi quy trình hoặc thiết bị sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao hơn hoặc hạn chế phát thải khí nhà kính.
- Sử dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến nông - lâm - thủy sản và khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm điện, nước và tái chế chất thải. Xây dựng kế hoạch quản lý cung cấp nước bền vững cho các ngành, bao gồm cả các nội dung về tái sử dụng, tái chế và xử lý nước đã qua sử dụng. Triển khai các hoạt động thúc đẩy tiết kiệm nước.
- Khuyến khích các doanh nghiệp lập kế hoạch và thực hiện tái chế và tái sử dụng chất thải. Hỗ trợ các dự án đầu tư tư nhân vào công nghệ tái chế, tái sử dụng các phế phẩm từ nông nghiệp hoặc khai khoáng.
- Bảo vệ tốt hơn các nguồn nước hiện có (nước mặt, nước ngầm). Thường xuyên theo dõi và đánh giá các chất gây ô nhiễm trong nguồn cung cấp nước để bảo đảm nồng độ không vượt quá giới hạn cho phép. Xây dựng các phương án chống chịu với khả năng suy giảm nguồn nước từ sông Mê Kông.
- Quản lý quá trình công nghiệp hóa theo hướng bảo tồn tài sản thiên nhiên và phục hồi tự nhiên. Khoanh vùng đất để giảm thiểu các khu dân cư vùng ven các con sông và những nơi dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc áp dụng các cơ chế tái định cư thích hợp; kiểm soát lũ và điều tiết việc sử dụng nước trong thời kỳ có các chế độ thủy văn khác nhau; nâng cấp và mở rộng hệ thống thủy lợi hiện có.
- Nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục về tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước trong sản xuất kinh doanh; lồng ghép các nhu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; cải tiến phương thức canh tác, áp dụng giống cây có khả năng chịu mặn và khả năng chống chịu lũ lụt cao.
- Ngăn ngừa quá trình suy thoái môi trường, nhất là những hiện tượng đặc thù đối với tỉnh như xâm thực và xói lở bờ sông, kênh rạch. Tăng cường trồng rừng, kết hợp bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu bảo tồn thiên nhiên, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái.
- Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tăng khả năng kết nối các vùng trong tỉnh với các tỉnh vùng lân cận. Ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm theo các tiêu chuẩn bền vững.
5. Nhóm giải pháp về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững:
- Thực hiện lối sống xanh là cải thiện và làm cho đời sống của con người ngày càng hòa hợp hơn với môi trường tự nhiên. Lối sống xanh được quy định bởi hành động của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi cộng đồng. Ở tầm quốc gia và các tỉnh, thành phố, lối sống xanh được thể hiện qua việc bảo đảm tiêu dùng bền vững, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, bảo đảm giao thông an toàn, xanh hóa đô thị và cải thiện nạn ô nhiễm.
- Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững, Kiên Giang cần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các hành vi và cách thức sản xuất, tiêu dùng có lợi cho môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh, quản lý và xử lý nước thải, chất thải rắn. Tăng cường giáo dục về tầm quan trọng của việc giảm thiểu chất thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường ở cả khu vực đô thị và nông thôn.
- Tăng khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch hoặc nước hợp vệ sinh, bảo đảm việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Mở rộng diện tích cây xanh, thảm thực vật tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, hoạt động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Thiết lập hệ thống kết nối trực tuyến từ cấp xã đến tỉnh nhằm tăng cường khả năng họp trực tuyến, hạn chế đi lại/hội họp và đóng góp vào việc giảm phát thải.
V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình, dự án là:
1. Giai đoạn 2017-2020: Tổng số: 12.223,98 tỷ đồng
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 758,57 tỷ đồng
- Huy động dân: 341,23 tỷ đồng
- Doanh nghiệp: 6.927,72 tỷ đồng
- Hỗ trợ của quốc tế: 4.196,45 tỷ đồng
2. Giai đoạn 2021-2030: Tổng số: 67.893,55 tỷ đồng
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 652,99 tỷ đồng
- Huy động dân: 1.091,78 tỷ đồng
- Doanh nghiệp: 41.410,26 tỷ đồng
- Hỗ trợ của quốc tế: 24.738,52 tỷ đồng
(Phụ lục đính kèm)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức công bố và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh. Định kỳ 6 tháng, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Kiên Giang về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan:
- Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp vào các chương trình, kế hoạch phát triển hàng năm, 05 năm của ngành, đơn vị.
- Xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xanh của ngành phù hợp với điều kiện, đặc thù phát triển của ngành; tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực quản lý.
- Phân công tổ chức thực hiện, xác định cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể. Đề xuất các chương trình, đề án, dự án, hoạt động liên quan đến tăng trưởng xanh đang và dự kiến tiến hành.
- Định kỳ hàng năm, báo cáo nội dung cụ thể về tình hình triển khai thực hiện Chiến lược, Kế hoạch thực hiện tăng trưởng xanh lồng ghép trong báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; nêu rõ các vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp thực hiện, các báo cáo này phải được gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tổ chức sơ kết hàng năm và báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC I
TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ 2021-2030
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
STT | LĨNH VỰC ĐẦU TƯ | Tổng vốn đầu tư | Yêu cầu kinh phí (tỷ VND) | |||||||||
2017 - 2020 | 2021-2030 | |||||||||||
Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | |||
80.117,53 | 12.223,98 | 758,57 | 341,23 | 6.927,72 | 4.196,45 | 67.893,55 | 652,99 | 1.091,78 | 41.410,26 | 24.738,52 | ||
A | Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông - lâm-thủy sản | 2.047,93 | 495,69 | 144,63 | 276,61 | 0,00 | 74,46 | 1.552,24 | 162,45 | 1.091,78 | 0,00 | 298,02 |
B | Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng - chất thải | 77.364,81 | 11.129,70 | 65,36 | 52,62 | 6.927,72 | 4.084,00 | 66.235,10 | 90,64 | 315,70 | 41.410,26 | 24.418,50 |
C | Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa sản xuất | 932,79 | 552,89 | 514,89 | 0,00 | 0,00 | 38,00 | 379,90 | 357,90 | 0,00 | 0,00 | 22,00 |
D | Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững | 105,70 | 45,70 | 33,70 | 12,00 | 0,00 | 0,00 | 60,00 | 42,00 | 18,00 | 0,00 | 0,00 |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
A. Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản
STT | Tên hành động | Nội dung hoạt động | Mục tiêu đạt được | Cơ quan chủ trì/Theo dõi, phối hợp thực hiện | Mức độ ưu tiên | Tổng vốn đầu tư | Yêu cầu kinh phí giai đoạn 2017-2020 | Yêu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2030 | ||||||||
Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | |||||||
| Tổng cộng |
| 2.047,93 | 495,69 | 144,63 | 276,61 | 0,00 | 74,46 | 1.552,24 | 162,45 | 1.091,78 | 0,00 | 298,02 | |||
1 | Lĩnh vực trồng trọt |
| 1.497,36 | 300,82 | 13,19 | 217,57 | 0,00 | 70,06 | 1.196,55 | 48,56 | 855,29 | 0,00 | 292,70 | |||
1.1 | AWD (Tưới khô ướt xen kẽ) cho canh tác lúa | Duy trì nhân rộng mô hình cho toàn tỉnh | Diện tích canh tác áp dụng đạt 20.000 ha năm 2020 và năm 2025 đạt 100.000 ha | Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cao | 28,00 | 8,00 | 0,24 | 6,16 |
| 1,60 | 20,00 | 0,60 | 15,40 |
| 4,00 |
Theo dõi, phối hợp thực hiện: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||||||||||||||||
1.2 | 1P5G Tưới khô ướt xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến | Duy trì nhân rộng mô hình lồng ghép với dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững | Diện tích canh tác áp dụng đạt 20.000 ha năm 2020 và năm 2025 đạt 100.000 ha | Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cao | 628,06 | 84,55 | 2,54 | 73,56 |
| 8,46 | 543,50 | 16,31 | 418,50 |
| 108,70 |
Theo dõi, phối hợp thực hiện: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||||||||||||||||
1.3 | Mô hình sản xuất tôm lúa | Duy trì và nhân rộng mô hình | Nhân rộng 80.000 ha vào năm 2020 và sau năm 2020 | Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cao | 800,00 | 200,00 | 10,00 | 130,00 |
| 60,00 | 600,00 | 30,00 | 390,00 |
| 180,00 |
1.4 | Tái sử dụng phế phụ phẩm trong cây trồng cạn | Hỗ trợ tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân, hỗ trợ xây dựng mô hình | Diện tích thu gom phế phụ phẩm đạt 400 ha năm 2020 và tăng lên 1.600 ha năm 2025 | Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Trung bình | 39,858 | 7,97 | 0,40 | 7,57 |
|
| 31,89 | 1,59 | 30,29 |
|
|
Theo dõi, phối hợp thực hiện: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||||||||||||||||
1.5 | Canh tác tổng hợp (ICM) cho rau đậu | Hỗ trợ tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân, hỗ trợ xây dựng mô hình | Diện tích áp dụng đạt 3.600 ha năm 2020 cho vùng rau chất lượng cao và tăng lên 14.000 ha năm 2025 | Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Trung bình | 1,524 | 0,30 | 0,02 | 0,27 |
|
| 1,22 | 0,06 | 1,10 |
|
|
Theo dõi, phối hợp thực hiện: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||||||||||||||||
2 | Lĩnh vực chăn nuôi | 62,44 | 12,42 | 0,62 | 11,79 | 0,00 |
| 50,02 | 2,50 | 47,52 | 0,00 | 0,00 | ||||
2.1 | Cải tiến công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ | Hỗ trợ tập huấn chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình | Áp dụng cho số lượng đầu con là 16.000 năm 2020 và năm 2025 là 66.000 con | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cao | 6,92 | 1,38 | 0,07 | 1,31 |
|
| 5,54 | 0,28 | 5,26 |
|
|
2.2 | Cải thiện khẩu phần thức ăn gia súc | Hỗ trợ tập huấn chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình | Áp dụng cho đàn gia súc 37.000 con năm 2020 và năm 2025 là 150.000 con | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Trung bình | 55,52 | 11,03 | 0,55 | 10,48 |
|
| 44,49 | 2,22 | 42,26 |
|
|
3 | Lĩnh vực thủy sản | 248,64 | 49,73 | 2,49 | 47,24 |
|
| 198,91 | 9,95 | 188,97 |
|
| ||||
3.1 | Cải thiện chất lượng và dịch vụ giống, thức ăn và vật tư nuôi trồng thủy hải sản | Hỗ trợ tập huấn chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình | Áp dụng cho diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 42.000 ha năm 2020 và tăng lên 170.000 vào năm 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Trung bình | 159,84 | 31,97 | 1,60 | 30,37 |
|
| 127,87 | 6,39 | 121,48 |
|
|
3.2 | Cải tiến công nghệ trong nuôi trồng và xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản | Hỗ trợ tập huấn chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình | Áp dụng cho diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 42.000 ha năm 2020 và tăng lên 170.000 vào năm 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Trung bình | 88,80 | 17,76 | 0,89 | 16,87 |
|
| 71,04 | 3,55 | 67,49 |
|
|
4 | LULUCF |
|
| 132,73 | 128,33 | 0,00 | 0,00 | 4,40 | 106,76 | 101,44 | 0,00 | 0,00 | 5,32 | |||
4.1 | Bảo vệ rừng tự nhiên | Duy trì bảo vệ diện tích rừng hiện có | Bảo vệ diện tích rừng 75.000 ha năm 2020 | Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Kiểm lâm | Cao | 6,73 | 6,73 | 6,73 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2 | Trồng rừng | Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng đặc trưng, tăng cường tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng, phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và vùng hải đảo. | Phát triển diện tích rừng thêm 5.000 ha năm 2020 và 17.818 ha năm 2030 | Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Kiểm lâm | Trung bình | 24,30 | 11,00 | 6,60 |
|
| 4,40 | 13,30 | 7,98 |
|
| 5,32 |
4.3 | Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ ven biển | Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ thực hiện chức năng bảo vệ hệ sinh thái vào cuối năm 2020 | Áp dụng cho diện tích 1.000 ha năm 2020 và 1.800 ha năm 2030 | Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Kiểm lâm | Cao | 208,46 | 115,00 | 115,00 |
|
|
| 93,46 | 93,46 |
|
|
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
B. Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng - chất thải
STT | Tên hành động/ nhiệm vụ | Nội dung hoạt động | Mục tiêu đạt được | Cơ quan chủ trì/Theo dõi, phối hợp thực hiện | Cơ quan chủ trì/Theo dõi, phối hợp thực hiện | Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) | Yêu cầu kinh phí giai đoạn 2017-2020 | Yêu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2030 | ||||||||
Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | |||||||
| Tổng cộng |
|
| 77.351,51 | 11.129,70 | 65,36 | 52,62 | 6.927,72 | 4.084,00 | 66.221,81 | 90,64 | 315,70 | 41.410,26 | 24.418,50 | ||
I | Lĩnh vực năng lượng |
|
|
|
| 77.312,05 | 11.017,95 | 65,36 | 52,62 | 6.858,72 | 4.041,25 | 65.788,10 | 45,94 | 315,70 | 41.178,95 | 24.247,51 |
1 | Sử dụng tro bay trong sản xuất clanker | Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khả thi sử dụng tro bay trong sản xuất xi măng | Áp dụng cho 2 nhà máy | Sở Xây dựng/ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh | Trung bình | 506,00 | 72,29 | 2,17 |
| 48,43 | 21,69 | 433,71 | 8,67 |
| 294,92 | 130,11 |
2 | Sản xuất gạch không nung | Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và mô hình thí điểm | Quy mô sản xuất đến năm 2025: 36 triệu viên gạch | Sở Xây dựng | Trung bình | 36,00 | 5,14 | 0,51 |
| 3,08 | 1,54 | 30,86 | 3,09 |
| 18,52 | 9,26 |
3 | Hệ thống quản lý năng lượng trong Doanh nghiệp chế biến thực phẩm | Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiểm toán năng lượng tại các nhà máy tiêu thụ năng lượng trọng điểm | Áp dụng tại 10 nhà máy | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; Sở Công Thương / Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các Doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh | Cao | 1,16 | 0,17 |
|
| 0,17 |
| 0,99 |
|
| 0,99 |
|
4 | Lắp pin năng lượng mặt trời và ứng dụng đèn LED trong tàu đánh bắt thủy sản | Áp dụng sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng cho tàu đánh bắt | Lắp đặt cho 1.000 tàu đánh bắt thủy sản | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội nông dân tỉnh | Trung bình | 230,00 | 32,86 | 6,57 |
| 16,43 | 9,86 | 197,14 | 39,43 |
| 98,57 | 59,14 |
5 | Đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thành thị | Tăng tỷ lệ hộ sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời | 4.000 thiết bị | Công ty Điện lực Kiên Giang chủ trì; Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh | Cao | 20,07 | 2,87 | 0,29 | 2,58 |
|
| 17,20 | 1,72 | 15,48 |
|
|
6 | Thay thế đèn LED trong hệ thống chiếu sáng công lập | Áp dụng sử dụng đèn LED trong chiếu sáng công lập | 2.000 bóng đèn | Công ty Điện lực Kiên Giang chủ trì; Sở Xây dựng, Công ty Công trình đô thị Kiên Giang | Cao | 4,61 | 2,90 | 2,90 |
|
|
| 1,71 | 1,71 |
|
|
|
7 | Dự án cấp điện nông thôn từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài lưới điện quốc gia tỉnh Kiên Giang | Đầu tư cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho các xã đảo vùng xa không có điện lưới trong địa bàn tỉnh | Lắp đặt hệ thống điện gió/mặt trời tại xã đảo Thổ Châu, 20 trạm điện năng lượng mặt trời dung lượng 5KVA | Sở Công Thương; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Điện lực Kiên Giang | Trung bình | 50,00 | 50,00 | 50,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Lập quy hoạch phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Quy hoạch phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Quy hoạch phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Sở Công Thương, các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan | Trung bình | 0,65 | 0,65 | 0,65 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải trong các lò nung clanker | Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và mô hình thí điểm | 20MW | Sở Xây dựng/Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các Doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh | Trung bình | 880,00 | 125,71 | 2,51 |
| 98,05 | 25,14 | 754,29 |
|
| 603,43 | 150,86 |
10 | Cải tiến hệ thống lạnh trong công nghiệp chế biến thủy sản | Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiểm toán năng lượng tại các nhà máy tiêu thụ năng lượng trọng điểm | Lắp đặt tại 10 nhà máy | Sở Công Thương/Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các Doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh | Cao | 185,17 | 26,45 | 0,79 |
| 23,01 | 2,65 | 158,72 |
|
| 142,85 | 15,87 |
11 | Sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế than trong lò nung clanker | Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và mô hình thí điểm | Lắp đặt tại 01 nhà máy | Sở Xây dựng/Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các Doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh | Trung bình | 158,13 | 22,59 | 1,13 |
| 14,68 | 6,78 | 135,54 |
|
| 94,88 | 40,66 |
12 | Điều hòa tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình thành thị | Tăng tỷ lệ số hộ có điều hòa sử dụng điều hòa hiệu suất cao đạt 5% | 2.000 điều hòa | Sở Công Thương, Điện lực Kiên Giang, Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang | Trung bình | 20,07 | 2,87 |
| 2,87 |
|
| 17,20 |
| 17,20 |
|
|
13 | Tủ lạnh tiết kiệm năng lượng trong các hộ gia đình thành thị | Tăng tỷ lệ số hộ có tủ lạnh hiệu suất cao đạt 10% | 6.600 tủ lạnh | Sở Công Thương, Công ty Điện lực Kiên Giang, Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang | Trung bình | 330,19 | 47,17 |
| 47,17 |
|
| 283,02 |
| 283,02 |
|
|
14 | Điện gió nối lưới | Đầu tư cấp điện từ nguồn điện gió đấu nối điện lưới trên địa bàn tỉnh | Đến năm 2020, đạt 50MW, và năm 2025 đạt thêm 250MW | Sở Công Thương, Sở Kế hoạch Đầu tư | Trung bình | 19.250,00 | 2.750,00 |
|
| 1.925,00 | 825,00 | 16.500,00 |
|
| 11.550,00 | 4.950,00 |
15 | Điện mặt trời nối lưới | Đầu tư cấp điện từ nguồn mặt trời đấu nối điện lưới trên địa bàn tỉnh | Đến năm 2020, đạt 200MW, và năm 2025 đạt thêm 8.000 MW | Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư | Trung bình | 55.000,00 | 7.857,14 |
|
| 4.714,28 | 3.142,86 | 47.142,86 |
|
| 28.285,72 | 18.857,14 |
16 | Sục khí nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời | Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng mặt trời trong nuôi tôm | 1.600 hệ thống | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn / UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội nông dân tỉnh | Cao | 640,00 | 91,43 |
|
| 64,00 | 27,43 | 548,57 |
|
| 384,00 | 164,57 |
II | Lĩnh vực rác thải |
|
|
|
| 558,76 | 111,75 | 0,00 | 0,00 | 69,00 | 42,75 | 447,00 | 44,70 |
| 231,31 | 170,99 |
1 | Giảm phát thải từ quá trình xử lý hữu cơ | Phấn đấu tăng tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ | 510 tấn rác | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị | Trung bình | 97,61 | 19,52 |
|
| 13,67 | 5,86 | 78,09 | 7,81 |
| 46,85 | 23,43 |
2 | Thu hồi và tái chế nguyên liệu từ chất thải rắn | Phấn đấu tăng tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ | 510 tấn rác | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị | Trung bình | 196,35 | 39,27 |
|
| 23,56 | 15,71 | 157,08 | 15,71 |
| 78,54 | 62,83 |
3 | Thu hồi và sử dụng methane từ hệ thống xử lý yếm khí chất thải rắn hữu cơ có kiểm soát | Phấn đấu tăng tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ | 510 tấn rác | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị | Cao | 264,79 | 52,96 |
|
| 31,78 | 21,18 | 211,83 | 21,18 |
| 105,92 | 84,73 |
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
C. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa sản xuất
STT | Tên dự án, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) | Yêu cầu kinh phí giai đoạn 2017-2020 | Yêu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2030 | ||||||||
Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | ||||
| TỔNG CỘNG |
| 932,79 | 552,89 | 514,89 | 0,00 | 0,00 | 38,00 | 379,90 | 357,90 | 0,00 | 0,00 | 22,00 |
1 | Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu các khu công nghiệp, nhằm bảo đảm phát triển khu công nghiệp bền vững, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải có hiệu quả. | Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh | 4,00 | 4,00 | 4,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Triển khai các chính sách đầu tư, thuế và công cụ kinh tế nhằm phát triển hệ thống GTVT, đáp ứng nhu cầu vận tải, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế ô nhiễm môi trường. Tối ưu hóa các tuyến vận tải và phương tiện vận tải, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, hạn chế ùn tắc. Triển khai Đề án của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng về kiểm soát, ô nhiễm môi trường trong hoạt động GTVT, kiểm soát khí thải xe ô tô, mô tô đã được phê duyệt. | Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Thực hiện đổi mới công nghệ để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thông vận tải | Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ; |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Đầu tư xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý, tiêu hủy chất thải rắn và nước thải nguy hại cho 07 cụm bệnh viện (đối ứng vốn WB) | Sở Xây dựng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường. | 11,80 | 11,80 | 11,80 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Kiên Giang (VnSAT). | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường | 9,06 | 9,06 | 9,06 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020 | Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông | 27,00 | 27,00 | 27,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang | Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông | 2,80 | 2,80 | 2,80 |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Cải thiện vệ sinh môi trường khu du lịch Chùa Hang- Phụ Tử (GPMB + khảo sát). | Sở Du lịch, BGMS, Công ty Công trình Đô thị Kiên Giang | 17,53 | 17,53 | 17,53 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Trung tâm Văn hóa thể thao xã | Sở Văn hóa và Thể thao | 127,00 | 127,00 | 127,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
10 | Dự án bảo tồn di sản lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh | Sở Văn hóa và Thể thao | 32,40 | 32,40 | 32,40 |
|
|
|
|
|
|
|
|
11 | Xử lý rác thải huyện U Minh Thượng; HM: Đường vào bãi chôn lấp rác. | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện U Minh Thượng, Công ty Công trình Đô thị Kiên Giang | 6,70 | 6,70 | 6,70 |
|
|
|
|
|
|
|
|
12 | Dự án xử lý rác thải huyện An Minh; HM: Đường vào | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện An Minh, Công ty Môi trường đô thị | 4,50 | 4,50 | 4,50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
13 | Triển khai rộng rãi phong trào "Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững" | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | 0,50 | 0,50 | 0,50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
14 | Thúc đẩy hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp xanh | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | 0,80 | 0,80 | 0,80 |
|
|
|
|
|
|
|
|
15 | Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
16 | Triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. | Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
17 | Xây dựng kế hoạch hành động lồng ghép quản lý tổng hợp vùng ven biển tỉnh Kiên Giang | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
18 | Dự án khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015-2020 | Ban Quản lý rừng An Biên - An Minh, Ban Quản lý rừng Hòn Đất - Kiên Hà phối hợp với chính quyền địa phương các huyện ven biển tỉnh Kiên Giang | 114,40 | 66,00 | 66,00 |
|
|
| 48,40 | 48,40 |
|
|
|
19 | Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020 | Các Ban Quản lý rừng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và Vườn Quốc gia U Minh Thượng | 10,00 | 10,00 | 10,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
20 | Tập huấn: Hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam | Hội Bảo vệ người tiêu dùng Kiên Giang | 0,30 | 0,30 | 0,30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
21 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân trên địa bàn về tăng trưởng xanh trong hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng | Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang | 0,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22 | Xây dựng chương trình hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu, triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang | Sở Khoa học và Công nghệ | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
23 | Đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu phục vụ triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang | Sở Thông tin và Truyền thông | 5,00 | 5,00 | 5,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
24 | Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
25 | Kế hoạch hành động số 13/KH-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh về Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ | Sở Thông tin và Truyền thông | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
26 | Đề án Xây dựng thành phố thông minh Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 830/QĐ-UBND , ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt đề án) | Sở Thông tin và Truyền thông | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
27 | Chương trình quảng bá các sản vật, sản phẩm biển Kiên Giang thân thiện với môi trường | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | 2,00 | 2,00 | 2,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
28 | Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang | Sở Công Thương | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
29 | Chương trình phát triển cánh đồng lớn sản xuất lúa theo hướng VietGAP đến năm 2020 | Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang | 50,00 | 20,00 | 20,00 |
|
| 30,00 | 30,00 |
|
|
|
|
30 | Hệ thống canh tác lúa và lúa - hoa màu thích ứng với biến đổi khí hậu | Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang | 50,00 | 15,00 | 10,00 |
|
| 5,00 | 35,00 | 20,00 |
|
| 15,00 |
31 | Triển khai thỏa thuận hợp tác đồng quản lý nước vùng Tứ giác Long xuyên giữa Kiên Giang và An Giang | Chi cục Thủy lợi Kiên Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
32 | Dự án phát triển chăn nuôi (hợp tác với tổ chức Heifer) gắn với cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tỉnh Kiên Giang | Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang | 10,00 | 10,00 | 10,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
33 | Dự án xây dựng đê biển kết hợp đường giao thông dọc hành lang phía Tây đường ven biển tỉnh Kiên Giang | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 200,00 | 60,00 | 60,00 |
|
|
| 140,00 | 140,00 |
|
|
|
34 | Chương trình hiện đại hóa tàu đánh bắt hải sản xa bờ tỉnh Kiên Giang | Chi cục Thủy sản Kiên Giang | 50,00 | 20,00 | 20,00 |
|
|
| 30,00 | 30,00 |
|
|
|
35 | Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi | Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang | 4,00 | 4,00 | 4,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
36 | Dự khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam | Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang | 20,00 | 6,00 | 3,00 |
|
| 3,00 | 14,00 | 7,00 |
|
| 7,00 |
37 | Hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.962 người ở các ngành nghề thuộc lĩnh vực việc làm xanh (chế biến đồ hộp thủy sản, nuôi tôm lúa, trồng lúa chất lượng cao, nuôi cá bóp, nuôi trồng thủy sản...). | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | 15,00 | 7,50 | 7,50 |
|
|
| 7,50 | 7,50 |
|
|
|
38 | Triển khai xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung đảm bảo nước thải đầu ra theo quy chuẩn và hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định tại KCN Thạnh Lộc, Thuận Yên, Tắc Cậu | Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh | 150,00 | 45,00 | 45,00 |
|
|
| 105,00 | 105,00 |
|
|
|
PHỤ LỤC V
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
D. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững
STT | Tên dự án, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) | Yêu cầu kinh phí giai đoạn 2017-2020 | Yêu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2030 | ||||||||
Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | Tổng số | Ngân sách nhà nước | Huy động dân | Doanh nghiệp | Hỗ trợ quốc tế | ||||
| Tổng số |
| 105,7 | 45,7 | 33,7 | 12,0 | - | - | 60,0 | 42,0 | 18,0 | - | - |
1 | Tổ chức các hoạt động truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức cho các nhóm xã hội về lối sống xanh (nhóm người cao tuổi, phụ nữ, thanh thiếu niên, công nhân, nhân viên công sở...). | Sở Thông tin và Truyền thông | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Đưa các tiêu chuẩn về lối sống văn minh, tiêu dùng tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường vào hệ thống giá trị xã hội đánh giá con người. | Sở Văn hóa và Thể thao | 0,8 | 0,8 | 0,8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Phổ biến phong trào 3T (tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng) trong các cộng đồng dân cư. | Sở Khoa học và Công nghệ | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Tuyên truyền giáo dục lối sống xanh và bền vững | Hội Bảo vệ người tiêu dùng Kiên Giang | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Điều tra, đánh giá tài nguyên nước và lập quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Kiên Giang giai đoạn năm 2015-2025 và tầm nhìn đến năm 2035 | Sở Tài nguyên và Môi trường | 3,398 | 3,398 | 3,398 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Xây dựng trường học thân thiện với môi trường: - 100% điểm trường chính và 50 % điểm trường phụ đạt chuẩn xanh-sạch- đẹp. - 100 % điểm trường thực hiện thu gom, xử lý rác thải trong khuôn viên trường theo tiêu chuẩn môi trường. - 100% điểm trường được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. - Các công trình giáo dục được xây mới giai đoạn 2016-2020 đạt chuẩn chống triều cường, nước biển dâng và có khả năng phòng tránh bão, lụt cho học sinh và cộng đồng. | Sở Giáo dục và Đào tạo | 100,0 | 40,0 | 28,0 | 12,0 |
|
| 60,0 | 42,0 | 18,0 |
|
|