Nội dung toàn văn Kế hoạch 96/KH-UBND 2020 thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/KH-UBND | Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
Thực hiện: Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3258/VPCP-KGVX ngày 23/4/2019 của Văn phòng Chính phủ và Kế hoạch hành động số 242/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Kế hoạch hành động số 206/KH-UBND ngày 31/10/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội năm 2019, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội năm 2020, với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào cho vòng đời sản phẩm để tham gia “Mạng lưới sản xuất - tiêu dùng bền vững” nhằm thực hiện tái sản xuất kinh doanh đáp ứng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trọng điểm trong quá trình phục hồi kinh tế, phục hồi kinh tế xanh của thế giới, đảm bảo an sinh xã hội.
2. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa và nilon từ đó dần thay đổi, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa sử dụng một lần, nhựa khó phân hủy trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phân phối và tiêu dùng.
3. Thực hiện lồng ghép vào nội dung của các chương trình, kế hoạch hiện có; huy động sự tham gia, đóng góp của các thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.
4. Phấn đấu đến hết năm 2020 Thành phố đạt các chỉ tiêu:
4.1. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối có nhận thức, được hướng dẫn, áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng đạt 50%.
4.2. Giảm 65% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy tại các chợ dân sinh, 100% trung tâm thương mại, siêu thị không dùng túi nilon khó phân hủy; đến 31/12/2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng từ nhựa.
4.3. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường đạt 70%.
4.4. Gắn kết các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, phấn đấu 100% doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng.
5. Góp phần đạt chỉ tiêu quốc gia đến hết năm 2020:
5.1. Tỷ lệ đóng góp của các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, tái chế chất thải trong GDP đạt 45%.
5.2. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đúng quy định đạt 100% đối với khối lượng được thu gom, ưu tiên xử lý bằng các phương pháp tái chế, đốt thu hồi năng lượng; Chất thải rắn xây dựng được ưu tiên tái chế, tái sử dụng bằng công nghệ nghiền; Tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ đạt 75%.
II. NỘI DUNG
1. Nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; giới thiệu các mô hình về đổi mới sinh thái, mô hình về thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, các chuỗi cung ứng, các mô hình điển hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững, các cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường; giới thiệu kiến thức về chuỗi sản xuất và tiêu dùng bền vững cho người tiêu dùng Thủ đô thông qua phát hành cẩm nang, tin, bài, phóng sự, phát clip và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
- Tập huấn, phổ biến nâng cao nhận thức, năng lực về hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững cho đội ngũ cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp (cơ sở sản xuất, Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích).
- Tổ chức phổ biến chuỗi kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào cho vòng đời sản phẩm; thúc đẩy liên kết mạng lưới giữa các nhà: cung cấp nguyên liệu - sản xuất - phân phối - người tiêu dùng; tái sản xuất kinh doanh đáp ứng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trọng điểm trong quá trình phục hồi kinh tế, phục hồi kinh tế xanh của thế giới.
2. Phát triển hệ thống phân phối bền vững
- Đánh giá cơ hội cạnh tranh, tham gia vào chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững đối với ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố.
- Hướng dẫn mô hình "Điểm kinh doanh xanh" cung cấp các sản phẩm thông minh, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị sử dụng.
- Hướng dẫn triển khai thí điểm áp dụng mô hình hệ thống sản xuất, dịch vụ (PSS-Product service systems) vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tài nguyên và năng lượng, giảm các tác động đến môi trường.
3. Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, chống rác thải nhựa: Hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường; Thúc đẩy các dự án sản xuất sản phẩm nhựa tái chế, bao bì thân thiện với môi trường; Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ từ sản xuất nhựa khó phân hủy sang các chất liệu khác thân thiện với môi trường; Khuyến khích, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất mới, sử dụng nguyên liệu tái chế, giảm lượng phát thải.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chống rác thải nhựa, tác động của túi ni lon, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy và thực hiện “chống rác thải nhựa” trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng trên địa bàn Thành phố. Tổ chức tập huấn tác hại của rác thải nhựa, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối.
- Kiểm tra công tác chống rác thải nhựa trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách Thành phố đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND Thành phố (có Phụ lục Danh mục các nhiệm vụ thuộc Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội năm 2020 kèm theo).
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố giao năm 2020; huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa, kinh phí hợp pháp khác theo quy định để thực hiện nhiệm vụ được giao.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương (cơ quan chủ trì)
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện thị xã và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội năm 2020; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) và theo yêu cầu triển khai Chương trình của UBND Thành phố và Bộ Công Thương; Tham mưu UBND Thành phố tổ chức tổng kết, xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2020.
- Chủ trì, phối hợp Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương thực hiện hiệu quả Chương trình liên kết công nghiệp, phân phối, thương mại và tiêu dùng bền vững giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả công tác chống rác thải nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng trên địa bàn Thành phố.
- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan;
2. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố thực hiện các chỉ tiêu đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng tại mục 5, phần I của Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư kêu gọi và thu hút đầu tư các khu chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thu hồi năng lượng phát điện.
- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng các khu xử lý chất thải rắn bằng công nghệ tiên tiến hiện đại như đốt rác phát điện, tránh phát sinh ô nhiễm môi trường.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các ngành liên quan tham mưu, đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, chống rác thải nhựa; triển khai các giải pháp trọng tâm chống rác thải nhựa trên địa bàn Thành phố; ban hành Kế hoạch hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa và túi nilong; Tuyên truyền, phổ biến Quy tắc ứng xử về chống ô nhiễm chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố, nhằm phấn đấu chỉ tiêu tại mục 4, 5, phần I của Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố thực hiện thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 02/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về kỹ năng sản xuất và tiêu dùng bền vững, giới thiệu, khuyến khích các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết sản xuất tiêu thụ thực phẩm an toàn bền vững.
- Tổ chức xây dựng, duy trì, phát triển chuỗi kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững”, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia liên kết mạng lưới giữa nhà sản xuất - nhà kinh doanh, phân phối - người tiêu dùng nhằm nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm nông sản thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020 theo Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 03/01/2018 của UBND thành phố Hà Nội.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các hoạt động truyền thông, vận ……………
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 07/5/2020 của UBND thành phố Hà Nội)
TT | Danh mục | Nội dung | Chỉ tiêu, kế hoạch | Đơn vị thực hiện | Dự kiến thời gian thực hiện |
I | Nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững | ||||
1 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững | Truyền thông nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững tại các cơ sở sản xuất, Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống và cộng đồng dân cư. | - 30 bài viết tuyên truyền về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên báo chí. - Phát clip tuyên truyền tại Trung tâm thương mại và bảng quảng cáo đèn Led tấm lớn; - Xây dựng 06 phóng sự tuyên truyền trên truyền hình; - Cập nhật và phát hành 5.000 cẩm nang tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất, Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống và cộng đồng dân cư. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Xây dựng; Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí và truyền thông và đơn vị có liên quan. | Tháng 7-10/2020 |
2 | Tập huấn, phổ biến nâng cao nhận thức, năng lực về hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững | Tổ chức tập huấn bồi dưỡng đội ngũ cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp (cơ sở sản xuất, Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích) về các kiến thức, chính sách, giải pháp thúc đẩy các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững. | Tổ chức 5 lớp tập huấn bồi dưỡng đội ngũ cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp về chuỗi sản xuất và tiêu dùng bền vững (Thời gian dự kiến: 01 ngày/lớp). | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: BQL các KCN&CX; UBND quận, huyện, thị xã; Các doanh nghiệp trên địa bàn TP, các đơn vị có liên quan. | Tháng 7-11/2020 |
3 | Tổ chức phổ biến chuỗi kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững” | Tổ chức các chuỗi kết nối chương trình sản xuất tiêu dùng bền vững cho các nhóm ngành, lĩnh vực: Sản xuất, chế biến thực phẩm; Bia - Rượu - Nước giải khát; Mây tre đan; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào cho vòng đời sản phẩm; thúc đẩy liên kết các nhà: cung cấp nguyên liệu - sản xuất - phân phối và người tiêu dùng thông; đáp ứng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trọng điểm trong quá trình phục hồi kinh tế, phục hồi kinh tế xanh của thế giới. | Tổ chức 02 chuỗi kết nối sản xuất tiêu dùng bền vững cho các nhóm ngành, lĩnh vực (chuỗi 1: Sản xuất, chế biến thực phẩm; Bia - Rượu - Nước giải khát; chuỗi 2: Mây tre đan; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ), mỗi chuỗi dự kiến khoảng 60 gian hàng, khu trưng bày. Các gian hàng sẽ trưng bày, giới thiệu, phổ biến các sản phẩm, công nghệ, các mô hình, dịch vụ, các kênh phân phối, mạng lưới mua hàng xanh, các chuỗi cung ứng bền vững đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu quốc tế thực hiện tốt kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất, thương mại, tiêu dùng. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: BQL các KCN&CX; UBND quận, huyện, thị xã; Các doanh nghiệp trên địa bàn TP, các đơn vị có liên quan | Trong quý III-IV/2020 |
II | Phát triển hệ thống phân phối bền vững | ||||
4 | Đánh giá cơ hội cạnh tranh, tham gia vào chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững đối với ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố | Khảo sát, đánh giá cơ hội cạnh tranh, tham gia vào chuỗi sản xuất và tiêu dùng bền vững toàn cầu của 90 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ của 3 lĩnh vực: Linh kiện cơ khí; Linh kiện điện - điện tử; Công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố. | - Xây dựng 03 báo cáo báo cáo kết quả khảo sát cho 03 lĩnh vực: Linh kiện cơ khí; Linh kiện điện - điện tử; Công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao. - 01 Báo cáo tổng hợp đánh giá đánh giá cơ hội cạnh tranh, tham gia vào mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững toàn cầu. - 03 Hội thảo chuyên đề về kết quả khảo sát tại khối doanh nghiệp của 3 nhóm ngành (Thời gian dự kiến: 01 ngày/hội thảo). | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: BQL các KCN&CX; UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan. | Tháng 7-12/2020 |
5 | Hướng dẫn mô hình "Điểm kinh doanh xanh" cung cấp các sản phẩm thông minh, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị sử dụng của người tiêu dùng | - Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 04 mô hình mẫu thực tế "Điểm kinh doanh xanh" cung cấp các sản phẩm thông minh, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị sử dụng người tiêu dùng trong các lĩnh vực: thiết bị nội thất; thiết bị giáo dục; thiết bị điện - điện máy và sản phẩm làng nghề truyền thống. - Tổ chức hội thảo: Phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh doanh xanh trong lĩnh vực phân phối - dịch vụ; chuỗi cung ứng bền vững nhằm nhân rộng mô hình. | - Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 04 mô hình mẫu thực tế "Điểm kinh doanh xanh" cung cấp các sản phẩm thông minh, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị sử dụng người tiêu dùng trong các lĩnh vực: thiết bị nội thất; thiết bị giáo dục; thiết bị điện - điện máy và sản phẩm làng nghề truyền thống. - Tổ chức 02 hội thảo: Phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh doanh xanh trong lĩnh vực phân phối - dịch vụ; chuỗi cung ứng bền vững nhằm nhân rộng mô hình (Thời gian dự kiến: 01 ngày/hội thảo). | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: BQL các KCN&CX; UBND quận, huyện, thị xã; Các doanh nghiệp trên địa bàn TP, các đơn vị có liên quan. | Tháng 7-12/2020 |
6 | Hướng dẫn triển khai thí điểm áp dụng mô hình hệ thống sản xuất, dịch vụ (PSS - Product service systems, tiêu chuẩn Châu Âu) vào thực tế | - Xây dựng tài liệu triển khai mô hình mô hình hệ thống sản xuất, dịch vụ (PSS - Product service systems - tiêu chuẩn Châu Âu) vào thực tế (theo hướng dẫn của Bộ Công thương). - Hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp xây dựng 01 mô hình mô hình hệ thống sản xuất, dịch vụ (PSS - Product service systems) vào thực tế. - Tổ chức hội thảo: Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp thực hiện mô hình mô hình hệ thống sản xuất, dịch vụ (PSS - Product service systems) vào thực tế nhằm ứng dụng, nhân rộng mô hình | - 01 bộ tài liệu hướng dẫn triển khai mô hình hệ thống sản xuất, dịch vụ PSS. - Xây dựng 01 mô hình mẫu thực tế sản xuất, dịch vụ PSS tại một đơn vị trên địa bàn Thành phố. - Tổ chức 01 hội thảo: Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp thực hiện mô hình mô hình hệ thống sản xuất - dịch vụ (PSS - Product service systems) vào thực tế nhằm ứng dụng, nhân rộng mô hình (Thời gian dự kiến: 01 ngày/hội thảo). | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp trên địa bàn TP, các đơn vị có liên quan | Tháng 7-12/2020 |
III | Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải | ||||
7 | Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, chống rác thải nhựa | Rà soát, tham mưu, đề xuất hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững chống rác thải nhựa: giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường; các dự án sản xuất sản phẩm nhựa tái chế, bao bì thân thiện với môi trường; các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ từ sản xuất nhựa khó phân hủy sang các chất liệu khác thân thiện với môi trường; Khuyến khích, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất mới, sử dụng nguyên liệu tái chế, giảm lượng phát thải. | - Tham mưu, đề xuất hoàn thiện hoặc xây dựng mới cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững chống rác thải nhựa. - Tổ chức các gian hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho túi nilon và sản phẩm nhựa khó phân hủy dùng một lần; giới thiệu các công nghệ tái chế chất thải nhựa; giới thiệu các đơn vị thu gom, tái chế chất thải nhựa. | - Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường - Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các ngành liên quan. | Tháng 7-12/2020 |
8 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chống rác thải nhựa | Tuyên truyền về việc tác động của túi nilon, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy và thực hiện “chống rác thải nhựa” trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng cho các cơ sở sản xuất, Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống và cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội | - Xây dựng 04 clip về tác động của túi nilon, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy để trình chiếu tại các Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, các khu dân cư,...; - 04 bài tuyên truyền trên báo chí về việc thực hiện “chống rác thải nhựa” trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng; - 30.000 tờ rơi và 12.000 poster (áp phích) tuyên truyền về tác động của rác thải nhựa và hành động chống rác thải nhựa trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Xây dựng; Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí và truyền thông và đơn vị có liên quan. | Tháng 7-11/2020 |
9 | Tổ chức tập huấn tác hại của rác thải nhựa, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. | Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối về tác hại của rác thải nhựa, nâng cao ý thức sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. | - Tổ chức 02 buổi tập huấn bồi dưỡng cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối về tác hại của rác thải nhựa, nâng cao ý thức sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường (Thời gian dự kiến: 01 ngày/lớp). | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: BQL các KCN&CX; UBND quận, huyện, thị xã; Các doanh nghiệp trên địa bàn TP, các đơn vị có liên quan. | Tháng 7-11/2020 |
10 | Kiểm tra công tác chống rác thải nhựa trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện | - Kiểm tra, nắm bắt công tác chống rác thải nhựa tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng (các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi...) - Tổ Hội nghị sơ kết 06 tháng, tổng kết cuối năm công tác thực hiện chống rác thải nhựa | - Tổ chức Kiểm tra và Báo cáo kết quả công tác chống rác thải nhựa tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng (các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi...) - Tổ Hội nghị sơ kết 06 tháng, tổng kết cuối năm công tác thực hiện chống rác thải nhựa. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Sở ngành, UBND quận, huyện, thị xã; Các doanh nghiệp trên địa bàn TP, các đơn vị có liên quan. | Tháng 7-12/2020 |
Ghi chú:
- Đối với Kế hoạch, Chương trình, dự án đa mục tiêu có liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững hoặc các Kế hoạch đã được phê duyệt có liên quan, Thành phố giao nhiệm vụ chi tiết cho các đơn vị theo kế hoạch hàng năm.
- Nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì được thực hiện từ nguồn ngân sách Thành phố cấp cho Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội năm 2020.
- Nguồn vốn huy động hợp pháp khác: Khuyến khích, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tư nhân và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật để thực hiện hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững...