Kế hoạch 97/KH-UBND

Nội dung toàn văn Kế hoạch 97/KH-UBND 2023 phân loại và xử lý các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/KH-UBND

Yên Bái, ngày 12 tháng 4 năm 2023

KẾ HOẠCH

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CÁC KHU VỰC ĐẤT CÓ NGUY CƠ BỊ Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 20/2022/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc tài nguyên đất;

Căn cứ Văn bản số 5220/BTNMT-TCMT ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đất;

Căn cứ Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành bộ đơn giá hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Quyết định số 19/2022/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Căn cứ Văn bản số 108/UBND-NLN ngày 12 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xây dựng, tham mưu ban hành Kế hoạch điều tra, đánh giá, phân loại các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 55/TTr-STNMT ngày 10 tháng 3 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Điều tra, đánh giá, phân loại và xử lý các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định các khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất tại các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất tại các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh; xác định sơ bộ khu vực đất bị ô nhiễm để kiến nghị điều tra, đánh giá chi tiết.

- Thực hiện điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất; phân loại các khu vực đất bị ô nhiễm theo các mức độ: ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; lập danh mục khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

- Lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng.

2. Yêu cầu

- Việc xác định khu vực được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

- Việc điều tra điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm thực hiện đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 7 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Việc điều tra, đánh giá chi tiết và phân loại mức độ ô nhiễm môi trường đất được thực hiện đảm bảo theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 6, Điều 7 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất thực hiện đảm bảo theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 7 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

II. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CÁC KHU VỰC ĐẤT CÓ NGUY CƠ BỊ Ô NHIỄM

1. Xác định các khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất[1].

2. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất

2.1. Mục đích

Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất tại các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm phát hiện các chất gây ô nhiễm, nguyên nhân, đối tượng gây ô nhiễm môi trường và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm; xác định sơ bộ khu vực đất bị ô nhiễm để kiến nghị điều tra, đánh giá chi tiết.

2.2. Đối tượng, phạm vi thực hiện

Theo quy định tại Điều 12, Điều 15 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá sơ bộ.

Trên cơ sở kết quả rà soát, thống kê các khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm môi trường[2], việc điều tra, đánh giá sơ bộ các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất được thực hiện như sau:

(1) Đối với khu vực các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt: Thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ tại 20 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của 20 xã, thị trấn thuộc 07 huyện: Mù Cang Chải (03 bãi); Trạm Tấu (01 bãi), Văn Chấn (01 bãi), Trấn Yên (01 bãi), Văn Yên (09 bãi), Lục Yên (01 bãi), Yên Bình (04 bãi).

(2) Đối với khu vực các điểm tồn lưu hóa chất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ tại 08 điểm tồn lưu của 06 xã, phường, thị trấn thuộc 05 huyện, thành phố gồm: Thành phố Yên Bái (01 điểm), Lục Yên (03 điểm), Văn Yên (01 điểm), Trấn Yên (02 điểm), Yên Bình (01 điểm).

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo).

2.3. Thời gian thực hiện: Năm 2023 (sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí).

2.4. Nội dung điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm

Thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 6, Điều 7 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Mẫu số 02, Phụ lục 01), cụ thể như sau:

(1) Tổng hợp, rà soát tài liệu liên quan đến khu vực đất cần thực hiện điều tra, đánh giá

- Thống kê, tổng hợp thông tin từ các nguồn (Chủ sở hữu, người sử dụng khu vực trong quá khứ và hiện tại; internet, báo chí và các phương tiện truyền thông khác; các văn bản lưu trữ; các báo cáo liên quan tới khu vực; thời gian hoạt động).

- Thu thập thông tin về vị trí khu vực như: địa chỉ; vị trí địa lý; độ cao so với mực nước biển; ranh giới...; thông tin về điều kiện địa hình, địa chất và thủy văn; thông tin về điều kiện khí hậu; thông tin liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại khu vực; thông tin liên quan tới lịch sử sử dụng khu vực;

- Đánh giá sơ bộ về những vị trí có khả năng là nguồn ô nhiễm (vị trí từng đổ thải, lưu chứa, chôn chất gây ô nhiễm, v.v...).

(2) Khảo sát hiện trường khu vực ô nhiễm môi trường đất

- Khảo sát, phỏng vấn, thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực (thông tin về khu vực và kiểm chứng kết quả rà soát tài liệu theo từng khu vực ô nhiễm (nếu có): chủ sở hữu, quản lý khu vực; người đã từng làm việc tại khu vực; người dân sống xung quanh; những người nghiên cứu lâu năm về khu vực).

- Khảo sát nhanh tại hiện trường khu vực: (i) xác định sơ bộ các nguồn có khả năng gây ô nhiễm; các đường lan truyền ô nhiễm: không khí, nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, tiếp xúc vật lý với chất gây ô nhiễm và tích lũy trong hệ sinh thái, trong chuỗi thức ăn và con người; đối tượng bị tác động: con người, động vật (gia súc, gia cầm), cá và các loài thủy sinh, thực vật - hệ sinh thái; (ii) xác định vị trí lấy mẫu phân tích sơ bộ kèm theo bản đồ thể hiện vị trí lấy mẫu, hình ảnh về khu vực ô nhiễm.

(3) Lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định hàm lượng các chất ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm:

- Yêu cầu chung (Số lượng mẫu tối thiểu theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT): (i) Đối với mẫu đất: Việc lấy mẫu đất phải đảm bảo mỗi khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất lấy tối thiểu 03 vị trí khác nhau, mỗi vị trí tối thiểu 02 mẫu; (ii) đối với nước mặt, nước ngầm: Việc lấy mẫu phải đảm bảo mỗi khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất dự kiến lấy tối thiểu 01 mẫu nước mặt, 01 mẫu nước ngầm. Tùy vào điều kiện, vị trí cụ thể của các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất thực hiện lấy mẫu nước mặt, nước ngầm cho phù hợp; (iii) việc lấy mẫu, phân tích mẫu thực hiện theo quy định hiện hành.

- Loại mẫu, số lượng mẫu, thông số phân tích:

+ Đối với khu vực bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt: Tổng số lượng mẫu: 176 mẫu, trong đó gồm: 132 mầu đất, 22 mẫu nước dưới đất, 22 mẫu nước mặt. Các thông số cần phân tích gồm: (i) đối với mẫu đất gồm: Cd, As, Pb, Cu, Zn; Cr; (ii) đối với mẫu nước ngầm gồm: pH, Tổng chất rắn hòa tan (TDS), Chỉ số penmangannat, Độ cứng tổng số CaCO3, Amoni, Nitrat, Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr; (iii) đối với mẫu nước mặt: pH, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng, Amoni, Nitrat, Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr, Coliform.

+ Đối với khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật: Tổng số lượng mẫu: 64 mẫu, trong đó gồm: 48 mẫu đất, 8 mẫu nước dưới đất; 8 mẫu nước mặt. Các thông số cần phân tích như sau: (i) đối với mẫu đất gồm: Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr, Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ, Thuộc BVTV nhóm photpho hữu cơ; (ii) đối với mẫu nước ngầm gồm: pH, Tổng chất rắn hòa tan (TDS), Chỉ số penmangannat, Độ cứng tổng số CaCO3, Amoni, Nitrat, Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr, Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ, Thuốc BVTV nhóm photpho hữu cơ; (iii) đối với mẫu nước mặt: pH, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng, Amoni, Nitrat, Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr, Coliform, Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ, Thuốc BVTV nhóm photpho hữu cơ.

(4) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất

- Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất, trong đó có nội dung xác định sơ bộ khu vực đất bị ô nhiễm để kiến nghị điều tra; đánh giá chi tiết theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

- Việc xác định sơ bộ khu vực đất bị ô nhiễm căn cứ theo tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm theo quy định tại mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).

2.5. Sản phẩm giao nộp và lưu giữ

Hồ sơ giao nộp gồm 03 bộ (bản giấy và bản số), trong đó 01 bộ lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 bộ lưu tại Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, 01 bộ lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các tài liệu sau:

(1) Tờ trình phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất.

(2) Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất.

(3) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất.

(4) Bản đồ khu vực ô nhiễm đất.

3. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất

3.1. Mục đích: Xác định các chất ô nhiễm tồn lưu, hàm lượng chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; phân loại mức độ (ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng), quy mô, phạm vi tác động của ô nhiễm đến môi trường; đề xuất biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất.

3.2. Đối tượng, phạm vi thực hiện: Rà soát các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá chi tiết trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất để thực hiện điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất.

3.3. Thời gian thực hiện: Sau khi báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng dự toán điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện.

3.4. Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất

Thực hiện điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 6, Điều 7 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Mẫu số 03, Phụ lục I), cụ thể như sau:

(1) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường: Bao gồm cụ thể các hoạt động dự kiến để thu thập các thông tin bổ sung và điều tra, khảo sát thực địa tại hiện trường.

(2) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết, xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác động ảnh hưởng đến môi trường:

- Báo cáo các công việc đã thực hiện tại hiện trường.

- Thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại khu vực: Vị trí, kích thước, nồng độ các chất ô nhiễm của các nguồn và đường lan truyền ô nhiễm; các đối tượng bị tác động, bao gồm cả mức độ và tần suất tác động.

- Lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu:

- Yêu cầu chung: (i) đối với mẫu đất: Khoanh vùng các vị trí lấy mẫu và vẽ các điểm lấy mẫu lên bản đồ của khu vực (Việc lấy mẫu theo lưới 2m x 2m hoặc 3m x 3m tùy vào phạm vi ô nhiễm để xác định diện tích khu vực ô nhiễm); Kết quả phân tích mẫu thể hiện theo các mẫu đơn 0;5m (0,5m, 1m, 1,5m, 2m, 2,5m...) dọc theo chiều sâu đến khi nồng độ các chất ô nhiễm không vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng đất để xác định độ sâu tối đa của khu vực ô nhiễm; (ii) đối với nước mặt, nước ngầm: Trên cơ sở khảo sát thực tế tại từng vị trí cụ thể dự kiến lấy mẫu nước mặt, mẫu nước ngầm để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng (nếu có); (iii) việc lấy mẫu, phân tích mẫu thực hiện theo quy định hiện hành.

- Loại mẫu, số lượng mẫu, thông số phân tích: (i) Đối với khu vực bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt: Tổng số lượng mẫu: Trên cơ sở khảo sát thực tế về quy mô, diện tích từng vị trí ô nhiễm sẽ xác định cụ thể số lượng mẫu cần lấy và phân tích đánh giá; đối với mẫu đất gồm: Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr; đối với mẫu nước ngầm gồm: pH, Tổng chất rắn hòa tan (TDS), Chỉ số penmangannat, Độ cứng tổng số CaCO3, Amoni, Nitrat, Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr; đối với mẫu nước mặt: pH, BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng, Amoni, Nitrat, Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr, Coliform; đối với khu vực tồn lưu hóa BVTV: Tổng số lượng mẫu: Trên cơ sở khảo sát thực tế về quy mô, diện tích từng vị trí ô nhiễm để xác định cụ thể tổng số lượng mẫu cần lấy và phân tích đánh giá; đối với mẫu đất gồm: Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr, Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ, Thuốc BVTV nhóm photpho hữu cơ; đối với mẫu nước ngầm gồm: pH, Tổng chất rắn hòa tan (TDS), Chỉ số penmangannat, độ cứng tổng số CaCO3, Amoni, Nitrat, Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr, Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ, Thuốc BVTV nhóm photpho hữu cơ; đối với mẫu nước mặt: pH, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng, Amoni, Nitrat, Cd, As, Pb, Cu, Zn, Cr, Coliform, Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ, Thuốc BVTV nhóm photpho hữu cơ.

(3) Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm: Lập bản đồ khu vực bị ô nhiễm: Bản đồ có ít nhất một mặt cắt khu vực để minh họa theo chiều sâu các đối tượng chính có trong khu vực, các nguồn và đường lan truyền ô nhiễm; Mô tả chính xác trong bản đồ và mặt cắt tất cả các nguồn ô nhiễm, đường lan truyền bao gồm kích thước, mức độ và loại chất ô nhiễm và đối tượng bị tác động (con người, động thực vật, hệ sinh thái) đã được xác định qua quá trình điều tra, khảo sát; khoanh định các khu vực đất có mức độ ô nhiễm khác nhau.

(4) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất

- Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .

- Việc xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm: Khu vực ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng căn cứ theo tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm theo quy định tại mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.5. Sản phẩm giao nộp và lưu giữ

Hồ sơ giao nộp gồm 03 bộ (bản giấy và bản số), trong đó 01 bộ lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 bộ lưu tại Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, 01 bộ lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các tài liệu sau:

(1) Tờ trình phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất.

(2) Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất.

(3) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất.

(4) Bản đồ vị trí khu vực ô nhiễm đất.

4. Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất

4.1. Mục đích

- Trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng (nếu có) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện. Công bố kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

- Lập danh sách khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4.2. Đối tượng, phạm vi thực hiện: Rà soát các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất để lập Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

4.3. Thời gian thực hiện: Sau khi báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng dự toán xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện

4.4. Nội dung phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường

- Nội dung Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 7 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Mẫu số 05, Phụ lục I), cụ thể như sau:

(1) Thông tin chung về khu vực ô nhiễm môi trường đất

(2) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất

(3) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định

(4) Công trình, biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực ô nhiễm môi trường đất; bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu

(5) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm

(6) Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý.

- Công bố kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

- Lập danh sách khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4.5. Sản phẩm giao nộp và lưu giữ

Hồ sơ giao nộp gồm 03 bộ (bản giấy và bản số), trong đó 01 bộ lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 bộ lưu tại Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, 01 bộ lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các tài liệu sau:

(1) Tờ trình phê duyệt Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất

(2) Quyết định phê duyệt Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

(3) Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

(4) Bản đồ và sơ đồ chi tiết về khu vực đất bị ô nhiễm.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch được sử dụng từ nguồn ngân sách cấp tỉnh hăng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Là cơ quan thường trực, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch và những nội dung cụ thể sau:

(1) Chủ trì xây dựng đề cương, dự toán kinh phí điều tra, đánh giá sơ bộ ô nhiễm môi trường đất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

(2) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất theo Kế hoạch này, tổng hợp báo cáo và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh.

(3) Công bố thông tin và khoanh vùng khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm để theo dõi, giám sát và khoanh vùng sơ bộ khu vực ô nhiễm để tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết.

(4) Chủ trì xây dựng đề cương, dự toán kinh phí điều tra, đánh giá chi tiết ô nhiễm môi trường đất sau khi hoàn thành việc điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.

(5) Xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực đất bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.

(6) Lập danh sách khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

(1) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định nhu cầu kinh phí để triển khai các nội dung trong Kế hoạch.

(2) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương hằng năm.

(2) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo kế hoạch.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các nội dung nêu trong Kế hoạch này, chỉ đạo phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp thực hiện điều tra, đánh giá.

Trên đây là Kế hoạch Điều tra, đánh giá, phân loại và xử lý các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện, trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh;
- Các sở: KH và ĐT, TC, KH và CN; NN và PTNT; Thông tin và Truyền thông;
- Chánh, Phó CVP (TH) UBND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh;
- Lưu: VT, TNMT, NLN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Phước

PHỤ LỤC 01:

DANH SÁCH CÁC KHU VỰC ĐẤT CÓ NGUY CƠ BỊ Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Kèm theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

TT

Khu vực đất bị ô nhiễm và khu vực có dấu hiệu bị ô nhiễm

Địa điểm

Ghi chú

I

Khu vực đất ô nhiễm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

1

Kho thuốc của Hợp tác xã Lời

Thôn Cây thị, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

2

Kho thuốc của Hợp tác xã Khai Xuân

Thôn 14, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

3

Kho thuốc của Hợp tác xã Minh Dương

Thôn 5, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

4

Kho thuốc của Trạm bảo vệ thực vật

Tổ dân phố số 4, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

5

Đất khu vực trường Phổ thông dân tộc nội trú

Tổ 7, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

6

Đất khu vực tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Trấn Yên

Tổ 7, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

7

Đất khu vực tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật

Tổ 5 phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

8

Đất khu vực tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

Thôn Phạ 3, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

II

Khu vực đất ô nhiễm do chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

1

Bãi rác xã Liễu Đô

Thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

2

Bãi rác thải xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải

xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

3

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

4

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

5

Bãi rác thải xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu

Thôn Khấu Ly xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

6

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Bạch Thượng, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

7

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Ba Chãng, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

8

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Trung Tâm, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

9

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Hán Đà 3, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

10

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Cầu Cao, xã An Bình, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

11

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Ba Luồng, xã Đại Phác, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

12

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Nghĩa Lạc, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

13

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Đoàn Kết, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

14

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn 1, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

15

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Hợp Lâm, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

16

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn An Khang, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

17

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn An Phú, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

18

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn Yên Dũng 1, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

19

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thôn 1, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

20

Bãi rác thải thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn

Thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

PHỤ LỤC 02:

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
(Kèm theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

1. Giới thiệu chung

- Lý do và mục đích thực hiện đánh giá sơ bộ;

- Phương pháp tiến hành, tiến độ và hiện trạng thực hiện đánh giá sơ bộ khu vực.

2. Kết quả, điều tra, đánh giá:

2.1. Kết quả rà soát các tài liệu liên quan

a) Kết quả thống kê, tổng hợp thông tin từ các nguồn:

Chủ sở hữu, người sử dụng khu vực trong quá khứ và hiện tại; internet, báo chí và các phương tiện truyền thông khác; các văn bản lưu trữ; các báo cáo liên quan tới khu vực; thời gian hoạt động.

b) Kết quả các thông tin thu thập

- Kết quả thu thập thông tin về vị trí khu vực như: địa chỉ; vị trí địa lý; độ cao so với mực nước biển; ranh giới…; thông tin về điều kiện địa hình, địa chất và thủy văn; thông tin về điều kiện khí hậu; thông tin liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại khu vực; thông tin liên quan tới lịch sử sử dụng khu vực;

- Kết quả đánh giá sơ bộ về về những vị trí có khả năng là nguồn ô nhiễm (vị trí từng đổ thải, lưu chứa, chôn chất gây ô nhiễm, v.v...).

2.2. Kết quả khảo sát sơ bộ hiện trường:

a) Kết quả phỏng vấn các bên liên quan đến khu vực:

Thông tin về khu vực và kiểm chứng kết quả rà soát tài liệu theo từng đối tượng phỏng vấn (nếu có): chủ sở hữu, quản lý khu vực; người đã từng làm việc tại khu vực; người dân sống xung quanh; những người nghiên cứu lâu năm về khu vực.

b) Kết quả khảo sát nhanh tại hiện trường khu vực:

- Kết quả xác định sơ bộ các nguồn có khả năng gây ô nhiễm; các đường lan truyền ô nhiễm; không khí, nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, tiếp xúc vật lý với chất gây ô nhiễm và tích lũy trong hệ sinh thái, trong chuỗi thức ăn và con người; đối tượng bị tác động: con người, động vật (gia súc, gia cầm), cả và các loài thủy sinh, thực vật - hệ sinh thái.

- Kết quả xác định vị trí lấy mẫu phân tích sơ bộ; kết quả phân tích mẫu đại diện tại tối thiểu 03 vị trí khác nhau, mỗi vị trí tối thiểu 02 mẫu; kết quả phân tích mẫu nước mặt, nước ngầm (nếu có) kèm theo bản đồ thể hiện kết quả, vị trí mẫu. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu thực hiện theo quy định hiện hành.

c) Hình ảnh về khu vực.

d) Minh họa thông tin liên quan đã điều tra được vào sơ đồ khu vực.

2.3. Kết quả phân tích để xác định chất gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm

- Kết quả phân tích, xác định chất gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;

- Sơ đồ khu vực: thể hiện được vị trí các nguồn gây ô nhiễm, đường lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.

3. Kết luận và Kiến nghị

- Xác định sơ bộ khu vực đất bị ô nhiễm để kiến nghị điều tra chi tiết (nếu có);

- Xác định sơ bộ khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm để theo dõi, giám sát.

4. Tài liệu tham khảo

5. Các phụ lục

- Phụ lục 1. Bản đồ khu vực;

- Phụ lục 2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu phân tích tại hiện trường;

- Phụ lục 3. Báo cáo hình ảnh;

- Câu hỏi phỏng vấn;

- Danh sách người được phỏng vấn;

- Các tài liệu khác có liên quan.

PHỤ LỤC 03:

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA KHU VỰC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CỦA KHU VỰC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
(Kèm theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

1. Xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất

a) Cách xác định mức độ ô nhiễm dựa vào tổng điểm đánh giá của 3 tiêu chí: nguồn ô nhiễm tồn lưu (có điểm đánh giá là N), khả năng lan truyền của nguồn ô nhiễm (có điểm đánh giá là L) và đối tượng bị tác động (có điểm đánh giá là T).

b) Tổng điểm đánh giá của khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là K) không quá 100 điểm. K được tính bằng công thức sau:

K = N + L + T

c) Trong quá trình xác định mức độ ô nhiễm, nếu các tiêu chí có từ 03 (ba) chỉ tiêu thành phần trở lên “không có thông tin” thì sẽ được coi là “không đánh giá được”. Trong trường hợp này, cần điều tra, đánh giá, thu thập thêm các chỉ tiêu thành phần “không có thông tin” để tiến hành phân loại mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm.

2. Cách xác định điểm đánh giá của tiêu chí về nguồn ô nhiễm

a) Tiêu chí về nguồn ô nhiễm bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:

- Chỉ tiêu về mức độ vượt quy chuẩn của chất ô nhiễm có mặt tại khu vực môi trường bị ô nhiễm có điểm đánh giá là N1;

- Chỉ tiêu về số thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn của các chất gây ô nhiễm có mặt trong khu vực có điểm đánh giá là N2;

- Chỉ tiêu về khối lượng hay diện tích khu vực môi trường ô nhiễm có điểm đánh giá là N3.

b) Điểm đánh giá tiêu chí về nguồn ô nhiễm được xác định bằng tổng điểm đánh giá của các chi tiêu thành phần. Cụ thể:

N = N1 + N2 + N3

3. Cách xác định điểm đánh giá của tiêu chí về khả năng lan truyền

a) Tiêu chí về khả năng lan truyền bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:

- Chỉ tiêu về độ dốc của khu vực bị ô nhiễm có điểm đánh giá là L1;

- Chỉ tiêu về khoảng cách từ khu vực đến nguồn nước có điểm đánh giá là L2;

- Chỉ tiêu về che phủ tại khu vực bị ô nhiễm có điểm đánh giá là L3;

- Chỉ tiêu về cơ hạt của đất khu vực bị ô nhiễm có điểm đánh giá là L4.

b) Điểm đánh giá tiêu chí về khả năng tan truyền của nguồn ô nhiễm tồn lưu được xác định bằng tổng điểm đánh giá của các chỉ tiêu thành phần. Cụ thể:

L = L1 + L2 + L3 + L4

4. Cách xác định điểm đánh giá của tiêu chí về đối tượng bị tác động

a) Tiêu chí về đối tượng bị tác động bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:

- Chỉ tiêu về tác động đến sức khỏe cộng đồng có điểm đánh giá là T1;

- Chỉ tiêu về mật độ dân cư có điểm đánh giá là T2;

- Chỉ tiêu về tác động đến các nguồn sinh sống của cộng đồng địa phương có điểm đánh giá là T3;

- Chỉ tiêu về tác động đến hệ sinh thái tự nhiên có điểm đánh giá là T4.

b) Điểm đánh giá tiêu chí về đối tượng bị tác động được xác định bằng tổng điểm đánh giá của các chỉ tiêu thành phần. Cụ thể:

T = T1 + T2 + T3 + T4

Bảng 1. Điểm đánh giá các tiêu chí của khu vực ô nhiễm môi trường đất

Tiêu chí

Chỉ tiêu thành phần

Điểm

I. Tiêu chí về nguồn ô nhiễm (tối đa 50 điểm)

1. Chỉ tiêu về mức độ vượt quy chuẩn của chất gây ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm môi trường (ký hiệu là N1)

Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ trên 100 lần trở lên

20 điểm

Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ trên 20 đến 100 lần

15 điểm

Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ trên 1 đến 20 lần

10 điểm

2. Chỉ tiêu về số thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn hiện hành (ký hiệu là N2)

Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 trở lên

15 điểm

Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 đến 4

10 điểm

Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật là 1

05 điểm

3. Chỉ tiêu về khối lượng hoặc diện tích khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là N3)

Khối lượng đất bị ô nhiễm lớn hơn 1000 m3 hoặc diện tích khu vực bị ô nhiễm lớn hơn 1.000 m2

15 điểm

Khối lượng đất bị ô nhiễm từ 500 m3 đến 1.000 m3 hoặc diện tích khu vực bị ô nhiễm từ 500 m2 đến 1.000 m2

10 điểm

Khối lượng đất bị ô nhiễm nhỏ hơn 500 m3 hoặc diện tích khu vực bị ô nhiễm nhỏ hơn 500 m2

05 điểm

II. Tiêu chí về khả năng lan truyền (tối đa 25 điểm)

1. Chỉ tiêu về độ dốc của khu vực ô nhiễm (ký hiệu là L1)

Độ dốc lớn hơn 50%

6 điểm

Độ dốc từ 5% đến 50%

3 điểm

Độ dốc nhỏ hơn 5%

0 điểm

2. Chỉ tiêu về khoảng cách đến nguồn nước (ký hiệu là L2)

Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt nhỏ hơn 100m hoặc đến mực nước ngầm nhỏ hơn 5m

8 điểm

Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt trong vòng 100-500m, hoặc đến mực nước ngầm trong vòng 5-20m

4 điểm

Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt lớn hơn 500m, hoặc đến mực nước ngầm lớn hơn 20m

2 điểm

3. Chỉ tiêu về che phủ tại khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là L3)

Khu vực bị ô nhiễm không được che phủ bởi thực vật

6 điểm

Khu vực bị ô nhiễm được che phủ bởi thực vật dưới 10%

4 điểm

Khu vực bị ô nhiễm được che phủ bởi thực vật từ 10% trở lên

2 điểm

Khu vực bị ô nhiễm được bê tông hóa bề mặt

(Khi khu vực bị ô nhiễm được bê tông hóa thì L4=0)

0 điểm

4. Chỉ tiêu về cỡ hạt của đất tại khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là L4)

Đất bề mặt (20 cm) là đất sỏi

5 điểm

Đất bề mặt (20 cm) là đất cát

4 điểm

Đất bề mặt (20 cm) là đất mùn

2 điểm

Đất bề mặt (20 cm) là đất sét

0 điểm

III. Tiêu chí về đối tượng bị tác động (tối đa 25 điểm)

1. Chỉ tiêu về tác động đến sức khỏe cộng đồng (ký hiệu là T1)

Trên 30% số người trong ít nhất 100 người được hỏi sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong 1.000m khẳng định sức khỏe của họ bị tác động bởi khu vực bị ô nhiễm.

8 điểm

Từ 15% đến 30% số người trong ít nhất 100 người được hỏi sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong 1.000m khẳng định sức khỏe của họ bị tác động bởi khu vực bị ô nhiễm.

5 điểm

Từ 5% đến nhỏ hơn 15% số người trong ít nhất 100 người được hỏi sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong 1.000m khẳng định sức khỏe của họ bị tác động bởi khu vực bị ô nhiễm.

2 điểm

Có ít hơn 5% số người trong ít nhất 100 người được hỏi sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong 1.000m khẳng định sức khỏe của họ bị tác động bởi khu vực bị ô nhiễm.

0 điểm

2. Chỉ tiêu về mật độ dân cư (ký hiệu là T2)

Có hơn 500 người sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong bán kính 1.000m

5 điểm

Có từ 100 đến 500 người sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong bán kính 1.000m

3 điểm

Có từ 5 đến 49 người sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong bán kính 1.000m

1 điểm

Có ít hơn 4 người sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong bán kính 1.000m

0 điểm

3. Chỉ tiêu về tác động đến các nguồn sinh sống của cộng đồng địa phương (ký hiệu là T3)

Nhiều hơn 20% tỷ lệ người dân trong khu vực hoặc trong phạm vi cách 1.000m sử dụng nguồn nước và/hoặc đất tại khu vực bị ô nhiễm để sinh sống và canh tác

6 điểm

Từ 1% đến nhỏ hơn 20% tỷ lệ người dân trong khu vực hoặc trong phạm vi cách khu vực 1.000m sử dụng nguồn nước và/hoặc đất tại khu vực bị ô nhiễm để sinh sống và canh tác

3 điểm

Nhỏ hơn 1 % tỷ lệ người dân trong khu vực hoặc trong phạm vi cách khu vực 1.000m sử dụng nguồn nước và/hoặc đất tại khu vực bị ô nhiễm để sinh sống và canh tác

0 điểm

4. Chỉ tiêu về tác động đến hệ sinh thái tự nhiên (ký hiệu là T4)

Có dấu hiệu chắc chắn một hệ sinh thái bị tác động xấu

6 điểm

Nghi ngờ hệ sinh thái trong khu vực bị ảnh hưởng

3 điểm

Hệ sinh thái không bị ảnh hưởng

0 điểm

Không có thông tin

3 điểm



[1] Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện rà soát, thống kê các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái và có Báo cáo số 429/BC-STNMT ngày 16/12/2022 về kết quả rà soát khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

[2] Sở Tài nguyên và Môi trường tại Báo cáo số 429/BC-STNMT ngày 16/12/2022

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 97/KH-UBND

Loại văn bảnKế hoạch
Số hiệu97/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/04/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường, Bất động sản
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 97/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 97/KH-UBND 2023 phân loại và xử lý các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm Yên Bái


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 97/KH-UBND 2023 phân loại và xử lý các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm Yên Bái
                Loại văn bảnKế hoạch
                Số hiệu97/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Yên Bái
                Người kýNguyễn Thế Phước
                Ngày ban hành12/04/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường, Bất động sản
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 97/KH-UBND 2023 phân loại và xử lý các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm Yên Bái

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 97/KH-UBND 2023 phân loại và xử lý các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm Yên Bái

                            • 12/04/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực