Văn bản khác 3723/KH-UBND

Kế hoạch hành động 3723/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 458/QĐ-TTG về kế hoạch thực hiện kết luận 97-KL/TW một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 7, khóa X nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Phú Thọ ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch hành động 3723/KH-UBND chủ trương giải pháp nông nghiệp nông dân nông thôn Phú Thọ


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3723/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 07 tháng 09 năm 2015.

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 458/QĐ-TTG NGÀY 09/4/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 97-KL/TW NGÀY 15/5/2014 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7, KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu tại Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 97-KL/TW của Chính phủ và Kế hoạch số 119-KH/TU ngày 10/7/2014 của BTV Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận số 97-KL/TW để tập trung chỉ đạo, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện để hiện thực hóa nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU:

- Tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 22/9/2008 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội đặc biệt ở cấp xã đảm bảo tiêu chí nông thôn mới. Phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, văn hóa thể thao và đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X); kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/2014 và Quyết định số 458/QĐ-TTg.

- Các Sở, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết, các chủ trương, giải pháp theo Kết luận số 97-KL/TW, ngày 15/5/2014 nghiêm túc đánh giá những mặt còn hạn chế, nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết. Trên cơ sở đó có Chương trình, kế hoạch chỉ đạo thực hiện, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn, nhân rộng cách chỉ đạo tốt, những điển hình, mô hình tốt.

- Tập trung đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết, Chương trình của Trung ương, của tỉnh để từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan và mọi người dân hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự thống nhất về quan điểm, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp, có tính khả thi cao để tổ chức thực hiện.

2. Rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác Quy hoạch.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng Quy hoạch theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan; hoàn thiện Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp – thủy sản của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở xác định thế mạnh và sản phẩm chủ lực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nhằm phát huy tối đa lợi thế, thế mạnh của địa phương vừa quản lý sản xuất theo quy hoạch, theo chuỗi giá trị và phù hợp với cung, cầu thị trường;

- Các địa phương, căn cứ vào quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp thủy sản của tỉnh, căn cứ thực trạng sản xuất, lợi thế của địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện các Kế hoạch, chương trình, đề án phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, liên kết vùng tỉnh, vùng huyện và các quy hoạch chuyên ngành khác, hình thành và phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, an toàn; thực hiện công khai, minh bạch đối với các quy hoạch.

3. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

a) Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp – thủy sản của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị giá tăng và phát triển bền vững, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, tổ chức lại sản xuất, chuyên môn hóa lao động nông thôn để tạo sự chuyển biến rõ rệt;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng từng sản phẩm, ngành hàng. Chú trọng xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ; Ưu tiên hỗ trợ phát triển các ngành hàng, sản phẩm chủ lực, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Tập trung xây dựng các Chương trình, đề án chuyên đề, cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp thực hiện tái cơ cấu trong từng lĩnh vực.., cụ thể:

+ Trồng trọt: Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản gắn với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nhằm tăng nhanh giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực (chè, lúa, bưởi, rau an toàn..). Phát triển các hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Xây dựng các Khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 120 nghìn ha, tổng sản lượng lương thực đạt trên 465 nghìn tấn.

+ Chăn nuôi: Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển các hình thức chăn nuôi tập trung công nghiệp quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại, nông hộ an toàn và bền vững. Tập trung chỉ đạo phát triển mạnh chăn nuôi các giống vật nuôi chủ lực như: lợn ngoại hướng nạc, gà thịt, bò thịt, trâu, khuyến khích chăn nuôi bò sữa, thỏ và các giống vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

+ Thủy sản: Đầu tư cải tạo, nâng cấp các hồ, đầm tự nhiên, diện tích ruộng ứng trũng trồng trọt kém hiệu quả phục vụ nuôi thủy sản tập trung; phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh, nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa; đẩy mạnh đưa vào nuôi thả các giống thủy sản mới có khả năng thâm canh và giá trị gia tăng cao (chép lai, rô phi, lăng, nheo...).

+ Lâm nghiệp: Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; Quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên, đảm bảo đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên; Đẩy mạnh phát triển kinh doanh rừng trồng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, quan tâm phát triển rừng gỗ lớn; đẩy mạnh chăm sóc rừng trồng có thâm canh; tập trung thu hút doanh nghiệp, tổ chức đầu tư trồng rừng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến sâu. Tăng cường quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng.

b) Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Tập trung giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, nhất là doanh nghiệp chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại địa phương.

c) Tập trung rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới các Chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020, góp phần đạt được các mục tiêu đề ra;

d) Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, hạ giá thành sản phẩm; phát triển các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao.

4. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn.

a) Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn các xã, phấn đấu đến năm 2020 có 50% (124 xã) đạt và cơ bản đạt chuẩn, trong đó có 57 xã đạt chuẩn.

b) Tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, chuyên đề cho từng tiêu chí. Thực hiện phân công trách nhiệm cho các Sở, ngành có liên quan trực tiếp chỉ đạo các tiêu chí thuộc lĩnh vực quản lý; các địa Sở ngành, địa phương tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã, khu dân cư trực tiếp gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân;

c) Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy dân chủ của nông dân. Ưu tiên phát triển y tế, giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn; thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, chính sách dân số, chính sách trợ giúp pháp lý...

d) Thực hiện hiệu quả các Chương trình và chính sách giảm nghèo; hướng dẫn lồng ghép các nguồn lực triển khai xây dựng mô hình phát triển sản xuất thuộc chương trình 30a, Chương trình 135, Nông thôn mới.. đảm bảo hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình. Giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,3%/năm; đưa huyện Tân Sơn ra khỏi huyện nghèo.

đ) Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

5. Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, tập trung chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, có hiệu quả. Tập trung giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

a) Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Tiếp tục thực hiện chủ trương về tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước khác. Rà soát hiện trạng sử dụng đất rừng, kiên quyết thu hồi diện tích đất sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả;

b) Tập trung chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nông thôn. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là Hợp tác xã; phát triển các hình thức kinh tế hợp tác phù hợp đối với từng lĩnh vực: thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp... Xây dựng, nhân rộng các mô hình Hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của các HTX và Tổ hợp tác, trang trại trong việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp đầu vào, chế biến, tiêu thụ nông sản và tiếp cận thị trường;

c) Thực hiện đổi mới và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, phù hợp với từng ngành hàng, lĩnh vực; các vùng, địa phương có điều kiện sản xuất tương đồng, liên kết với nhau về sản xuất giống, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực… đẩy mạnh liên kết sản xuất các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với xây dựng thương hiệu. Khuyến khích thúc đẩy các hình thức liên kết trong sản xuất: liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác (HTX, trang trại…) trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân, thành lập các Hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong sản xuất, kinh doanh.

d) Có cơ chế khuyến khích mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại phát triển. Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế hộ nông dân hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ, chủ động gắn kết với sản xuất của hộ nông dân, đầu tư phát triển sản xuất hình thành các chuỗi giá trị hoặc liên kết một số khâu tiến tới doanh nghiệp hóa sản phẩm;

e) Đẩy mạnh khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp.

6. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.

a) Ứng dụng các thành tựu KHCN:

- Tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất; nhất là hỗ trợ ứng dụng giống mới, giống chuyển gen; ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến nông sản; công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt ưu tiên các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực.

- Tích cực khảo nghiệm, lựa chọn đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực mới có năng suất, chất lượng cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của tỉnh. Ứng dụng rộng rãi vào sản xuất các chế phẩm phân bón vi sinh, thuốc BVTV sinh học, các chế phẩm sinh học sử dụng trong bảo quản, chế biến nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa nông, lâm, thủy sản; phối trộn thức ăn chăn nuôi, xử lý nguồn nước và phòng trừ dịch bệnh thủy sản. Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả đã được khẳng định; đẩy mạnh sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo hướng an toàn đạt tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP... đẩy mạnh ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho một số loại cây trồng chủ lực (lúa, chè, bưởi, rau..);

- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế vào các hoạt động khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ nông nghiệp khác.

- Đổi mới các hoạt động khuyến nông đáp ứng kịp thời nhiệm vụ tái cơ cấu ngành; tổ chức tốt các dịch vụ về chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ nông dân tiếp cận nhanh với các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý sản xuất và thông tin thị trường.

b) Đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao.

Theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020, định hướng 2030:

- Đến năm 2020 xây dựng 01 khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Phú Hộ - Thị xã Phú Thọ với quy mô 300 ha (có hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện đại, áp dụng công nghệ tưới, công nghệ chăm sóc tiên tiến…).

- Tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao để làm chủ khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp; đi tắt đón đầu công nghệ cao của thế giới (Pháp, Mỹ, Israel, Nhật Bản…) nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.

7. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

a) Tập trung triển khai có hiệu quả, thiết thực Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ tái cơ cấu, công nghiệp hóa ngành nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đổi mới chương trình, phương pháp dạy học đẩy mạnh hình thức đào tạo thực hành, thực tế, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Chú trọng, ưu tiên đào tạo các nghề phục vụ trực tiếp các chương trình nông nghiệp, các làng nghề, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác...

b) Làm tốt công tác tổ chức, tư vấn nghề, gắn đào tạo nghề với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp thủy sản và yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng các điểm tư vấn cho nông dân cấp xã, thiết lập hệ thống giao lưu trực tuyến về luật pháp, cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ, kỹ thuật,… giữa nông dân với các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp tỉnh. Đào tạo nghề phi nông nghiệp theo nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí việc làm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) Rà soát, điều chỉnh chính sách về đào tạo nghề, trong đó ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp. Huy động và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực để dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, trọng tâm là đào tạo “nông dân nòng cốt”.

8. Đổi mới cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực.

Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời chính sách đủ mạnh để khuyến khích việc ứng dụng khoa học công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; đào tạo cán bộ kỹ thuật; thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chế biến, bảo quản nông sản; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn nhất là những vùng khó khăn, miền núi. Mở rộng các hình thức hợp tác công, tư trong phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, tăng nguồn vốn tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn tín dụng.

a) Chính sách về đất đai:

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng đất. Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên phát triển đồng bộ cơ shạ tầng vùng sản xuất. Bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác. Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác;

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục chuyển nhượng, thuê mướn đất nông nghiệp, khuyến khích tích tụ tập trung ruộng đất; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện đất đai, lợi thế canh tác từng địa phương. Mỗi huyện chọn 2-3 xã làm điểm dồn thửa, đổi ruộng để phục vụ sản xuất theo quy hoạch; Hỗ trợ chi phí đo đạc, cấp, đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa và hỗ trợ kinh phí để chỉnh trang đồng ruộng.

- Tập trung xử lý dứt điểm những tồn tại về đất đai của các nông lâm trường; kiên quyết thu hồi đất của các nông, lâm trường sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả. Ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt để thu hút doanh nghiệp thuê đất lâu dài của hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp; tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua việc khuyến khích, hỗ trợ người dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp. Quan tâm giải quyết quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

b) Chính sách về tài chính, tiền tệ:

- Thực hiện kịp thời, có hiệu quả các cơ chế chính sách hỗ trợ, của Trung ương, của tỉnh đã ban hành, nhất là: Chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh Phú Thọ); ưu tiên đầu tư vào vùng khó khăn, miền núi.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, ban hành các chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020; tăng cường các hình thức hợp tác công tư trong phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn. Huy động sự đóng góp của nhân dân cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể cả vốn và công lao động theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để xây dựng, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Tích cực vận động, thu hút các nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, nhất là Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Thu hút các nguồn lực đầu tư từ ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, phấn đấu 5 năm sau thu hút nguồn lực đầu tư cao hơn 5 năm trước. Bố trí hợp lý cơ cấu nguồn lực đầu tư, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Ưu tiên bố trí vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn; có chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho các hộ dân gắn với các Chương trình nông nghiệp trọng điểm; đổi mới cơ chế, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi để người dân, hợp tác xã, trang trại dễ tiếp cận vốn tín dụng. Tăng vốn tín dụng cho vay qua Ngân hàng chính sách xã hội; tăng cường cho vay hộ gia đình với số lượng lớn hơn và vay tín chấp nhiều hơn; hỗ trợ vay vốn đối với hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ.

c) Chính sách thương mại

- Đẩy mạnh hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiếp cận thị trường, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mở rộng đầu ra cho nông sản hàng hóa. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng hóa và chứng nhận chỉ dẫn địa lý đối với một số loại nông sản chủ lực của tỉnh.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thông tin thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản, đặc biệt là người dân để họ có định hướng, phương án sản xuất phù hợp. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức của doanh nghiệp, người dân về các chính sách thương mại quốc tế, đảm bảo chủ động trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng nông sản.

- Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trong thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng thương mại (chợ nông thôn, chợ đầu mối, các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung và trung tâm thương mại, siêu thị; cửa hàng tiêu thụ nông thủy sản theo hệ thống..) nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa đối với hàng nông thủy sản hàng hóa là thế mạnh của tỉnh.

9. Củng cố, nâng cao năng lực bộ máy quản lý về nông nghiệp.

a) Kiện toàn tổ chức, bộ máy ngành nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn, đảm bảo hiệu quả trước hết là các tổ chức bộ máy cán bộ công chức theo dõi nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã; tổ chức bộ máy khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý vật tư nông nghiệp và chất lượng nông, lâm, thủy sản. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ở cơ sở, trên địa bàn nông thôn. Quan tâm bố trí lãnh đạo cấp huyện, xã có chuyên môn về nông nghiệp; hình thành đội ngũ chuyên gia nông nghiệp tại các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, huyện. Thu hút những cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đến làm việc tại các trạm, trại nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống, khu nông nghiệp công nghệ cao.

b) Nâng cao năng lực phòng, chống, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị căn cứ nội dung, nhiệm vụ theo Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 của Chính phủ; Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 22/9/2008 của Tỉnh ủy và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động này để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế trên địa bàn, bổ sung, lồng ghép vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn của đơn vị, địa phương:

1. Các Sở, ngành.

1.1. Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh để triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; theo dõi, tổng hợp tình hình, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Bộ ngành và Chính phủ theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tăng cường vận động nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ; vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông nghiệp, nông thôn;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành triển khai có hiệu quả chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh Phú Thọ). Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

1.3. Sở Tài chính.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư chủ động cân đối tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn;

- Rà soát, sửa đổi bổ sung chính sách thuế, phí của tỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương triển khai bảo hiểm nông nghiệp; đề xuất chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp.

1.4. Ngân hàng Nhà nước.

Tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh việc vay vốn tín dụng phục vụ các chương trình nông nghiệp trọng điểm, xây dựng nông thôn mới; Ưu tiên tập trung vốn và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn cho cho nông dân, các đối tác kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

1.5. Sở Công thương.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, đề xuất các chính sách thương mại; tổ chức đào tạo, tập huấn cho người dân và tổ chức kinh tế nâng cao nhận thức về chính sách thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của Tỉnh;

- Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản của Tỉnh. Đề xuất các chính sách để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản theo hướng làm chủ công nghệ tiên tiến, gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; rà soát, sắp xếp các cơ sở sản xuất chè, chế biến lâm sản đảm bảo vùng nguyên liệu;

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng thương mại (chợ nông thôn, chợ đầu mối, các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung và trung tâm thương mại, siêu thị; cửa hàng tiêu thụ nông thủy sản theo hệ thống..);

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại hàng hóa nông, lâm, thủy sản.

1.6. Sở Khoa học và Công nghệ.

- Chủ trì phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu với UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp; xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, thực phẩm chủ lực của Tỉnh để nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp.

1.7. Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa). Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020) cấp huyện phù hợp với Luật Đất đai năm 2013, trong đó thể hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến từng xã;

- Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách dồn đổi, tích tụ ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai trong nông nghiệp, tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi một số diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, đất xâm lấn, tranh chấp đối với các Nông, lâm trường; tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp và phát triển kinh tế trang trại;

- Xây dựng Đề án bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

1.8. Sở Nội vụ.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản để kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy ngành nông nghiệp: Bộ máy giúp việc ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp; tổ chức bộ máy cán bộ công chức theo dõi nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã; tổ chức bộ máy khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý vật tư nông nghiệp và chất lượng nông, lâm, thủy sản.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức cấp xã gắn với công tác xây dựng nông thôn mới.

1.9. Sở Xây dựng.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng các quy hoạch ngành, nhất là các quy hoạch có liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

1.10. Sở Giao thông vận tải.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu cho Tỉnh ủy, UBDN tỉnh cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng theo hướng “Nhà nước hỗ trợ xi măng, sắt thép, một số vật liệu chủ yếu và dân tự tổ chức thực hiện”.

1.11. Sở lao động, thương binh và Xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan đề xuất chính sách phát triển hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn, chính sách bảo hiểm xã hội đối với nông dân.

1.12. Sở Y tế.

- Chủ trì, tham mưu triển khai thực hiện chính sách về Bảo hiểm y tế, khuyến khích nông dân tham gia Bảo hiểm y tế;

- Huy động nguồn lực để hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nâng cao tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

1.13. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà Văn hóa, khu thể thao cấp xã, khu dân cư theo tiêu chí nông thôn mới. Đảm bảo đời sống văn hóa, tinh thần cho cộng đồng dân cư theo tiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới;

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Chính quyền địa phương tổ chức tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới;

1.14. Sở Thông tin và Truyền thông.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết Trung ương và Kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/2015; Kế hoạch thực hiện Kết luận số 97-KL/TW của Chính phủ; Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Tỉnh ủy ngày 22/9/2008; Kế hoạch số 119-KH/TU của Tỉnh ủy ngày 10/7/2014 và Kế hoạch hành động này; đổi mới hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh mở các chuyên trang, chuyên mục, Đài truyền thanh ở nông thôn, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Trung ương, của tỉnh và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; tập trung tuyên truyền những mô hình mới, các làm hay và các gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua;

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đơn vị liên quan phát huy vai trò, nâng cao chất lượng các báo, tạp chí, ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền quán triệt nội dung Nghị quyết.

2. Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

2.1. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

- Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng tuyên truyền nội dung của Nghị quyết; cụ thể hóa thành các nội dung, chương trình hoạt động, khuyến khích các hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực, thiết thực, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào thi đua “cả tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”.

2.2. Hội Nông dân tỉnh.

- Chủ động nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Tuyên truyền vận động các hội viên tích cực tham gia phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương tổ chức có hiệu quả các hoạt động của Hội gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

2.3. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các đoàn thể.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý, chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực, phối hợp để tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chung sức xây dựng nông thôn mới.

3. Cấp ủy và chính quyền địa phương (huyện, xã).

a) Căn cứ vào Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Tỉnh ủy ngày 22/9/2008; Kế hoạch số 119-KH/TU của Tỉnh ủy ngày 10/7/2014 và Kế hoạch hành động này, cụ thể hóa thành Chương trình, Kế hoạch của địa phương với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, giai đoạn 2016-2020 của địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu về phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Tổ chức thảo luận, đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nội dung, mục tiêu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn;

c) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và các Chương trình, dự án về nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn;

d) Tập trung rà soát, xây dựng các Quy hoạch, chương trình, đề án theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới làm cơ sở chỉ đạo thực hiện;

đ) Có cơ chế chính sách của phù hợp của địa phương nhằm huy động tối đa các nguồn lực đồng thời quan tâm bố trí ngân sách địa phương phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

e) Rà soát, kiện toàn, tổ chức bộ máy cán bộ công chức, quan tâm bố trí lãnh đạo có năng lực chuyên môn về nông nghiệp cấp huyện, xã và cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã; kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới.

Trên đây là Kế hoạch hành động Thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh Phú Thọ. Yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch tổ chức thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ NN & PTNT (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- MTTQ và các Đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- Các huyện, thành, thị;
- UBND huyện, thành, thị;
- CVP, các PVP;
- Lưu VT, KT1, KT5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Chu Ngọc Anh

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3723/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu3723/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/09/2015
Ngày hiệu lực07/09/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3723/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch hành động 3723/KH-UBND chủ trương giải pháp nông nghiệp nông dân nông thôn Phú Thọ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch hành động 3723/KH-UBND chủ trương giải pháp nông nghiệp nông dân nông thôn Phú Thọ
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu3723/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Thọ
                Người kýChu Ngọc Anh
                Ngày ban hành07/09/2015
                Ngày hiệu lực07/09/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch hành động 3723/KH-UBND chủ trương giải pháp nông nghiệp nông dân nông thôn Phú Thọ

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch hành động 3723/KH-UBND chủ trương giải pháp nông nghiệp nông dân nông thôn Phú Thọ

                      • 07/09/2015

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 07/09/2015

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực