Nội dung toàn văn Kế hoạch số 370/KH-BTP 2019 Tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở 2013
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 370/KH-BTP | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT 5 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ NĂM 2013
Luật hòa giải ở cơ sở số 35/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Sau 05 năm triển khai thi hành, Luật Hòa giải ở cơ sở đã từng bước đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực; bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, khó khăn nhất định. Để đánh giá tổng thể tác động của văn bản Luật đối với đời sống xã hội, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, gồm các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá kết quả 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 (những kết quả đạt được, ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khó khăn, nguyên nhân; bài học kinh nghiệm trong triển khai thi hành Luật, từ đó kiến nghị các nhiệm vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở giai đoạn tiếp theo).
b) Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan; sự phù hợp của Luật với thực tiễn đời sống từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở.
c) Tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở phải nghiêm túc, khách quan và toàn diện; hiệu quả, tiết kiệm.
b) Nội dung tổng kết phải thiết thực, trung thực; có số liệu cụ thể, bám sát các nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (ban hành tại Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔNG KẾT
1. Phạm vi tổng kết
Kết quả đạt được sau 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và trên phạm vi toàn quốc (tính từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018).
2. Nội dung tổng kết
Bám sát các nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (ban hành kèm theo Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 của Bộ trường Bộ Tư pháp), trong đó tập trung vào những nội dung chính sau đây:
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở: Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Tình hình, kết quả thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở:
+ Củng cố, kiện toàn đội ngũ quản lý, thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;
+ Củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở cơ sở; xây dựng và phát hành tài liệu về hòa giải ở cơ sở;
+ Thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;
+ Bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở; kết quả huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở.
- Công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở;
- Kiến nghị, đề xuất.
3. Hình thức tổng kết
3.1. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn cụ thể, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và tổ chức có liên quan chủ động tổ chức tổng kết bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả.
3.2. Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thi hành Luật trên phạm vi toàn quốc.
3.3. Căn cứ tình hình thực tế, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương có thể tổ chức điều tra, khảo sát, hội nghị, hội thảo, tọa đàm để cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác tổng kết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở Kế hoạch này, tổ chức pháp chế, đơn vị chức năng có liên quan của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương chủ trì tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu tổ chức đoàn thể Trung ương; Sở Tư pháp chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Kế hoạch và tổ chức tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; báo cáo kết quả tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở (theo Đề cương đính kèm Kế hoạch này) về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 01/4/2019.
2. Giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện các nhiệm vụ;
- Hướng dẫn, kịp thời giải đáp vướng mắc trong quá trình tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tham mưu tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thi hành Luật trên phạm vi toàn quốc; xây dựng báo cáo tổng kết toàn quốc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Trình cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong 05 năm thi hành Luật.
3. Giao Văn phòng Bộ, Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ Thi đua - Khen thưởng và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
4. Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí trong dự toán của cơ quan, tổ chức chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ, thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khuyến khích việc huy động các nguồn hợp pháp khác để tổ chức thực hiện các hoạt động tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, số điện thoại; 024.62739470) để được hướng dẫn, giải đáp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT 5 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương (đề nghị thống kê cụ thể các văn bản đã ban hành)
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được áp dụng, triển khai (tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu...); kết quả đạt được.
- Số lượng cán bộ, công chức, nhân dân được giao nhiệm vụ về hòa giải ở cơ sở được tuyên truyền, phổ biến.
- Đánh giá kết quả.
3. Tình hình, kết quả thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở
3.1. Kết quả củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; đội ngũ cán bộ, công chức tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở.
- Số lượng cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.
3.2. Tình hình và kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trong phạm vi quản lý ở địa phương.
- Củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở cơ sở; xây dựng và phát hành tài liệu về hòa giải ở cơ sở.
- Kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở của Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.
(Theo Phụ lục I kèm theo)
- Đánh giá tình hình, kết quả hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.
4. Tình hình, kết quả bố trí kinh phí hằng năm và tổng kinh phí 05 năm cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương (Theo Phụ lục II kèm theo)
Đánh giá việc thực hiện các điều kiện bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn; kết quả xã hội hóa công tác hòa giải ở cơ sở.
5. Công tác kiểm tra, sơ kết việc thi hành Luật Hòa giải ờ cơ sở; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở
6. Đánh giá chung
- Đánh giá chung những kết quả đạt được.
- Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở; về hiệu quả đưa Luật Hòa giải ở cơ sở vào cuộc sống.
- Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
Những vướng mắc, bất cập trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan.
3. Bài học kinh nghiệm
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đề xuất, kiến nghị
1.1. Về hoàn thiện các quy định của pháp luật
Kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
1.2. Về tổ chức thi hành Luật
Các đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải ở cơ sở.
2. Giải pháp
Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở; tăng tỷ lệ hòa giải thành; tăng cường sử dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
- Giải pháp trước mắt.
- Giải pháp lâu dài.
PHỤ LỤC I
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(kèm theo Báo cáo số…. ngày… tháng… năm 2019 của UBND tỉnh/thành phố …. về kết quả 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở)
STT | Nội dung | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
1 | Số tổ hòa giải |
|
|
|
|
| |
2 | Số hòa giải viên | Tổng số |
|
|
|
|
|
Nam |
|
|
|
|
| ||
Nữ |
|
|
|
|
| ||
Dân tộc thiểu số (nếu có) |
|
|
|
|
| ||
3 | Kết quả hòa giải ở cơ sở | Tổng số vụ việc hòa giải |
|
|
|
|
|
Hòa giải thành |
|
|
|
|
| ||
Hòa giải không thành |
|
|
|
|
| ||
Tỷ lệ % hòa giải thành |
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI CƠ SỞ
(kèm theo Báo cáo số:….. ngày…. tháng…. năm 2019 của UBND tỉnh/thành phố…… về tổng kết 05 năm thi hành Luật hòa giải ở cơ sở)
Đơn vị: đồng
STT | Nội dung chi | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
1 | Thù lao cho hòa giải viên (vụ việc/tổ) |
|
|
|
|
| |
2 | Chi hỗ trợ hoạt động của Tổ hòa giải | Chi bầu hòa giải viên |
|
|
|
|
|
Hỗ trợ Tổ hòa giải (Văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu) |
|
|
|
|
| ||
Chi khác (sinh hoạt Tổ hòa giải, hỗ trợ thêm cho HGV các vụ việc cụ thể...) |
|
|
|
|
| ||
3 | Chi tập huấn, cung cấp tài liệu, nâng cao năng lực cho hòa giải viên |
|
|
|
|
| |
4 | Chi hỗ trợ hòa giải viên gặp tai nạn, rủi ro |
|
|
|
|
| |
5 | Kinh phí xã hội hóa (nếu có) |
|
|
|
|
| |
6 | Tổng cộng |
|
|
|
|
|