Luật 103-SL/L.005

Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 1957

Nội dung toàn văn Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 1957 103-SL/L.005


LUẬT

SỐ 103-SL/L.005 NGÀY 20-5-1957 ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO THÂN THỂ VÀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM ĐỐI VỚI NHÀ Ở, ĐỒ VẬT, THƯ TÍN CỦA NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

RA SẮC LỆNH

Nay ban bố luật quy định quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân đã được Quốc hội biểu quyết trong khoá họp thứ VI như sau:

LUẬT

ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO THÂN THỂ VÀ QUYỀN BẤT KHẢ  XÂM PHẠM ĐỐI VỚI NHÀ Ở, ĐỒ VẬT, THƯ TÍN CỦA NHÂN DÂN

Chương 1:

NGUYÊN TẮC

Điều 1. Quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Không ai được xâm phạm các quyền ấy.

Điều 2. Việc bắt, giam người phạm đến pháp luật Nhà nước, việc khám người, nhà ở, đồ vật, thư tín phải theo thủ tục quy định dưới đây:

Chương 2:

VIỆC BẮT NGƯỜI PHẠM PHÁP

Điều 3. Ngoài những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp nói trong điều 4, bắt người phạm đến pháp luật Nhà nước phải có lệnh viết của cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên nếu là thường dân phạm pháp, hoặc của toà án binh nếu là quân nhân phạm pháp, hay là thường dân phạm pháp có liên quan đến quân đội nhân dân.

Điều 4. Đối với những người phạm pháp quả tang, bất cứ người nào cũng có quyền bắt và phải giải ngay đến Uỷ ban Hành chính, Toà án nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất.

Trong những trường hợp khẩn cấp, cơ quan công an có thể bắt giữ trước khi có lệnh viết của các cơ quan định trong điều 3, và phải báo cho các cơ quan đó biết.

Những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp là những trường hợp đặc biệt do luật quy định.

Chương 3:

VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, TẠM THA

Điều 5. Người phạm pháp bị bắt phải được giải lên cơ quan tư pháp hoặc cơ quan công an từ cấp huyện trở lên trong hạn hai mươi bốn giờ kể từ lúc bắt.

Cơ quan tư pháp huyện hoặc công an huyện được tạm giữ can phạm trong hạn ba ngày kể từ lúc nhận can phạm để xét và hỏi cung, rồi phải quyết định tha hẳn, tạm tha, hoặc giải lên toà án nhân dân hoặc công an cấp trên.

Điều 6. Cơ quan tư pháp, công an từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên hoặc toà án binh phải hỏi cung trong hạn ba ngày kể từ lúc nhận giữ can phạm, để quyết định việc tha hẳn, tạm tha hoặc tạm giam.

Lệnh tạm giam can phạm do cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên hoặc toà án binh ký.

Điều 7. Thời hạn tạm giam không được quá:

- Hai tháng đối với các vụ thường phạm mà luật pháp quy định hình phạt từ năm năm tù trở xuống.

- Bốn tháng đối với các vụ phạm đến an toàn Nhà nước và các vụ thường phạm mà luật pháp quy định hình phạt trên năm năm tù.

- Nếu xét thật cần thiết cho cuộc điều tra thì cơ quan ra lệnh tạm giam có thể gia hạn một hoặc hai lần nữa. Đối với những vụ án phức tạp, cần phải điều tra lâu hơn, thì phải được sự chuẩn y của cơ quan tư pháp trung ương.

Điều 8. Trong trường hợp việc tạm giam không cần thiết cho cuộc điều tra nữa, hoặc việc tạm tha không gây nguy hiểm gì cho trật tự chung, thì cơ quan tư pháp hoặc toà án binh nào đã ra lệnh tạm giam có thể tự mình, hoặc căn cứ vào đơn xin của can phạm, ra lệnh tạm tha.

Đối với những can phạm già yếu, có bệnh nặng, hoặc phụ nữ có thai nghén, hoặc phụ nữ đang thời kỳ cho con bú, thì có thể cho tạm tha, và nếu cần sẽ giám thị tại chỗ ở.

Chương 4:

VIỆC KHÁM NGƯỜI, KHÁM ĐỒ VẬT, KHÁM NHÀ Ở VÀ THƯ TÍN

Điều 9. Trừ những trường hợp định ở điều 10 và điều 11, khám người, đồ vật hoặc nhà ở, thư tín của tư nhân thì phải có lệnh viết của cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên hoặc của toà án binh, tuỳ tính chất vụ phạm pháp.

Điều 10. Trong những trường hợp phạm pháp quả tang, hoặc tiến hành điều tra vụ án mà can phạm đang bị tạm giữ, hoặc tạm giam, hoặc được uỷ quyền điều tra toàn bộ vụ phạm pháp, tư pháp, công an, toà án binh có thể khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín của người phạm pháp và những người có liên quan đến vụ án.

Điều 11. Trong những trường hợp khẩn cấp, hoặc có triệu chứng phạm pháp, công an có thể khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín.

Điều 12. Trừ những trường hợp định ở điều 10 và điều 11, nhân viên thi hành lệnh khám nhà phải cùng đi với một uỷ viên Uỷ ban Hành chính địa phương, người chủ nhà hoặc thay mặt chủ nhà và một người láng giềng, khi khám xong phải lập biên bản khám xét và giữ tang vật nếu có.

Điều 13. Cơ quan đang tiến hành cuộc điều tra nếu thấy cần giữ lại những thư từ, điện tín, bưu phẩm của những người phạm pháp, thì có thể yêu cầu cơ quan bưu điện giao lại để xét.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 14. Đối với những người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, tuyệt đối nghiêm cấm tra tấn hoặc dùng bất cứ nhục hình nào.

Điều 15. Trong khi tiến hành việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khám người, khám đồ vật, khám nhà và thư tín, mà người phạm pháp kháng cự lại hoặc có hành động để trốn tránh pháp luật thì có thể dùng phương pháp cưỡng chế thích đáng để bắt kẻ phạm pháp tuân theo pháp luật.

Điều 16. Những người bắt, giam, khám người, khám đồ vật, nhà ở, thư tín trái với đạo luật này thì tuỳ trường hợp có thể bị thi hành kỷ luật hành chính hoặc xử phạt từ mười lăm ngày đến ba năm tù.

Nếu phạm tội tra tấn, dùng nhục hình thì sẽ bị xử phạt thêm theo hình luật chung.

Điều 17. Việc tạm giữ người phạm tội vi cảnh và quyền hạn của cán bộ, nhân viên các ngành thuế, ngành hải quan, lâm chính trong việc khám người, đồ vật, nhà ở không thuộc phạm vi của đạo luật này.

Điều 18. Tất cả luật lệ nào trái với luật này đều bãi bỏ.

Điều 19. Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành luật này.

 

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 103-SL/L.005

Loại văn bảnLuật
Số hiệu103-SL/L.005
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/05/1957
Ngày hiệu lực04/06/1957
Ngày công báo17/07/1957
Số công báoSố 29
Lĩnh vựcQuyền dân sự
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 103-SL/L.005

Lược đồ Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 1957 103-SL/L.005


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 1957 103-SL/L.005
                Loại văn bảnLuật
                Số hiệu103-SL/L.005
                Cơ quan ban hànhQuốc hội
                Người kýHồ Chí Minh
                Ngày ban hành20/05/1957
                Ngày hiệu lực04/06/1957
                Ngày công báo17/07/1957
                Số công báoSố 29
                Lĩnh vựcQuyền dân sự
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 1957 103-SL/L.005

                    Lịch sử hiệu lực Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 1957 103-SL/L.005

                    • 20/05/1957

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 17/07/1957

                      Văn bản được đăng công báo

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 04/06/1957

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực