Nghị định 150/2007/NĐ-CP

Nghị định 150/2007/NĐ-CP về việc huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai

Nghị định 150/2007/NĐ-CP huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai đã được thay thế bởi Nghị định 14/2016/NĐ-CP ngành nghề quân đội phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ và được áp dụng kể từ ngày 01/05/2016.

Nội dung toàn văn Nghị định 150/2007/NĐ-CP huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai


CHÍNH PHỦ

*******

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Số: 150/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

 

VỀ HUẤN LUYỆN QUÂN NHÂN DỰ BỊ HẠNG HAI

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1990, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 22 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

 

 NGHỊ ĐỊNH

 

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về đối tượng, yêu cầu huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai; tổ chức huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai chuyển thành quân nhân dự bị hạng một; trách nhiệm trong tổ chức huấn luyện, chế độ chính sách và kinh phí bảo đảm cho việc huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai.

2. Việc tổ chức huấn luyện nâng cao chất lượng quân nhân dự bị hạng hai đã sắp xếp trong các đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định  của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng gọi tham gia huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai

1. Hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ dưới sáu tháng.

2. Công dân nam chưa phục vụ tại ngũ từ 26 tuổi trở lên được chuyển sang ngạch dự bị.

3. Công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 4 của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Điều 3. Yêu cầu huấn luyện

Huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai phải đúng đối tượng, đủ số lượng và thời gian, đúng nội dung, chương trình quy định cho từng đối tượng, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội.

Chương 2:

TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN QUÂN NHÂN DỰ BỊ HẠNG HAI CHUYỂN THÀNH QUÂN NHÂN DỰ BỊ HẠNG MỘT

Điều 4. Giao chỉ tiêu huấn luyện

1. Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ, ngành) tuyển chọn quân nhân dự bị hạng hai giao cho các đơn vị quân đội huấn luyện chuyển thành quân nhân dự bị hạng một.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉ tiêu tuyển chọn và gọi quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện; người đứng đầu các Bộ, ngành giao chỉ tiêu tuyển chọn quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện cho các đơn vị trực thuộc.

3. Căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người đứng đầu đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành có quân nhân dự bị hạng hai đăng ký nghĩa vụ quân sự trên địa bàn huyện, chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện gọi từng quân nhân dự bị hạng hai tập trung để bàn giao cho các đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ huấn luyện.

Điều 5. Tiêu chuẩn tuyển chọn nam quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện để chuyển thành quân nhân dự bị hạng một

1. quân nhân dự bị hạng hai đến hết 35 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị, sức khoẻ như tiêu chuẩn chính trị, sức khoẻ trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm do Bộ Quốc phòng hướng dẫn.

3. Tiêu chuẩn trình độ văn hoá: từ lớp 8 trở lên, những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa được tuyển chọn một số quân nhân dự bị hạng hai có trình độ văn hoá cấp tiểu học.

Điều 6. Nội dung huấn luyện

Nội dung huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai chuyển thành quân nhân dự bị hạng một bao gồm giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự, hậu cần, kỹ thuật. Nội dung và chương trình huấn luyện cụ thể do Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 7. Quản lý quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện

Trong thời gian tập trung huấn luyện, quân nhân dự bị hạng hai chịu sự quản lý của các đơn vị Quân đội được giao nhiệm vụ huấn luyện và thực hiện các quy định tại Điều lệnh quản lý bộ đội của Quân đội nhân dân Việt .

Điều 8. Thời gian huấn luyện

1. Thời gian huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai để chuyển thành quân nhân dự bị hạng một là sáu tháng. Số lần huấn luyện, thời gian huấn luyện mỗi lần do Bộ Quốc phòng quy định, nhưng một năm không quá hai lần tập trung huấn luyện.

2. quân nhân dự bị hạng hai có thời gian huấn luyện tập trung đủ sáu tháng thì được chuyển thành quân nhân dự bị hạng một. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện làm thủ tục đăng ký chuyển hạng và cấp giấy chứng nhận quân nhân dự bị hạng một theo quy định tại Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN QUÂN NHÂN DỰ BỊ  HẠNG HAI

Điều 9. Bộ Quốc phòng

1. Hàng năm, Bộ Quốc phòng xây dựng chỉ tiêu huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tuyển chọn và gọi quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện trong phạm vi cả nước.

Điều 10. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức tuyển chọn quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện chuyển thành quân nhân dự bị hạng một theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Các Bộ, ngành được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu huấn luyện đơn vị chuyên môn dự bị có quân nhân dự bị hạng hai chủ trì, phối hợp với các đơn vị thường trực của quân đội được Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu tiếp nhận đơn vị chuyên môn dự bị của Bộ, ngành để tổ chức huấn luyện.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO HUẤN LUYỆN QUÂN NHÂN DỰ BỊ HẠNG HAI

Điều 11. Chế độ chính sách

Trong thời gian tập trung huấn luyện, quân nhân dự bị hạng hai được hưởng các chế độ chính sách quy định tại Nghị định số 39/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên và Nghị định số 17/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 07 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.

Điều 12. Kinh phí bảo đảm

1. Ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng bảo đảm chi cho các nội dung:

a) Chi phụ cấp cho quân nhân dự bị hạng hai thuộc diện không hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

b) Chi ăn, ở, quân trang, đồ dùng sinh hoạt cho quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện;

c) Chi công tác tổ chức huấn luyện;

d) Chi cho các nội dung khác liên quan đến huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai.

2. Ngân sách nhà nước cấp cho các Bộ, ngành chi cho các nội dung:

a) Chi tổ chức tuyển chọn quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện;

b) Chi huấn luyện đơn vị chuyên môn dự bị thuộc chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành.

3. Ngân sách địa phương bảo đảm chi cho các nội dung:

a) Chi tổ chức tuyển chọn và gọi quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện;

b) Chi trợ cấp gia đình quân nhân dự bị hạng hai trong thời gian tập trung huấn luyện;

c) Chi công tác huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai thuộc chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương huấn luyện bằng nguồn ngân sách địa phương gồm: chi công tác tổ chức huấn luyện; chi phụ cấp cho quân nhân dự bị thuộc diện không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; chi ăn, ở, đồ dùng sinh hoạt cho quân nhân dự bị; chi các nội dung khác liên quan đến huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong tuyển chọn và gọi quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện và trong quá trình huấn luyện thì được khen thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Điều 14. Xử lý vi phạm

Người nào có hành vi trốn tránh, cản trở, chống lại việc tuyển chọn và gọi quân nhân dự bị hạng hai tập trung huấn luyện; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định hoặc bao che cho người vi phạm quy định của Nghị định này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh,  thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt ;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, NC (5b). A.

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 150/2007/NĐ-CP

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu150/2007/NĐ-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/10/2007
Ngày hiệu lực03/11/2007
Ngày công báo19/10/2007
Số công báoTừ số 731 đến số 732
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/05/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 150/2007/NĐ-CP

Lược đồ Nghị định 150/2007/NĐ-CP huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị định 150/2007/NĐ-CP huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai
                Loại văn bảnNghị định
                Số hiệu150/2007/NĐ-CP
                Cơ quan ban hànhChính phủ
                Người kýNguyễn Tấn Dũng
                Ngày ban hành09/10/2007
                Ngày hiệu lực03/11/2007
                Ngày công báo19/10/2007
                Số công báoTừ số 731 đến số 732
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/05/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Nghị định 150/2007/NĐ-CP huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai

                Lịch sử hiệu lực Nghị định 150/2007/NĐ-CP huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai